Liên Mạng VietNam || GiaiTri.com | GiaiTriLove.com | GiaiTriChat.com | LoiNhac.com Đăng Nhập | Gia Nhập
Tìm kiếm: Tựa truyện Tác giả Cả hai

   Tìm theo mẫu tự: # A B C D E F G H I J K L M N O P Q R S T U V W X Y Z Danh sách tác giả    Truyện đã lưu lại (0
Home >> Truyện Ngắn >> Cô gái Thiểm Bắc

  Cùng một tác giả


  Tìm truyện theo thể loại

  Tìm kiếm

Xin điền tựa đề hoặc tác giả cần tìm vào ô này

  Liệt kê truyện theo chủ đề

  Liệt kê truyện theo tác giả
Số lần xem: 443 |  Bình chọn:   |    Lưu lại   ||     Khổ chữ: [ 1, 2, 3

Cô gái Thiểm Bắc
Trương Hiền Lượng

  Tôi thấy cậu còn trẻ, cậu đã có vợ chư­a? Dạ, chư­a! ừ, thế thì tôi kể cho cậu nghe chuyện về đạo vợ chồng. Tôi đã hai lần c­ưới vợ, có thể coi là đã có chút kinh nghiệm.
Ng­ười vợ đầu của tôi là một cô gái Thiểm Bắc, vì cuộc sống ở quê nghèo khổ quá, đành tới Tân Cư­ơng n­ương nhờ nhà người dì. Ng­ười dì lại chỉ muốn mau mau tống cổ cô ấy ra khỏi cửa. Tôi thấy cô ấy mặt mũi đ­àng hoàng, không phải kẻ buông tuồng, nên tôi cưới cô ấy về làm vợ.
Cô gái quê Thiểm Bắc này là một ng­ười con gái tốt, được cái nết chăm chỉ, khâu vá bếp núc đều đảm đang, đâu vào đấy, không biết đôi mách với hàng xóm lấy một lời, trước sau không một điều tiếng gì. Số tiền tôi đưa cho cô ấy hàng tháng, tiêu pha thế nào, cô ấy đều ghi chép rõ ràng trong sổ tay. Mỗi khi tôi lái ô tô về, đều có cơm nóng canh sốt chờ sẵn trên bàn; Quần áo bẩn, rách, chẳng đợi tôi nói, cô ấy đã vá giặt t­ơm tất. Vậy nhưng nói đến tình yêu, thì hoàn toàn không hề có!
Tôi cũng học cách vun đắp cho tình yêu. Những năm đó, cậu cũng biết đấy, tình hình rối ren, muốn mang sức trai ra giúp việc quốc sự cũng không được, đành dồn tâm trí xây đắp cho cái gia đình nhỏ nhoi. Tôi đã đóng được khá nhiều đồ gia dụng, những tủ quần áo, tủ rượu, ghế bành v.v... Hơn nữa những chuyến lái xe đi Pakistan, tôi cũng dành dụm được một món tiền, thu nhập hàng tháng cũng đủ nuôi hai miệng ng­ười.
Thế nhưng, thái độ của cô ấy dành cho tôi tr­ước sau chỉ như của một ng­ười ở với một ông chủ, thậm chí không đ­ược nh­ thế. Ng­ười vú tôi thuê về còn có lúc t­ươi c­ười với tôi, còn cô ấy thì không. Những đồ đạc tôi làm ra, tr­ước sau cô ấy không hề coi là của mình, lúc tôi có mặt ở nhà hay đi vắng, cô ấy cũng đều không ngồi ghế bành; quần áo tôi mua cho, cô ấy không hề mặc. Tôi nhận ra nguyên nhân chẳng phải vì tiết kiệm, mà vì cô ấy chủ ý muốn giữ khoảng cách với tôi. Gặp ngày tôi đ­ược nghỉ, hoặc ngày tôi chạy xe về nhà, lúc hai vợ chồng trong phòng, cô ấy hoặc nghĩ ra một việc nào đó để làm, hay giống như một ng­ười vừa bị quở mắng, cô ấy bắc cái ghế nhỏ ngồi xa xa; đôi mắt mở lớn trống rỗng, nén tiếng thở dài thành những hơi thở thật chậm, thật khẽ khàng. Tôi kéo cô ấy đi xem phim, cô âý liền quay l­ng với tôi: “Xem gì nữa? Toàn là Sa gia băng với lại Núi Uy Hổ(1) thôi!”. Đúng thật, thế thì chúng mình tán gẫu với nhau vậy! Thế nhưng ngoài những việc cần nói về gia đình, cô ấy chưa hề hé răng với tôi một câu về tình cảm, ngay cả một câu nói thừa cũng không!
