Liên Mạng VietNam || GiaiTri.com | GiaiTriLove.com | GiaiTriChat.com | LoiNhac.com Đăng Nhập | Gia Nhập
Tìm kiếm: Tựa truyện Tác giả Cả hai

   Tìm theo mẫu tự: # A B C D E F G H I J K L M N O P Q R S T U V W X Y Z Danh sách tác giả    Truyện đã lưu lại (0
Home >> Trinh Thám, Hình Sự >> Con quỷ áo xanh

  Cùng một tác giả


  Tìm truyện theo thể loại

  Tìm kiếm

Xin điền tựa đề hoặc tác giả cần tìm vào ô này

  Liệt kê truyện theo chủ đề

  Liệt kê truyện theo tác giả
Số lần xem: 5440 |  Bình chọn:   |    Lưu lại   ||     Khổ chữ: [ 1, 2, 3

Con quỷ áo xanh
Walter Mosley

Chương 14- 15- 16- 17

14.
"Mi cứ để cho bọn chúng giẫm đạp, Easy. Cứ để mặc bọn chúng xử tệ với mi, nhớ là không được phản ứng gì hết".
Tôi biết làm sao đây?
Tôi cho xe chạy ra đại lộ Sunset Boulevard rẽ trái hướng về đường chân trời màu vàng cam chói lọi phía đông.
- Ta không biết, mi phải tỏ ra biết điều. Cứ thế mà làm và mi sẽ chết trước ngày thứ Tư tuần tới.
- Vậy thì tôi nên làm y theo lời Odell dặn xong rồi bỏ đi.
- Bỏ đi! Bỏ đi sao? Mi định bỏ của mà chạy sao? Bỏ đi. - Hắn nói, giọng khinh miệt. - Thà chết còn hơn là bỏ đi.
- Thế chẳng phải ông bảo trước sau gì tôi cũng phải chết. Tôi chỉ việc ngồi chờ cho đến ngày thứ Tư tuần sau.
- Mi đứng dậy ngay, tên kia. Để cho bọn chúng giẫm đạp lên người mi nghĩ thật phi lý. Xen vô chuyện con bé da trắng, nó không phải là dân Pháp, hợp tác với một tên da trắng đi tìm giết đồng loại vì ghét nhau. Mi phải tìm cho ra lẽ, bố trí lại công việc.
- Tôi biết đối phố ra sao với bọn cớm hãy với lão Albright đây, ngay cả con bé dõ nữa?
- Hãy đợi đấy, Easy. Không nên làm những gì chưa thể làm được. Hãy đợi đấy, chờ thời cơ thuận lợi.
- Nếu lỡ ra…
- Đừng suy nghĩ ấm ớ. Một là có hai là không. "Nếu lỡ ra…" chỉ là câu nói của bọn trẻ còn. Mi là người lớn.
- Đúng quá, - tôi đáp. Bất chợt tôi cảm thấy như được tiếp thêm sức mạnh.
- Chẳng có bao nhiêu người muốn hạ gục một nhân mạng. Bọn chúng chỉ là một lũ khiếp nhược cả mà thôi.
Tôi nghe được mấy lời đấy trong giờ phút nguy kịch nhất, lúc mà mọi việc tưởng chừng như không còn lối thoát, tôi có ý định lái xe đâm tháng vô bức tường chắn trước mặt. Chợt đâu tiếng nói vô hình từ cõi xa xăm hiện về giúp cho tôi nhiều lời khuyên quý báu.
Tiếng nói nghe dõng dạc. Không đếm xỉa đến chuyện liệu tôi có sợ hãi hay đang lâm nguy. Lời khuyên lột trần tất cả những sự thật và khuyên tôi nên làm những gì cần phải làm.

