Phân tích Quần thể Ðộng vật hoang dã
Bạn có thể sử dụng GIS để hiển thị và phân tích dữ liệu thuộc tính. Chẳng hạn, Chambers Group sử dụng GIS và các dữ liệu thu thập được từ hệ thống định vị toàn cầu (GPS) để dẫn ra sự phân bố và mật độ của các quần thể rùa cạn sa mạc.
Công ty Duke Power dùng GIS để quản lý các dữ liệu địa lý về các loài cá nước mở (open water). Sự kết hợp giữa GIS và công nghệ định vị bằng tiếng dội đã cho những thông tin và những đánh giá loài chi tiết hơn so với các phương pháp trước đây.
Sau khi thu thập dữ liệu, GIS được sử dụng để mô phỏng và phân tích tính đa dạng theo không gian, sự phân bố theo độ sâu và kích cỡ của các loài cá.
Phân tích phân bố loài Hiện nay ô nhiễm môi trường đang đe doạ sự tồn tại của nhiều loài sinh vật, trong đó có nhiều loài cá. GIS đã hỗ trợ tích cực trong công việc bảo tồn những loài cá đang bị đe doạ. Các dữ liệu bao gồm thông tin về độ rộng và độ sâu của dòng chảy, chất lượng và nhiệt độ nước, sự phân bố của các loài cá. Phần mềm ARC/INFO đã được sử dụng để nhập dữ liệu vào một cơ sở dữ liệu gồm 250 lớp thông tin bao phủ toàn bộ vùng châu thổ sông Columbia. Những thông tin này đã được xuất bản trên CD-ROM và cung cấp cho các nhà quản lý tài nguyên.
Trường Ðại học Wisconsin đã sử dụng GIS để phân tích sự xâm thực trở lại của loài sói lông xám ở miền đông cùng các yếu tố đưa đến sự tái thiết lập thành công vùng phân bố này. Bản đồ cho thấy hướng di chuyển ổn định của loài sói này đến miền đông.
Các đặc tính tự nhiên của các vùng sinh lý Maine có thể được đánh giá ngay lập tức bằng việc sử dụng dữ liệu GIS để lập bản đồ. Văn phòng GIS vùng Maine đã dùng GIS để phân chia 15 vùng tự nhiên của Maine cùng với các loài trong mỗi vùng.
Kiểm soát các khu bảo tồn Tổ chức Bảo tồn quốc tế và Chính phủ Malagasy đã sử dụng GIS để kiểm soát sự phân bố của các loài thực vật ở Madagascar. Bản đồ này biểu diễn các loài thực vật của miền nam Madagascar bằng các màu khác nhau và biểu diễn các khu bảo tồn bằng nền chéo. Với những thông tin này, có thể dễ dàng xác định các vùng cần được bảo vệ hoặc các vùng hiện được bảo vệ có khả năng bị xâm hại.
Kiểm soát đa dạng sinh học Một số tổ chức đã sử dụng GIS để phân tích sự phân bố và mức độ bảo tồn đối với một số thành phần của đa dạng sinh học. GIS giúp các nhà nghiên cứu xác định các loài có khả năng hiện diện trong vùng quản lý hay không (vùng gián đoạn). Những loài này được dùng làm chỉ thị cho đa dạng sinh học hoặc cho sự vắng mặt, đối với một vùng cụ thể.
Bảo tồn những loài đang bị đe doạ Hiện nay ô nhiễm môi trường đang đe doạ sự tồn tại của nhiều loài sinh vật, trong đó có nhiều loài cá. GIS đã hỗ trợ tích cực trong công việc bảo tồn những loài cá đang bị đe doạ. Các dữ liệu bao gồm thông tin về độ rộng và độ sâu của dòng chảy, chất lượng và nhiệt độ nước, sự phân bố của các loài cá. Phần mềm ARC/INFO đã được sử dụng để nhập dữ liệu vào một cơ sở dữ liệu gồm 250 lớp thông tin bao phủ toàn bộ vùng châu thổ sông Columbia. Những thông tin này đã được xuất bản trên CD-ROM và cung cấp cho các nhà quản lý tài nguyên.
Các chuyên gia ở Corvallis, Oregon đã sử dụng dữ liệu GIS để phát triển chiến lược bảo tồn loài cá hồi Coho, một loài cá hồi màu hồng bạc được tìm thấy chủ yếu ở vùng cửa sông của Oregon và Washington. Trong nghiên cứu này, vùng châu thổ sông Umpqua đã được lựa chọn, đây là vùng trước đây rất nhiều cá hồi Coho, nhưng nay do khai thác gỗ, xây dựng, nắn thẳng dòng chảy sông suối, đã phá huỷ nơi sống của loài cá này, làm số lượng của chúng giảm sút nghiêm trọng, chỉ khoảng 3% so với trước kia. Công việc bảo tông được bắt đầu với việc xác định nơi cư trú của các quần thể và giúp cho chúng mở rộng quần thể. GIS được sử dụng để hiển thị và phân tích thông tin về điều kiện sống của loài.
Tìm kiếm nơi sống phù hợp: Các nhà phân tích đã tạo ra các bảng biểu và bản đồ chi tiết về hệ thống dòng chảy, từ đó tìm kiếm những nơi thích hợp cho cá hồi Coho. Các yếu tố đặc trưng của dòng chảy ảnh hưởng trực tiếp đến cá hồi Coho đều được đưa đồng thời vào bản đồ.
Công cụ phối hợp hoạt động: Ðể thực hiện nhiệm vụ bảo tồn cá hòi Coho, các nhà nghiên cứu cần phối hợp với các tổ chức bảo tồn khác. GIS trở thành công cụ hữu ích để trao đổi phối hợp, tạo các ấn phẩm đồ hoạ để phát hành cũng như để thảo luận và là công cụ chia xẻ các thông tin mới, đưa các dữ liệu lên Internet. Các cơ quan quản lý các cấp, các nhà khoa học, những người hoạt động môi trường và những đối tượng khác đều có thể sử dụng và đóng góp thông tin trực tiếp vào cơ sở dữ liệu của hệ thống.