Liên Mạng VietNam || GiaiTri.com | GiaiTriLove.com | GiaiTriChat.com | LoiNhac.com Đăng Nhập | Gia Nhập
Tìm kiếm: Tựa truyện Tác giả Cả hai

   Tìm theo mẫu tự: # A B C D E F G H I J K L M N O P Q R S T U V W X Y Z Danh sách tác giả    Truyện đã lưu lại (0
Home >> Nhân Vật Lịch Sử >> Trương Hán Siêu

  Cùng một tác giả


  Tìm truyện theo thể loại

  Tìm kiếm

Xin điền tựa đề hoặc tác giả cần tìm vào ô này

  Liệt kê truyện theo chủ đề

  Liệt kê truyện theo tác giả
Số lần xem: 1939 |  Bình chọn:   |    Lưu lại   ||     Khổ chữ: [ 1, 2, 3

Trương Hán Siêu
nhiều tác giả

Tiểu sử

Trương Hán Siêu (?-1354) tên tự là Thăng Phủ hiệu là Độn Tẩu, người xã Phúc Am huyện Yên Khánh tỉnh Ninh Bình. Không biết ông sinh năm nào, chỉ biết ông mất năm 1354 đời vua Trần Dụ Tông. Thời trai trẻ ông được Hưng Đạo Vương Trần Quốc Tuấn rất tin phục và tiến cử lên triều đình. Với nhiều công trạng trong hai cuộc kháng chiến chống giặc Nguyên, năm 1308 vua Trần Anh Tông thăng cho Trương Hán Siêu chức Hàn lâm học sĩ. Đến đời vua Trần Dụ Tông ông lại được giao nhiều chức vụ quan trọng. Năm 1353 khi thống lĩnh đạo quân Thần Sách đi trấn đất Hóa Châu (Bình Trị Thiên) ông bị bệnh nặng. Năm sau cáo bệnh xin về nhưng chưa đến kinh đô ông đã qua đời. Nhà vua vô cùng thương tiếc đã tặng ông chức Thái Bảo.

Trương Hán Siêu là người học vấn sâu rộng. Ông đã đem hết tài năng tâm huyết ra phục vụ cho non sông đất nước. Là người tính tình thẳng thắn bộc trực, cho nên cuộc đời làm quan của ông không ít thăng trầm.

Ông chỉ biết gửi gắm tâm sự của mình vào thơ:

Ngày này năm ngoái hoa đương rộ,

Không rượu ngồi suông khách với ta.

Trái ngược việc đời thường vẫn thế,

Hôm nay có rượu lại không hoa.



(Vịnh hoa cúc)

Trương Hán Siêu không oán trách đời, cũng không oán trách người, ông chỉ thấy con đường hoạn lộ thật mệt mỏi. Ông muốn học theo Đào Tiềm (người đời Tấn, Trung Quốc) xin về ẩn dật vui thú điền viên.

Có lẽ vì cốt cách thanh cao ấy nên các vua đời Trần rất kính trọng ông, thường gọi ông là thầy mà không gọi bằng tên. Sau khi qua đời Trương Hán Siêu được truy tặng chức Thái Phó và được thờ tại Văn Miếu.

Thơ văn của ông để lại cho đời không nhiều, song bài "Bạch Đằng giang phú" quả là một áng thiên cổ hùng văn. Khí thế hừng hực của quân dân đời Trần như hiện ra trên từng con chữ, khiến 700 năm sau người đọc còn thấy gai người. Hãy xem lũ giặc:

Vậy mà với ý chí quật cường bất khuất, với hào khí Đông A, bọn giặc Nguyên xâm lược đã phải chuốc lấy thảm bại nhục nhã muôn đời:


Muôn đội thuyền bày rừng cờ phấp phới,

Hùng hổ sáu quân, giáo gươm sáng chói...

... Ánh nhật nguyệt chừ phải mờ,

Bầu trời đất chừ sắp hoại.

Trận Xích Bích quân Tào Tháo tan tác tro bay.

Bến Hợp Phì giặc Bồ Kiên lát giây chết trụi.

Đến nay nước sông tuy chảy hoài,

Mà nhục quân thù không rửa nổi.

 

Là một học giả uyên thâm của Nho giáo lẫn đạo Phật, Trương Hán Siêu công kích mạnh mẽ bọn đội lốt thầy tu làm sai lạc Phật pháp: "...Bọn áo thâm áo vàng tụ tập ở chùa, không cày mà ăn, không dệt mà mặc. Những kẻ thất phu thất phụ, thường bỏ cửa nhà, bỏ làng xóm lũ lượt quy theo".(Văn bia chùa Khai Nghiêm)



Ông muốn mọi người lĩnh hội đúng giáo lý, đúng mục đích của Phật đạo, khiến kẻ ngu được giác ngộ, kẻ mê sẽ tỉnh để trở về với thiện nghiệp...

Trương Hán Siêu không chỉ là danh Nho đương thời mà còn là bậc danh Nho của muôn đời.



Dành cho quảng cáo

©2007-2008 Bản quyền thuộc về Liên Mạng Việt Nam - http://lmvn.com ®
Ghi rõ nguồn "lmvn.com" khi bạn phát hành lại thông tin từ website này - Useronline: 163

Return to top