                                             * * *
Những lời khuyên đầu tiên đến với tôi từ lúc còn phục vụ trong quân đội.
Lúc tôi đăng ký nhập ngũ là do tự hào vì những lời kêu gọi trên báo chí, phim ảnh. Tôi tự hào là niềm hy vọng của thế giới. Nhưng rồi tôi nhận ra trong quân đội cũng có sự chia rẽ như ở miền Nam. Tôi được huấn luyện thành một lính bộ binh, một chiến sĩ thế mà người ta đem đặt tôi ngồi trước bàn máy đánh chữ suốt ba năm đầu trong quân ngũ. Tôi được thuyên chuyển qua Châu Phi rồi qua Ý trong dsơn vị tiếp liệu. Được điều động phục vụ đơn vị tác chiến, theo dõi hành quân tác chiến và lạp danh sách binh sĩ chết trận.
Tôi ở trong một đơn vị lính da màu còn các cấp chỉ huy đều là da trắng. Tôi được huấn luyện để giết người nhưng bọn da trắng chẳng thèm để tâm đến vũ khí tôi cầm trong tay. Bọn chúng không thích tôi gây cảnh đổ máu cho bọn da trắng. Bọn chúng khinh miệt chúng tôi không có kỷ luật hay là không có tinh thần hô hào tiếp tục cuộc chiến. Bọn chúng lo sợ rằng trước hiểm hoạ chết chóc chúng tôi sẽ càng ưa chuộng tự do hơn.
Nếu một tên lính da màu muốn chiến đấu hắn phải đăng ký tình nguyện. Lúc đó hắn sẽ được tiếp tục chiến đấu.
Tôi lại nghĩ khác, bọn đăng ký tình nguyện là cả một lũ điên rồ. Tại sao tôi phải chết vì một cuộc chiến do bọn da trắng phát động?
Có một bữa tôi vô trong PX mua sắm đồ dùng thì gặp ngày toàn lính da trắng vừa từ mặt trận ở Rome trở về. Bọn chúng đang bàn tán chuyện lính Negro, chê chúng tôi nhát gan chỉ nhờ bọn lính da trắng mới cứu được cả Châu Âu. Tôi hiểu bọn chúng đang ganh tị đó thôi bởi bọn tôi ở lại hậu cứ, được ăn ngon lại có nhiều gái đẹp, trong số đó có tôi. Tôi ghét luôn bọn lính da trắng và ghét cá tính hèn nhát của tôi.
Thế nên tôi tình nguyên tham gia đổ bộ lên bờ biển Normandy, rồi theo đoàn quân của tướng Patton tham gia mặt trận Bulge. Lúc đó quân Đồng Minh không có cơ hội chia rẽ hàng ngũ quân đội. Đơn vị tôi gồm nhiều thứ lính đen có, trắng có và cả một tiểu đội quân Mỹ lai Nhật. Tất cả cùng một lòng tiêu diệt quân Đức. Chuyện xung đột chủng tộc là chuyện bình thường nhất là khi có quân nhân nữ xen vô dù sao bọn tôi cùng biết nhường nhịn nhau.
Bọn da trắng có căm ghét đến đâu đi nữa tôi cũng chẳng màng nếu bọn chúng tỏ ra khinh miệt thị tôi quát lại ngay.
                                              ***
Một bữa nọ ở ngoại ô vùng Normandy gần một khu nông trại nhỏ, lời khuyên đầu tiên đến với tôi. Tôi bị mắc kẹt bên trong nhà kho. Hai đồng đội là Anthony Yakimoto và Wenton Nills đã bị bắn tỉa chết. Giọng nói ra lệnh "Chờ lúc mặt trời lặn, hãy chạy ra diệt cái thằng quỷ sứ đó. Giết xong, dùng lưỡi lê cắt cổ nó nghe chưa. Mi đừng để cho nó giết trước. Nếu mi tha mạng sống cho nó coi chừng hậu hoạ về sau. Mi phải giết quách cái tháng quỷ đó!" - hắn nói. Tôi chỉ biết tuân lệnh.
Giọng nói không cố ý muốn kích động tôi. Hắn không ra lệnh tôi cưỡng hiếp hay trộm cướp. Hắn chỉ đường cho tôi tự cứu lấy mình. Tôi cũng muốn sống như ai.
Tôi chỉ còn biết lắng nghe mệnh lệnh.

