Y ến Thanh thốt :
- Các hạ muốn nói sao tùy thích tại hạ không tin đâu ! Tại hạ cứ cứu hắn đưa lên bờ. Nếu các hạ có giết hắn thì đó là việc của các hạ, ít nhất cũng không liên quan gì đến tại hạ.
Kỷ Tử Bình cười nhẹ :
- Cũng được đó bằng hữu, cứ đưa hắn lại đây tại hạ bảo đảm là hắn sẽ được quy hoàn về bằng hữu !
Yến Thanh vặc thân sào, đầu sào búng mạnh lên bắn Ngưu Thất vút lên không uốn cầu vòng trút xuống bờ đất.
Trên bờ Kỷ Tử Bình cười lạnh hai tay vươn ra chuẩn bị chụp Ngưu Thất khi hắn rơi xuống để quăng trả lại Yến Thanh.
Chưa chụp được Ngưu Thất thì chuẩn bị đón trúng thôi, Kỷ Tử bình ước lượng độ tốc của đà rơi, hét lớn :
- Trở lại cho ta !
Bên trên thuyền Yến Thanh nhúng chân bay theo Ngưu Thất, chống mũi sào xuống điểm nhanh vào sườn nách của Kim Tử Bình.
Hai tay của Kỷ Tử Bình bỗng cứng nguyên giữ cái thế cung ra hờm hờm.
Thành thửNgưu Thất rơi đúng vào vòng tay của y, đà rơi mạnh đẩy luôn y ngã xuống, y nằm dưới Ngưu Thất đè lên trên.
Trông Kỷ Tử Bình hết sức lúng túng.
Yến Thanh đã chỏi đầu sào xuống lấy đà vút mình lên không đảo lộn thân hình một vòng đáp xuống mũi thuyền.
Loay hoay một lúc Kỷ Tử Bình đứng lên được, đua tay chỉ Yến Thanh hét : - Công phu khá lắm ! Nhưng có can đảm cứ lưu tên họ lại !
Yến Thanh mỉm cười :
- Có chi mà dấu ! Tại hạ là Lãng Tử Yến Thanh. Rồi chàng mỉa :
- Bằng hữu miệng thì nói độc chứ cái tâm rất hiền, sợ Ngưu Thất rơi đau nên đưa tay đón tiếp, tại hạ xin đa tạ ! Bằng hữu đã tiếp nhận người rồi thế là tại hạ không còn dính dấp đến việc của các vị nữa !
Kỷ Tử Bình nổi giận :
- Bằng hữu dám hẹn một nơi gặp lại nhau chăng ? Yến Thanh lắc đầu :
- Cái đó thì quả thật là khó. Bởi chính tại hạ cũng chẳng biết ngày mai mình sẽ ở tại địa phương nào, như vậy làm sao hẹn được. Tuy nhiên các hạ yên trí, nếu chúng ta còn có cơ duyên thì ngày sau sẽ còn gặp lại nhau !
Kỷ Tử Bình gằn giọng :
- Tại hạ không tin băng hữu có cách bay thẳng lên trời. Băng hữu hãy chờ xem. Yến Thanh không hề lưu ýđến y cứ chuẩn bị quay chèo.
Chàng nghe có tiếng động rất khẻ ở phía lái nhưng giả vờ không hay biết chi hết. Một lúc sau Cầm Nhi từ phía sau cất tiếng hỏi vọng tới :
- Yến thiếu gia ! Tại sao lại sanh sự với lão ! Bây giờ làm sao đây ?
Yến Thanh mỉm cười :
- Quan hệ gì cái đó ! Nếu trời có sập xuống thì có tại hạ đây ! Tại hạ nâng lên có đè chết ai đâu mà sợ ! Cô nương đã say rồi ! Cầm Nhi nghỉ cách nào gọi tỉnh nàng dậy đi, tại hạ sẽ đưa cả hai về nhà !
Cầm Nhi lại hỏi :
- Còn thiếu gia ! Đêm nay thiếu gia không đến ngủ với cô nương sao ? Yến Thanh nhìn trăng thở dài không đáp.
Cầm Nhi lại hỏi dồn :
- Còn thiếu gia ngủ ở đâu hở thiếu gia ! Yến Thanh buông giọng trầm buồn :
- Tại hạ cũng muốn đi theo cô nương và Cầm Nhi lắm bởi tại hạ không còn nơi nào khác. Nhưng đến đó lại ngán cái mặt lạnh như tiền của mụ Kim !
Cầm Nhi mỉm cười :
- Thiếu gia đâu phải chưa đến đó lần nào ! Má Kim vẫn đối xử đẹp với thiếu gia kia mà !
Yến Thanh thốt :
- Hai đêm trước tại hạ không sợ mụvì trong mình tại hạ có tiền, nếu mụ hỏi tại hạ chìa ra ngay. Đêm nay thì tại hạ chẳng còn một đồng !
