Hồi đó tôi mới mười bảy tuổi và … bị một cơn sợ ghê gớm. Anh bạn học Walter port và tôi cùng nhau lao vào một cuộc mạo hiểm kỳ thú nhưng cũng thật là ngu xuẩn: chúng tôi muốn cho biết rằng có thể chéo một chiếc xuồng nhẹ từ Minneapolis tới điểm bán da lông của hãng York trên vịnh Hudson. Chúng tôi đã chèo tới được Norway House ở phía cực bắc hồ Winnipeg. Từ đó còn phải chèo một quãng dài 725 cây số nữa qua một miền hoang vu, chỉ gặp được một thị trấn nhỏ ở dọc đường. Những bản đồ chúng tôi mang theo đều sơ sài quá mà hôm đó đã là ngày mồng một tháng chín! … Sông hồ sắp đóng băng.
Nhân viên cảnh sát Gia nã đại do dự không muốn cho chúng tôi tiếp tục cuộc hành trình và sau cùng cũng miễn cưỡng cho phép chúng tôi. Cả đêm trước ngày khởi hành chúng tôi thao thức, nghĩ tới nỗi gian nan dọc đường, nửa sợ nửa tự ái. Nếu bị chìm xuồng hoặc bị mắc kẹt vì nước đóng băng thì không hy vọng gì thoát chết được. Mà nếu bỏ nửa chừng thì còn mặt mũi nào trông thấy gia đình, bạn bè nữa?
Tòa soạn nhật báo ở Minneapolis tường thuật từng giai đoạn cuộc hành trình của chúng tôi, chủ ý để nêu tên tôi trong bước đầu vào nghề viết văn, sẽ khinh bỉ chúng tôi ra sao? Và chính Walter và tôi sẽ có thái độ ra sao khi làm cho mọi người thất vọng như vậy?
Lúc khởi hành, một thợ săn Đan Mạch lực lưỡng tới chúc chúng tôi « thượng lộ bình an ». Ông sít chặt tay chúng tôi bảo :
Các cậu chỉ nên nghĩ tới cây số trước mặt thôi, đừng bận tâm đến những cây số ở xa hơn nữa nhé. Như vậy thì sẽ tới đích được.
Tôi chưa bao giờ nhận lời khuyên chí lý như lời khuyên đó.
Biết bao lần, ban đêm, tôi trằn trọc, lăn qua lăn lại trong cái xắc-mền lạnh buốt, lo lắng về quãng đường dài đằng đặc phải vượt qua mà nhớ lại lời khuyên của người thợ săn Đan Mạch đó! Trong bao nhiêu ngày chèo chống lặn lội, khiêng xuồng và đồ đạc, ci đã có dịp nghiền ngẫm về lời khuyên đó, tinh thần chúng tôi thấm nhuần lời khuyên đó. Chúng tôi chỉ nghĩ tới cái thác ở phía trước, tới chỗ cắm trại ở phía trước, tới cây số ở phía trước thôi.
Sau cùng, một đêm tối như mực, chúng tôi đã vượt được cây số cuối cùng. Bẩn thỉu, mặt mày hốc hác, quần áo rách tươm, lương thực gần hết nhẵn, chiếc xuồng hư nát tệ hại, chúng tôi kết lên bờ, trong luồng ánh sáng vàng vọt từ điểm bán hàng của hãng York chiếu ra.
Từ hồi đó, tôi có nhiều dịp nhận thấy lời khuyên của người thợ săn Đan Mạch đó rất đúng : chỉ phải tiến từng cây số thôi. Chẳng hạn, mười ba năm sau, trong thế chiến thứ nhì, tôi và vài anh bạn ngồi trong một chiếc phi cơ chuyên chở của nhà binh. Chúng tôi đang bay trên khu rừng biên giới Ấn độ-Miến điện thì máy bay hư, chúng tôi phải nhảy dù xuống. Nếu có đoàn cấp cứu nào được phái tới thì cũng phải mất hàng tuần mới tới chỗ của chúng tôi. Vì vậy chúng tôi không thể nào đợi được, đành cực khổ len lỏi lần lần về phía Ấn độ, vượt quãng đường 225 cây số, qua một miền núi non hiểm trở, dưới ánh nắng cháy da và những trận mưa tầm tã.
Chúng tôi vừa khởi hành thì chẳng may, chân tôi bị thương vì chiếc đinh trong giày; buổi tối đó, hai bàn chân tôi phuềng lên, rướm máu. Khập khiễng như vầy thì làm sao vượt được hơn hai trăm cây số? Mà các bạn tôi có anh tình trạng còn bi thảm hơn tôi, làm sao đi được cho tới hết đường? Không ai tin rằng sẽ tới nơi được. Không đi hết đường được, nhưng ít ra cũng khập khiễng lết tới đỉnh đồi phía trước, tới làng xóm phía trước tìm một căn nhà xin tá túc; và chúng tôi chỉ mong được bấy nhiêu thôi.
Óc tưởng tượng là một con dao hai lưỡi: nhờ nó mà có những công trình lớn lao nhưng cũng vì nó mà lòng can đảm của ta nhụt đi, không thực hiện được những công trình đó. Tôi vốn nhút nhát và đôi khi tự biện hộ vì tôi có óc tưởng tượng mạnh, dễthấy những nguy hiểm sẽ xảy ra nên không được bạo gan. Cho nên đã nhiều lần, khi gặp gian nan về thể xác hay đau khổ về tinh thần, tôi phải nhớ lại quy tắc: “cây số ở trước mặt” rất hữu ích đó.
Ngày tôi bỏ chỗ làm có lương cố định để bắt đầu viết một cuốn sách dài hai trăm năm chục ngàn tiếng, tôi rán không để cho công trình lớn lao đó thôi miên tôi. Nếu không, chắc chắn tôi đã phải bỏ dở một tác phẩm làm cho tôi vinh hãnh nhất trong nghề cầm bút của tôi. Tôi rán chỉ nghĩ tới đoạn sau thôi, không nghĩ tới trang sau nữa, lại càng không nghĩ tới chương sau nữa. Thành thử trong sáu tháng tôi chỉ viết từng đoạn từng đoạn một. Và tôi phải thú thực rằng, tác phẩm đó “tự nó thành hình.”
Mới mấy năm trước đây, tôi nhận mỗi ngày phát thanh một bài cho một đài nọ. Tới hôm nay, những bài tôi phát thanh đạt tới con số hai ngàn. Nếu hồi đùâ, người ta bảo tôi phải ký hợp đồng cung cấp hai ngàn bài thì chắc tôi đã thụt lùi không dám nhận công việc lớn alo đó. Nhưng người ta chỉ đòi hỏi tôi mỗi ngày một bài thôi và tôi cũng chỉ soạn mỗi ngày một bài thôi.
Đức kiên nhẫn có thể thay đức cam đảm được và theo tôi, không có hình thức kiên nhẫn nào bằng hình thức mà người thợ săn Đan Mạch đã khuyên chúng tôi nhớ kỹ rằng chỉ phải tiến từng cây số một.