Liên Mạng VietNam || GiaiTri.com | GiaiTriLove.com | GiaiTriChat.com | LoiNhac.com Đăng Nhập | Gia Nhập
Tìm kiếm: Tựa truyện Tác giả Cả hai

   Tìm theo mẫu tự: # A B C D E F G H I J K L M N O P Q R S T U V W X Y Z Danh sách tác giả    Truyện đã lưu lại (0
Home >> Truyện Ngắn >> Bầu kẻ cắp

  Cùng một tác giả
Không có truyện nào


  Tìm truyện theo thể loại

  Tìm kiếm

Xin điền tựa đề hoặc tác giả cần tìm vào ô này

  Liệt kê truyện theo chủ đề

  Liệt kê truyện theo tác giả
Số lần xem: 473 |  Bình chọn:   |    Lưu lại   ||     Khổ chữ: [ 1, 2, 3

Bầu kẻ cắp
Li Rui

- Bầu rồi!
Trưởng đội sản xuất nện cục đá xuống trục xay như nện búa, rồi nhấc bổng chân giậm xuống cối xay trong dáng vẻ đường bệ nhất.
Trời ngột ngạt, nóng đủ quẫn cả trí. Khuôn mặt dân làng dưới tán cây đàn hương già trở nên đờ đẫn hết người này tới kẻ khác. Họ đứng dính chặt tại chỗ, im lặng như cây cột. Viên đội trưởng nổi sùng:
- Tổ cha tụi mày! Tụi mày nghĩ tới bây giờ tao còn ăn hiếp tụi mày hả? Tao cho tụi mày tự quyết định mà tụi mày vẫn không làm gì, vậy thì sao đây? Tụi mày muốn tao làm dân chủ cho tụi mày luôn hả? Trời đất quỉ thần thiên lôi ở thành phố cũng không làm lớn chuyện như vậy. Bầu đi! Nếu tụi mày không bầu thằng ăn cắp lúa ngay ngày hôm nay thì sẽ không có đập lúa, nghĩa là khỏi gặt lúa mì năm nay. Sang năm tụi mày ăn bánh bột bắp thô! Nào, lẹ lên, mỗi đứa lựa thằng mình muốn, nhưng cấm nói chuyện!
Vẫn không ai nói hay tỏ ý gì. Đúng là không dễ chút nào.
Hôm qua đội trưởng có nhiệm vụ gác đêm. Sáng nay, điều đầu tiên hắn phát hiện sau khi thức dậy là mất một bao lúa trong số thu hoạch lúa mì. Hắn gọi kế toán của đội và người chịu trách nhiệm nhà kho: nè, mất một bao đó nghe. Gã đội trưởng bắt đầu đào ông bới cha thiên hạ. Hắn thề sẽ tóm cổ thủ phạm và đưa ra công lý. Họ điều tra lên điều tra xuống, nhưng chỉ có một manh mối - mất một bao lúa mì. Mọi người châu đầu vào bàn bạc. Trước tiên, kẻ cắp không thể là phụ nữ, vì không mụ nào có thể vác hơn 50 ký lô. Thứ hai, không thể là một trong sáu đứa học trò Bắc Kinh ẻo lả, vì tụi nó đều sống chung trong nhà tập thể mới xây. Chúng không có chỗ giấu. Thứ ba, không thể là đội trưởng, vì ông ta gác suốt đêm. Phải có một thằng ăn cắp. Nhưng thằng ăn cắp tự một mình nó biết; nó không có can đảm thú tội, đồ khốn khiếp. Chẳng thể làm gì với cái thứ không những ti tiện mà còn vụng trộm. Nhưng người ta càng triết lý, gã đội trưởng càng đào ông bới cha họ. Hắn xem đó như một sỉ nhục nghiêm trọng. Tên ăn cắp lúa cố tình lựa tối hôm đó, không phải vì lúa mì, mà vì hắn, đội trưởng đội sản xuất. Hắn giận tới mức mờ mắt. Hắn thấy chữ kẻ cắp viết trên trán từng dân làng. Trong cơn tam bành lục tặc, hắn triệu tập hết mọi người. Hắn vận động quần chúng bình bầu và giải quyết sự vụ. Phụ nữ không có quyền bầu, vì thế họ ôm chặt con cái trong cánh tay, xúm xít vào một góc để xem chuyện hào hứng. Tụi học trò cũng không bầu. Sau khi chuẩn bị giấy bút, chúng nó chỉ việc đợi người ta nghĩ ngợi xong xuôi rồi bước ra nghiêng người nói khẽ cái tên vào tai chúng. Rồi chúng nó sẽ làm lá phiếu - chỉ cần viết tên của người bị bầu.