15
Lúc tôi trở về nhà lại thấy một chiếc xe khác nữa đang đậu phía trước. Một chiếc Cadillac trắng không có người trong xe, hôm nay thì cửa sân trước nhà có người mở.
Manny và Shariff đi tới đi lui bên trong nhà. Nhìn thấy tôi, Shariff nhếch mép cười. Manny cúi nhìn xuống sàn không biết mặt mũi hắn ra sao.
Lão Albright đang đứng dưới nhà bếp gần bên cửa sổ nhìn ra ngoài sân sau. Mùi cà phê thơm phức khắp cả nhà. Thoáng thấy tôi lão quay lại tay mân mê chiếc tách sứ. Hôm nay lão mặc chiếc quần trắng, áo thun màu kem, chân đi giầy thể thao đánh golf, đầu đội mũ cát két đường viền nếp màu đen.
- Kìa Easy. - Lão cười thân mật chào hỏi tôi.
- Các ông làm gì trong nhà tôi thế này?
- Ta muốn nói với anh một việc. Ta ngôi nhà chờ anh về đây. Tôi đánh hợi được giọng lão có vẻ muốn hằm hè tôi. - Manny phải lấy tuốc nơ vít mở cửa ra cho tiện. Cà phê có đây.
- Ông đừng có biện bạch chuyện xâm nhập vô nhà tôi như thế này, ông Albright. Nếu tôi đi xăm xăm vô nhà ông thì ông tính sao?
- Ta sẽ chặt cái đầu thằng Nigger đó ra! - Nụ cười không lay chuyển sắc mặt của lão.
Tôi đứng nhìn lão một lúc. Từ trong tiềm thức tôi chợt liên tưởng, hãy đợi đấy, Easy.
- Vậy ông muốn gì? - tôi hỏi lại. Tôi bước tới quầy rót một ly cà phê.
- Sáng nay ông bỏ đi đâu, Easy?
- Đi đâu chẳng dính dáng gì tới ông.
- Ông ở đâu?
Tôi quay lại nói:
- Tôi đến nhà một cô nàng. Ông có em nào không, ông Albright?
Đôi mắt đờ đẫn đầy vẻ lạnh lùng, nụ cười vụt biến mất trên gương mặt lão. Tôi định nói một câu chốc giận lão nhưng nghĩ lại thấy không nên.
- Ta không đến đây để nói chuyện giỡn đâu, ông bạn, - lão nói thẳng thừng. - Ông lấy tiền bỏ túi để nói lại cho ta nghe những câu xấc xược như thế à?
- Ông nói sao? - Tôi lặng thinh, bước lui lại phía sau.
- Ta muốn nói, hai bữa nay không thấy Frank Green về nhà. Tay quản lý phân xưởng ở hãng Skyler Arms cho hay bọn cảnh sát lảng vảng quanh chỗ làm để dò lavề cái chết của con bé da màu mấy bữa trước còn thấy ccặp kè đi chơi với Green. Ta muốn biết, này Easy, ta muốn biết có nàng da trắng kia đâu.
- Ông không biết là tôi đang bị dính vô việc đó à? Rõ khỉ, tôi trả lại tiền ông đây.
- Muộn mất rồi, ông Rawlins, ông đã nhận tiền tức là ông phải nghe theo tôi.
- Tôi không nghe theo ai hết.
- Bọn mình hết thẩy đều mắc nợ với nhau cả. Khi mở miệng nhờ vả ai thì coi như ông đã mắc nợ rồi đó, đã mắc nợ thì không còn làm chủ được mình. Chủ nghĩa tư bản là vậy đó.
- Tôi còn giữ tiền ông đây, ông Albright. Tôi đưa tay sờ túi.
