Liên Mạng VietNam || GiaiTri.com | GiaiTriLove.com | GiaiTriChat.com | LoiNhac.com Đăng Nhập | Gia Nhập
Tìm kiếm: Tựa truyện Tác giả Cả hai

   Tìm theo mẫu tự: # A B C D E F G H I J K L M N O P Q R S T U V W X Y Z Danh sách tác giả    Truyện đã lưu lại (0
Home >> Tình Cảm, Xã Hội >> Dấu Ấn Vô Tình

  Cùng một tác giả


  Tìm truyện theo thể loại

  Tìm kiếm

Xin điền tựa đề hoặc tác giả cần tìm vào ô này

  Liệt kê truyện theo chủ đề

  Liệt kê truyện theo tác giả
Số lần xem: 31934 |  Bình chọn:   |    Lưu lại   ||     Khổ chữ: [ 1, 2, 3

Dấu Ấn Vô Tình
Đỗ Đỗ

Chương 1

Cô dâu thật đẹp trong,bộ áo cưới trắng muốt bước lên xe hoa, cùng đoàn người đi đưa nối gót theo sau. Nào tiếng cười, tiếng chúc tụng rộn rã cá một khoảng không gian ...
Cái ngày ấy giờ đã đi qua gần mười năm.
Thời gỉan trôi thật nhanh ...
Nga luống cuống đặt ly nước lên bàn rồi quay nhanh vào quầy.
– Cô chủ quán !
Nga dừng lại khi nghe tiếng gọi của người khách mới vào.
– Anh uống gì ?
Người đàn ông không trả lời mà đưa mắt nhìn lướt qua người nàng, ánh mắt của gã khiến cho Nga thấy gai cả người. Nàng cắn môi rồi cố lấy giọng bình thản hỏi lại :
– Anh uống gì ?
– Cô là chủ quán à ?
– Dạ phải.
– Không có ai phụ sao ?
– Dạ không. Quán nhỏ nên không mướn người lạm phụ. Anh uống gì ?
– Một sô đa hột gà.
Nga quay lưng bước vào trong rồi loay hoay pha chế. Đến khi Nga bưng ly nước đặt lên bàn thì bơã bật cười lên tiếng :
– Mới ra bán à ?
Nga lúng túng chưa hiểu ý gã muốn gì, thì gã đã khuấy nhẹ ly nước rồi nói :
– Lần sau, nếu có ai kêu so đa thì nhớ đừng pha sẵn thế này.
Nga đỏ mặt vì biết là mình đã làm sai cách.
Gã nói :
– Cô đập riêng một cái ly đá, lòng đỏ hột gà cũng để riêng một ly, để cho khách họ tự đánh lấy và chế sô đa cho vừa ý họ.
– Dạ.
Ngồi nói chuyện một chút được không ?
Nga quay nhìn vào quầy thoáng chút e ngại, rồi ghé ngồi xuống chiếc ghế đối diện.
– Cô tên gì ?
– Tôi tên Nga.
– Tôi là Hiệp. Cô chưa bán quán bao giờ à ?
Nga gật đầu :
– Lần đầu tiên tôi ra buôn bán.
– Thảo nào trông cô lớ ngớ quá. Thời buổi này mà còn có người như cô.
Nga đỏ mặt trước câu nói không rõ chê hay khen của gã.
– Cô là người địa phương à ?
– Dạ phải.
– Còn tôi thì ở thành phố về. Tôi về đây nghỉ ngơi với mấy người bạn. Bọn họ cứ đòi về đây vì họ nghe nói ở cái tỉnh sát biên giới này, con gái rất đẹp ?
– Quả thật là thế ! Vừa đẹp lại vừa hiền lành, cô là một minh chứng.
Nga đỏ mặt, cúi đầu trước đôi mắt như hút hồn người của gã. Đôi mắt của gã thật đẹp, thật quyến rũ và cũng thật sinh động. Nó còn như biết vuốt ve, biết nói thay cho chủ nhân của nó !
Gã nhìn như muốn nuốt lấy Nga, khiến cho Nga thấy da mặt mình nóng bừng lên. Cô chỉ muốn đứng bật dậy chạy vào trong.
– Ra quán mà nhút nhát như cô thì cạnh tranh sao được.
– Tôi chỉ mong bán đủ sống qua ngày thôi.
Gã bật cười :
– Kinh doanh mà không muốn làm giàu, lạ vậy ? Lúc trước cô làm gì ?
– Tôi dạy học.
– À, là cô giáo ! Sao lại bỏ nghề ?
– Vì nhiều lý do nên phải nghỉ dạy.
– Mặt bằng này, cô mướn hay là nhà của cô ?
– Tôi mướn.
