Đến cuối năm 1920, chính quyền bônsêvich gần như thành công. Đạo quân cuối cùng của Bạch quân bị đánh bại. Các toán quân của người Cosaque cũng chịu chung số phận. Còn các đơn vị của Makno đang ở trên đường tháo chạy. Nhưng cuộc chiến giữa lực lượng quần chúng xã hội và chính quyền cộng sản vẫn còn tiếp tục. Cao điểm của trận chiến này xảy ra vào đầu năm 1921 của các đạo quân nông dân thoát ra khỏi gộng hiềm của nhà nước bônsêvich. Toàn tỉnh Tambov, một phần của tỉnh Volga [ Samara, Sarotov, Tsartsyne, Simbirk] và phía tây của Siberia nằm trong tay của quân nông dân. Nhà nước chỉ quản lý các thành phố. Các cuộc đình công, phản đối, các cuộc nổi loạn của công nhân thợ thuyền xảy ra liên tục ở các trung tâm kỹ nghệ. Cuối tháng 2 năm 1921, các thuỷ thủ của căn cứ hải quân Kronstadt nằm ngoài khơi thành phố Petrograd nổi loạn. Tình hình trở nên khẩn trương. Nhà nườc gần như không còn quyền lực điều hành. Trước nguy cơ bùng nổ, chính quyền đành phải lùi bước. Nhà nước cho ban hành các biện pháp nhằm xoa dịu sự phẫn nộ của nông dân, là thành phần chiếm đa số và nguy hiểm nhất. Chính quyền hứa sẽ đình chỉ lịnh trưng thu lương thực, thay vào đó là thuế trả bằng hiện vật. Tháng 3 năm 1921, họ cho thi hành Tân chính sách kinh tế chính trị. Mặc dù chính quyền có thay đổi chính sách nhưng các cuộc nổi loại của nông dân vẫn tiếp tục gia tăng. Nhiều tài liệu nằm trong văn khố hiện nay cho chúng ta thấy, mùa xuân năm 1921 không có hòa bình . Tình trạng căng thẳng kéo dài cho đến mùa hè 1922. Các toán thu mua lương thực vẫn tiếp tục lộng hành ở nông thôn. Việc lùng bắt các lãnh tụ cuối cùng của phe xã hội cách mạng vẫn còn tiến hành. Công nhân thợ thuyền đình công vẫn còn bị đàn áp dã man. Các cuộc tìm kiếm và tiêu diệt nông dân lẫn tránh trong rừng vẫn còn thi hành triệt để, dưới nhiều hình thức : xử bắn con tin, dùng đạn pháo binh chứa hơi ngạt bắn vào làng quê. Nhưng chính nạn đói năm 1921-1922 đã quy phục các thôn làng xáo động nhất. Vì vấn đề sống còn, nhân dân các làng quê này đã cương quyết nổi dậy chống lại các toán trưng thu của nhà nước. Nếu phải vẻ một bức tranh thì chúng ta sẽ nhận ra tại các nơi năm trước thu mua nhiều, là những nơi có các cuộc chống đối lớn và bị đói kinh hoàng nhất. Một cách khách quan, chúng ta có thể nói rằng, nạn đói kém là đồng minh của chính quyền. Nhà nước cộng sản đã xử dụng Bỏ chết đói như là một vũ khí để đè bẹp sức kháng cự của nông dân, tiêu diệt Giáo Hội Chính thống và những người trí thức. Trong số các cuộc nổi loạn của nông dân chống lại chính sách trưng thu kể từ năm 1918, cuộc nổi loạn của nông dân ở tỉnh Tambov là quan trọng, được tổ chức chu đáo và do đó cầm cự lâu nhất. Vùng Tambov nằm phía Đông và cách Mạc Tư Khoa 500 cây số. Từ đầu thế kỷ thứ 20, vùng này là pháo đài của đảng xã hội cách mạng, là di sản của phong trào Bình Dân Nga. Trong những năm 1918-1920, mặc dù bị đàn áp, nhưng vẫn còn nhiều lãnh tụ hoạt động tích cực. Tambov được coi là vựa lúa quan trọng nằm sát Thủ Đô. Mùa thu 1918, hàng trăm đoàn trưng thu về công tác vùng này. Đến đầu mùa xuân 1919, các cuộc đụng độ không tổ chức bắt đầu nổ ra. Nhưng chẳng kéo dài được bao lâu. Chỉ tiêu trưng thu lương thực năm 1918 là 18 triệu thùng lúa mì . Qua năm 1920 chỉ tiêu tăng lên 27 triệu thùng. Vì phản đối nhà nước, không chịu tăng gia canh tác mà lại bi trưng thu nhiều hơn năm trước, nên nông dân sẽ phải nhìn đói nếu nộp hết số lúa để dành. Ngày 19 tháng 8 năm 1920 xảy ra nhiều cuộc xô xát ở Khitrovo giữa các toán trưng thu và nông dân. Chính quyền địa phương cũng thừa nhận hình thức làm việc bất nhẫn của các toan thu mua lương thực. Nhân viên của các toán này đã lạm dụng quyền hành khi thi hành công tác. Họ thu luôn cả các vật dung hằng ngày như gối, mền, nồi, chén, nĩa,.và nhất là làm ẩm ướt, úng lúa khi chuyên chở ra ga. Họ còn hà hiếp, đánh đập các người gìa cả chỉ vì những người này có con đào ngũ. Từ Khitrovo, các cuộc chống đối như lửa gặp rơm khô, lan tràn nhanh chóng. Cuối tháng 8 con số người tham dự chống đối nhà nườc lên đến 40.000 . Phần đông là các lính đào ngũ có mang theo vũ khí trốn về miền quê. Chĩa ba , cào cỏ, là vũ khí của một số người khác. Họ tấn công và tàn sát, hoặc đuổi đại diện của chính quyền. Nhiều nhất là ở ba vùng thuộc tỉnh Tambov. Lực lượng nông dân ở Tambov được chỉ huy bởi một lãnh tụ thiện chiến, ông Alexandre Stepanovitch Antonov. Ông là nhà chính trị thuộc cánh Xã hội cách mạng thiên tả. Năm 1908 bị đày ra vùng Tây Bá Lợi Á cho đến cuộc cách mạng tháng 2 năm 1917. Ông đã từng ủng hộ Bônsêvich và đã từng được bổ nhiệm chỉ huy quân dân vùng Kirsonov, quê quán của ông. Tháng 8 năm 1918, ông ly khai Bônsêvich, trở thành lãnh tụ các quân nhân đào ngũ. Các đơn vị của ông đã chận đánh các toán trưng thu của nhà nước khi đi công tác thu mua trong các vùng ông đang chiếm đóng. Khi cao trào nông dân chống đối lên cao, ông tổ chức quân đội có kỹ luật và tổ chức toán tình báo xâm nhập vào các đơn vị của nhà nước. Ông tổ chức các toán tuyên truyền, vận động nhân dân chống lại chế độ Bônsêvich. Ông đòi hỏi cho nhân dân có quyền tự do mua