Cầm Nhi hỏi :
- Hai đêm trước má Kim có hỏi thiếu gia không ? Yến Thanh đáp :
- Hỏi hay không là việc của mụ, có tiền hay không là việc của tại hạ. Giả sử nhưmụhỏi mà tại hạ không có tiền thì bị ê mặt mà còn bị lôi thôi nữa đấy !
Cầm Nhi cười nhẹ :
- Thiếu gia yên trí, đã có cô nương tôi kia mà ! Má Kim nể nang cô nương tôi lắm. Cứ bao lâu nay cô nương tôi đem lợi rất nhiều cho má Kim, má có hứa là cô nương tôi muốn hoàn lương lúc nào cũng được miễn là lúc đó đền đáp một số tiền gọi là đền đáp công lao giáo dưỡng vậy thôi.
Yến Thanh thở dài :
- Trong đời sao lại có người không mê tiền như Kim cô nương ! Bằng lòng cho tại hạ ăn uống rồi còn lưu lại ngủ không lấy tiền có khác nào người buôn bán không cần lấy vốn.
Cầm Nhi tiếp :
- Huống chi đêm nay thiếu gia không thểđi nơi khác. Đánh Ngưu Thất thì chẳng sao chứ đánh Kỷ Tử Sinh là một tiêu đầu chân chánh trong Long Võ Tiêu Cục là phiền phức lắm. Họ sẽ tìm đến cô nương tôi làm khó dễ. Tôi chỉ sợ cô nương tôi bị liên lụy.
Yến Thanh cau mày :
- Thế ra tại hạ thật sựkhô ng thểđi ? Cầm Nhi đáp :
- Thật vậy ! ít nhất thiếu gia cũng phải chờ cô nương tôi tỉnh lại tường thuật cho cô nương tôi biết sựtì nh rồi thiếu gia sẽ đi. Nếu cần thì hai người thương lượng với nhau… Yến Thanh trầm giọng : - Thương lượng cái gì ! Cô nương có thểg iúp tại hạ đấm đá với chúng được sao?
Cầm Nhi lắc đầu :
-Đâu có việc tiếp trợ đánh nhau với họ ! Một con kiến cô nương tôi giết còn không chết nữa nói chi đến việc đánh nhau ? Tuy nhiên cô nương tôi giao tình rất hậu với Mã công tử có thểnói giúp vài tiếng cầu tình cho thiếu gia.
Yến Thanh cười lạnh :
- Cái đó thì khỏi ! Tại hạ bình sanh rất ghét cúi đầu và lại là làm việc gì rồi là sẵn sàng đón nhận hậu quả ! Tự mình chịu trách nhiệm không để cho ai phải bận tâm lo liệu hộ.
Cầm Nhi kêu lên :
- Thiếu gia đừng nói thế chứ ! Tại bến Tần Hoài Mã công tử là người có danh vọng bật nhất, mất mặt rồi phải tìm mọi cách để lấy lại thể diện, đành là thiếu gia có võ công cao, có thểhọ không làm chi nổi thiếu gia song còn Kim cô nương của rôi thì sao ! Ai dám bảo là họ không chém thớt vì giận cá ?
Yến Thanh cười lạnh :
- Nếu Mã Bách Bình có tư cách thì không khi nào làm khó dễ Kim cô nương cả. Bởi kẻ thù chân chánh của y là tại hạ đây mà ?
Vừa lúc đó Kim Tử Yến tỉnh lại. - Nàng khoát tay :
- Cầm Nhi ! Không việc gì đến ngươi, đừng nói nhảm ! Cầm Nhi hấp tấp thốt : - Cô nương chưa biết, Yến thiếu gia…
Kim Tử Yến trầm gương mặt :
- Người của ta say chứ lòng ta không say ! Việc gì xảy ra ta biết hết. Bọn Mã Bình khinh người thái quá, ta không chối là ta bán cười tại bến Tần Hoài chứ chưa bán thân. Ta có quyền chọn người mua để tựb án, dựa vào đâu mà muốn gọi ta đi lúc nào thì gọi ! Ta có bán mình ta cho hắn đâu ?
Cầm Nhi cúi đầu không đáp.
Kim Tử Yến quay qua Yến Thanh tiếp :
- Công tử đư a tôi trở về nhà rồi ngủ lại với tôi qua đêm nay, sáng sớm ngày mai hãy lên đường. Đừng lưu ýđến bọn đó !
Cầm Nhi kêu lên : - Còn Mã công tử ? Kim Tử Yến đáp :
- Khi thuyền cặp bến ngươi hãy đi ngay đến cho hắn biết Yến công tử là khách của ta. Ta Muốn tiếp Yến công tử trong đêm nay. Việc đánh người vừa xảy ra đó là ta yêu cầu Yến công tửx uất thủ. Hắn muốn gì cứ tìm ta, Yến công tử vô can ! Ngươi cứ bảo ta ra lịnh cho ngươi nói như vậy.