– Nếu như tôi có mặt bằng cho cô mướn, cô nghĩ sao và tiền thuê lại rất rẻ ?
Nga chớp mắt nhìn gã. Dường như gã không nói đùa, tuy nhiên ánh mắt của gã một lần nữa lại khiến cho Nga đỏ mặt quay đi.
– Tại sao anh lại đề nghị với tôi điều đó ?
Gã bật người ra sau ghế, cười rất thú vị :
– Cơ hội đến với cô mà cô không chịu nắm bắt còn hỏi ngược lại. Nếu như người khác, ắt hẳn họ sẽ không có thái độ như cô.
Nga nghiêm nét mặt, đáp :
– Tôi có nguyên tắc của tôi. Nếu như dễ dàng, vội vã thì ắt phải có sự trả giá.
– Cô cẩn thận và đa nghi quá. Tôi có mặt bằng bỏ trống không sinh lợi gì, nên muốn cho cô mướn. Nếu như không rẻ, không tạo điều kiện thuận lợi cho cô thì sao có thể thu hút cô đến đầu tư. Và tôi cũug có nguyêu tắc của mình, tôi không muốn người thuê lợi dụng mặt bằng của tôi để làm những chuyện xấu.
Có một người kinh doanh đứng đắn thì yên tâm hơn khi ký kết hợp đồng. Nếu được thì cô cứ đến địa chỉ này xem qua rồi cho tôi biết.
Nga cầm tấm danh thiếp của gã phân vân. Không hiểu đây có phải là cơ hội tốt cho cô hay không ? Thôi thì cứ đến xem qua. Vả lại, chỗ mà cô đang bán tiền thuê quá cao mà lượng khách rất ít.
Qua hôm sau, Nga ngập ngừng đứng trước căn nhà có khoảng sân rất rộng và lý tưởng cho việc mở một quán bán nước giải khát. Căn nhà lại nằm gần khu trung tâm dễ thu hút khách, thật không còn mong muốn gì hơn.
Nga mạnh dạn đi vào trong và dáo dác nhìn quanh, lên tiếng hỏi :
– Có ai ở nhà không ?
– Chào cô !
Nga giật mình quay lại và nhận ra Hiệp đứng ở sau lưng mình một khoảng không xa.
Hiệp liền nói :
– Tôi đang tỉa lá cho chậu kiểng đằng kia. Cô vào nhà ngồi chơi.
Nga theo sau chân Hiệp rụt rè ngồi vào chiếc ghế mây được đặt ở một góc gần cửa sổ. Căn phòng khách được trang trí rất tao nhã tinh tế, nó tạo cho Nga một cảm giác dễ chịu thoải mái. Nga đỡ ly nước do Hiệp mời rồi hỏi :
– Đây là nhà của anh ?
– Vâng !
– Dường như anh sống một mình ?
– Vâng. Ngôi nhà này của ông chú đi nước ngoài để lại cho tôi. Hiếm khi tôi về đây ở, vì bận công việc dưới thành phố. Chỉ thỉnh thoảng rảnh rỗi mới kéo bạn bè về, coi như tìm một chút không khí thảnh thơi giải trí cho mình.
– Cô thấy đó, nhà cửa sân vườn chẳng ai chăm sóc. Tôi muốn cho cô thuê vừa có thu nhập, lại vừa có người trông coi giúp tôi. Tôi chỉ lấy tiền mặt bằng ít thôi, còn cô thì chăm sóc nhà cửa, cây kiểng giùm tôi, cả hai bên đều có lợi.
Hôm nọ, tôi phải thay mất hai cánh cửa sổ. Không rõ có phải bị bọn trẻ con chơi đùa chọi bể hay có kẻ trộm nào định viếng thăm ?
– Nếu như vậy thì tôi đồng ý ký hợp đồng với anh, với điều kiện khi nào anh muốn lấy lại đất thì phải báo cho tôi biết trước ba tháng, để tôi thu xếp tìm chỗ khác thuê.
– Ồ ! Điều đó thì cô không phải lo. Tôi ký dài hạn với cô, đến khi nào cô không thích thì thôi, chứ tôi không bẻ gãy hợp đồng nửa chừng đâu.
Nga cười :
– Vẫn biết thế, nhưng giấy trắng mực đen cho lõ ràng, không phải phiền toái về sau.
– Cũng được, tùy cô. Vậy cô cứ viết rồi tôi ký, coi như chúng ta thỏa thuận xong.
Nga gật đầu khấp khởi mừng. Đây quả là cơ hội tốt cho cô. Với một mặt bằng thuận lợi như vậy, cô còn trông đợi gì hơn nữa. Cô chào Hiệp rồi ra về.
– Mẹ về ! Mẹ về !
