Liên Mạng VietNam || GiaiTri.com | GiaiTriLove.com | GiaiTriChat.com | LoiNhac.com Đăng Nhập | Gia Nhập
Tìm kiếm: Tựa truyện Tác giả Cả hai

   Tìm theo mẫu tự: # A B C D E F G H I J K L M N O P Q R S T U V W X Y Z Danh sách tác giả    Truyện đã lưu lại (0
Home >> Truyện Ngắn >> Ngõ Muộn

  Cùng một tác giả


  Tìm truyện theo thể loại

  Tìm kiếm

Xin điền tựa đề hoặc tác giả cần tìm vào ô này

  Liệt kê truyện theo chủ đề

  Liệt kê truyện theo tác giả
Số lần xem: 315 |  Bình chọn:   |    Lưu lại   ||     Khổ chữ: [ 1, 2, 3

Ngõ Muộn
Tiểu Nhật

... Điều muốn nói suốt đời không chịu nói
Nên hôm nay hạnh phúc bỏ đi rồi
Điều muốn nói, ngại gì, sao chẳng nói?
Đến hôm nay, có nói, cũng muộn rồi...


Tôi về nhà đã gần mười giờ đêm, bước chân xiêu xiêu mệt mỏi, đầu óc choáng váng rã rồi. Huy đón tôi với cái nhình lo lắng:
-Má nổi giận từ hồi chiều, sao chị về trễ vậy?
Tôi chưa kịp trả lời thì má của Huy đã ra đến, giọng bà rít lên the thé:
-Về rồi đó hả? Cơm canh tôi "hầu" sẵn rồi, mời "bà" dùng rồi đi nghỉ cho khoẻ thân.
Tôi sững sờ... Bao giờ cũng vậy, điệp khúc quen thuộc đó luôn xuất hiện trước mỗi lần chửi mắng. Và dù đã nghe đi nghe lại hàng trăm hàng ngàn lần, tôi vẫn không thể bắt mình đừng trào nước mắt. Tại sao mẹ lại bỏ cha con tôi quá sớm? Tại sao, trước khi theo mẹ, ba còn đón bà Lâm về đây??... Tôi bưng mặt chạy ào xuống nhà sau.
Tiếng chửi mắng vẫn đuổi tràn theo chát chua...
Mặc dù Huy đã âm thầm phụ giúp, mãi đến gần hai giờ khuya tôi mới xong hết việc nhà và ngồi vào bàn học. Đêm thật lặng. Gió lùa vào cửa sổ làm rợn lên một thoáng rùng mình. Tôi mở tập giảng văn thì thầm đọc...
Đêm thật lặng...
-Chị Linh, chị Linh...
Tiếng của Huy gọi nho nhỏ, vai tôi bị lay hối hả, tôi mở choàng mắt, gặp ngay ánh mắt của Huy.
-Năm rưỡi rồi, má sắp dậy... Chị ngủ suốt đêm ở đây hả?
Tôi bật chồm dậy. Năm giờ rưỡi sáng? Trời ơi...
-Chết chị rồi Huy ơi...
Huy thương hại hình tôi:
-Hôm nay em đã dậy sớm làm phụ chị rồi, bây giờ chị đi giao bánh rồi lấy hàng, để ở nhà em lo cho.
Tôi níu tay Huy run rẩy:
-Cảm ơn Huy.
-Thôi, chạy mau đi!
Và Huy đẩy tôi ra cửa.

