Lương Vũ Sinh nhà bác học đa tài , không những tinh thông văn sử mà thơ , từ , câu , đối đều hay . Thơ và từ của ông thuộc loại giai phẩm mà đối liễn thì ông là chuyên gia , người viết ( tức tác giả ) từng xem chuyên tập đối liễn của ông và thấy ông cùng tinh diệu .
Nói rằng tiểu thuyết của Lương Vũ Sinh là sách tài tử không hề quá đáng . Chỉ cần xem hồi mục , bài thơ ( hoặc từ ) mở đầu , bài từ hoặc thơ kết vị trong sách của ông thì đã thấy được những điều ấy . Ở phương diện này Kim Dung đành chịu thua ( cam bái hạ phong ) . Vô luận là thơ , là từ , là đối liễn trong sáng tác và trong rèn luyện Kim Dung đều không thể sánh nổi Lương Vũ Sinh . Các tác giả võ hiệp đương đại khác càng không sánh nổi .
Tiểu thuyết Lương Vũ Sinh đã giữ được hình thức của một thuyết thư truyền thống , tức là lấy cặp câu đối làm đề mục từng hồi , mở đầu và kết vĩ mõi hồi đều có thơ hoặc từ , một mặt là vì tôn trọng truyền thống vì thế mà khiến các độc giả lớn tuổi ở nước ngoài cảm thấy thân thiết , mặt khác e rằng do ông tinh thông khoa này , không nhịn được nên phải phát huy sở trường .
Thơ , từ , đối liễn trong tiểu thuyết của Lương Vũ Sinh có giá trị thẩm mỹ độc lập , đã trở thành một đặc điểm lớn trong tiểu thuyết của ông , người tri âm không thể không thưởng thức .
Trước hết hãy xem các câu đối liễn làm hồi mục ; hay nhất là trong Thất kiếm hạ thiên sơn . Chẳng hạn :
Mục Dã phi sương , bích huyết kim qua thiên cổ hận ;
Băng Hà tẩy kiếm , thanh loan khiết mã nhất sinh sầu .
( Hồi thứ 25 )
Tâm nguyện nan thường , nhất chỉ đoạn trường sâu tuyệt tái ;
Tình hoài y cựu , thập niên u mộng cẩm mê cung .
( Hồi thứ 28 )
Lại chẳng hạn như hồi mục trong sách Bình tung hiêp ảnh :
Danh sĩ hí nhân gian , diệc cuồng diệc hiệp ;
Kỳ hành mai lưu tục , năng khốc năng ca .
( Hồi thứ 5 )
Cổn cổn đại giang lưu , anh hùng huyết lệ ;
Du du trường dạ mộng nhi nữ tình hoài .
[rịght]( Hồi thứ 9 )[/right]
Đối liễn làm hồi mục trong tiểu thuyết của Lương Vũ Sinh vừa đối vừa chỉnh , rất phù hợp với tình tiết kết cấu câu chuyện trong từng hồi đem đến cho người đọc hứng thú thẩm mỹ , vừa cố sức vang vọng sâu xa , theo người đọc suốt từng hồi .
Bây giờ xem các bài từ .
Mở đầu Bạch Phát ma nữ truyện là bài từ theo điệu
Tấm viên xuân :
Nhất kiếm Tây lai ,
Thiên nham cũng liệt ,
Ma ảnh tung hoành ,
Vấn minh kinh phí đài ,
Bồ đề phi thụ ,
Cảnh do tâm khởi ,
Khả đắc phân minh ?
Thị ma phi ma,
Thị quỷ phi quỷ ,
Yếu đãi giang hồ hậu thế bin .
Thả thu thập ,
Thoại anh hùng nhi nữ ,
Tiêu tự nhân tình ,
Phong tuyết ý khí tranh vanh ,
Khinh phất bàn sương Vũ mị sinh .
Thán giai nhân tuyệt đại ,
Bạch đầu vị lão ,
Bách niên nhất nặc ,
Bất phụ tâm minh .
Đoản sử tài hoa ,
Trường thi tá hữu ,
Thi kiếm niên niên tổng ức khanh .
Thiên sơn hạ ,
Khán long xà bút tẩu ,
Mặt bát nam minh .