bán, chấm dứt chính sách trưng thu, tự do bầu cử, bỏ chế độ ủy viên, và giải tán tổ chức công an Tcheka. Song song với công tác bí mật của đảng xã hội cách mạng, ông còn thành lập tổ chức Liên đoàn công nhân lao động, một hệ thống ngầm của các lãnh tụ nông dân vẫn còn bám trụ tại địa phương. Mặc dù có bất đồng quan điểm trong nội bộ, đã dẫn đến một lãnh tụ ly khai, nhưng phong trào nông dân ở Tambov cũng đã thành lập được một cơ cấu quân sự , một mạng lưới tình báo, một cơ sở chính trị. Đó là một thành công to lớn mà từ trước đến nay lực lương nông dân chưa bao giờ có ngoài phong trào của Makhno. Tháng 10 năm 1920, chính quyền bônsêvich chỉ còn kiểm soát khu lỏm trong thành phố cấp tỉnh hay cấp quận. Hàng ngàn lính đào ngũ gia nhập lực lượng của Antonov. . Quân số lên đến 50.000. Ngày 19 tháng 10 năm 1920, khi nhận ra tình hình quá nghiêm trọng, Lenine thông báo cho Dzerjinski, chỉ huy trưởng ngành công an, phải mau chóng tiêu diệt các phong trào chống đối nhà nước ở Tambov để làm gương. Đầu tháng 11, lực lượng an ninh của chính phủ chỉ có 5000 quân. Nhưng sau khi đánh bại Tướng Bạch quân Wrangel, đơn vị an ninh lên đến 10.000, cùng với một vài đơn vị ít quân số của Hồng quân. Qua năm 1921, các cuộc chống đối làn tràn qua các vùng khác. Vùng Volga, gồm các tỉnh Samara,Saratov, Tsaritsyne, Astrakhan và luôn cả vùng Tây Siberia. Tình hình cực kỳ nghiêm trọng. Nạn đói đang đe dọa tại các tỉnh, trước kia rất trù phú. Viên chỉ huy tỉnh Samara báo tin cho trung ương biết về các cuộc bao bây các kho chứa lúa của các toán trưng thu chờ chuyển về thành phố và tiếp tế cho chiến trường. Lính giữ kho phải nổ súng vào nông dân đang bao vây họ. Ở Saratov cũng đã xảy ra các vụ cướp lúa. Nông dân dùng súng của các lính đào ngũ lấy lại 3 triệu thùng lúa mì từ trong kho nhà nước. Nhiều toán Hồng quân giữ kho tan rã. Khi vùng trù phú Ukraine không còn gì để thu mua, Hồng quân kéo qua phía Đông, đến vùng Tây Siberia. Tại đây họ ra chỉ tiêu trưng thu số lượng mễ cốc cao bằng năm 1913. Nhưng vì vùng này đã bị chiến tranh tàn phá nên không thể nào cung cấp đủ. Cũng như ở những nơi khác, nông dân Siberia nổi lên chống lại lịnh trưng thu. Từ tháng giêng đến tháng 3, chính phủ mất quyền kiểm soát. Đường xe lửa xuyên Tây Bá Lợi Á bị cắt đứt. Ngày 21 tháng 3, một đơn vị quân nông dân đánh chiếm thành phố Tobolsk . Đến ngày 30, Hồng quân chiếm lại. Ở thủ đô Mạc Tư Khoa , ở Petrogradt, vào đầu năm 1921, tình hình cũng chẳng khá gì hơn. Nền kinh tế bị đứng lại. Xe lửa ngưng hoạt động vì thiếu than. Các công xưởng sản xuất ít lại vì nhiên liệu. Số lượng lương thực tiếp tế cho thành phố giảm sút. Công nhân bỏ sở tìm việc làm thêm, tụ hợp tranh luận, hay về miền quê mua thêm thực phẩm. Nhiều xưởng bỏ hoang, ai muốn lấy gì thì lấy, chẳng còn người quan tâm. Ngày 16 tháng giêng , công an báo cáo về trung ương : Bất mãn lan tràn khắp nơi. Giới thợ thuyền và công nhân tiên đoán chính quyền sắp sụp đổ. chẳng còn ai muốn làm việc. Ăn không đủ no. Đình công sẽ nổ ra rất lớn. Quân nhân ở thủ đô không còn tin tưởng. Họ có thể phản chúng ta bất cứ lúc nào. Phải áp dụng chính sách phòng loạn. Ngày 21, chính quyền ra lịnh giảm bớt 1/3 khẩu phần bánh mì ở thủ đô, và cho thi hành ngay vào ngày hôm sau. Lịnh này không còn dựa vào khẩu hiệu phản cách mạng để kêu gọi lòng ái quốc của tầng lớp dân lao động , vì tàn quân của Bạch nga đã hoàn toàn tan rã. Quyết định giảm khẩu phần là hành động đổ dầu vào lửa. Cuối tháng giêng cho đến đầu tháng 3, các cuộc đình công, các cuộc biểu tình tuần hành cứu đói, các cuộc chiếm đóng các công xưởng sản xuất diễn ra hằng ngày. Ngày 22-24 tháng 2 tại Mạc Tư Khoa cũng như tại Petrgradt công an đặc biệt ra tay đàn áp các đoàn biểu tình. Xô xát giữa đôi bên. Phía biểu tình tràn vào trại lính giải thích để gây cảm thông. Nhiều vụ nổ súng. Hàng trăm người chết , bị thương và bị bắt giam . Cuộc nổi loạn ở thàng phố Petrograd đạt đến cao điểm vào ngày 22 tháng 2 khi công nhân các hãng xưởng tổ chức bầu Hội Đồng Toàn Quyền của Công Nhân. Hội đồng thuộc khuynh hướng của đảng xã hội cách mạng và của người mensêvich. Trong bản tuyên ngôn thứ nhất, họ đòi hủy bỏ chế độ độc tài Bônsêvich. Họ đói bầu cử tự do các Sô Viết. Họ đòi tự do ngôn luận, tự do hội họp, tự do báo chí, và đòi trả tất cả tù chính trị. Để đạt mục đích trên, Hội Đồng kêu gọi công nhân tổng đình công. Nhiều đơn vị quân đội ủng hộ, tán thành yêu sách và tham gia vào cuộc biểu tình. Ngày 12 tháng 2, một toán công an nổ súng vào đám biểu tình, bắn chết 12 công nhân. Cùng trong ngày, hơn 1000 đảng viên đảng xã hội cách mạng bị bắt. Nhưng vụ đàn áp của công an không chận đứng sự phẫn nộ của quần chúng. Hàng ngàn lính chính phủ rời bỏ hàng ngũ chạy sang phía công nhân thợ thuyền. Màn kịch lật đổ chế độ phong kiến Nga Hoàng cách nay 4 năm, tháng hai năm 1917, nay lại tái diễn. Ngày 26 tháng 2, vào lúc 21 giờ, Zinoniev, lãnh tụ Bônsêvich khu vực Petrograd gởi điện văn cho Lenine, bày tỏ sự hoảng hốt của ông: Công nhân thợ thuyền đã bắt liên lạc với lính trong trại. Chúng tôi đang chợ đợi quân tiếp viện từ Novgorod. Nếu viện