*
* *
Thầy Phong có đôi mắt sáng trên gương mặt vuông chữ điền đen cháy. Lúc này đôi mắt đó đang nhìn tôi thật bén:
-Em khỏi cần thanh minh! Với tôi, không có lần sau, hiểu chưa?
Em học cho em hay là để đối phó với tôi?
Tôi nóng bừng mặt. Đây là giờ văn đầu tiên của thầy Phong, mới đến chủ nhiệm thay cho cô Thủy vừa chuyển đi. Cái nhìn giận dữ nghiêm khắc này khác xa với ánh mặt dịu dàng của cô Thủy. Tôi ngẩng đầu lên:
-Thưa thầy, em học để đối phó với tương lại của em. Tại sao em phải đối phó với thầy? Có đáng không?
Thầy phong tím mặt. Mắt chúng tôi trừng nhau một giây. Tôi ngạo mạn cười, ngó thẳng đôi môi mín chặt và cây viết đỏ đang chạy nhanh trên giấy, rồi tôi nhận lại vở trở về chỗ ngồi.
Thầy Phong xin lỗi lớp bỏ ra ngoài.
Lớp học không ồn ào, một vài ánh mắt bất bình hướng về tôi, nhưng tôi phớt tỉnh. Điều đáng chú ý là con số không đỏ chói và nét chữ sắc như cái nhìn lúc nãy.
"Lười học! Vô kỷ luật! Vô giáo dục! Vô đạo đức!"
Tôi chau mày, mắt bỗng chợt cay. Lần đầu tiên tôi bị zero, lại ở môn học tôi thích nhất, môn học giúp tôi quên đi cuộc sống hàng ngày.
Nếu có thể tôi sẽ cười cười mãi
Bởi cuộc đời biết bao chuyện đẹp tươi
Niềm vui nhỏ, những niềm vui nhỏ
Suốt đời là nhũng chuỗi cười thôi
Nếu có thể tôi sẽ buồn buồn mãi
Những nỗi buồn ác độc ở trong tôi
Biết đâu rồi đau khổ sẽ dần vơi
Cuộc đời buồn sau tiếng cười che lấp"
Tôi đọc lại mẩu thơ ghi vội vàng trong khi chuyển tiết, rồi mỉm cười tẩn mẩn gấp tờ giấy thành một chiếc phi cơ nhỏ. Nhưng thay vì phóng ra cửa sổ như ý tôi, chiếc máy bay lượn một vòng rồi ngỗ nghịch đáp xuống đỉnh đầu của... thầy Phong, đang đứng quay lưng viết tựa bài mới lên bảng.
Lớp học ồ lên những tiếng kêu kinh ngạc và những cái ré cười không kịp nín, nhưng rồi lại im bạt ngay khi thầy Phong quay lại với cái nhìn nháng lửa:
-Ai bày trò này?
Im lặng.
Đôi mắt sắc bén quét một vòng và dừng lại một giây ở tôi. Một giây đó đủ cho toi nhéo mắt cười khiêu khích.
-Dám làm dám chịu, tự giác đứng lên đi!
Giọng nói gàn lên. Cả lớp nhìn nhau ngơ ngác, chắc không ai biết thật!
Tôi đúng dậy.
Tôi ngồi bàn thứ ba, khi đứng dậy hiển nhiên trở thành trung tâm của bao nhiểu cặp mắt nhìn. Giọng tôi nhỏ nhẹ:
-Thưa thây, em nghĩ là đừng nên kêu gọi tự giác, phải "bắt buộc" nó ra nhận tôi, chỉ cần có đủ bằng chứng là phải đưa ra hội đồng kỷ luật, rồi đuổi học - Tôi hạ giọng - Như vậy mới hả...
Rồi tôi ngồi xuống giữa những ánh mắt nhìn ngơ ngác và trước một đôi mắt mở to bàng hoàng - có lẽ không biết nên tỏ thái độ gì.