Nga đưa tay ra đón thằng bé vào lòng. Nó bập bẹ ôm lấy nàng vòi quà.
Khuôn mặt bầu bĩnh của nó trông thật đáng yêu làm cho Nga quên đi hết tất cả mệt nhọc trong ngày.
Bà Liên bước ra hỏi con :
– Con mới về đó à ?
– Dạ.
– Ở nhà, thằng Ti em nó phá quá, má chưa tắm cho nó được.
– Dạ, để lát con tắm cho cháu, má à.
– Hôm nay buôn bán ra sao ?
– Dạ, hôm nay con có bán gì được đâu.
– Sao vậy? - Bà Liên buồn rầu hỏi - Ế lắm hả con ?
– Dạ không phải. Hôm nay con nghỉ bán. Có người họ cho mướn đất nên con đi coi. Má à ! Chỗ này tốt lắm, gần khu trung tâm, có trường học, có cơ quan, người qua lại rất đông, con thấy có thể làm ăn được.
Bà Liên ưu tư :
– Nhưng con mới ra bán có ít hôm, vốn liếng đâu mà dời chỗ. Mỗi lần dời đi là mỗi lần tốn kém, còn phải trang hoàng dọn dẹp lại.
Nga thở dài lo nghĩ :
– Chuyện đó con cũng tính rồi. Để tối anh ấy về, con sẽ bàn với anh ấy. Thôi, con đi lo cơm nước đây.
– Má nấu hết rồi, có tắm rửa gì thì tắm cho khỏe, chút chồng con về thì dọn cơm ăn.
– Dạ.
Đêm xuống, Nga trăn trở một hồi rồi ngồi lên gọi Đoàn.
– Anh à !
Đoàn mệt nhọc, trở mình đáp :
– Gì vậy em ?
– Em có chuyện tính với anh.
– Chuyện gì ?
Nói rồi, Đoàn ngồi dậy châm điếu thuốc rít một hơi và chờ đợi.
– Em mới đi xem mặt bằng lúc sáng, chỗ này rất rộng và thuận lợi, giá cả lại rẻ hơn chỗ em đang bán, em tính dời qua đó.
Doàn nhiu mày :
– Ở đâu mà có giá rẻ tốt hơn nữa ?
– Ngay khu trung tâm, khu đất có căn nhà sát bên tiệm thuốc tây.
– Anh biết rồi. Làm sao em quen với họ mà họ cho thuê ?
– Tình cờ thôi. Người ta đến quán uống nước rồi đề nghị trước.
Gương mặt của Đoàn thoáng sa sầm. Anh nhăn trán, giọng anh có phần không vui :
– Là ai vậy ? Sao họ tốt vậy ?
Nga hiểu ý chồng, cô cau mày, nhưng cũng cố lấy giọng hòa nhã để trả lời anh :
– Em có biết là ai đâu, thấy có điều kiện tốt thì mình sang. Chẳng qua nhà người, ta bỏ hoang không ai chăm sóc, muốn cho chúng ta mướn để có người dòm ngó giùm.
Đoàn nhếch môi :
– Không quen biết mà tốt bụng ngang xương vậy ?
Nga nhịn không được, cô gắt lên :
– Anh lạ chưa ! Đang bàn chuyện làm ăn mà anh cứ dám ngang hông hoài.
Chủ yếu có lợi cho mình, còn ai ra sao thì ra mình có thiệt gì chứ.
Đoàn bị Nga nạt ngang có phần hậm hực, nhưng đành thôi :
– Em nói vậy thì em tính sao thì tính.
– Hừ ? Nói như anh cũng bằng không. Nếu tính được thì em đã không bàn với anh. Làm chuyện gì cũng đồng vợ đồng chồng. Sang bên này, mặt bằng lớn thì phải đầu tư vốn, anh cũng biết vậy mà.
– Tiền đâu có mà làm.
Nga tức nghẹn khi nghe câu nói buông xuôi của chồng :
– Không có thì đi vay, đi mượn, chẳng lẽ cứ lụi đụi làm ăn cò co mãi sao ?
Anh không muốn bỏ cái kiếp chạy xe mướn cho người ta à ?
– Thôi được rồi, để mai tính, ngủ đi.
Bà Liên thấy con gái không ngủ mà còn ngồi soạn quần áo cho con, thì lên tiếng :
– Có chuyện nữa à ?
Nga buồn bã đáp :
Má coi đó, con chỉ muốn tính chuyện làm ăn mà ảnh cứ làm như con nói chuyện gì tệ hại lắm vậy. Càu nhàu, khó chịu chăng ra làm sao.
Bà Liên ái ngại nhìn con gái :
– Con không hiểu ý nó sao ? Đàn ông mà.