binh không đến kịp, chúng tôi sẽ bị tràn ngập. . Qua ngày hôm sau, là ngày kinh hoàng của quân chính phủ. Các thủy thủ của chiến hạm đậu tại căn cứ hải quân Kronstadt nằm ngoài khơi Petrograd nổi loạn. 23 giờ đêm ngày 28 tháng 2, Zinoniev gởi thêm cho Lenine một công điện nữa. Ông báo cáo với Lenine, hai chiến hạm Sebastopol và Petropavlovsk gởi tối hậu thư buộc nhà nước cộng sản phải trả lời. Ông cho biết tình hình công nhân thợ thuyền rất bất ổn. Các yêu sách của công nhân thợ thuyền chính là yêu sách của những người đã sống 3 năm trong chế độ độc tài cộng sản Bônsêvich. Ngoài các yêu sách về các quyền tự do, họ còn đòi bình đẳng trong khẩu phần lương thực. Họ còn đòi bầu ủy ban cứu xét các người bị bắt giam trong tù. Giải tỏa lịnh trưng dụng. Giải tán các đơn vị đặc quyền công an. Nông dân có quyền canh tác loại nào, nuôi gia súc nào họ thấy cần thiết. Ở Kronstadt tình thế biến chuyển dồn dập. Ngày 1 tháng 3, công nhân tổ chức một cuộc biểu tình vĩ đại. Có 15.000 người tham dự, một phần tư là lính hải quân và dân vùng Kronstadt. Chủ tịch Ủy ban hành pháp trung ương bônsêvich, ông Mikhail Kalinine phải đích thân đến để cứu vãn tình hình. Nhưng ông ta bị nhóm biểu tình đả đảo và bị đuổi đi. Ngày hôm sau một nhóm Bônsêvich chừng 2000 của tỉnh Krostadt đứng ra thành lập một Ủy ban cách mạng lâm thời và tiếp xúc với đòan biểu tình. Để bẻ gãy phong trào chống đối, ngày 7 tháng 3, lực lượng công an được lịnh hành động dứt điểm cuộc nổi loạn. Trong vòng 48 tiếng đồng hồ, công an bắt giam trên hai ngàn công nhân, cảm tình viên, đảng viên đảng xã hội cách mạng, và những người không đảng phái. Vì không có vũ khí chống cự nên họ bị bắt dễ dàng. Sau đó, chính quyền Bônsêvich và các toán công an tổ chức chu đáo tấn công căn cứ hải quân Krostadt. Tướng Toukhatchevki chỉ huy cuộc tấn công. Ông ta dùng khóa sinh của trường võ bị và các toán công an trong chiến dịch dẹp loạn. Cuộc tấn công bắt đầu ngày 8 tháng 3. Sau 10 ngày giao tranh, căn cứ Kronstadt thất thủ. Trên 1000 người chết cho cả hai bên. Cuộc đàn áp tiếp diễn với tất cả mức độ tàn ác của nó. Quân thua trận bị bắn tại chỗ. Tài liệu mới đây cho biết từ tháng 4 cho đến tháng 6 có 2103 người bị án tử hình, 6459 tù chung thân khổ sai. Trước khi Kronstadt thất thủ, gần 8000 người trốn thoát theo con đường băng tuyết thuộc vịnh Phần Lan. Họ tụ tập ở Terijoki, Ino và Vyborg. Khi nghe lịnh ân xá, họ trở vê Nga. Nhưng họ bị lừa. Liền ngay khi trở về, họ bị bắt giam và bị đày đi lao động khổ sai ở đảo Solovski và Kholmogory. Trong số 5000 người bị đày đến nơi này, vào muà Xuân 1922 chỉ còn sống sót có 500 người. Trại khổ sai lao động Kholmogory nằm ven sông Dvina, là một trong những trại tàn bạo nhứt. Họ đưa tội nhân xuống thuyền, trói tay chân, và buộc cục đá vào cổ, rồi xô xuống sông. Đây là sáng kiến của chỉ huy trưởng công an Mikhail Kedrov. Ông ta áp dụng phương thức giết người này từ năm 1920. Một số lính nổi loạn ở Krostadt, các người Cosaque và nông dân vùng Tambov là nạn nhân của phương thức giết người dã man này trong năm 1922. Sau khi dẹp xong Kronstadt, nhà nước Bônsêvich dồn lực lượng vào công tác lùng bắt các đầu não của các cuộc đình công. Mặc khác, họ đình chỉ các cuộc trưng thu và các cuộc đàn áp Tôn giáo. Ngày 28 tháng 12, chỉ huy trưởng công an Dzerjinski ra lịnh cho các công an địa phương bắt giam tất cả các thành phần trí thức, nhóm Mensêvich, đảng cách mạng xã hội. Bắt giam cả các công chức làm việc trong các uỷ ban phụ trách nông nghiệp và bộ phận tiếp tế. Nhóm xã hội ôn hòa cũng bị truy nã cùng với đảng Mensêvich. Đảng này có ảnh hưởng lớn trong quần chúng. Từ tháng 3 đến tháng 6, cơ cấu trung ương đảng Mensêvich bị phá vỡ. Các uỷ viên bị bắt và đe dọa chuyển ra vùng Siberie. Các vị này tuyệt thực phản đối. Chính quyền tống 12 lãnh tụ đảng Mensêvich ra khỏi nước Nga. Tháng 2 năm 1922 họ tới thủ đô Bá Linh của Đức. Hai lãnh tụ nổi tiếng là ông Dan và Nikholaievski. Mùa Xuân 1921, chính quyền cộng sản bắt đầu cho sản xuất công nghiệp. Lúc bấy giờ mức sản xuất giảm 1/10 so với năm 1913. Qua chính sách quân sự hóa lao động, nhà nước bắt công nhân gia tăng năng làm việc. Trung tâm hầm mỏ cung cấp 80% thép và than đá cho toàn nước Nga là vùng Dombass. Tại vùng này , chính quyền áp dụng phương pháp độc tài để bắt công nhân làm việc. Cuối năm 1920, một trong những lãnh tụ thân tín với Troski, ông Piatakov được chỉ định làm Tổng cục trưởng phụ trách hầm mỏ. Trong một năm, ông đã cho công nhân sản xuất gấp 5 lần so với mức sản xuất bình thường. Bất cứ công nhân nào vắng mặt đều bị ghép vào tội phá hoại, sẽ bị đưa đi lao động khổ sai hay bị xử bắn. Đả có 18 công nhân bị bắn trong năm 1921. Ông bắt công nhân đi làm luôn ngày chủ nhật, họ mới nhận đủ khẩu phần bánh mì hằng ngày. Ngoài ra họ chỉ nhận 1/3 hay 1/2 khẩu phần để sống qua ngày. Sau khi làm việc xong, họ phải tháo đôi giày của họ để lại cho toán khác mang , tiếp tục làm việc. Tổng cục trưởng hầm mỏ thừa nhận có nhiều lý do công nhân bỏ việc. Ngoài chuyện thiếu ăn trầm trọng, công nhân mắc bịnh vì thời tiết quá lạnh, quần áo không đủ ấm. Nhất là bị