*
**
Linh về rồi đó hả? Vào đây con?
Tôi lạ lùng trước giọng cởi mở của bà Lâm. Từ khi ba mất, tiếng "con" đầm ấm đó chưa bao giờ xuất hiện trong đối thoại giữa bà và tôi.
-Vào đây!
Bà Lâm nắm tay tôi dẫn vào phòng khắch, ở đó đã có người ngồi ghế chờ, một khuôn mặt quen biết. Nể bà Lâm tôi phải khoănh tay:
-Dạ, chào bác.
-Cái gì bác? -Bà Lâm vui vẻ ngắt lời - Anh Hoà vẫn nhận hàng của mình đó, con quên hả?
Quên? Tôi làm sao quên được thái độ cà kê của gã những khi tôi đến giao và nhận hàng? Quên sao được tia mắt sỗ sàng vẫn háu háu nhìn tôi?
Bà Lâm kéo tôi ngồi, âu yếm vuốt tóc phía trước trán:
-Nghỉ mệt chút xíu rồi đi.
Tôi ngỡ ngàng:
-Đi đâu?
-Có một số sổ sách cần phải xong gấp để ngày mai bàn giao, tối nay con qua đó làm phụ với anh Hoà. Tôi giật nẩy người, đứng phát dậy, tôi láp báp ríu cả lưỡi:
-Tại sao vậy? Con... con đâu có biết gì về kế toán?
Hoà chen ngang:
-Đừng lo, anh dạy em mà!
-Nghe lời má qua phụ anh Hoà, xong rồi về liền.
Bà Lâm nghiêm giọng một chút đủ cho tôi nhận ra mệnh lệnh không thể cãi lời. Tôi nhìn Hoà cầu khẩn:
-Thưa ông, tôi tự làm một mình được mà, đừng bắt tôi đi... ông làm ơn...
Gã cười lớn:
-Bậy! Không co anh làm sao xong chuyện được?
Tôi bật khóc:
-Má... con không đi... con xin má... con không đi đâu...
Nước mắt của tôi làm Hoà bực bội, gã liếc bà Lâm:
-Vậy mà bà nói giúp tôi được?
Bà Lâm nhìn tôi quác mắt:
-Con nhỏ này, bữa nay trở chứng hả?
-Má, ở nhà má biểu gì con cũng nghe, con lạy má, đừng bắt con đi, con sợ lắm... má...
Toi quì sụp xuống ôm chân bà Lâm, bà xô tôi ra. Chúng tôi giằng co làm cái xác nhỏ bên cạnh văng xuống đất, bung ra những xấp tiền...
Ánh mắt của bà Lâm khiến tôi chợt hiểu. Tôi kinh hoàng.
-Má!... Má bán con?... Má ban con cho ông Hoà?
Vừa hối hả nhặt tiền, bà Lâm vừa luống cuống nói:
-Đâu có... Làm gì có...
Uất hận trào lên mờ cả mắt, tôi nghiến rằng thì thào:
-Thật khôn nạn...
-Cái gì? Mày nói ai? - Bà Lâm nhẩy dựng lên tru tréo - Bộ tao không có quền sao? Tao bỏ tiền của nuôi mày tới lớn làm cái gì?
Bà hùng hổ xông đến chụp tóc tôi
-Có đi không? Ngon ngọt không muốn, muốn ăn đòn phải không? Phải không? Phải không?
Mỗi tiếng "phải không" là một bạt tai trời giáng, tôi ngã nhào, kéo theo cả bàn nước đổ loảng xoảng hàng trăm mảnh thủy tinh ghim vào người đau buốt. Tôi cúi xuống... và nhỏm dậy với mảnh ly vỡ kề sát cổ tay:
-Tránh ra! Tránh ra mau!
Bà Lâm và Hoà hoảng hốt:
-Linh! Đừng làm bậy...
Tôi khóc ngất vừa lùi dần ra cửa, tôi vừa hét:
-Thà tôi tự giết tôi còn hơn bị mấy người giết...
Và quay ngoắt người lao ra cửa, toi chạy cuống cuồng vào bống tối.

*
**
Đêm trôi thật nhanh, bến phà mau chóng chìm sâu vào vắng lặng. tôi đứng co ro sát mép nước, rùng mình mỗi khi cơn gió lạnh lướt qua. Đã khuya lắm rồi! Mảnh trăng cuối tháng hình một cái nhếch cười lạnh lẽo, tôi cúi nhìn xuống và bỗng hốt hoảng lùi lại. Nước tối đenn, bí hiểm vỗ âm thầm như mời gọi. Tôi bật khóc:
-Đừng mà... tôi sợ lắm... tôi không muốn chết thật mà...
Nhưng vừa quay lưng lại với dòng sông, tức thì Hoà hiện ra trước mặt, gã liếm mép nhăn nhở cười và loé sách ánh mắt hau háu tham lam. Tôi co rúm người, nhắm chặt mắt và lùi dần. dòng sông này đã từng giữ lại ba tôi cùng với cả chuyến đò trong một đêm giông bão.
Bây giờ nó đang rì rào gọi tên tôi...
Nhưng thay vì rơi xuống nước, tôi ngã vào một vòng tay rán chắc. Không con hơi thở đê gào thét, tôi chỉ biết giãy giụa trong tuyệt vọng cuống cuồng.
-Linh ơi! Linh ơi! Tôi đây mà.
Giọng nói gấp rút quen quen. Tôi bàng hoàng:
-Thầy Phong!
-Phải, thầy đây! Bình tĩnh! Em nhận ra thầy rồi phải không?
Tôi khóc ngất:
-Không có ai cứu em... em sợ qua, em không muốn chết... em sợ quá.
Giấu mặt trong cánh tay rán rỏi, tôi khóc vùi. Thầy Phong im lặng chờ cho đến khi những tiếng nấc vơi bớt, thầy lay nhẹ vai tôi:
-Được rồi, Linh đừng sơ nữa, em không chết được đâu. Đi vào trong kia với thầy, ở đây lạnh lắm.
Nhưng khi vừa được buông ra thì hai gối bỗng rã rời, tôi quị xuống và không còn biết gì nữa.