– Má nói vậy là sao ?
– Thì vì tự ái, vì nghi ngờ ghen tuông.
– Ghen tuông ?
– Con không thấy từ hồi con ra quán tới giờ, nó làm thì ít mà cứ quanh quẩn ở nhà lấy cớ phụ con. Thật ra, nó sợ con ra đời tiếp xúc với nhiều người. .. Chậc ! Má nghĩ thế:
.
Nga nhíu mày đăm chiêu. Quả là có như vậy Lúc này Đoàn hay cáu gắt, cau có với nàng, nhất là nhửng khi có người khách nào đó đến quán uống nước rồi buông lời đùa cợt.
Thì ra là thế ! Ứ hự .... Thật đau đầu ! Nàng có phải là loại người lăng lơ đâu.
Làm vợ chồng với nhau bao năm nay chăng lẽ anh coi thường nàng vậy sao ?
Nếu như nàng không chung thủy thì đã không chung thủy từ lâu rồi, đâu chờ đến ngày giờ này để cho anh phải ghen tuông nghi ngờ. Nga thở ra rồi nói với mẹ :
– Con không nghĩ đến chuyện đó.
– Má biết tánh của con không như vậy, nhưng đàn ông họ có suy nghĩ của họ, chưa kể đến lời gièm pha của người ngoài. Cũng vì thời thế mà anh ấy phải đi làm thuê làm mướn. Nếu như ngày xưa anh ấy nghe con thì đâu đến nỗi. Cũng vì cha mẹ anh ấy quá ích kỷ và đòi hỏi, chẳng nghĩ gì đến con cái cho nên vợ chồng con mới ra nông nỗi này.
Bà Liên thở dài xót xa :
– Cũng tại nhà nghèo không giúp được gì cho tụi con.
– Má ! Má đừng nói thế. Bây giờ má cho tụi con về tá túc và chăm nom cho hai đứa cháu là tốt lắm rồi. Chẳng bù với nội của nó, lúc mà tụi con còn tiền, còn bạc thì kêu réo; lúc tụi con trắng tay rồi thì ngó lơ xua đuổi.
– Thôi con à ? Mẹ cha mà, làm sao mà bỏ được. Nó có hiếu có thảo thì sau này con cái của con cũng có hiếu thảo lại với con.
Nga nhếch môi cay đắng :
– Đó chỉ là câu an ủi cho con lúc này khỏi tủi thôi.
– Chịu khó làm ăn, ở hiền khắc gặp lành, đừng quá lo con à.
– ...
– Đi ngủ đi, mai còn ra dọn quán.
– Dạ.
Nga bước vào buồng, Đoàn đã ngủ say từ lúc nào. Trong giấc ngủ, vầng trán của anh vẫn in hằn những nét suy tư. Nga mặc dù còn đang giận chồng nhưng cũng phải chạnh lòng trước gương mặt khắc khổ của chồng.
Nàng lên giường và nằm gác tay lên trán suy tư Thời gian trôi qua thật nhanh mới ngày nào mà giờ đây nàng đã có hai mạt con với Đoàn. Không còn bao lâu, nàng đã bước sang cái tuổi ba mươi.
Những năm tháng đầu, hai vợ chồng nàng sống rất đầm ấm hạnh phúc, không phải lo nghĩ chật vật như lức này. Chỉ vì ...
Nga buông tiếng thở đài oán hận.
Không biết tương lai rồi sẽ ra sao ? Bây giờ thì tay trắng lại không nhà, không cửa, nợ nần chồng chất ... nàng chỉ muốn chết đi cho xong. Nhưng nghĩ đến hai đứa con thơ vô tội chưa thể tự sống một mình, nàng lại ngậm ngùi nhắm mắt cho qua ngày.
Nga bồn chồn nhìn ra đường, hôm nay là đúng ngày hẹn với Hiệp để dời quán mà nàng thì chưa chuẩn bị được gì.
– Chủ quán !
Nga nhìn ra và cái điều mà nàng ái ngại đã đến. Hiệp bước vào, kéo ghế ngồi rồi hỏi :
– Cô chưa chuẩn bị gì sao ?
Nga bối rối đáp :
– Tôi ... À, còn một ít vấn đề nếu tôi ...
– Sao lại vậy ? Đã chọn ngày rồi thì phải bắt tay vào ngay chứ !
– Tôi ...
– Thôi bán hết buổi sáng này đi rồi thì dọn, tôi đã gọi xe giùm cô rồi.
Nga luống cuống đáp :
– Nhưng ...
– Nhưng gì nữa ?
– Tôi chưa chuẩn bị gì cả.
– Yên tâm, tôi đã lo chu toàn rồi. Lát nữa sẽ có xe qua chỗ cô để dời vật dụng đi.