ẩm ướt lâu ngày không có quần áo thay. Để giảm bớt miệng ăn, ngày 24 tháng 6, chính quyền ra lịnh đuổi một số người không có việc làm ra khỏi các trung tâm hầm mỏ. Bớt khẩu phần lương thực của thân nhân công nhân hầm mỏ. Tiêu chuẩn tiếp tế lương thực căn cứ vào năng xuất lao động. Đó là hình thức sơ khai của chính sách trả công theo sản phẩm. Các biện pháp trên hoàn toàn đi ngược lại các tư tưởng bình đẳng và bảo đảm tiếp tế lương thực mà nhiều công nhân hằng mơ tưởng. Họ bị nhóm người Bônsêvich lợi dụng. Đó là những phương pháp phản lại tầng lớp thợ thuyền, lại sẽ được áp dụng sau này vào năm 1930 dưới thời Staline. Nhà nước cộng sản bất chấp luật lao động. Họ chẳng quan tâm đến nghiệp đoàn. Chính sách lao động tàn bạo này không phải chỉ là sản phẩm của cuộc nội chiến dưới thời Lenine, mà nó là một báo hiệu trước chính sách sau này của trung tâm quyền lực chủ nghĩa Staline. Mùa Xuân 1921, chính phủ tiếp tục công tác bình định các vùng còn do nông dân chiếm đóng. Ngày 27 tháng 4, cục chính trị uỷ nhiệm cho Toukhatchevski đàn áp các toán nông dân phiến loạn của Antonov trong vùng Tambov. Một lực lượng quân số chừng 100.000 trong đó đơn vị chính là các toán công an, có pháo binh và không quân yễm trợ, đã tiêu diệt lực lượng đối kháng của Antonov. Các biện pháp thanh trừng, lưu đày, xử bắn, diễn ra thảm khốc tại vùng này sau khi quân chính phủ đánh tan phiến loạn. Họ dùng cả hơi ngạt trong các làng xa xôi mà họ nghi ngờ đã che chở các quân lính của Antonov. Ngày 11 tháng 6 năm 1921, Toukhatchevski và chủ tịch toàn quyền ủy ban hành pháp, ông Ovseenko cùng ký bản nhật lịnh số 171, cho thi hành các biện pháp sau đây: 1./ Bắn tại chổ những ai không xưng tên khi bị xét hỏi. 2./ Các ủy ban chính trị quận hay xã có quyền bắt các con tin hay đem xử bắn những người có vũ khí mà không chịu đem giao cho nhà nước. 3./ Khi tìm thấy vũ khí ở nơi nào là những người ở đó sẽ bị hành quyết. 4./ Gia đình nào che chở lính phản loạn, sẽ bị bắt giam và đưa đi lao động khổ sai, biệt xứ. Tài sản sẽ bị tịch thu. Người lớn tuổI nhất trong nhà sẽ bị hành quyết không cần xét xử. 5./ Gia đình của các phiến loạn cũng bị ghép vào các phần tử phiến loạn. Nhà cửa bị tịch thu. Chủ gia bị xử bắn. 6./ Nếu gia đình quân nhân phiến loạn bỏ trốn, tất cả tài sản sẽ chia cho nông dân trung thành với chế độ. 7./ Nhựt lịnh này phải được thi hành triệt để. Ngày 12 tháng 6, Tướng Toukhatchevski ra lịnh bắn đại bác có đầu đạn chứa hơi ngạt vào các vị trí của quân nông dân nổi loạn. Tàn quân phải di chuyển qua các vùng khác. Một số lãnh tụ phản đối phương thức dùng hơi ngạt tấn cộng loạn quân. Tháng 7 năm 1921, công an cho thiết lập bảy trung tâm tập trung, chứa 50.000 bị bắt làm con tin mà phần đông là phụ nữ, thiếu nhi, và người gìa. Họ là thân nhân của các nông dân, quân nhân đào ngũ. Tính trạng sức khỏe ở vào mức độ tồi tệ nhất. Bịnh tiêu chảy, chí rận, không đủ quần áo, thiếu ăn, diễn ra hằng ngày. Con số tử vong hàng tháng lên đến 15%. Ngày 1 tháng 9 năm 1921, từ quân số 40.000 trong cuộc nổi loạn tháng 2 , lưc lượng nông dân nay chỉ còn lối 1000 người có vũ khí. Đến tháng 11, loạn nông dân gần như tan rã. Một số bị lưu đày số khác bị án tử hình. Cuộc bình định của vùng Tambov được coi như hoàn tất. Nhưng tại các vùng quê ở Ukraine, miền Tây Siberiee, các tỉnh ven sông Volga à vùng Caucase vẫn còn các cuộc bạo động, ít ra cũng kéo dài đến cuối tháng 6 năm 1922. Mặc dù chính sách trưng thu đã hủy bỏ nhưng các hình thức sách nhiễu dân chúng vẫn còn tái diễn tại các vùng vừa mới bình định. Cho nên tình hình ở nông thôn vẫn còn ngột ngạt. Nhân dân và chính quyền không tin tưởng lẫn nhau. Sau đây là bản phúc trình đề ngày 11 tháng 7 năm 1921 của chủ tịch đoàn của ủy ban toàn quyền gồm 5 thành viên, chỉ đạo các biện pháp áp dụng chống lại các tên phiến loạn ở Tambov. Các cuộc càn quét ở xã Koudrioukovskaia đã bắt đầu từ ngày 27 tháng 7 tại làng Ossinovski. Đó là nơi trú ẩn của loạn quân. Dân làng tỏ ra thờ ơ với các toán công an. Họ không chỉ điểm các nơi ẩn trú của lính nông dân. Họ trả lời không biết. Chúng ta bắt giữ 40 người làm con tin. Thông báo cho họ biết làng bị bao vây, trong vòng 2 tiếng đồng hồ phải mang vũ khí ra nạp và phải tố cáo các quân phiến loạn. Dân làng hội hộp nhưng không có thái độ dứt khoát hợp tác với các toán tảo thanh càn quét. Có lẻ họ cho lịnh xử bắn của chúng ta chỉ là để hâm dọa. Nhưng khi 2 tiếng đồng hồ trôi qua, trước đám đông dân chúng tụ tập, chúng ta đã bắn tại chổ 21 con tin. Cuộc hành quyết diễn ra từng người có sự hiện diện của các thành viên của ủy ban toàn quyền, những người cộng sản, .. để gây ảnh hưởng trong quần chúng. Đối với làng Kareievska, một làng có nhiều tàn quân trú ẩn, với địa hình hiểm trở, chúng ta phá hủy toàn diện và xóa tên luôn trên bản đồ. Dân làng phải bị đưa đi lưu đày. Những gia đình có con phục vụ cho Hồng quân thì được đưa qua các làng lớn hay vào trú ngụ trong các căn nhà tịch thu của các gia đình loạn quân. Ngày 3 tháng 7 năm 1921, chúng tôi hành quân vào làng Bogoslovka. Chưa có nông dân của làng nào mà cứng đầu và có tổ chức như vậy. Khi