Cầm Nhi kinh hãi :
- Cô nương muốn tôi nói thế ?
Kim Tử Yến chồm mình tới vung tay tát vào mặt nàng nạt :
- Ta muốn như vậy đó. Ngươi cho hắn biết luôn ta không phải là người của họ Mã, ta còn có tựd o giao tiếp bằng hữu của ta.
Cầm Nhi xoa má không dám nói gì nữa. Yến Thanh mỉm cười trách : - Giận Cầm Nhi làm chi Tử Yến cô nương ! Kim Tử Yến hứ một tiếng :
- Cái con nhỏ này ngày càng đáng ghét lạ ! Chẳng rõ nó thọ nhận tiền bạc, đồ vật gì của Mã Bách Bình mà nó đeo theo giám thị tôi kỹnhư vậy.
Cầm Nhi phân trần :
- Cô nương nghi oan cho tôi quá. Tôi lluônuôn vì cô nương ! Kim Tử Yến cười lạnh :
- Ngươi vì ta ? Nếu vì ta thì ngươi phải để cho ta ít nhất cũng được bình an một đêm chứ ! Ngươi phải biết ngày mai thì Yến công tử phải đi rồi ! Ngươi cũng hiểu bình sanh ta có bao nhiêu bằng hữu chân chánh đâu ? Cái thân ta có thể bán chứ tim này không bán đâu, dù với bất cứ giá nào ! Con tim của ta nếu gặp đúng người là ta cho không.
Cầm Nhi cúi đầu thấp giọng : - Phải tôi đáng chết. Tôi lầm !
Thuyền từ từ xuôi dòng, sau đó một lúc cập bến.
Nhà của Kim Tử Yến cách bến không xa lắm, cửa còn mở, đèn chưa tắt, nơi cửa một lão phụđang đứng nhìn ra.
Kim Tử Yến tựa hồ như mất hết khí lực, đưa hai tay ra bảo :
- Bế tôi vào đi Yến công tử! Tôi muốn gần Yến công tử suốt đêm nay. Ngày mai chúng ta chia tay rồi có thể vĩnh viễn tôi không còn gặp lại công tử.
Yến Thanh mỉm cười :
- Chắc gì là vậy đâu Kim cô nương ! Tai hạ xuôi ngược một thời gian làm ra tiền sẽ trở lại với cô nương.
Kim Tử Yến lắc đầu :
- Không ! Công tử không nên trở lại. Tốt hơn hết nên vỉnh viễn xa rời đất Kim Lăng này. Công tử có trở lại tôi cũng không nhìn, duyên phận chúng ta chỉ có ba đêm thôi !
Yến Thanh đáp :
- Tại hạ có tiền, tại hạ có quyền yêu cầu cô nương tiếp đãi cái lệ là thế ! Kim Tử Yến đáp :
- Tôi có quyền đòi một giá cao, chắc gì công tử theo nổi ! Mà hà tất phải gặp nhau lại làm chi chứ ! Quí là ở chỗ tôn kính nhau, khi xa rồi chúng ta hoài niệm nhau qua sự tôn kính chứ gặp lại thì hoài niệm chết tôn kính cũng mất luôn. Chúng ta sẽ chán chường nhau. Chúng ta là hai kẻ không tương lai không căn cội, không cửa nhà chỉ hoài niệm là một an ủi lớn lao giúp chúng ta một phần nào sonh khí để đi trọn quãng đường đời đừng giết chết hoài niệm, Yến công tử !
Yến Thanh cắn mạnh môi :
- Tại hạ không thểqu ên cô nương được ! Nếu hôm nao cô nương nói những lời đó tại hạ xem thường, không hề bận tâm nghĩngợ i. Nhưng hôm nay thì lại khác, sau cơn say vừa rồi tại hạ thấy cái tâm của cô nương… Kim Tử Yến vội chận :
-Đừng đặt niềm tin vào lời nói của bon ca kỹ, Yến công tử ! Bọn người như tôi nói thì nghe êm dịu lắm song ai tin thì khổ!… Yến Thanh gằn giọng : - Chờ tại hạ phát tài là trở lại đây chuộc cô nương ngay !
Kim Tử Yến mỉm cười :
- Nổ si ao ? Công tử biết tôi trị giá bao nhiêu chăng ! Năm ngàn lượng đấy, mà là vàng chứ chẳng phải bạc đâu nhé ! Trừ ra công tử hành nghề không vốn chứ nếu làm ăn lương thiện thì đừng hòng. Vĩnh viển công tử không góp nhặt nổi một số tiền to cỡ đó đâu !