- Ông có tin Chúa không, ông Rawlins?
- Ông nói gì vậy, ông bạn?
- Ta muốn biết liệu ông có tin vô Chúa không?
- Chả ra cái quái gì hết. Tôi buồn ngủ lắm rồi.
Tôi giả vờ quay đi rồi dừng lại. Tôi có chủ ý là không bao giờ đưa lưng về phía lão DeWitt Albright.
- Bởi ông biết đó, - lão nhắc lại, hơi nghiêng người về phía tôi. - Ta muốn nhìn cho rõ mặt của kẻ ta định giết chết. Nếu hắn tin có Chúa, ta càng muốn biết liệu cái chết của một kẻ có tín ngưỡng có gì khác lạ không.
- Hãy đợi đấy, - tiếng nói từ trong vô thức lại vang lên bên tai tôi. - Tôi đã nhìn thấy nàng, - tôi nói.
Tôi trở lại ngồi ghế bên trong phòng khách. Ngồi được một chỗ tôi thấy nhẹ cả người. Bọn tay chân lão Albright tiến về phía tôi. Bọn chúng giương oai như loại chó săn khát máu.
- Ở đâu? - lão DeWitt nhếch mép cười. Mặt lão nhìn như con ma cà rồng.
- Nàng nhắn tin, nếu không ra tay nghĩa hiệp, nàng sẽ báo cho cảnh sát về vụ Coretta…
- Coretta nào?
- Bạn tôi, nàng đã chết. Có thể bọn cảnh sát đang điều tra vụ đó. Nàng đi cùng với Frank có cả một em của ông nữa - tôi kể lại. - Daphne cho tôi địa chỉ ở phố Dinker tôi lái xe tới đó, nàng nhờ tôi chở tới nhà của một người quen ở Hollywood Hills.
- Ông còn nhớ rõ lúc nào?
- Tôi vừa mới trở về.
- Bây giờ con bé đâu?
- Nàng biến đi mất.
- Nó ở đâu? - Giọng của lão nghe như ở nơi sâu thẳm. Nó rùng rợn làm sao.
- Làm sao tôi biết! Lúc nhìn thấy cái xác nàng liền trở vô trong xe!
- Xác nào?
- Thằng đó đã chết từ lúc nào, bọn tôi đến mới hay.
- Ông biết tên chứ?
- Richard.
- Richard gì?
- Tôi nghe nàng gọi tên Richard, chỉ có vậy.- Tôi thấy không cần phải kể lại chuyện Richard đi tìm quán bar của John cho lão nghe.
- Ông chắc hắn đã chết?
- Tôi nhìn thấy cán dao ghim trên ngực hắn, ruồi bu lại quanh khoé mắt". Nhớ lại tôi cảm thấy lợm giọng. - Máu me tùm lum.
- Rồi ông để cho con bé bỏ đi? - Tôi đánh hơi lão lại giở giọng hầm hè nên đứng dậy xuống nhà bếp pha thêm cà phê. Tôi không hiểu vì sao một tên trong bọn lại bước theo sau lưng. Khiến tôi đụng đầu vô mép cửa vì muốn đi thẳng qua luôn.
"Hãy đợi đấy" - giọng nói tàng hình lại nhắc tôi nhớ lấy.
- Ông đâu có thuê mướn tôi bắt cóc người. Con bé chộp lấy chìa khoá rồi biến mất. Ông muốn tôi phải làm việc gì nữa?
- Ông gọi báo cảnh sát?
- Tôi có bám theo sát nút. Tôi đã làm hết sức mình.
- Này Easy, ta muốn hỏi ông một việc. - Lão nhìn chằm chằm vô mặt tôi. - Ta không muốn nhìn thấy ông phạm sai lầm. Không phải ngay lúc này đâu.
- Ông cứ hỏi.