chúng tôi đặc câu hỏi, từ trẻ em tới người già đều ngạc nhiên trả lời : - Ở làng chúng tôi không có tên ăn cướp nào cả. Các ông đừng có nghĩ như vậy! Thỉnh thoảng chúng tôi có thấy họ di chuyển qua làng chúng tôi, nhưng chúng tôi không biết không biết có phải họ là những tên ăn cướp không ? Chúng tôi sống yên ổn. Chúng tôi không làm hại ai cả. Chúng tôi không biết gì cả... Ủy ban đã thi hành các biện pháp như đã xảy ra ở làng Ossinovski. Chúng tôi bắt giử 58 con tin. Qua ngày 4 tháng 7 chúng tôi xử bắn trước mắt dân làng 21 con tin. Ngày hôm sau 15. Chúng tôi đã loại 60 gia đình của quân phá hoại tổng số lên đến 200 người. Cuối cùng chúng tôi đạt được mục đích. Dân làng chịu hợp tác truy lùng các tàn quân nông dân và chỉ điểm các hầm vũ khí. Các cuộc tảo thanh càn quét kết thúc vào ngày 6 tháng 7 năm 1921. Kết quả rất tốt đẹp. Tiếng vang ,tràn đến các làng bên cạnh. Những người lính nông dân trốn trong xã Volots cạnh đó đã ra đầu hàng. Ký tên : Chủ tịch ủy ban toàn quyền Siberie là vùng cung cấp một số lớn nông phẩm vào lúc nạn đói đe doạ trầm trọng nhất ở các tỉnh ven sông Volga. Để xúc tiến việc thu thuế vùng Siberie, Dzerjinski được biệt phái đến vùng này vào tháng 12 năm 1921 với tư cách là toàn quyền đặc biệt. Ông thiết lập một tòa án lưu động. Tòa án di chuyển từ làng này qua làng kia và xử án tù hay đưa đi lao động khổ sai đối với những ai không chịu đóng thuế. Các toán trưng thu, các toán thu thuế cùng với tòa án lưu động đã gây ra biết bao tội ác. Viên chủ tịch tòa án tối cao Nikolai Krylenko đã ra lịnh điều tra các hành động sách nhiễu của các tổ chức dưới quyền của viên chỉ huy ngàng công an, tướng Dzerjinski. Ngày 14 tháng 2 năm 1922, sau khi thanh tra vùng Omsk, ông viết phúc trình: Hành động lạm quyền của các toán trưng thu không thể tưởng tượng được. Họ bắt nông dân không đóng thuế nhốt vào trong các nhà kho không có lò sưởi. Họ tra đánh nông dân bằng các roi da và hâm dọa xử bắn. Nông dân đóng thuế không đủ tiêu chuẩn thì bị trói và bắt chạy khỏa thân qua các đường phố, rồi sau đó bị nhốt trong các nhà kho kông lò sưởi. Phụ nữ cũng bị bắt khỏa thân, ngồi trong các hố băng tuyết giá lạnh. Tình hình trong các làng rất là căng thẳng. Một năm rưỡi sau, khi cho thi hành chính sách kinh tế chính trị, cơ quan công an chính trị, được coi như là nhân chứng đã làm một tờ phúc trình như sau : Trong tỉnh Pskov, các số thuế được quy định trên 2/ 3 các vụ mùa thu hoạch. Bốn xã võ trang nổi dậy chống lại chính sách thuế cao. Tỉnh Novgorod vì thất mùa nên thuế giảm xuống 1/ 4 . Hai tỉnh Riazan và Tver bị đánh thuế 100%. Dân của hai tỉnh không còn lương thực. Họ phải đào rễ cây hay cắt cỏ để ăn, sống qua ngày. Nhưng ở đây chúng tôi không thấy các cảnh tự sát tập thể như ở Kiev khi nông dân không thể đóng thuế mà cũng chẳng có vũ khí để chống lại. Gần hơn một năm nay, nạn đói đe dọa liên tục, càng làm cho người dân bi quan hơn. Qua đến mùa Thu 1922, tình hình khả quan hơn. Sau hai năm sống trong cảnh đói kém, vụ mùa năm nay họ được phép giữ nông phẩm để ăn qua mùa Đông, với điều kiện vụ mùa Xuân phải đóng thuế trả từng phần. Năm đó số lượng ngũ cốc thu hoạch giảm rất nhiều so với 10 năm trước. Hạn hán không phải là lý do duy nhất dẫn đến sự giảm sút trong thu hoạch. Sự thiếu tổ chức, trình độ hiểu biết về kỹ thuật nông nghiệp quá thấp, dụng thu quá thô sơ, lỗi thời là những nguyên nhân . Ngoài ra vấn đề chiến tranh, sự chống đối của nông dân trong chính sách nông nghiệp cũng là lý do làm chậm trễ các quá trình sản xuất. Trong lời khai, họ có nói đến cái tại họa nhưng nêu đích danh. Đó là yếu tố chính của các vụ mất mùa: Chính sách trưng dụng. Các quan đầu tỉnh của các tỉnh bị nạn đói đe dọa nhiều nhất đã cùng nhau họp tại Mạc Tư Khoa trong tháng 6 năm 1921 đã quy trách nhiệm vào chính phủ và nhất là các toán trưng dụng. Chính các toán này vì có quá nhiều quyền hành, đã lạm dụng, thi hành quá gắt gao cho nên làm cho nạn đói trầm trọng hơn. Ông Vaviline, đại diện cho tỉnh Samara giải thích rằng các ủy ban tỉnh phụ trách tiếp tế từ lúc khởI đầu trưng thu ước lượng con số quá cao.Họ thổi phồng con số trưng thu. Năm 1920, mặc dù mùa màn thất thoát, họ củng trưng thu hàng triệu thùng lúa mì. Tất cả lúa dự trữ, lúa giống điều bị tịch thu. Qua tháng giêng năm 1921, dân không còn bánh mì để ăn. Qua tháng hai, con số người chết vì đói gia tăng. Vài tháng sau, trong tỉnh Samara không còn lực lượng chống đối nào nữa cả. Dân chỉ đến bao vây ôn hòa các văn phòng hành chánh Xô Viết hay văn phòng đảng cộng sản. Họ chờ đợi các đoàn tiếp tế lương thực trong nhiều ngày. Chúng tôi không biết cách nào giải tán. Mỗi ngày, họ lăng ra chết tại trụ sở, chết như con ruồi. Có đến chín trăm ngàn người chết đói trong tỉnh. Đọc các bản báo cáo của công an địa phương, của cục tình báo quân đội, người ta biết được vụ thiếu lương thực xảy ra từ năm 1919. Từ đó, tình trạng thiếu lương thực mỗi ngày một tăng. Trong các bản phúc trình nội bộ, các ủy ban nông nghiệp và tiếp tế đều có kê khai các vùng đang bị đói và các vùng sẽ bị đói. Vụ đói ở năm 1921 là do các cuộc trưng thu cuồng nhiệt