Yến Thanh trầm lặng giây lâu.
Vừa suy nghỉ chàng vừa bế nàng vào nhà.
Lão phụđứ ng tại cửa là mụ kim, Nhìn theo họ rồi đi theo vào.
Đến phòng khách, mụhỏi :
- Yến nhi ! Ngươi say phải không ?
Kim Tử Yến đáp :
- Phải má Kim ơi. Yến công tử vì tôi mà phải động thủ với người trong Long Võ Tiêu Cục đấy.
Mụ Kim điềm nhiên.
- Ta có biết ! Mã công tử có sai người đến đây hỏi thăm ! Kim tử Yến hỏi : - Hắn có nhắn gởi lời gì chăng ?
Mụ kim đáp :
- Hắn hỏi ngươi có ý tứ gì ? Kim Tử Yến tiếp :
- Tôi có bảo Cầm Nhi đến gặp hắn cho hắn biết, Yến công tử là bằng hữu của tôi, tôi muốn đàm đạo với Yến công tử một đêm ngày mai thì Yến công tử ra đi rồi !
Kim Má Má hỏi :
- Ngày mai Yến công tửcáo từ ? Kim Tử Yến gật đầu :
- Phải ! Và vỉnh viễn không trở lại đây nữa. Kim Má Má nói :
- Càng hay ! Này Yến công tử! Không phải là già có ý gì không đẹp với công tử đâu nhé, già xem Yến Nhi như con ruột nên già mong nó có nơi chốn đàng hoàng cho nó nương nhờ tấm thân. Công tử và nó không có duyên phần với nhau thì xa nhau càng sớm càng tốt. Nếu công tử thương nó thì hãy để cho nó được yên thân để tìm một chỗvững chắc mà lập gia thất.
Yến Thanh gật đầu :
- Bà nói phải ! Sáng sớm ngày mai tôi sẽ lên đường.
Kim Má Má thoáng lộ một nụ cười, lấy trong mình ra một gói nhỏ trao cho Yến Thanh, tiếp : - Công tửcầm lấy đi.
Yến Thanh lấy làm lạ hỏi : - Gói gì thế ?
Kim Má Má đáp :
- Sáu mươi lạng bạc ! Già biết công tử có bao nhiêu tiền điều lấy ra hết mà làm việc thiện. Hiện tại thì chẳng còn một đồng dính túi, đành rằng trẻ tuổi có tính bốc đồng làm việc chi cũng không chịu ngó trước nhìn sau, song già cũng rất khâm phục
nghĩa cử đó cho nên già cũng có chút lễ mọn này tặng công tử, giúp công tử đỡ vất vả phần nào trong mấy hôm đầu của cuộc hành trình.
Yến Thanh thốt :
- Hết tiền thì chịu, tại hạ không thểkh ông làm một việc đáng làm. Kim Má Má mỉm cười :
- Thì già đã nói là già khâm phục kia mà ! Chứ ai có bảo là công tửlàm sai đâu ! Vì công tử là bằng hữu của Yến Nhi nên già mới dám nói những lời không nên nói với khách. Dù mẹ con già thuộc hạng hạ tiện, song không đến nổi lấy cả tiền rươu, tiền trọ của bằng hữu ! Có những trường hợp con người phải biết quýt rọng bằng hữu hơn bạc tiền !
Yến Thanh toan mở miệng Kim Má Má chận lại tiếp luôn.
- Nói ra không sợ công tử bất bình chứ thân giá của Yến Nhi như thế nào hẳn là công tử thừa hiểu, hiện tại đồng tiền của công tử sợ chưa đủ thưởng tiền công hầu hạ cho Cầm Nhi đừng nói là ứng phó với những cuộc rượu với Yến Nhi. Cho Nên đã là bằng hữu của nhau thì công tử hãy đểc ho già làm được một cái gì với công tử, có nhưvậy già mới khoan khoái !
Yến Thanh không tưởng là một mụ tào kê lại nói được những câu thông tình đạt lý như thế.
Chàng vòng tay cung kính thốt :
- Đa tạ đại nương chiếu cố đến tại hạ !
Kim Má Má lại tiếp :
- Già là con người có đức, ham tiền mà tích trử cũng chẳng có ích chi bởi khi chết đi rồi cũng chẳng mang theo được. Già cũng muốn tặng công tử một số khá hơn, song biết công tử không bao giờ thọ nhận nên thôi vậy, và chỉ đưa công tửs áu mươi ượ lng của công tử đã chi ra ba đêm nay. Đêm sắp tàn, thời gian qua mau công tử và Yến Nhi hãy lên gác tâm tình với nhau đi. Còn Cầm Nhi đi gặp Mã công tử già chỉ sợ nó giải thích không rành người ta hiểu lầm rồi sau sanh sự lôi thôi, vậy để già chịu khó đến đó một chuyến !