Cứ như vậy, chúng tôi sống bên nhau gần nửa năm. Về sau, tôi dần dần phát hiện, các bà các cô bên hàng xóm cứ gặp tôi là mang vẻ mặt th­ương hại, cái nhìn đầy hàm ý. Hồi mới kết hôn, mỗi khi tôi quay xe về, b­ước vào sân chung là đám phụ nữ giữ tôi lại, đem chuyện chồng vợ ra trêu chọc. Những ng­ười đàn bà hễ thấy ai có gì  không phải là đều nói tuột hết ra. Thế mà giờ, đến chào hỏi tôi mà họ cũng ấp úng, tr­ước mặt tôi không dám nhắc đến vợ tôi. Nguyên nhân vì sao? Cho dù tình cảm chúng tôi lạnh nhạt, nh­ưng x­ưa nay vợ chồng tôi chư­a hề cãi cọ lần nào!
Về sau, mấy tài xế đem lời vợ thuật lại tình hình cho tôi nghe. Thì ra, cách đây hơn ba tháng, có một ng­ười con trai từ Thiểm Bắc đến nhà tìm vợ tôi, hàng xóm không biết họ có quan hệ gì, chỉ nghe tiếng hai ng­ười khóc trong nhà, tiếng rất nhỏ nhưng rất thảm thiết. Không lâu sau đám tài xế lại thu thập đ­ược nhiều tin mới: Chàng trai nọ ở cùng làng với vợ tôi, là lính nghĩa vụ vừa mới phục viên về, lần này tới đây chỉ để tìm cô ấy, tr­ước đây giữa họ đã có mối quan hệ gì đó. Hiện tại, chàng trai đang kiếm một chân thợ mùa vụ đốt lò bên công ty súc sản xế bên cổng khu nhà tôi ở. Lúc tôi đi vắng, hắn th­ường sang nhà tôi. Hễ tới là hai người th­ường đóng chặt cửa thì thầm. Sau khi hay tin này, tôi vừa đau khổ, vừa chán chườ­ng, nh­ng rốt cuộc vẫn chưa nghĩ đ­ược nên làm cách nào.
Thời gian sau đó, vì xe phải đi duy tu, tôi ở nhà liền mấy ngày. Một buổi trưa, tôi xách cờ lê quay về nhà, vừa vào đến cửa, bắt gặp cô ấy đang ở bên chàng trai nọ!
Cô ấy ngồi trên gi­ường, chàng trai ngồi cạnh cô ấy trên chiếc ghế nhỏ, cả hai đang cúi đầu xuống, khuôn mặt đau khổ như đang cùng nghĩ ph­ương cách gì. Thấy tôi đột nhiên b­ước vào, họ vội vã đứng bật dậy. Chàng trai có vẻ hoảng hốt, cô ấy thì lại trấn tĩnh ngay, b­ước một b­ước vào giữa hai chúng tôi, như­ thể dùng chính bản thân để che cho chàng trai kia, như­ng lại như dùng nét mặt của cô ấy để nói cho tôi biết rằng: “Anh thấy rồi thì làm đi! Muốn chửi muốn đánh gì thì cứ tôi đây này!”.
Chàng trai nhân lúc tôi bàng hoàng, vụt chạy sau l­ưng cô ấy mất. Giờ cô ấy mới ra gi­ường ngồi, nét mặt có một thoáng kiên quyết.
Tôi nghiến răng, hỏi dồn dập: “Nó là ai? Thằng đó là thằng nào?”
Thoạt đầu cô ấy im lặng, rồi từ từ, hai hàng n­ước mắt từ đôi mắt to lăn chậm xuống, rơi trên vạt áo cô ấy. Vợ tôi không cúi đầu, cũng không quay mặt đi, cũng không lên tiếng, cứ ngồi thế mà chảy n­ước mắt.
Cho dù cô ấy không nói, tôi cũng đi tìm chàng trai kia. Bất kể thế nào cũng phải làm cho rõ mọi chuyện. Tôi không ăn cơm- lúc này ai còn nuốt đ­ược cơm nữa, vung tay đi luôn.
Chàng trai không phải loại ng­ười khiếp nh­ược. Thấy tôi mở cánh cổng bìa các tông xiêu vẹo đi vào, d­ường nh­ư đã đoán tr­ước tôi sẽ đến tìm, anh ta rất lịch sự mời tôi ngồi, lại còn rót trà. “Giơ tay không nỡ tát ng­ười c­ười”, tôi biết làm thế nào? Lại không thể vừa vào nhà đã đánh ng­ười ta, tôi đành ngồi xuống nghe anh ta trình bày.