– Ơ – Yên tâm đi, chi phí tôi lo. Coi như tạm ứng cho cô; mấy tháng sau cô thanh toán lại cho tôi được chứ. Còn thắc mắc gì không ?
Nga ái ngại đáp :
– Sao anh lại tốt với tôi như thế ?
Hiệp bật cười :
– Đừng cứ như Tào Tháo, nghi ngờ cả lòng tốt của ngưởi giúp mình. Tôi 1àm gì cũng muốn nhanh gọn. Cô dọn qua thì tôi mới yên tâm về lại thành phố, không phải lo lắng gì vì có người coi sóc nhà cửa cho tôi rồi.
– Còn tiền thuê mặt bằng ?
– Bao giờ cô thanh toán cũng được, không thành vấn đề đâu.
– Anh dễ dãi quá , không sợ tôi lợi đụng lòng tốt của anh sao ?
Hiệp nheo nheo mắt cười với Nga :
– Cô dám sao ?
Nga chợt đỏ mặt tránh ánh mắt của Hiệp, trông cô thật đáng thương, có lẽ vì thế mà Hiệp không nỡ đùa dai, anh lên tiếng nói :
– Chúng ta làm ăn lâu dài mà, chẳng lẽ lại lừa gạt nhau. Vả lại, cô sợ tôi chứ tôi làm sao lại sợ cô ?
– Dù sao cũng cám ơn anh. Có lẽ anh là vận may của tôi không chừng.
– Chắc thế rồi !
Hiệp phá lên cười rồi nói đùa.
– Như thế thì cô phải đối xử tử tế với tôi. Nếu không, tôi mà bỏ đi thì cô xui hết cả đời Một ngày qua đi thật nhanh. Đoàn có phần ngỡ ngàng khi bước vào khuôn viên sân quán.
– Anh !
Đoàn hỏi khi Nga bước ra :
– Em dọn sang lúc nào, sao không chờ anh đến phụ ?
– Anh bận quá nên em mướn người ta làm.
– Anh uống gì em lấy cho ? Công việc xong chưa ?
– Hôm nay hàng về nhiều, anh chở đến giờ vẫn chưa xong. À, Nga này ! Em cầm tiền để chi phí.
Nga cầm xấp tiền trên tay chồng, rồi hỏi :
– Anh mượn chủ à ?
– Không, là của chú Tư. Sáng nay anh về, qua nhà hỏi nó.
Nga sầm mặt không vui :
– Mượn rồi bao giờ trả ?
– Anh có nói với nó một năm, thay vì nó gởi ngân hàng, thì nó để cho chúng ta mượn, chúng ta sẽ trả lãi cho nó.
– Bao nhiêu ?
– Em đừng lo ! Mỗi tháng chỉ chừng hai triệu thôi !
Nga sửng sốt :
– Hả !
Đòan thở dài đáp :
– Coi như chúng ta phụ thêm cho ba má.
Nga chau mày :
– Em không hiểu ... Tại sao lại có ba má ở đây ?
Đoàn cực lòng phải giải thích với vợ :
Số tiền này chú Tư nó cho ba má gởi ngân hàng, thay vì bấy nhiêu tiền lời, thì ba má để cho chúng ta mượn cũng bấy nhiêu lời.
Nga bất mãn kêu lên :
– Sao lại bấy nhiêu lời ? Nếu như gửi ngân hàng, mỗi tháng chỉ có hơn bốn trăm tiền lời thôi, tại sao lại tính chúng ta đến hai triệu ?
– Thì anh đã nói là số dư đó coi như phụ cho ba má , để ba má có tiền ăn sáng.
Nga rớt nước mắt, cô cố kiềm lòng không nói thêm câu gì khi thấy chồng sa sầm nét mặt. Vẻ nhẫn nhục chịu đựng in hằn trên mặt anh, có lẽ anh cũng đang đau lòng vì cách đối xử tồi tệ của gia đình đối với anh.
– Em cất đi, chúng ta còn sức còn làm được. Bây giờ túng thiếu thì đành phải chịu, đi mượn người ngoài cũng không chắc đã mượn được.
– ...
– Anh đi làm đây, có gì thì nhắn anh – Em biết.
Nga thẩn thờ buồn. Cầm số tiền trên tay mà cô cứ ngở như đang cầm một tảng đá. Số nợ này cô phải mau chóng hoàn trả, không thể để lâu được.
– Anh Hiệp !
Hiệp quay ra khi Nga vừa bước vào phòng khách :
– Có chuyện gì ?
Nga rụt lè đặt tiền lên bàn rồi nói :
– Anh cho tôi gởi trả tiền chi phí vận chuyển cùng tiền mặt bằng tháng này cho anh.