Kim Tử Yến sa vào lòng mụ nũng nịu : - Nghĩa mẫu tốt với tôi quá.
Kim Má Má vuốt tóc nàng, dịu giọng :
- Không tốt với ngươi thì tốt với ai ? Già chỉ có mỗi một mình ngươi tự nhiên phải cưng ngươi chứ. Thôi lên gác đi đừng để bằng hữu nôn nao ! Xuân tiêu một phút ngàn vàng.
Bà cười cởi mở. Yến Thanh hơi lo :
- Liệu đại nương đi có êm việc hay không ! Kim Má Má đáp :
- Thế lực của họ Mã tại Kim Lăng dù mạnh lớn cũng không làm già khiếp sợ nổi. Nói lý không nghe già cứ ỳ ra đó thử xem hắn làm chi được già ! Già sống tại Kim Lăng từ lúc còn thơ ấu đến nay mái đầu đã bạc, già là một con người thâm căn cố đế tại địa phương còn hắn bất quá là một tiểu tử hậu sinh, già đâu có ngán ! Xưa kia lúc hắn chưa ra đời thì phụ thân hắn từng ngủ chung một giường với già mà. Hắn biết điều thì tốt, hắn không biết điều thì già sẽ làm cho hắn hết còn dám ngẩng cao mặt nhìn thiên hạ tại cái bến Tần Hoài này cho mà xem ! Già thách hắn dám làm thịt già đó !
Yến Thanh cảm động hết sức. Chàng thốt :
- Họa do tại hạ gây ra, làm liên lụy đến đại nương ! Kim Má Má mỉm cười :
- Không quan hệ gì cả ! Công tử đêm nay dằn mặt bọn họ Mã như vậy là có danh rồi đó nhé !
Bà chụp cây gậy đi ra cửa. Kim Tử Yến mỉm cười thốt :
-Mình lên gác đi công tử, có má Kim ra mặt rồi việc lớn bằng trời cũng biến thành hạt tiêu !
Yến Thanh gật đầu :
- Kim đại nương xem vậy mà hào hiệp ghê ! Thật là không ngờ ! Kim Tử Yến hỏi : - Không ngờ cái chi ?
Yến Thanh đáp : - Bà ấy nhiệt tâm thật ! Kim Tử Yến thở phào :
- Tôi cứ tưởng công tử không tin má Kim dám đương đầu với Mã Bách Bình. Yến Thanh thốt : - Tin chứ ! Bà nói được là làm được !
Kim Tử Yến cau mày : - Công tử tin như vậy ! Yến Thanh cười nhẹ :
- Thì cô nương vừa nói việc bằng trời có bà can thiệp cũng biến thành hạt tiêu! Kim Tử Yến lắc đầu : - Tôi nói mặc tôi nói, còn việc đó má Kim thành hay không là do bà, bà đâu có cam kết. Công tử đừng cho rằng cái gì tôi nói là có y như vậy.
Yến Thanh giải thích :
- Sở dĩ tại hạ tin như vậy là vì thói thường người ta dù phẩm cách cao hay thấp, khi chen mình vào hàng danh giá được rồi ai ai cũng sợ mất mặt, mà Kim Đại Nương lại định dùng lối tiểu nhân tự nhiên Mã Bách Bình phải sợ ! Nếu bà ấy gây náo loạn tại hai tiêu cục thì liệu Mã Bách Bình còn làm ăn được với ai nữa ? Doanh nghiệp của hắn phải chịu ảnh hưởng nặng.
Kim tử Yến hừ một tiếng :
- Công tử cho rằng má Kim là một tiểu nhân ! Yến Thanh lắc đầu !
- Tại hạ đâu dám vô lễ như vậy ! Bất quá tại hạ nghĩ rằng khi người ta muốn đạt một mục tiêu nào đó người ta dám dùng mọi thủ đoạn như thường. Huống khi việc làm lại có nhiều nghĩa khí. Bởi Kim Đại Nương nếu sanh sự là sanh sự cho tại hạ, đem một cái lợi cho tại hạ.
Rồi chàng tiếp :
- Đáng ra vụ đó phải do tại hạ làm Kim Đại Nương không cần ra mặt. Song nếu tại hạ đảm đương thì ngại liên lụy cô nương !
Kim Tử Yến lắc đầu :
- Không có việc liên lụy đến tôi đâu ! Mã Bách Bình không bao giờ đụng chạm đến tôi vì hắn không muốn làm cho tôi đau lòng. Huống chi công tử có động thủ cũng là vì tôi. Nếu công tử bị trả thù thì tôi thương tâm lắm !