( Tạm dịch theo nguyên điệu )
Một kiếm tây sang ,
Ngàn non đổ sập ,
Bóng ma tung hoành ;
Hỏi đâu đài gương ,
Bồ đề đâu tá ,
Cảnh từ tâm khởi ,
Sao giải cho rành ?
Là ma , chẳng phải ma ,
Chẳng ma lại là ma ,
Đành đợi giang hồ hậu thế binh .
Tạm góp chuyện
Kể anh hùng nhi nữ ,
Trước hãy kể ân tình .
Gió tuyết ngút trời chênh vênh ,
Phơ phất như sương vẻ đẹp sinh ,
Than giai nhân tuyệt sắc ,
Chưa già đầu đã bạc ,
Trăm năm lời hẹn ước ,
Chẳng phụ mối chung tình .
Cuốc ngắn dài vơi rượu ,
Thơ kiếm bao năm vẫn nhớ nàng .
Thiên sơn đỉnh
Ngắm long xà vung bút .
Mực tưới khắp trời nam .
Làm một bài từ có thể không khó khăn lắm , cái khó là một bài từ mở đầu câu khái quát nội dung toàn sách , hình tượng nhân vật chính và vận mệnh của nó , từ đó mà thành đề cương cho toàn tác phẩm . Cái khó hơn nữa , là bài từ phải hay , làm rung động người đọc , mà đọc riêng bài từ vẫn có ý vị , quấn quýt trong tâm hồn người đọc chẳng hề quên . Bài từ trên , nếu như đọc xong toàn sách rồi đọc lại từ có thể thấy hay :
Cuốc ngắn trồng hoa
Thơ dài vơi rượu
Thơ kiếm bao năm vẫn nhớ nàng ...
Những lời ngậm ngùi ấy hẳn làm ta rưng lệ .
Lại thử xem bài từ kết thúc . Chẳng hạn như bài từ theo điệu Cán Khê sa kết thúc tiểu thuyết Thất Kiếm hạ thiên sơn :
Dĩ quán giang hồ lãng du,
Thả tương ân oán thuyết tùng đầu.
Như triều ái hận tổng nan hưu .
Hãn hải vân yên mê vọng nhãn ,
Thiên Sơn kiếm khí đãng hàn thu ,
Nga My tuyệt tái hữu nhân sầu .
( Tạm dịch theo nguyên điệu :
Đã khắp giang hồ gót lãng du ,
Hãy đem ân oán kể từ đầu.
Ngọn triều thương giận vẫn tuôn trào
Hãn hải khói mây che tầm mắt ,
Thiên Sơn ánh kiếm quét tàn thu ,
Nga My quan ải có ai sầu . )
Bài từ mở đầu bài thường dài, bài từ kết thúc thường ngắn, đó là quy luật . Bài trường ca mở đầu , đoản điệu ngắn kết thúc , đều có dư vị vô cùng; khiến người ta trong lúc đọc cứ ngoảnh đầu nhìn lại . Lần giở từng trang , gửi gắm tấm lòng .
Ngoài đối liên làm hồi mục , những bài từ mở và kết từng hồi , trong tiểu thuyết Lương Vũ Sinh còn rất nhiều thơ , từ , khúc , ca ( dân ca ) liên quan đến nhân vật . Nếu nhân vật là nhà thơ hoặc từ gia nổi tiếng ( như Lý Bạch , Nạp Lan Tính Đức ( Dung Nhược ) thì thơ hay từ đều là của chính họ , nếu nhân vật hư cấu thì đương là Lương Vũ Sinh phải sáng tác thơ , từ cho chính nhân vật của mình .
Chẳng hạn như tỏng tiểu thuyết Tán hoa nữ hiệp , Thiết Kính Tâm yêu Vu Thừa Châu , tình không sao bày tỏ được , bèn làm một bài từ theo điệu Cán Khê sa :
Vọng lý thanh sơn tiếp thuý vi ,
Vô tình phong tự tống triều quy ,
Tiền Đường giang thuỷ trướng tà huy .
Ngã tự giang triều lai hựu khứ ,
Quân như âu lộ trục ba phi ,
Nhân sinh tri kỷ tổng tương vi .
( Tạm dịch theo nguyên điệu :
Ngắm mãi thanh sơn tiếp thuý vi ,
Vô tình ngọn gió cuốn triều đi ,
Tiền Đường sóng gợn luyến tà huy .