*
**

Tôi dần dần tỉnh, nhận ra mình đang nằm trên giường, mùi dầu gió thoang thoảng, mơ hồ có tiếng lao xao chunh quanh.
Tôi mở mắt và nhìn thấy ngay bà Lâm.
-Trời ơi...
Tôi rú lên, chồm dậy, nhưng căng phong bõng xoay tròn, mắt tôi tối sầm lại. Có ai đó kéo tôi nằm xuống:
-Không được cử động đột ngột.
Cơn choáng váng qua đi, tôi mở mắt thấy mình đang ở nhà, đứng bên cạnh giường là Huy, thầy Phong và vài người nữa.
-Bà ấy đâu?
Tôi thì thào. Thầy Phong nắm chặt tay tôi:
-Đừng sợ, công an xã đang lập biên bản, thấy không?
Quả thật có hai người công an đứng cạnh bà Lâm ngoài phòng khách.
-Kiệt sức và suy nhược tinh thần nên mới xỉu đi. Đừng gây xúc động mạnh, nếu không sẽ nguy hiểm lắm.
-Dạ. Xin cảm ơn bác sĩ.
Ông bác sĩ gì dặn dò Huy và cả hai đi ra ngoài. Còn lại thầy Phong, mắt thầy thật ấm:
-Mọi chuyện qua hết rồi, nghe Linh.
Tôi dạ nhỏ và ngõ ngàng phát hiện mắt thầy đỏ hoe. Thầy vẫn giữ tay tôi:
-Từ nay em sẽ không buồn khổ nữa, em chịu đựng quá nhiều rồi.
Tôi cảm động muốn khóc:
-Xin lỗi thầy...
-Xin lỗi? - Thầy Phong ngạc nhiên nhắc lại.
Tôi hạ thấp mí mắt:
-Vì hồi sáng em không học bài còn cố ý chọc thầy giận... chiếc máy bay đó em... em...
Im lặng, tôi lo lắng ngước lên. Thầy Phong đang cười, thầy nói nhỏ:
-Thầy sẽ đem niềm vui nhỏ cho em, chọc cho em cười mỗi ngày, không cho em buồn nữa, nghe không Linh?
-...
Bây giờ thì em nhắm mắt lại ngủ đi!
Tôi vâng lời và rồi tôi thiếp đi thật.

*
**
Lớp tôi tổ chức đi cắm trại ở một cù lao.
Đêm xuống thật nhanh. Lửa trại do thầy Phong va đám con trai đốt cháy bừng bừng. Có ai đó hét lên:
-Khiêu vũ đi!
Cả đám tôi vỗ tay reo hò ầm ĩ. Quan và Thức "hy sinh" ngồi đàn những điệu cha cha cha sôi động. Tôi không biết khiêu vũ nhưng cũng ở giữa đám đông nhảy chung với mọi người cũng đỏ bừng mặt dưới ánh lửa và cũng long lanh mắt như những vì sao.
Bất chợt có cảm giác bị âm thầm theo dõi từ phía sau, tôi quay lại để nhìn, thấy thầy Phong ngồi một mình, tách hẳn mọi người. Dáng ngồi cô đơn đó khiến tôi xúc động, tôi rời đám đông đến bên cạnh thầy.
-Mệt rồi hả?
Tôi lắc đầu:
-Dạ không, nhìn thầy buồn ghê... thầy không ra vui với tụi em?
-Thầy thích ngắm người ta vi hơn.
Tôi cầm một nhánh cây nhỏ vẽ bâng quơ trên đất:
-Thầy đang nghĩ gì đó?
-Về một chiếc thuyền nhỏ dễ thương.
Thầy Phong cười nhẹ. Tôi tò mò nhìn vào mắt thầy - sâu và khó hiểu lạ lùng.
-Kể chuyện thầy cho em nghe đi. Thầy học đại học Sư phạm phải không? Sau đó đi thanh niên xưng phong? Rồi đi lính? Rồi về đây?
-Chuyện gì Linh cũng biết hết rồi, còn muốn thầy kể gì nữa?
-Thì kể chuyện gì em chưa biết, chuyện thầy chưa kể cho ai nghe.
Thầy Phong không nói gì, chỉ lặng lẽ nhìn tôi, cái nhìn khiến tôi bối rối lặng thinh. Thật lâu, rồi thầy chợt ngó ra xa, ánh mặt bỗng xa xôi lạ lùng.
-Nãy giờ tìm Linh muốn chết luôn!
Tôi quay lại. Lớp trưởng Hải đứng tươi cười sau lưng, mắt long lanh sáng:
-Phần của Linh nè!
Ly nước dừa mát lạnh trong tay, tôi reo lên:
-Lạnh ghê! Ở đâu có vậy?
-Hái hồi chiều, nhờ ngâm dưới sông mới lạnh đó - Hải ngó thầy Phong - Tụi nó đang chặt đằng kia, em lấy cho thầy một ly nghen?
Thầy Phong đứng dậy:
-Thôi khỏi, để thầy tự đi lấy. Uống dừa không có ly mới thích chứ!
Hải cười, ngồi xuống cạnh tôi:
-Lúc nãy Linh khiêu vũ giống Maika ghê!
Tôi đỏ mặt:
-Nói xạo!
-Thiệt mà! Thầy hở, Linh khiêu vũ y hệt như Maika phải không thầy?
-Không biết! Thầy không để ý!
Thầy Phong bước nhanh.