Yến Thanh cười khổ :
- Tại hạ nói liên lụy là vì nghĩ sinh hoạt của cô nương từ nay về sau ! Dù muốn dù không cô nương cũng mang tai tiếng là vì tại hạ với một vài người khách, trong số đó có Mã Bách Bình là khách đáng giá. Bất cứ kỷ viện nào cũng hoan nghênh loại khách đó ! Nếu như hắn hận không đến nữa thì chẳng hóa ra thiệt thòi cho cả Kim Đại Nương lẫn cô nương sao ?
Kim Tử Yến trầm giọng :
- Công tửnói thế là không có lương tâm rồi ! Tôi không vì lợi, tôi từng nói với công tửlà tôi sẵn sàng từ bỏ mọi hưởng thụ đểcam chịu vất vả với tri kỷ s ao ? Huống chi trên đời này nào chỉ có một Mã Bách Bình là tay biết tìm hoa biết vung tiền ? Bỏ việc đó đi Yến công tử.
Rồi nàng tiếp :
- Ba đêm chung sống với nhau lưu lại cho tôi một hoài niệm có giá trị ngang với tất cả số châu báu trên đời ! Tôi không mong muốn chi hơn nữa ! còn lại bao nhiêu giây phút trước lúc chia tay chúng ta hãy tận hưởng công tử ạ ! Không nên đầu độc buổi sung hợp bằng những cái chua cay !
Cả hai đưa nhau lên gác.
Khi Yến Thanh thức dậy thì chàng nhận ra mình nằm trên một chiếc giường, giường chao chao mới biết mình đang ở trong một con thuyền.
Thuyền không sang trọng, bởi không nệm êm chăn ấm trên giường trước mặt chỉ có một chiếc bàn thô sơ.
Chàng mở cửa khoang thuyền.
Mêng mang nước rộng, sông dài hoàng hôn sắp tàn trăng sớm đã treo lơ lững. Thì ra là ngày sáu, đêm cuối cùng với Kim Tử Yến đã qua một ngày, ngày kế tiếp cũng sắp qua luôn !
Chàng quay nhìn lên mặt bàn.
Trên bàn là chiếc bao nhỏ đựng y phục. Hành lý đơn giản của một kẻ luân lạc khắp sông hồ, không còn một thứ hành lý nào đơn giản hơn nữa, thứ hành lý mà mộtrt ẻ nít lên ba cũng quảy nổi.
Cạnh bao hành lý là một bổn thơ ngâm của Tam Bạch Tiên Sanh cùng pho Cầm Long Kiếm Phổ.
Bổn thơ có dấu mực mới chứng tỏ có người mô phỏng bút tích của Tam Bạch Tiên Sanh.
Mô phỏng chứ không đoạt luôn ! Và nếu không đoạt quyển thơ tất không thể đoạt vật quý hơn là pho Cầm Long Kiếm Phổ.
Soát lại các vật chàng thấy đủ số không mất một món gì. Thừ người suy nghĩ một chút chàng bắt đầu minh bạch.
Lúc chàng khoác lốt Phích Lịch Kiếm Khách Sở Thiên Nhai có khám phá ra đất Kim Lăng là một cứ điểm trọng yếu. Kim Lăng là đất thần bí nơi phát xuất oai quyền thống trị toàn thể võ lâm.
Giờ đây trở lại Kim Lăng dưới tên Lãng Tử Yến Thanh, dưới một khuôn mặt mới, chàng biết Kim Lăng là giang san của họ Mã, mà Mã Bách Bình thường tiếp xúc với Kim Tử Yến, cả hai có vẻ khả nghi, cộng vào dó là một mụ già họ Kim cũng là con người khả nghi nốt.
Bằng cứ xác nhận sự hoài nghi của chàng là di vật của Tam Bạch Tiên Sanh không mất, dù những vật đó đã qua tay Kim Tử Yến.
Xem ra Mã Bách Bình còn nhân nhượng Kim Tử Yến mấy phần.
Theo sự suy đoán của chàng thì Mã Bách Bình, Kim Tử Yến và Kim Đại Nương hẳn phải là thuộc hạ của một ma vương thần bí nào đó. Và Kim Tử Yến mường tượng có hảo cảm với chàng.
Nàng mô phỏng quyển thơ ngâm của Tam Bạch Tiên Sanh là để phúc trình lên thượng cấp rằng chàng là môn hạ của tiên sanh.
Thì ra Kim Tử Yến và Kim Đại Nương vốn là những nhân vật võ lâm như chàng. Bởi không ngờ việc đó chàng xem thường họ, bây giờ thì chàng thấy thẹn dù chàng chẳng mảy may hợm mình.
Chàng thở dài lẩm nhẩm :
- Sao nàng lại kém thành thật với ta ! Hy vọng chúng ta không phải là thù địch với nhau ! nếu một ngày nào đó ta bắt buộc phải đối đầu với nàng thì thật là đáng tiếc!