– Không cần, cứ để đó, lúc nào bán có lời cô đưa cũng được, còn tiền mặt bằng tháng này tôi miễn cho cô. Buôn bán chưa biết lời lãi ra sao, nếu thấy chưa có lãi thì cứ lên tiếng, tôi cho thêm hai tháng mặt bằng. Nhưng nếu làm dược thì phải tính đủ chơ tôi đó.
Nga cảm kích lòng tốt của Hlệp mà không nói được câu nào. Người ta là người dưng mà còn thế đó !
– Có chuyện gì à, trông cô không vui ?
Nga ngượnglắc đầu :
– Không, anh tốt quá !
Hiệp đóng cuốn sách lại rồi mỉm cười, nói đùa với Nga :
– Tự nhiên có người tốt với mình thì hãy xem chừng họ có ý đồ xấu đó.
Nga chua chát đáp :
– Tôi thì có gì để cho người ta lợi dụng.
– Dừng quá hạ thấp mình như thế. Thật ra, cô có chuyện buồn gì, có thể nói ra không ?
Nga lắc đầu :
– Tôi và anh là hai người mới quen, làm sao tôi có thể kể cho anh nghe chuyện của tôi được.
Hiệp nhún vai :
– Cũng phải ? Còn tôi thì cứ ngỡ như rất thân với cô nên không giữ lời được.
Người ta mắng là thế nào nhỉ ? Đúng là nhiều chuyện !
Nga nhìn Hiệp, anh ta có vẻ phật ý. Đành thôi, dù sao cô cũng không muốn quá thân thiết với anh ta.
– Bao giờ anh đi ?
– Yên chỗ rồi thì muốn tống khứ tôi đi à ?
– Không đâu ! Ngày mốt là ngày khai trương, tôi muốn mời anh ở lại, chỉ sợ anh không rảnh.
– Không rảnh, tôi cũng phải ớ lại xem người được tôi giúp làm ăn ra sao chứ.
– Tôi chỉ sợ bán không được sẽ phụ lòng anh.
– Cô đừng lo. Tôi chắc ở địa thế này sẽ rất thuận lợi, chỉ cần cô bán cà phê cho ngon, vui vẻ với khách là được thôi.
– Tôi cũng mong là vậy !
– Mai, tôi cho người chở thêm cây kiểng vể trang trí cho khung cảnh thơ mộng một chút.
– ...
– Ở góc bên phải, đắp một hòn non bộ, làm thêm dòng suối giả chảy qua, với một ít đèn màu. Chậc ! Đêm đến sẽ đẹp lắm đó.
– ...
– Cô thấy sao ?
– ...
– Cô đừng ngại, dù sao cũng là nhà đất của tôi mà. Tôi có mất đi đâu mà sợ.
– Anh không sợ nhưng tôi sợ.
Hiệp nhún vai :
– Tại sao ?
– Tôi sợ không trả nổi ơn nghĩa của anh.
– Cô đừng làm cho tội ngượng được không ?
– Anh đã giúp tôi nhiều rồi.
– Tôi có mất gì đâu. Nhà thì tôi bỏ không, cây kiểng thì cũng để trang trí, lại có người giữ nhà cho tôi.
– Cho dù anh nói thế nào, thì anh cũng là người ơn của tôi.
– Ơn nghĩa gì ! Hôm nào đãi tôi ăn một bữa là được rồi. Hay hôm nay nhé ?
Thấy Nga ngập ngừng, Hiệp bèn phẩy tay :
– Không được thì thôi vậy.
Nga tránh ánh nhìn buồn cua anh rồi nói :
– Để hôm nào, tôi sẽ đãi anh.
– Được mà, đùa thôi.
Hiệp nhìn theo cho đến khi Nga khuất ngoài cửa. Trong thời buổi áo hở vại, hai dây hiện đại, chiếc áo bà ba bằng lúa của cô cứ khiến cho lòng anh nao nao quyến luyến. Cái vẻ đẹp mộc mạc đơn sơ, lại e ấp kín đáo của cô, ngay từ ngày đầu tiên đã khiến cho anh cứ chới với chao đảo. Đôi lúc anh đã tự chế giễu mình, thế nhưng anh vẫn không thể nào thôi nghĩ về cô.
Người đàn bà tỉnh lẻ này có một cái gì đó rất lôi cuốn và quyến rũ. Nhân dáng của cô đã khiến cho con tim của anh run lên. Anh cứ như một gã thiếu niên mới lớn, si dại vì nhớ nhung.
Mấy đêm liền anh đã nằm vắt tay lên trán suy nghĩ để tìm cho ra cái cớ hợp lý lôi kéo được nàng về đây.