của năm 1920. Cơ quan công an chính trị suy luận rằng chính nhờ nạn đói mới giảm được sự chống đối của quần chúng. Mặc dù chính phủ biết rằng chính cưỡng bách thu mua lương thực sẽ dẫn đến hậu quả không lường được, chính phủ không dùng biện pháp nào để ngăn chận nạn đói. Ngày 30 tháng 7 Lenine và Molotov gởi điện thư đến các bí thư tỉnh, vùng, ra lịnh họ gia tăng bộ phận thu mua và mở chiến dịch giải thích tầm mức quan trọng chính trị và kinh tế về việc đóng thuế để duy trì sức mạnh của đảng và nhà nước. Đứng trước chính sách thi hành triệt để tiêu diệt giai cấp nông dân, tháng 6 năm 1921, các nhà trí thức, chuyên viên nông nghiệp, kinh tế, giáo sư đại học đã đứng lên thành lập Ủy ban Chống Đói trong phạm vi của Hội Canh Nông Mạc Tư khoa. Các ủy viên đầu tiên là hai kinh tế gia Krondatiev và Prokopovitch, ông Ekaterina Kouskova, cựu Bộ Trưởng tiếp tế của Chính Phủ lâm thời, một nhà văn, một ký giả và một số chuyên viên nông nghiệp. Nhờ sự giới thiệu của Gorki, ủy ban được ông Levkamenev tiếp kiến vào trung tuần tháng 7. Lenine từ chối tiếp kiến ủy ban. Sau cùng ủy ban thuyết phục được một số nhân vật lãnh đạo đảng về một số vấn đề. Các ủy viên trong ủy ban chống đói là những người rất có uy tín với Tây phương qua cuộc cứu đói năm 1891. Nay họ đứng ra vận động sự giúp đở của quốc tế. Ủy ban đòi một quy chế cho họ. Ngày 21 tháng 7 năm 1921 chính quyền bônsêvich cho hợp pháp hoá uỷ ban cứu đói dưới cái tên Ủy ban liên Nga cứu đói . Ủy ban này được phép mang dấu Hồng Thập Tự, và được toàn quyền tìm kiếm lương thực, thuốc men trong hay ngoài lãnh thổ Nga. Họ được phép xử dụng các phương tiện chuyển vận đặc biệt để mang thực phẩm đến phân phối cho các nạn nhân của nạn đói. Họ tổ chức các quán cơm miễn phí. Họ có quyền liên lạc với các cơ quan ngoại quốc. Chưa bao giờ trong lịch sử nước Nga có được một tổ chức với nhiều quyền như vậy. Sự nhượng bộ này là do sự khủng hoảng kinh tế và xã hội trong khi nước Nga đang cho thi hành tân chính sách chính tri kinh tế. Chính quyền còn đang lo sợ . Ủy Ban liên Nga liền bắt liên lạc với Giáo chủ Tikhon của giáo hội Chính Thống. Vị Giáo chủ cùng với các giáo sĩ thành lập ủy ban cứu trợ. Ngày 7 tháng 7 năm 1921, Giáo chủ gởi cho các tu sĩ của các nhà thờ ở Nga một bức thơ. Xác của những người chết đói là món ăn ngon nhất của những người sắp chết đói. Mà món ăn này cũng khó mà tìm cho ra. Cảnh người ăn thịt người đã diễn ra. Hãy ra tay cứu giúp các người anh em của chúng ta. Với sự chấp thuận của giáo dân, các Người có thể xử dụng các kho tàng của giáo đường để cứu các nạn nhân đang chết đói. Các vật dụng không có giá trị tâm linh như vàng vòng nữ trang, các tượng thánh,v,v.. Sau khi được Giáo hộ tiếp tay cứu trợ, Ủy ban liên Nga liên lạc với các cơ quan từ thiện quốc tế, như Hội Hồng Thập Tự , Hội Tân Giáo Ước [ Quaker ] , Hội người Mỹ cứu trợ [ ARA ]. Tất cả đều phản ứng tích cực. Nhưng than ôi, Ủy Ban Liên Nga sống không quá 5 tuần lễ. Đến ngày 27 tháng 8 năm 1921, sáu ngày sau khi ký hiệp đồng với đại diện Hội cứu trợ Mỹ ông Herbert Hoover, chính quyền cộng sản giải tán Ủy ban. Đối với Lenine, một khi các con tàu Mỹ chở lương thực rời bến là nhiệm vụ của Ủy ban liên Nga hoàn tất. Phần tiếp nhận là phần của người chính quyền , ông Kouskov ký tên nhận lãnh. Đủ rồi. Chủ tịch ủy ban Liên Nga , ông Prokopovitch bị bắt giam ba tháng vì tội phiến loạn . Một số uỷ viên của ủy ban bị tống ra nước ngoài. Một số khác bị đày đi sinh sống ở các vùng khác nhau, nơi đó không có hệ thống vận chuyển công công. Họ bi quản thúc và bị theo dõi hằng ngày. Chính quyền giải thích với dân chúng bằng cách công bố rằng: vì Ủy ban không chịu làm việc nên phải giải tán. Chính quyền ra lịnh cho báo chí mạ nhục. Họ gọi các ủy viên là các cậu ấm , các tên lính của Nga Hoàng, muốn đi rong ra nước ngoài, ít chịu đi công tác ở các tỉnh. Qua báo chí, Chính quyền hạ nhục các nhà trí thức, các nhà từ thiện ít nhất hai lần trong một tháng. Tuân hành theo chỉ thị của nhà nước, báo chí phát động chiến dịch tố khổ một danh sách 60 nhà trí thức tên tuổi trong Ủy ban Liên Nga cứu đói. Báo Sự Thật số ra ngày 31 tháng 8 năm 1921 chạy tin Người ta không thể đùa bỡn với thần đói , Người ta đầu cơ trên sự đói kém , hay Ủy ban cứu trợ,.. .. bọn phản cách mạng . Khi có người nói rằng Ủy ban liên Nga đâu có làm gì phạm pháp, thì Unschlicht là một phụ tá chỉ huy ngành công an trả lời: Phải rồi, họ chẳng làm gì phạm pháp. Nhưng các việc làm của họ thu hút quan tâm của xã hội. Sự việc này chúng tôi không chấp nhận. Như ông biết, khi ta đặt một nhánh cây vào ly nước, nhánh cây sẽ mọc rễ và nẫy mầm. Khi Ủy Ban liên Nga hoạt động, trong cộng đồng xã hội phát sinh ra nhiều chi nhánh khác. Chúng tôi phải rút nhánh cây ra và đập nát nó.. . Thay vào vai trò của Ủy ban liên Nga, nhà nước cộng sản dựng ra Ủy ban trung ương cứu đói. Đó là một cơ chế nặng nề, quan liêu, gồm các công nhiên viên nhà nước, các uỷ viên nhân dân không có khả năng, không có uy tín, thối nát và chỉ biết ăn hối lộ. Trong lúc có đến 30 triệu ngưới chết đói cần cứu giúp, Ủy ban chỉ có thể trợ cứu bất thường cho