Trong bao hành lý, ngoài sáu mươi lạng bạc còn một hộp dùng đựng phấn.
Trong hộp có một đoạn lụa kết giải Đông Tâm và một đôi minh châu to bằng quả trứng chim chiếu sáng ngời. Đôi ngọc đó trị giá ít nhất cũng vài ngàn lượng vàng.
Ngoài ra có một mảnh giấy nhỏ, ghi mấy chữ :
“Tặng chàng đôi ngọc sáng”
“Tượng trưng lệ hồng nhan”
“Ngày nào vui cang lệ”
“Đừng quên nổi đoạn tràng !”
“Non sông dù dời đổi”
“Khối tình chẳng vỡtan ” Yến Thanh nghe đôi mắt nóng, rơi tàng hạt lệ vượt mí, lan tròn xuống má. Mảnh giấy nói lên sự vỉnh quyết, vì hoàn cảnh mà có sự rẽ phân, vì hoàn cảnh mà nàng chấp nhận trước một phân ly đau lòng hơn tử biệt !
Một lúc sau chàng thu gọn các vật vào bọc rồi từ từ bước ra khỏi khoang thuyền. Nơi đây là một bến cá có vài con thuyền cũ kỹđang buông neo.
Một lão nhân đang đứng ở mũi thuyền thu xếp một tay lưới. Yến Thanh hỏi :
- Đây là đâu lão trượng ?
Lão nhân đáp :
- Vịnh Đại Vương thuộc huyện Đơn Hồ.
Yến Thanh hỏi :
- Huyện Đơn Hồ thuộc địa trấn phủ Trấn Giang ? Lão nhân gật đầu :
- Phải, lão phu mất một ngày trời chèo thuyền đưa đại gia từ Kim Lăng đến đây Yến Thanh cau mày : - Làm sao tiểu sanh lại ở trên thuyền này ?
Lão nhân giải thích :
- Kim cô nương đưa đến, đại gia say khước nên chẳng hay biết gì. Lão phu đến Tần Hoài thăm con gái. Kim cô nương tặng lão phu mười lạng bạc nhờ lão phu đưa đại gia đến đây !
Yến Thanh gật đầu tỏ lời cảm tạ lão nhân.
Chàng vào khoang lấy hành lýrồi rời thuyền lên bờ đi vao xóm ngư phủ.
Chàng không hiểu tại sao mình bất tỉnh suốt một ngày, dù có say rượu cũng không mê man lâu quá như vậy.
Đã đoán ra Kim Tử Yến là thuộc hạ của Thiên Ma Lịnh Chủ, chủ nhân của Xuyên Tâm Lệnh, chàng không thểở lại thuyền lâu hơn sợ liên lụy đến lão nhân.
Chàng nghe cơn đói cào cấu dạ dày chàng liền vào một quán ăn cơm. Trước khi ăn phải có uống, từ sáu năm nay cứ mỗi lần thay tên đổi lớp là chàng thích rượu hơn một phần.
Hiện tại thì bịnh rượu kển hư nặng lắm rồi.
Trong quán cơm có hai người trung niên chiếm một chiếc bàn. Trên bàn bày la liệt các thức ăn còn nguyên vẹn.
Thấy chàng vào cả hai cùng đứng lên. Một người thốt :
- Yến hiệp sĩđến rồi ! Bọn tại hạ chờ cũng khá lâu.
Yến Thanh giật mình hỏi : - Nhị vị là ai ?
Người đó đáp :
- Tại hạ là Mạt Tang, còn đây là xá đệ tên Mạt Tử. Anh em tại hạ khai thác một tiêu cục tại Kinh Sư.
Yến Thanh à lên một tiếng :
- Thì ra hai vị là Thần Tiên Song Kiệt ! Mạt Tang mỉm cười :
-Yến hiệp sĩ nói đùa đấy ! Sau ngày Kim Tiên Mã Cảnh Long tạ thế tại Kim Lăng, con trai lão là Kim Kiếm Ngân Tiên Mã Bách Bình nối nghiệp thì cái hiệu Thần Tiên Song Kiệt phai mờ luôn. Hắn thủ tiêu những chiếc roi của bọn tại hạ đã đành lại còn uy hiếp anh em của tại hạ cấm sử dụng roi. Thành thử doanh nghiêp của tiêu cục ngày càng sa sút. Hiện tại anh em của tại hạ chỉ ngồi không mà ăn vốn !
Yến Thanh cau mày :
- Đâu có việc vô đạo lý như thế !