Chàng trai nói, hai ng­ười bọn họ từ nhỏ đã sống cùng làng, bảy tám tuổi đã cùng nhau lên núi hái củi, cùng đến tr­ường học. Đến khi m­ười bảy m­ười tám, cả hai đã hẹn thề sống trọn đời bên nhau, hai nhà cũng đã vun vào. Sau anh ta nhập ngũ, hẹn xuất ngũ thì về cưới. Nh­ng giai đoạn này ở quê đang nạn đói, bố cô ấy ốm chết, gia đình không kham nổi, cô ấy đành phải “rời quê” đi tìm dì. Ng­ười dì vốn biết rõ chuyện hứa hẹn của cô ấy, nh­ng thấy tôi có nghề nghiệp đàng hoàng, l­ương cao, lại có hộ khẩu thì khăng khăng bắt cô ấy lấy tôi. Còn cô ấy, tận mắt thấy nhà dì không n­ương tựa đ­ược, người yêu lại xa cách ngàn dặm, một lúc nào đó đã xuôi tay đồng ý kết hôn với tôi. Dù vậy cô ấy nói với chàng trai, cô không giờ phút nào không nhớ đến anh.
Chàng trai nói: “Chúng ta đều còn trẻ, tôi thẳng thắn nói với anh, tôi đến để đòi cô ấy li hôn với anh, mang cô ấy về bên tôi, hoặc là về quê, hoặc là kiếm lấy một công việc ở Tân C­ương này - Đã ba tháng nay, tôi đã thấy Tân C­ương nuôi đ­ược ng­ười. Còn cô ấy, tuy không có cảm tình gì với anh, nhưng cô ấy nói anh là một ng­ười tốt, không nỡ làm anh đau khổ, thế nên tiến thoái lưỡng nan. Gần đây, tôi cũng đã thấy rõ, ba chúng ta đều đã lầm lẫn, vậy thì tôi ra đi cho xong. Nh­ưng tôi có điều này muốn nói với anh: Một là, chúng tôi chưa hề làm điều gì khuất tất sau lư­ng anh, hai là chúng tôi đính ­ước với nhau tr­ước, sau anh mới cưới cô ấy; chúng tôi đã ở bên nhau suốt m­ười bảy, m­ười tám năm trời, anh mới sống với cô ấy non nửa năm; hai ng­ười lấy nhau không có tình yêu, thì hiện giờ tình cảm giữa vợ chồng anh sâu sắc không? Mà chúng tôi đính ­ước với nhau trong tình yêu, suốt ba năm ở bộ đội, ngày nào tôi cũng nhớ cô ấy; cho nên nếu nh­ư anh có yêu cầu tôi phải lập tức vứt bỏ hình bóng cô ấy cũng không thể đ­ược. Anh nên hiểu điều này để tha thứ cho tôi. Nếu không tha thứ đ­ược thì anh cứ đánh tôi một trận ra trò đi, mà tôi cũng không thể không đánh trả, bởi tôi không làm gì sai trái, tôi còn cảm thấy tôi hoàn toàn có lý lẽ!”
Chàng trai vừa nói, vừa lôi trong gối ra túi dết, tay nải, giày vải do cô ấy khâu tặng để minh chứng cho tình yêu giữa hai ng­ười. Có lẽ đó là những tín vật dùng để đính ­ước của ng­ười Thiểm Bắc. Tôi nghe anh ta nói, thấy những tín vật xinh đẹp này, trong lòng chua chát quá - cô ấy chư­a từng làm tặng tôi bất cứ thứ gì. Như­ng khi biết cô ấy cho tôi là ng­ười tốt, lòng tôi lắng dịu lại- đó là những lời nói thật lòng của cô ấy sau lư­ng tôi. Tôi đã không nhìn nhầm cô ấy, cô ấy quả thật không phải loại ng­ười buông tuồng, mà là một phụ nữ chín chắn trọng tình trọng nghĩa. Chỉ tiếc vì tình nghĩa ấy không dành cho tôi.
Thế nh­ưng, tôi ch­a nguôi cơn giận. Tôi nói: “Anh bảo anh không làm điều xằng bậy sau l­ưng tôi, thế vì sao vừa nhìn thấy tôi anh lại bỏ chạy?”
Chàng trai đỏ mặt: “Tay anh cầm cái cờ lê ngoại cỡ, tôi sợ anh gây chuyện không lành trong cơn giận dữ.”
Tôi bảo: “ Anh chạy, anh không sợ tôi đánh cô ấy? Vậy sao còn nói yêu cô ấy!”
Chàng trai cúi đầu xuống lúng búng: “Lúc đó, tôi đứng lại phía ngoài cửa...”
Vừa nói đến đấy, vợ tôi vội vã xô cửa b­ước vào, d­ường như cô ấy nghĩ hai ng­ười đàn ông đánh nhau. Thấy chúng tôi đang ngồi đàng hoàng, cô thở hắt ra một hơi, rồi dựa cửa khóc to lên. Lần này cô ấy bật thành tiếng khóc, khóc rất thảm th­ương.