chừng 3 triệu, 1/3 trên tổng số nạn nhân. Các cơ quan từ thiện quốc tế, như Hội Hồng Thập Tự, Hội Quaker, Hội ARA, phụ lo cho chừng 10 triệu nạn nhân. Có ít nhất 1 triệu người chết đói trong những năm 1921-1922. Trong khi đó nạn đói lớn của Nga vào năm 1891 chỉ có 400 ngàn người chết ở những vùng ven sông Volga và vùng Kazakhstan. Lúc đó chính quyền và toàn dân cùng nhau tham gia vào công tác cứu trợ. Chỉ trừ ông luật sư trẻ Vladimir Lenine, đầu năm 1890 cư ngụ tại Samara là một người trí thức trong vùng đang bị nạn đói đe dọa trong năm 1891, không những không tham gia vào chiến dịch cứu đói, ông còn lên tiếng chống lại chính sách cứu trợ của chính quyền. Một người bạn của Lenine nhắt lại quan điểm của Lênine: Lenine nói trước quần chúng rằng nạn đói là cơ hội tốt cho sự ra đời lớp giai cấp vô sản. các người vô sản sẽ là những đạo tì chôn cất giai cấp trưởng gỉa. Khi nạn đói hủy diệt hết các nông dân lạc hậu, chúng ta sẽ tiến dần đến mục tiêu. Đó là tiến đến Xã hội chủ nghĩa, một giai đoạn đến sau chủ nghĩa Tư Bản. Nạn đói sẽ phá hủy niềm tin của dân chúng vào Nga Hoàng và lòng tin nơi Thượng Đế . Ba mươi năm sau, vị luật sư trở thành chủ tịch chính phủ Bônsêvich cũng lập lại mưu đồ của ông. Ông cho rằng nạn đói sẽ là phương tiện đánh chết kẻ thù. Kẻ thù lúc này là Giáo hội Chính Thống. Khi đàm thoại với ông Leonid Krassine về kế hoạch Điện Khí Hóa cho nước Nga, Ông nói, điện khí sẽ thay Thượng đế. Hãy để nông dân cầu nguyện điện khí. Như vậy nông dân sẽ tin phục vào quyền lực nhà nước hơn là tin vào thượng Đế. Từ khi thành lập Tân chính quyền, sự ban giao giữa nhà nước và Giáo hội càng ngày càng tồi tệ hơn. Ngày 5 tháng 2 năm 1918, chính quyền ra nghị quyết tách rời Giáo Hội ra khỏi nhà nước, ra khỏi nhà trường và quốc hữu hóa tất cả tài sản của Giáo Hội. Dưới thời Nga Hoàng, Chính Thống Giáo là quốc giáo. Để chống lại hành động vi phạm vào vai trò truyền thống của Giáo hội, Giáo chủ Tikhon đã gởi bốn bức thư đến giáo dân . Người Bônsêvich liên tục đả phá giao hội bằng cách bôi xấu tên thánh của các vị thánh. Họ tổ chức các cuộc hội hoa phản tôn giáo trong những ngày Thánh Lễ. Họ đòi biến Tu viện lớn Trinite Saint Serge gần thủ đô, thành viện bảo tàng vô thần . Các vị giám mục chống lại lời đề nghị của Bônsêvich đều bị bắt giam. Lenine lấy cớ nạn đói để tiêu diệt Tôn giáo. Ngày 26 tháng 2 năm 1922, trên các báo của nhà nước đăng một nghị định của chính phủ cho tịch thu lập tức tất cả các quý vật bằng vàng, bạc hay đá quý của các Thánh đường, Tu viện nếu những vật dụng này không dùng vào trong các cuộc hành lễ. Tất cả quý vật phải chuyển giao cho bộ Tài Chánh. Bộ này có quyền xử dụng trong công tác cứu trợ nạn đói. Các biện pháp tiến hành tịch thu tài sản Giáo hội bắt đầu vào tháng 3 và tiếp diễn sau đó với nhiều vụ đụng độ giữa các toán trông thu và các tín đồ trung tín. Vụ chống đối lớn xảy ra tại Chouia vào ngày 15 tháng 3 năm 1922. Đây là một thành phố nhỏ có nhiều nhà máy , nằm trong tỉnh Ivanovo. Quân đội nổ súng vào đám đông tín đồ bắn chết 10 người. Lãy cớ các cuộc chống đối của tín đồ, Lênine ra tay tiêu diệt tôn giáo. Trong một văn thư gởi cho các thành viên của Bộ chính trị đề ngày 19 tháng 3 năm 1922, với lời lẽ vô liêm sĩ, Lenine giải thích : Nạn đói là công cụ để đánh chết đầu não của kẻ thù. Về biến cố ở Chouia, chúng ta phải quyết định ngay bây giờ vì nó nằm trong chính sách đãu tranh toàn diện của chúng ta. Cứ theo như các tin trên báo chí, chúng ta cần phải xét đến thái độ chống chính sách tịch thu tài sản của các tín đồ và nhất là lập trường của Giáo chủ Tikhon. Hiện gìơ Giáo Hội của một trăm tên áo đen [ 100 Linh Mục ] đang tổ chức chống lại nhà nước. Tôi nghĩ rằng kẻ thù của chúng ta đã tính sai. Lúc này là lúc thuận lợi cho chúng ta hơn là cho bọn chúng. Sự thành công của chúng ta có thể lên đến 99%. Nó cho phép chúng ta đánh gục bọn đầu não và chúng ta cũng cố địa vị cần thiết cho lúc này và cho vài thập niên về sau. Trong cái khung cảnh người ăn thịt người, người chết hàng trăm, hàng ngàn nằm ngỗn ngang, chúng ta phải thu hết nghị lực, phải hết sức dữ tợn, hết sức tàn nhẫn mới tịch thu tài sản của Giáo hội được. Chỉ có lúc này là lúc mà nông dân sẽ bỏ bọn Giáo sĩ, bọn tiểu tư sản, chạy về phía chúng ta. Chúng ta có thể cưỡng đoạt kho tàng trị giá cả trăm triệu Rúp. Nếu không có tài sản này, chúng ta không thể nào thực hiện được công trình xây dựng kinh tế, hành chánh và phòng thủ. Chúng đã sẽ không thể đứng vững được. Chiến dịch tịch thu phải được thi hành ngay lúc này. Chính vì tình hình đói kém, dân chúng chẳng quan tâm đến tình cảm hay xúc động. Vì vậy tôi đi kến kết luận rõ ràng là phải đập tan bọn Giáo sĩ, bọn trăm người áo đen quyết liệt và tàn nhẫn. Tôi đề nghị chương trình hành động của chúng ta như sau: Giao cho đảng viên Kalinine giải quyết cấp bách mọi vấn đề. Không cho Trotski xuất hiện trước công chúng hay trên báo chí. Gởi ngay một ủy viên thông minh và cương quyết của uỷ ban hành pháp trung ương đến Chouia. Không ra văn thư mà bằng khẩu lịnh cho bắt giam giáo sĩ càng nhiều càng tốt. Phải bắt ít nhất vài chục tiểu tư