- Ông có nhìn thấy con bé mang theo món gì không? Cái túi xách hoặc là một chiếc va ly?
- Nàng có một chiếc va ly màu nâu trong nó cũ kỹ làm sao. Nàng nhét vô sau thùng xe.
Đôi mắt lão DeWitt sáng rõ, căng người ra.
- Xe hiệu gì vậy?
- Xe Studebaker đời bốn-tám. Màu hồng.
- Con bé lại đi đâu? Ông cố nhớ đi, ông đang kể hết mọi chuyện cho tôi nghe mà.
- Nàng chỉ nhắn lại đi tìm chỗ đậu xe, không nói rõ chỗ nào.
- Địa chỉ nàng ở đâu?
- Hai mươi-sáu…
Lão ra dấu vẻ nôn nóng, tôi cảm thấy ngại ngại làm sao ấy.
- Ông viết lại dùm, - lão nói. Tôi mở ngăn kéo lấy xấp giấy ra.
Lão ngồi bên kia bàn trên chiếc ghế trường kỷ, chăm chú để mắt nhìn xấp giấy. Lão ngồi bành gối ra.
- Cho ta một ly Wishky đi, Easy - Lão nói.
"Cứ tự nhiên đi mà!" - giọng nói tàng hình vừa phát ra.
- Ông cứ tự nhiên, - tôi nói. - Rượu để trong tủ.
Lão DeWitt Albright ngước nhìn tôi, một nụ cười rạng rỡ thoáng hiện trên gương mặt. Chợt lão bật cười thành tiếng vỗ đầu gối nói.
- Vậy là ta mới thật đáng trách.
Tôi nhìn theo lão. Tôi muốn chết nhưng mà tôi cũng muốn chấp nhận chiến đấu.
- Phá rượu đi chứ Manny, được không? - Tên nhỏ con nhất bước tới bên tủ rượu. - Này Easy, anh mới thật là dũng cảm. Ta cần người có lòng dũng cảm. - Lão kéo dài giống lè nhè. - Ta đã trả tiền trước rồi, phải không?
Tôi gật.
- Đây, ta đã nghĩ ra rồi, Frank Green là tên đầu sỏ. Nàng phải bám theo hắn hoặc là hắn phải biết nàng ở đâu. Anh phải lo tìm cho ra tên ganster đó. Anh lo sắp xếp để ta gặp mặt hắn. Chỉ có vậy thôi. Đến lúc đó ta sẽ liệu cách nói chuyện với hắn. Anh tìm cho ra tên Frank Green, ta với anh coi như sòng phẳng.
- Sòng phẳng à?
- Tất cả mọi thứ, Easy. Anh đã nhận đủ tiền, ta để cho anh tự do?
Rõ ràng không phải là một cuộc mặc cả. Tôi biết lão Albright rắp tâm định giết tôi. Lão có thể ra tay hạ thủ tôi ngay lúc này hay cho đến khi tôi tìm ra tên Frank kia.
- Tôi sẽ tìm ra hắn cho ông, tôi đang cần thêm một trăm đô la hay là ông muốn lấy đầu tôi.
- Easy, anh đúng là người ta cần, chắc ăn rồi, - lão nói. - Tôi giao hẹn anh ba ngày phải tìm được hắn. Nhớ đếm cho đủ ngày.
Bữa tiệc rượu vừa xong, Manny và Shariff còn đứng chờ trước của.
Lão Albright kéo tấm chắn định bước ra chợt lão nghĩ ra một việc. Lão quay lại chỗ tôi nói:
- Tính tôi không thích đúa đâu, ông Rawlins.
- Ồ không, tính tôi cũng vậy, - tôi nói trong đầu.
16.
Tôi ngủ vùi suốt cả ngày. Tôi còn phải đi tìm Frank Green rồi lại muốn ngủ.