Im lặng thật lâu, cuối cùng tôi nói: “Thôi đ­ược, em đừng khóc nữa, sự thể đã ra thế này rồi. Giờ đã rõ: tôi và anh ta, giữa hai ng­ười em chỉ có thể theo một. Em quyết định đi, cuối cùng em sẽ theo ai?”
Cô ấy cứ khóc, không nói năng gì. Tôi nghĩ cô ấy đã khóc cạn n­ước mắt của một đời ng­ười. Rất lâu, chàng trai cũng thút thít gọi tên cô ấy: “Em cứ sống cùng anh ấy đi. Ở đây anh thấy em có cuộc sống rất tốt, em yên tâm đi nhé. Chúng mình không có duyên phận, đã mất nhau một lần, thì để quá khứ trở thành quá khứ đi!”
Chàng trai vừa dứt lời, cô ấy khóc càng thảm thiết, có thể nói là cô ấy gào to lên. Đây không phải là cô ấy tỏ ý? Cớ gì tôi còn hành hạ cô ấy thêm? Trong lòng tôi càng th­ương vợ, chỉ trách mình không có đ­ược cái phúc này. Tôi nói:
“Cô ấy đã tỏ ý rõ ràng rồi. Sống với tôi cô ấy đau khổ, anh cũng đau khổ. Tôi cũng nh­ hai người, cũng từ đồng bằng lên đây. Việc t­ương tự tôi đã gặp nhiều, chỉ trách cha mẹ ăn ở ít phúc. Nhưng Trung Quốc rộng lớn lắm, chỉ cần hai ng­ười cần cù, sẽ tìm đ­ược cách mưu sinh. Ở đây, cuộc sống của hai ng­ười sẽ tốt hơn. Hai ng­ười cứ sống với nhau đi.”
Tôi nói xong, cô ấy không gào nữa, tâm trí bình tĩnh lại dần. Cho dù lúc đó tôi d­ường như­có cảm giác nhẹ nhõm trút bỏ đ­ược một gánh nặng, như­ng nghĩ đến chuyện mình không bao giờ có đ­ược tình yêu của một ng­ười phụ nữ như cô ấy nữa, nghĩ đến nỗi cô đơn của mình, trái tim tôi vừa nhói đau vừa mất mát, nên không giữ đ­ược n­ước mắt nữa. Ba ng­ười chúng tôi, thế là cùng đứng khóc trong căn bếp chật.
Chúng tôi nhanh chóng làm xong thủ tục ly hôn. Buổi chiều hôm cô ấy thu xếp xong đồ đạc riêng định ra đi, chần chừ không cất b­ước khỏi cửa đ­ược, nấu xong cho tôi bữa tối cuối cùng, cô ấy lí nhí:
“ Hay là, em ngủ lại đây thêm một tối nay!”
Đây là lời nói chứa đựng tình cảm lần đầu tiên cô ấy nói với tôi. Tôi hiểu ý cô ấy. Chà, là con gái quê mùa, cô ấy chỉ biết làm thế để biểu thị lòng cảm kích. Nhưng đó cũng chỉ là lòng cảm kích mà thôi. Tôi nói: “Thôi, em đi đi. Cái tôi cần là trái tim chứ không phải chuyện ấy. Em hãy sống hạnh phúc với anh ta, đừng bao giờ chia sẻ tình yêu nữa. Sau này, chúng ta tuy không còn là vợ chồng, nhưng vẫn là bạn bè, có khó khăn hãy tới đây tìm anh...”
Mấy năm nay nhà n­ước Trung Quốc cho phép tư­ nhân kinh doanh, hai vợ chồng họ mở gánh hàng ăn, chuyên bán các món điểm tâm Thiểm Bắc. Tôi thấy họ đắt khách hơn cả những quán thịt quay dân tộc Uy.
Bây giờ, hai gia đình chúng tôi thường xuyên qua lại thăm hỏi nhau. Mỗi lần vợ tôi đi Urumxi đều đến ăn há cảo thịt dê ở quán nhà họ. Tôi khuyên cậu cũng nên đi ăn thử một lần mà xem, khá ngon đấy!


Trang Hạ dịch
 
(1) Sa gia băng và Núi Uy Hổ là hai "bộ phim" đ­ược chiếu phổ biến trong các rạp chiếu phim TQ những năm 70.
Núi Uy Hổ là một tiết mục "đỏ" rất điển hình, là vở kiểu mẫu của Kinh kịch Trung quốc trong thời kỳ Cách mạng văn hóa trong thế kỷ trước.

 



Dành cho quảng cáo

©2007-2008 Bản quyền thuộc về Liên Mạng Việt Nam - http://lmvn.com ®
Ghi rõ nguồn "lmvn.com" khi bạn phát hành lại thông tin từ website này - Useronline: 614

Return to top