Mạt Tử thở dài :
- Tài chẳng bằng người thì người muốn nào lại chẳng được, mình làm chi nổi người ta ! Tại Kim Lăng có đến mười sáu tiêu cục thì mười ba chỗ đã cúi đầu khuất phục trước Mã Bách Bình rồi. Những tiêu cục ở các nơi khác cũng kiêng ky luôn để còn có đường sinh hoạt kiếm cơm kiếm cháo. Chỉ có bọn tại hạ chưa chịu kết thân với hắn thôi cho nên tiêu cục vắng vẻ như chùa hoang, suốt ba năm chưa có một khách hàng !
Mạt Tạng tiếp nối :
-Đêm qua tại bến Tần Hoài hiệp sĩ hiển lộng thần oai hạ Bát Quái Kim Đao Kỷ Tử Bình quả là một việc làm cho con người thống khoái không tưởng nổ.i Anh em tại hạ hết sức khâm phục, do đó không ngại đường dài theo luôn hiệp sĩt ừ Kim Lăng đến đây !
Yến Thanh hỏi :
- Nhị vị có điều chi chỉ giáo ?
Mạt Tạng đáp :
- Thỉnh cầu Yến hiệp sĩg iúp một tay cho anh em tại hạ có chén cơm ! Yến Thanh cười khổ :
- Các vị gõ cửa lầm nhà rồi ! Tại hạ chỉ có trong mình không hơn sáu mươi lượng bạc.
Mạt Tạng vội thốt !
- Hiệp sĩ hiểu sai câu nói của tại hạ rồi đó ! Đâu phải tại hạ vay tiền ! Tại hạ dù nghèo, sinh hoạt dù ngưng trệ song còn chút ít tài sản đủ sống qua ngày. Sở dĩ ba năm qua tại hạ còn duy trì tiêu cục là vì hơn ba mươi thủ hạ là những người rất trung thành từng đồng lao công tác với anh em tại hạ tạo dựng cơ đồ. Tại hạ không nỡ để cho họ lâm vào cảnh thất nghiệp nên chưa giải tán cơ sở. Đã không cam tâm cúi đầu khuất phục lại không chịu rút lui vào bóng tối thì phải nhìn thẳng vào cuộc diện, đương đầu với cục diện !
Yến Thanh thốt :
- Tại hạ xin nghiêng mình bái phục ý chí bất khuất của quý vị. Nhưng chẳng biết tại hạ giúp các vị như thế nào !
Mạt Tạng đáp :
- Anh em tại hạ chân thành khẩn thiết thỉnh cầu xin Yến hiệp sĩ hợ p tác.
Yến Thanh điểm một nụ cười :
- Mạt Huynh muốn mời tại hạ vào tiêu cục lãnh môt chân tiêu sư ! Tại hạ là một kẻ vô danh, vào quý cục tưởng cũng chẳng làm nên được trò trống gì. Hơn nữa tiêu cục của hai vị lại dời về Kim Lăng rồi mà nơi dó tại hạ không còn đất dung thân sau khi đánh ngã Ngưu Thất và Kỷ Tử Bình. Có tại hạ trong quý cục chỉ làm cho hai vị thêm phiền phức mà thôi !
Mạt Tạng rắn giọng :
- Nếu Yến hiệp sĩ sẵn sàng hợp tác dù cho anh em tại hạ có tiêu tan sự nghiệp, hủy diệt sanh mạng bọn tại hạ cũng vui. Hiện tại nếu muốn lại mở tiêu cục mà không có sự đồng ý của họ Mã thì vẫn không hoạt động được bởi họ Mã chiếm độc quyền về ngành sinh hoạt đó, dù chúng không phá quấy cũng chẳng có khách hàng nào tín nhiệm chúng ta. Cho nên việc mời hiệp sĩ hợp tác, không phải với mục đích tiếp tục nghề bảo tiêu mà là đểtiết chế thế lực họ Mã, dằn mặt cho chúng bớt hoành hành hống hách, cho bao nhiêu đồng nghiệp được tựd o sanh sống. Không chịu áp lực của chúng nữa thôi !
Yến Thanh hỏi :
- Công khai tìm chúng khiêu chiến ? Mạt Tạng mỉm cười :
- Đâu có ngang ngược như vậy được ! Chúng đông người mạnh thế, lấy sức chọi chúng thì chọi làm sao xuể ! Chúng ta phải dùng trí, chúng ta âm thầm tiểu trừ vây cánh dần dần… Hắn viết lên mặt bàn hai chữ “cướp tiêu’.
Yến Thanh vội lắc đầu :
- Không được ! Dù tại hạ là kẻ vô danh, quyết không hành động cách ám muội ! Chẳng những xấu cho chính mình mà tổ tông cũng thẹn luôn !
Mạt Tạng tiếp :
- Tại hạ cũng hiểu như vậy cho nên tại hạ đã xắp sẵn một chương trình hoạt động, chúng ta cứ làm như thế này… Hắn thì thầm bên tai Yến Thanh một lúc.
Cuối cùng Yến Thanh gật đầu.