Ta tự sóng triều dào dạt vỗ ,
Người như cánh nhạn dập dìu phi ,
Đời người tri kỷ phụ nhau chi . )
Bài từ này quả là hay , tri kỷ thường phải xa cách . Bài từ làm tặng Vu Thừa Châu nhưng Vu Thừa Châu lại không đọc được mà Mộ Yến lại đọc được , Mộ Yến vốn phải lòng Thiết Kính Tâm , được bài từ này , cho là để tặng mình , vô cùng vui mừng , tự thấy mình cũng phải làm bài từ theo điệu Cán Khê sa để tặng chàng .
Tửu lệnh thi tàn mộng vị tàn ,
Thương tâm minh nguyệt ỷ lan can ,
Tư quân du du cẩm khâm hàn .
Chỉ xích thiên thai bằng mộng tiếp ,
Ức lai duy bả cựu thi khan ,
Kỷ thời huề thủ nhập Trường An .
( Tạm dịch theo nguyên điệu :
Chuốc rượu thơ tàn mộng chẳng tàn ,
Đau lòng trăng tỏ tựa lan can ,
Nhớ chàng mòn mỏi lạnh gối chăn .
Gang tấc - chân trời mơ gặp gỡ ,
Nhớ nhung đành mở đọc thơ chàng ,
Bao giờ sánh bước đến Trường An . )
Ngoài làm thơ , điền từ , trong tiểu thuyết Lương Vũ Sinh còn có nhiều hoàn cảnh khiến nhân vật phải cất lời ca , thường đó là những bài dân ca rất phù hợp với cảnh ngộ và tâm tình nhân vật .
Đây là đặc điểm quan trọng trong tiểu thuyết của Lương Vũ Sinh nhưng nhiều người đọc không cảm nhận nổi bèn bỏ qua , chỉ xem tình tiết câu truyện phát triển như thế nào , thực làm phụ lòng tác giả , nhưng cũng chẳng trách họ được . Phần lớn người ta thích chuyện là chứ mấy ai đến với tiểu thuyết võ hiệp tìm thi từ .
Những câu chuyện cũng có nhiều cách kể . Cũng là câu chuyện ấy để cho những người khác nhau , dùng những thứ ngôn ngữ khác nhau để kể , tình tiết tuy không khác nhau lắm nhưng ý vị thì rất khác nhau .
Nói rằng tiểu thuyết của Lương Vũ Sinh là sách tài tử không chỉ vì thơ , từ , đối liễn hay mà quan trongk hơn là , vì tiểu thuyết của ông có chủ đề cao thượng , hình thức ưu mỹ .
Dù là tự sự bình thường thì vẫn rất chú ý từ , đặt câu , cố gắng tạo nên ý cảnh ưu nhã .
Các tác phẩm của Lương Vũ Sinh là Kiếm hiệp dã sử, trong www.bwsk.net có đăng 34 bộ bằng tiếng Hoa, được sắp xếp theo thứ tự lịch sử các triều đại TQ như sau:
Ðường triều: Nữ đế kỳ anh truyện, Ðại đường du hiệp ký, Long phụng bảo thoa duyên, Tuệ kiếm tâm ma.
Tống triều: Vũ lâm thiên kiêu, Cuồng hiệp-thiên kiêu-ma nữ, Phi phụng tiềm long, Minh đích phong vân lục, Phong vân lôi vũ.
Minh triều: Hoàn kiếm kỳ tình lục, Bình tung hiệp ảnh lục, Tán hoa nữ hiệp, Liên kiếm phong vân lục, Hãn hải hùng phong, Quảng lăng kiếm.
Thanh triều: Tái ngoại kỳ hiệp truyện, Bạch phát ma nữ truyện, Thất kiếm hạ thiên sơn, Giang hồ tam nữ hiệp, Băng phách hàn quang kiếm, Băng xuyên thiên nữ truyện, Vân hải ngọc cung duyên,
Băng hà tẩy kiếm lục, Phong lôi chấn cửu châu, Hiệp cốt đan tâm, Du kiếm giang hồ, Mục dã lưu tinh, Ðàn chỉ kinh lôi, Tuyệt tái truyền phong lục, Kiếm võng thần ti, Huyễn kiếm linh kỳ, Vũ đương nhất kiếm, Long hổ đấu kinh hoa, Thảo mãng long xà truyện