*
**
Chiều hôm sau, chúng tôi mới rời cù lao trở về. Ba chiếc ghe xuôi nước lướt nhanh. Đám bạn đứa đứng ngoài mũi, đứa trèo lên mui giỡn cười tưng bừng cả một vùng sông nước. Tôi bỏ mặt họ mon men đi ra sau lái. Ở đó thầy Phong ngồi trầm ngâm một mình. Tôi lặng lẽ đến bên cạnh, tay chống cằm mắt nhìn bâng quơ xa xa.
Nắng chiều dát vàng trên mặt nước. Gió nghịch tóc tôi rối tung. Chúng tôi im lặng. Thật lâu. Rồi thầy Phong chợt cười thành tiếng:
-Im lặng hoài sao, cô bé?
Tôi giận dỗi:
-Em bắt chước thầy mà, tự bắt mình cô đơn thôi!
-Các em ra mũi hết, thầy không ở đây thì ai lái bây giờ.
Tôi bậm môi:
-Phải rồi, bận rộn đến nỗi không thèm ngó ai hết!
-Thôi, xin lỗi mà, bây giờ đang nhìn, đang nói chuyện rồi đấy. Vừa lòng chưa?
Tôi nghịch nghịch mấy sợi tóc của minh trong tay:
-Thầy biết không, từ lâu lắm rồi em không vui nhiều như hai ngày nay. Vậy mà... thầy làm người ta cười hết nổi nữa...
Thầy Phong im lặng, rồi mỉm cười nư cười làm đôi mắt thầy toả sang và khiến tôi bất giác cười theo...
-Cúc cu!... È! È!...
Tiếng hò hét từ chiếc ghe vừa đi tới kéo chúng tôi cùng quay lại. Đám bàn reo hò vẫy tay nhau. Hải đứng trước mũi giơ cao tay:
-Chụp nghen Linh!
Tôi đưa tay bắt lấy một bịch ô-mai có gắn theo một bông lục binh nhỏ xíu. Tôi cười vẫy tay:
-Cảm ơn nhiều.
-Thầy ơi, đua không?
Thầy Phong lắc đầu:
-Nguy hiểm lắm.
Hai chiến ghe chạy gần nhau. Hải nhún chân "hấp" một cái đã đứng bên cạnh. Tôi xanh mặt hét:
-Làm người ta hết hồn! Muốn đi thăm hà bá hả?
Hải nháy mắt cười, rồi quay sang thầy Phong:
-Thầy để em lái cho?
Thầy Phong trao bánh lái cho Hải:
-Cẩn thận nghe! Thầy đi coi bên kia làm ăn ra sao?
Thầy nhìn tôi một thoáng, thật nhanh, rồi nhẹ nhàng phóng qua ghe bên cạnh.