Đàn bà đối với anh không thiếu. Ở cái tuổi ba mươi đang trong thời kỳ sung mãn, địa vị, tiền bạc đầy đủ, anh đã từng có nhiều cuộc chơi trác táng, từng có nhiều cuộc tình vương giả, thế mà vừa gặp người đàn bà này, lòng anh lại vấn vương si mê. Anh khao khát, anh tơ tưởng quyến luyến không muốn rời !
Thật lạ lùng kỳ lạ ! Anh không thể lý giải được mình, bởi- vì đâu mà anh lại đeo mang một nỗi đam mê khó dứt này, vì nợ nần nhau chăng. Anh tự chế nhạo mình rồi bật cười.
Có lẽ thế ! Có lẽ anh đã lỡ vay mang từ kiếp trước cũng nên.
Nga kiểm lại số tiền còn lại tồi chau mày ưu tư. Đã hơn một tháng từ khi khai trương, quán bán đắt nhưng chi phí cũng cao, cho nên số tiền lãi cũng không là bao. Nàng đang lo lắng tính toán thì Đoàn về. Anh kéo ghế ngồi rồi hỏi vợ :
– Em ăn cơm chưa ?
Nga lắc đầu :
– Sáng nay ăn điểm tâm trễ nên đến giờ em cũng chẵng thấy đói. Hôm nay anh nghỉ sớm vậy ?
Đoàn ngần ngừ rồi đáp :
– Chiều, anh phải đi sớm.
– Vậy sao không ở đó nghỉ cho khỏe, về nhà làm gì cho mất thời gian.
Đoàn thở dài :
– Anh cũng biết thế. Nhưng chiều qua gặp ba. Ba nhắc tiền tháng.
Nga chợt nhớ ra số lời mỗi kỳ phải đóng cho ba má anh và hôm nay đã đúng hạn. Cô im lặng cau mày. Đoàn thấy vậy thì hiểu lầm là vợ không chịu đưa, anh nói :
– Chúng ta đã đồng ý trước khi vay của ba má rồi.
Nga thở dài :
– Em có nói là không trả đâu, chẳng qua em gom chưa đủ tiền. Hay là chờ đến tối vậy.
– Ba má đã nhắc từ hôm qua.
– Vẫn biết thế, nhưng chưa có lấy gì mà đưa.
– ...
– Chỉ trễ có một hai ngày thôi mà. Cũng là con cái chứ có phải người dưng đâu mà ba má sợ.
– Em cũng biết tính của má rồi, cái gì cũng phải giữ đúng lời.
Nga bực tức cau có :
– Vậy bây giờ anh bắt em làm sao ? Em chưa có đủ thì lấy gì đưa ? Hay để em sang nói với ba má một tiếng.
Đoàn lầm lì gạt đi :
– Không cần !
Nói rồi anh lầm lũi bỏ đi. Hừ ! Thật quá đáng ! Nàng biết anh không phái làm khó gì nàng, có điều chắc bên ấy đã nói gì cho nên mới khiến cho anh trở nên như thế.
Trong khi đó Đoàn đã có mặt ở nhà ông bà Thành, bữa cơm cũng vừa được dọn lên. Ba má anh và vợ chồng thằng em thứ tư đang ngồi quây quần bên mâm cơm.
Bà Thành ngẩng lên hỏi con trai :
– Bây mới về đó hả ?
– Dạ.
– Hôm nay, bộ bây không đi làm sao ?
– Dạ có.
Đứa em dâu thấy thế thì lên tiếng mời :
– Anh Hai ăn cơm.
– Thôi được rồi.
Bà Thành nhìn con trai rồi thờ ơ cũng không gọi con qua ngồi ăn một tiếng, mà chỉ hỏi :
– Qua có chuyện gì không ?
– Dạ, con có chuyện muốn nói với ba má. Chuyện tiền lời tháng này.
Bà chăm chú nghe :
– Sao ? Có thì đưa chớ nói gì mậy ?
Đoàn ngượng cười, đáp :
– Chưa có nên con mới qua nói.
Bà Thành nghe thế thì sầm mặt, đổi giọng :
– Làm sao mà chưa có ?
– Vợ con nó bán không có lời.
Bà lạnh lùng gạt đi :
– Bán lời hay không là chuyện của bây, còn chuyện tiền bạc thì cho rõ ràng.
Hừ ! không lời ! Quán đông nghẹt khách mà nói sao không lời. Lúc bây mượn bây đâu có nói như vậy, giờ bây tính sao ?
– Má đừng giận ! Không phải là con không đưa, nhưng con đưa trễ một hai hôm thôi, vợ con nó gom tiền chưa đủ.
– Có nhiêu đưa nhiêu.
Đoàn lúng túng :
– Con không có đem qua, con định mai mốt đem qua một lần.