sản và thương gia và tố cáo họ đã tham gia trực tiếp hay gián tiếp vào các cuộc chống đối chính sách trưng thu tài sản giáo hội. sau khi thi hành nhiệm vụ, nhân viên thi hành phải báo cáo cho Bộ chính trị hay ít nhất cũng phải báo cáo cho hai thành viên của bộ. Căn cứ vào bản báo cáo, Bộ chính trị sẽ ra khẩu lịnh cho các cơ quan hữu trách Tư Pháp thi hành bản án các phần tử phản loạn trong biến cố ở Chouia. Xử bắn một số lớn của 100 tên áo đen cùng với các giáo dân ở thủ đô Mạc Tư khoa hay các trung tâm giáo dân khác. Chúng ta phải cho chúng một bài học ngay bây giờ để cho chúng không còn dám nghĩ đến một hình thức chống cự nào nữa trong vài chục năm sau . Căn cứ trên các bản phúc trình hằng tuần của cơ quan công an chính trị, cao điểm của chiến dịch tịch thu tài sản Giáo hội xảy ra hồi tháng 3, tháng 4 và tháng 5 năm 1922. Trong số 1414 vụ chống cự, có 2691 Linh mục, 1962 nữ tu sĩ và 3447 nam tu sĩ ở các dòng tu kín bị hạt sát. Nhà nước mở các vụ xử án tu sĩ công khai tại Mạc Tư Khoa, Ivanovo, Chouia, Smolenk, Petrograd. Theo chỉ thị của Lenine, Bộ chính trị đưa ra một số biện pháp. Từ ngày 15 đến ngày 20 bắt giam vị Giáo chủ và các Giám mục trong hội đồng Giáo hội. Trong vòng một tuần lễ đưa ra tòa án những người theo đạo Chính Thống tại Chouia. Xử bắn các người cầm đầu cuộc nổi loạn. Trong một báo cáo gởi về Bộ chính trị, Dzerjinski cho biết Giáo chủ và phe của ông ta có hành động rõ ràng chống lại lịnh tịch thu tài sản của giáo hội. Nhà nước có đủ chứng cớ để bắt giam Giáo chủ Tikhou và những thành viên phản động nhết của giáo khu. Việc bắt giam là một hành động hợp thời và hợp pháp. Linh mục nào chống lại lịnh tịch thu là kẻ thù của nhân dân. Ở Petrograd, có 76 giáo sĩ bị bắt giam trong các trại lao động khổ sai, 4 vị bị hành quyết trong đó có vị Tổng giám mục giáo phận Petrograd tên là Benjamin được bầu vào năm 1917. Vị Tổng Giám mục này rất gần dân. Ông kêu gọi Giáo Hội độc lập với nhà cầm quyền ở Petrograd. Ở Mạc Tư Khoa, có 140 Linh mục và giáo dân bị bắt lưu đày lao động khổ sai. Sau đó họ bị kết án tử hình. Giáo chủ Tikhon bị nhốt tại tu viện Donskoi ở Mạc Tư Khoa. Vài tuần lễ sau khi diễn đi diễn lại trò xử án, ngày 28 tháng 2, báo chí đăng tin xử lại vụ án Mạc Tư Khoa. 34 thành viên đảng xã hội cách mạng bị kết tội phản cách mạng và chống lại chính quyền Bônsêvich, là ban chỉ đạo cuộc nổi loạn ở Tambov , trong đó gồm luôn vụ mưu sát Lenine xảy ra ngày 31 tháng 7 năm 1918. Lenine cho áp dụng hình thức bị cáo hỗn hợp, như trong năm 1930 sau này Staline áp dụng. Nó gồm cả thành phần chính trị, mười hai thành viên của Ủy ban trung ương đảng xã hội cách mạng do Abrmham Gots cầm đầu và các người khiêu khích do chính quyền gài vô. Họ tố cáo các người cùng bị can và khai những lời tự thú của mình. Theo nhận xét của bà Helene Carrere d Encause thuộc Hàn lâm viện của Pháp, là để thử nghiệm phương pháp tố cáo cho ăn khớp với nhau, có xuất xứ là một sợ thật. Cuộc chống đối của lực lượng xã hội cách mạng chống lại chính quyền bônsêvich từ năm 1918 sẽ đưa đến một nguyên tắc là mọi sự chống đối cuối cùng là đưa đến việc cộng tác với giới tư sản quốc tế. Chính quyền dàn cảnh các cuộc biểu tình của dân chúng ở bên ngoài các tòa án, đòi xử tử hình các tên khủng bố. Ngày 7 tháng 8, có 10 đảng viên đảng xã hội cách mạng bị kết án tử hình. Nhờ các cuộc vận động quốc tế của một số nhà trí thức Nga trốn ra nước ngoài, cùng với tình hình căng thẳng ở nông thôn, nhà nước cộng sản tạm thời ngưng thi hành các bản án với điều kiện đảng xã hội ngưng các hoạt động chống lại nhà nước. Tháng giêng năm 1924, các bản án Tử hình giảm xuống án 5 năm lao động khổ sai. Nhưng các tù nhân sau 5 năm không được thả ra . Họ bị xử tử vào năm 1930 khi mà dư luận thế giới quên đi và tình hình trong nước không còn là mối lo cho chính quyền nữa. Kể từ 1 tháng 6 năm 1922, nhà nước cho ban hành bộ hình luật mới. Lenine theo dõi sự soạn thảo các điều khoản của bộ luật. Bộ hình luật mới cho phép dùng bạo lực chống lại kẻ thù chính trị. Bằng chứng của các vụ thủ tiêu nhanh chóng không còn giá trị trong thời chiến. Trong các bản dự thảo theo đề nghị của ông, đề ngày 15 tháng 3 năm 1922, Lenine bày tỏ ý kiến với viên chủ tịch nhân dân phụ trách Tư pháp Kourskii : Theo thiển ý của tôi, phải nới rộng tất tầm xét xử tội tử hình cho tất cả các hoạt động của bọn Mensêvich, bọn cách mạng xã hội. Ta hãy tạo ra một hình phạt mới. Đó là hình phạt tống ra các vùng xa xôi hay ra nước ngoài. Phải tu chính một số hình thức kết tội các hoạt động có liên quan đến bọn tư sản quốc tế. Hai ngày sau, Lenine chỉ thị thêm cho Kourskii. Đồng chí, tôi muốn thêm vào bản dự thảo một khoản bổ túc cho bản tân hình luật. Việc cần thiết là phải rõ ràng. Phải đặt ra một nguyên tắc cho đúng với đường lối chính trị, chớ không phải chỉ trong phạm vi hẹp hòi của tư pháp. Các nguyên tắc này sẽ là nguyên do thúc đẫy các cuộc khủng bố. Thiết lập các nguyên tắc rõ ràng, không gian lận, không che giấu. Các điều khoản của hình luật càng cởi mở càng tốt. Chỉ có ý thức cách mạng hợp pháp mới tạo ra các điều kiện áp dụng cho các việc làm.