*
**
Cũng bánh kẹo đầy áp, cũng những khuôn mặt quen thân, cũng gian nhà trọ nhỏ xíu của thầy Phong mà buoori liên hoan hôm nay chẳng giống như mọi khi chút nào! Không có những câu nói đùa lém lỉnh, không có những trận cười "long trời lở đất", thậm chí đến một tiếng cải nhau vốn chưa bao giờ thiếu củng không.
Ngày mai thầy PHong phải đi rồ.
Tiệc tàn, mà nước ngọt vẫn chưa vơi, kẹo bánh vẫn còn đầy áp. Mặt đứa học trò nào cũng bí xị, buồn hiu.
Buông cây viết đỏ chấm bài để cầm lại khẩu súng ngày xưa, thầy Phong sắp từ giã học đường trở về với đời lính phong trần gió bụi, thầy đang ngồi giữa chúng tôi, hôm nay thầy nói nhiều ghê:
-Lớp mình xưa nay chỉ có tiến chứ không có lùi, giữ hoài phong độ đó, nghe Hải!
Lớp trưởng Hải nhăn mặt cười như... mếu.
-Quốc nhớ kèm toán cho Dũng. Hoà tiếp tục "gầy vốn" cho vườn sinh vật nghe. Thư phải ráng môn văn thêm chút nữa, đừng để bất cứ một ai phải lưu bạn nghe không.
Cứ thế hầu như không co cái tên nào bị bỏ quên. Trong lúc này, thầy Phong giống một người anh của tất cả chúng tôi hơn là một ông thầy.
-Thầy ơi nhớ viết thư nha!
Giọng của nhro Hồng run run muốn khóc, thật ra nhiều đứa gái mắt đã rưng ướt rồi.
-Viết cho mỗi người một lá thư nghe thầy.
Thầy Phong kêu lên:
-Trời đất, thầy chỉ có một cái đầu với một cái tay để viết thôi.
Thầy cố đùa, nhưng không ai cười nổi. Sau cùng Hải lên tiếng:
-Thôi trưa quá rồi! Tụi mình về cho thầy nghỉ mai con đi sớm nữa.
Mọi người đứng lên, ai cũng cố gắng nói với thêm một câu:
-Đừng quên lớp 12P nhá thầy!
-Khi nào có phép thầy về đây liền nghen!
-Thầy nhớ viết thư cho em đó!
-Thầy ơi...
Thầy Phong tiễn theo những câu nói bịn rịnh ấy ra tận đầu ngõ. Gian nhà bỗng chốc trở nên vắng ngát. Chỉ còn lại một mình tôi!
Ngồi trước chiếc bàn nhỏ, nơi thầy Phong vẫn chấm bài - tôi cầm muỗng càe nghịch nghịch những viên đa vụng trong ly. Từ đầu tôi đã ngồi như thế, không nói, không cười, không đụng đến bánh kẹo. Cũng không có một lời nào nhắc đến tên tôi.
Thầy Phong trở vào, nhìn thấy tôi, thầy giật mình khựng lại, giọng thầy bối rối:
-Linh chưa về?
Tôi chỉ mở to mặt nhìn không nói.
Thầy Phong nhìn quanh nhà, đưa tay hất mớ tóc ngắn, rồi lại ngó tôi:
-Gần thi học kỳ hai rồi. Linh ráng học nghe, văn của Linh khá lắm.
Câu nói dường như thoát ra khó khăn:
-Hải có hứa với thầy là sẽ cùng học với Linh, biết không. Hải rất tốt...
Tôi nhìn thầy chăm chăm, giọng thôi thật nhỏ:
-Có phải vì Hải tốt mà thầy bỏ đi? Đi vội vàng như chạy trốn?
Trông một giây ngắn ngủ, dường như thầy Phong đã giật mình, mắt thầy thảng thốt. Nhưng rồi, thật nhanh, thầy quay người, bỏ đi.
Tôi ngơ ngác. Rồi tôi vùng dậy chạy theo. Tôi hoảng hốt gọi thầy, thầy ơi.
Thầy Phong đứng lại chờ tôi, ánh mắt thật bén và xa lạ:
-Thực không ngờ...
-Thầy...
Giọng thầy Phong nghiêm và lạnh hơn bao giờ hết:
-Khi chị ruột thầy mất, mẹ thầy đã bắt đưa cháu gái về nuôi, tuổi nó xấp xỉ với em, nhưng em khổ hơn nó, em không còn ông bà cũng không còn cha, thầy tội nghiệp em như tội nghiệp cháu của thầy, hiểu không?
Tôi đứng chết trân, tôi cắn đến chảy máu môi mà vẫn không ngan nổi nước mặt. Chưa lúc nào tôi thèm tan bietn đi như bây giờ! Chưa lúc nào tôi cuống cuồng mong muốn đừng có mặt tôi trên đời như khoảnh khắc này!
Sau cùng, tôi cũng có can đảm ngước nhìn lên, để đánh rơi thêm hai dòng nước mắt. Cảnh vật xung quanh nhoà nhạt, tôi chỉ mơ hồ thấy dáng đứng thẳng cao vợi của thầy:
-Em xin lỗi thầy, từ nay em không bao giờ dám như vậy nữa! Em xin lỗi thầy... em xin lỗi... xin lỗi.
Rồi tôi cuống cuồng bỏ chạy, không biết chạy đi đâu, chỉ cần rời khỏi đây, càng xa càng tốt.