Bà Thành dằn đủa lên bàn , đứng dậy kéo lê đôi qua bộ, ván ngồi.
– Tụi bây đó, làm anh làm chị thì phải giữ chữ tín, nói với em út sao thì phải y lời. Đâu phải tiền của tao cho bây đâu mà bây muốn để tới đâu thì tới.
– ...
– Tao nói gãy lưỡi nó mới cho bây mượn, chớ không nó gởi ngân hàng cho khỏi mất công phiền.
Đoàn tủi nhục cúi đầu. Anh nghe mà cứ như đó không phải là người mẹ mà đã từng chiều ngọt với anh lúc trước. Từ khi bước chân ra đời làm việc, anh may mắn gặp thời, làm ăn cứ như diều gặp gió, công việc cơ quan xí nghiệp thuận lợi:
Tiền bạc làm ra bao nhiêu, anh đều đem về nhà cho ba má, không tư túi để riêng vì nghĩ còn hai đứa em phải lo cho nó ăn học thành tài. Đến giờ thằng Tư cũng đã có vợ, có công ăn việc làm vững vàng gần một năm nay. Xui rủi sao anh bị đồng nghiệp ganh ghét bươi móc, chuyện làm ăn đổ bể, anh bị kỷ luật đình chỉ công tác. Thời gian đó anh cứ sợ bị tù, may sao được cấp trên thương tình dàn xếp và anh đành phải từ chức.
Mất việc vào cái tuổi ngoài ba mươi, anh đành phải đi làm thuê, làm mướn để lo cho gia đình mình. Nhà cửa tan nát tiền bạc trắng tay, anh cũng không dám oán than ai, chỉ buồn cho mình, để cho Nga người vợ hiền lành ra đời bon chen buôn bán, anh đã thấy mình vô dụng rồi, huống chi không có tiền để phụ giúp cho cha mẹ.
– Bây biết đó, từ khi bây ra đi, bây có nghĩ gì đến cha mẹ không ?
Đoàn thở dài cam chịu :
– Con biết con không làm tròn bổn phận làm con. Nhưng má biết rồi, con bị mất việc, tiền bạc không có, con không muốn liên lụy cho ba má, không muốn để cho ba má bị hàng xóm cười chê, con phải dọn đi.
– Bây nói hay lắm ? Từ lúc bây đi, bao nhiêu chuyện cũng đều do thằng Tư cáng đáng.
– Ai lo cũng vậy mà má, con đâu muốn đổ hết cho chú ấy đâu.
– Bây là con trưởng mà bây nói vậy đó.
– Má trách thì con nghe.
– Vậy chớ tiền đó giờ tính sao ? Không được thì trả lại cho tao.
– Má !
Đoàn sửng sốt kêu lên :
– Tiền con chi phí vô quán hết rồi, lấy gì đưa lại cho má.
– Tao không biết, tiền lời có bấy nhiêu mà lo không nổi thì tiều vốn đó chắc bây giật luôn quá.
Đoàn nhăn mặt tự ái :
– Con không làm vậy đâu má. Con hứa thì con sẽ lo tới nơi tới chốn. Chẳng qua giờ con thất thế nên phải chịu, chớ bấy nhiêu đó lúc xưa có đáng là bao, khi con đưa phụ cho má.
Bà Thành trợn mắt nạt ngang :
– Hả! Giờ bây không trá tiền còn ngồi kể công với tao nữa à ?
Doàn cúi đầu thở dài :
– Con không dám.
Đến lúc này ông Thành mới đằng hắng lên tiếng :
– Thôi, không nói gì nữa ! Mày nói là hai hôm nừa có phải không ?
– Dạ, con sẽ cố.
– Vậy thì về đi !
Ông phẩy tay như xua đuổi :
– Hai hôm nữa đem qua, nhớ lấy cà phê cho tao, cả trà nữa nghen. Thôi đi đi, tao còn phải ngủ.
Đoàn tần ngần rồi đứng dậy :
– Thưa ba má, con về !
Dứa em dâu lén lén chạy theo dúi bọc bánh vào tay anh, nói :
– Em bưới cho hai cháu. Anh cứ thủng thẳng lo, anh Hùng không nói gì đâu.
– Cám ơn thím.
– Anh đi đi, trời nắng quá !
Đoàn lủi thủi quay ra khỏi ngôi nhà quen thuộc của chính mình mà nghe lòng nặng nề buồn tủi.

<< Chương 10 |


Dành cho quảng cáo

©2007-2008 Bản quyền thuộc về Liên Mạng Việt Nam - http://lmvn.com ®
Ghi rõ nguồn "lmvn.com" khi bạn phát hành lại thông tin từ website này - Useronline: 691

Return to top