Nhưng trời nóng quá, nóng quẫn cả trí, nóng tới nỗi bọn đàn ông đợi dưới bóng râm không thể tập trung nổi. Biết mình không thể chửi bới để họ hành động, gã đội trưởng lơi bộ mặt căng thẳng của mình:
- Đừng sợ, đây là bầu bán dân chủ, mình có thể lựa bất cứ người nào mình muốn. Bầu bất cứ kẻ nào giống thằng ăn cắp lúa mì.
Rồi hắn vỗ ngực:
- Lựa tao nè! Kẻ được bầu chưa hẳn phải là đứa ăn cắp. Mình đang tìm manh mối thôi. Nào, bỏ phiếu, mày bắt đầu.
Đội trưởng trỏ ngón tay vào người đàn ông ở gần bánh cối xay nhất. Hắn cứ chỉ tới khi ông ta phải phản ứng. Thế là có kẽ hở thứ nhất trong đám đàn ông dính chặt với nhau, rồi thứ hai, rồi thứ ba. Con chim ác là đậu xuống cây đàn hương bắt đầu hót líu lo, như thể nó cũng muốn bay xuống bỏ phiếu.
Các cử tri rất trịnh trọng. Từng người một lên nói thầm vào tai lũ học trò, rồi trở về chỗ cũ, mặt mũi vẫn rất nghiêm trọng. Cuộc bầu cử tiến hành rất suôn sẻ. Mười bốn phiếu bầu; không ai bỏ quyền bầu phiếu của mình. Bọn học trò cười toe toét giao phiếu bầu cho đội trưởng. Hắn bỗng dưng nhăn mặt.
- Được rồi, đồ chó đẻ. Tụi mày nghĩ tao tệ vậy hả? Tao làm việc không công cho tụi mày hàng bao năm nay hả? Tụi mày bầu tao hết. Nếu thiệt tình cần lúa mì thì tao ăn cắp ở sân đập hả? Đồ chó đẻ, tao ở với tụi mày hàng bao năm nay mà không thiệt hiểu tụi mày. Tao… Tao tổ cha tụi mày! Tuốt tuột! Tao bỏ. Đứa nào muốn cái chức khốn nạn này thì lấy đi. Tới cuối năm, thằng nào nghĩ nó có khả năng thì tới hợp tác xã xin vay khẩn cấp và lúa cứu trợ. Tụi mày nghĩ tụi mày có thể địt ra hả? Để tao coi tụi mày có lấy được xu nào không? Đồ chó đẻ, tao muốn thấy bụng tụi mày đầy gió bấc coi sao!
Phủi tay khỏi vấn đề, gã đội trưởng rút khỏi cuộc đầu phiếu và huỳnh huỵch bước đi.
Cử tri đoàn sững sờ vẫn cứ tụ lại với nhau.
- Tiên sư nó, ai mà nghĩ mình nhất trí như vậy, kỳ thiệt!
Một kẻ nào đó chịu không nổi căng thẳng cười khẩy. Bỗng nhiên mặt đất dưới cây đàn hương già rung lên vì tiếng cười. Bọn đàn ông đàn bà cười tới khi chảy nước mắt, tới khi quặn bao tử không đứng thẳng nổi. Bạn có thể nghĩ cánh đồng lúa mì bị trúng cơn lốc.
Sau khi cười đã đời, vài kẻ bắt đầu lo lắng:
- Nếu quả thật hắn bỏ thì từ giờ sẽ không có ai gọi mình đi làm và giao việc cho mình. Nếu mình làm tầm bậy, vụ thu hoạch lúa mì sẽ bị trì trệ.
- Con người không thể đi mà không có lãnh tụ, con chim không thể bay mà không có con đầu đàn. Một cái làng không có ông thủ làng, không có người điều khiển có được không?
Bọn học trò nông nổi nói:
- Nếu ông ấy bỏ đi thật, mình chọn người khác chỉ huy!
- Chọn ai? Mày hả? Cuối năm mày có mượn nợ và đem lúa cứu trợ cho tụi tao được không?