*
**
Thầy Phong giữ lời hưa viết thư chung cho cả lớp và viết riêng cho một số người trong đó có tôil Bức thư ấm áp tình thương, không hiểu là của một người anh, người thầy, hay người cậu - và không hề nhắc về lần gặp sau cùng giữa tôi với thầy. Thầy đã tha thứ cho tôi!
... Một hôm...
Tôi ngập ngừng bước vào văn phòng hồi hộp và sợ hãi. Có học trò nào bình tĩnh khi đột nhiên được ban giám hiệu "mời gặp"?
Ngồi chờ là hai hanh niên lạ hoắc.
-Xin lỗi, em là Nguyễn Nhã Linh, lớp 12p?
-Dạ phải.
-Em cầm cái này, anh Phong nhờ chúng tôi chuyển giùm.
Đó là một quyển sổ bìa xanh: Nhật ký. Hàng chữ trang đầu đạp vào mắt khiến tôi rụng rời:
"Nếu tôi chết, xin chuyển giùm vật này đến tay em Nguyễn Nhã Linh, lớp 12p, trường...
Tôi kinh hoàng ném tra quyể sổ:
-Tại sao lại đưa tôi? Ai cho ông lấy nhật kỳ của thầy?
Hai người cúi mặt:
-Chúng tôi chỉ làm theo lời dặn ghi bên ngoài...
Dường như đất dưới chân tôi vừa sụp xuống, tôi mở lớn mặt, thoang thoáng nghe tiếng thét của chính mình bên tai, cả văn phòng náo loạn.
Rồi tôi thấy mình "trôi" trên dãy hành lang vắng trở về lớp. Giờ chơi đã hết từ lâu. Những cặp mặt ngước lên nhìn khi tôi làm lì đi vào chỗ ngồi. Tại sao cô giáo lại ngừng giảng? Tại sao tất cả bông dưng ngó chăm chẳm vào tôi vậy kìa?
Quyển sổ bìa xanh mở ra trước mắt, trang giấy run rây duoic những ngón tay tôi:
"Ngày...
Trời mưa. Mua làm nhớ cồn cào, nhớ quay quát, nhớ cuồng điên. Thực không hiểu nổi chính mình! Đã chạy trốn đến đây, đã cách em cả ngàn cây số, mà vẫn không thể nào quên nổi.
Linh ơi...
Em có còn buồn giận tôi không? Tôi đã cố gắng tàn nhẫn, để rồi thiếu chút nữa đầu hàng trước nước mắt của em. Chạy theo và đứng lặng nhìn em khóc, tôi muốn quên hết! Thôi thì mặc kệ Hải, mặc kệ tôi là một ông thầy và em là một học trò, mặc kệ cả những tiếng xì xầm bắt đầu nổi lên quanh tôi!... Nhưng rồi tôi đã lẳng lặng quay lui. Đừng giận tôi, tôi chỉ là ngọn gió lang bạt, tôi không muốn thổi em ra khỏi dòng sông tuổi thơ êm đềm. Nhã Linh, tên em có nghĩa là chiếc thuyền nhỏ dễ thương, em có biết điều này không?..."
Những hàng chữ lung linh nhảy múa trước mắt tôi, tôi cắn chặt môi, không thể nào đọc tiếp được, cảnh vật chung quanh mời đi, một vài giọt nước mặt đã rơi ướt loang trang giấy.
Và tôi bật khóc, khóc ngất trước những ánh mặt ngạt nhiên dò hỏi của tất cả mọi người...



Dành cho quảng cáo

©2007-2008 Bản quyền thuộc về Liên Mạng Việt Nam - http://lmvn.com ®
Ghi rõ nguồn "lmvn.com" khi bạn phát hành lại thông tin từ website này - Useronline: 400

Return to top