Dân làng dưới cây đàn hương già tỉnh lại sau lần đùa giỡn vừa rồi. Làm sao có thể giỡn với lúa mì trước mặt, với trợ cấp cuối năm, với thức ăn, áo quần và mạng sống của chính họ? Vừa mới rồi họ đã vui một cách vô trách nhiệm. Bộ mặt tươi cười của họ lại đờ đẫn, giờ đây thêm vài nếp lo âu. Từ trong góc, các bà liến thoắng than phiền:
- Mấy ông làm hư chuyện hết. Mấy ông làm ổng nổi khùng, bây giờ mấy ông tính sao?
- Ai gây ra cớ sự phải lo giải quyết. Vậy sao mấy ông không làm đội trưởng?
- Có một bao lúa mì – nếu mất hay ăn hết rồi thì thôi – có đáng để xúc phạm ổng không?
Trời ngột ngạt, nóng đủ quẫn cả trí. Biết mình gây ra tai họa, bọn đàn ông ngượng ngùng nhe hàm răng trắng nhởn ra cười, nhưng vẫn không giấu được nỗi lo sợ ngày một tăng. Không ai nghĩ ra cách dàn xếp chuyện này hôm nay. Đội trưởng không còn đó, bỗng dưng dưới gốc cây đàn hương già có một chỗ không thể lấp đầy. Dưới ánh mặt trời nghiệt ngã, nỗi lo sợ của dân làng bắt đầu trở thành uất ức.
- Đồ ăn cắp, đồ khốn nạn, nếu muốn ăn cắp cũng được, nhưng có cần phải đợi tới tối đội trưởng trực gác không chứ?
- Thằng chó đẻ cố tình làm hại chúng mình - bắt được thì đừng có nương tay!
- Ước gì lúa mì thúi ruột nó ra, tiêu thành từng khúc.
- Bắt thằng khốn nạn hai đời rùa đẻ giã nó thành cám đi!
- Xét lúa! Đi từng nhà coi có thấy lúa mì đó không!
Nhưng dù họ khích động, dù đầy lòng căm phẫn chính đáng, gã đội trưởng đã bỏ bầy đàn không trở lại. Không có hắn, họ chỉ có thể lo lắng dưới bóng cây đàn hương.
Một kẻ nào đó đề nghị:
- Hãy chọn một người tới nhà ổng.
Nhưng ai sẽ đi?
Lòng căm phẫn của họ đã nguội xuống, quần chúng lại sợ khiếp vía - mỗi người đều có phần trách nhiệm gây ra mối tai ương này, vì thế bây giờ ai xứng đáng mang gánh nặng này một mình? Và đứa đó coi chừng? Nó nên chuẩn bị mười tám đời tổ tiên nhà nó là ít nhất.
- Chuyện này liên can tới tất cả chúng mình, vậy mọi người cùng đi.
Quần chúng bắt đầu nhúc nhích. Tới lúc này có kẻ quyết định:
- Đàn bà phía trước – mấy bả khéo nói – chuyện tào lao và cách làm lành của mấy bả sẽ không làm ai mất mặt.
- Đúng, đàn bà đi trước.
Những khuôn mặt đen bóng của dân làng lại tương phản với cái mỉm cười nhe răng trắng nhởn của họ. Cuối cùng đám đông lổn nhổn khởi hành. Sau đám bụi phủi mông, cả làng, đàn bà đi trước và đàn ông hộ tống, tản ra dưới cây đàn hương vào ánh mặt trời nóng như thiêu đốt. Trong chớp mắt, chẳng còn gì ngoài một mảng bóng râm trống trơn và mấy đứa học trò ngơ ngác.
Một con gà trống trơ tráo tự tin nhảy lên cối xay mổ mấy hạt gạo cũ và bột mì dưới kẽ. Rồi dựng cái mồng hào nhoáng và ngẩng cao đầu, nó bắt đầu gáy, như thể một mình một cõi. Qua cử chỉ và tác phong, mỗi ly mỗi tấc của nó đúng là lãnh tụ.

 



Dành cho quảng cáo

©2007-2008 Bản quyền thuộc về Liên Mạng Việt Nam - http://lmvn.com ®
Ghi rõ nguồn "lmvn.com" khi bạn phát hành lại thông tin từ website này - Useronline: 746

Return to top