Nửa đêm tôi giật mình dậy, người ướt đầm mồ hôi. Tôi nghe động tĩnh xem có ai rình theo tôi, một là bọn cớm hai là lão DeWitt Albright cũng có thể là Frank Green. Tôi không thể nào quên được mùi tanh tưởi quanh chỗ Richard nằm. Bày ruồi kêu vo ve ngoài cửa sổ khiến tôi nhớ lại cũng có một đám ruồi bò lúc nhức trên xác chết binh lính lúc còn ở Oran Bắc Phi.
Người tôi cứ run bần bật.
Tôi muốn bỏ chạy đi tìm mẹ hay người tôi yêu chợt tôi hình dung ra Frank Green đang níu kéo tôi ra khỏi vòng tay người yêu, hắn vung dao chực đâm vô ngực.
Tôi phải vùng dậy bước xuống giường chạy tới bên bàn điện thoại. Tôi chưa biết nên làm gì. Tôi không thể gọi cho Joppy bởi hắn không thể hiểu được nỗi sợ hãi phi lý như thế này. Tôi không thể gọi cho Odell bởi hắn rành mấy chuyện này hắn sẽ khuyên tôi nên bỏ chạy đi. Tôi không thể gọi Dupree bởi hắn còn bị giam. Dù cho có gặp được hắn thì tôi cũng không thể kể cho hắn nghe, tôi phải nói bịa ra chuyện của Coretta, đang lúc bối rối thế này làm sao nói dối được.
Tôi phải gọi qua tổng đài, lúc nghe tiếng nhấc máy tôi nói chuyện xa xôi rồi tôi hỏi thăm bà E. Alexander ở phố Claxton Street thuộc khu vực Houston s Fifth Ward.
Nghe giọng nói trong máy tôi nhắm mắt cố nhớ lại: nàng mập ú, nước da ngăm ngăm, đôi mắt màu hoàng ngọc. Tôi hình dung nàng đang nhíu mày cất tiếng "A lô, ai đấy?" - bởi vì Etta Mae không thích nghe điện thoại. Nàng thường mở đầu "Tôi sẵn sàng đón nhận tin chẳng lành, không như kiểu nghe lén điện thoại".
- Ai đó? - nàng hỏi.
- Này, Etta hả?
- Ai vậy kia?
- Easy đây, Etta.
- Easy Rawlins phải không? - Chợt tôi nghe nàng cười thật to. Kiểu cười để làm cho người nghe cùng mắc cười theo.
- Easy, cậu đang ở đâu vậy, hở? Cậu đang ở nhà phải không?
- Tớ đang ở Los Angeles, Etta.
Giọng tôi run run, tôi xúc động ngực đánh thình thịch.
17
Tôi đặt tấm danh thiếp DeWitt Albright đưa cho tôi trên tủ gương. Tôi lẩm bẩm trong miệng.
MAXIM BAXTER
Trưởng phòng nhân sự.
Hãng đầu tư Lion.
Địa chỉ ghi dưới góc bên phải, phố La Cienega.
Tôi ăn mặc nghiêm chỉnh đúng mười giờ sang cho xe ra. Đã đến lúc tôi cần phải thu thập đủ thông tin. Tấm danh thiếp là một trong hai việc tôi cần phải tiến hành. Tôi phải lái xe trở lại thành phố, đến chỗ khu nhà văn phòng nhỏ hẹp ngay bên dưới Melrose, ở phố La Cienega.
Bà nhân viên thư ký mái tóc màu xanh xám đang chăm chú dò sổ trên bàn giấy. Tôi đứng nghiêng soi bóng xuống chỗ cuốn số ghi chép, bà nhìn thấy cái bóng mới hỏi:
- Ông cần gì ạ?
- Tôi đến gặp Ngài Baxter.
- Ông có giấy hẹn?
- Dạ không. Ông Albright đưa cho tôi tấm danh thiếp dặn khi nào có dịp ghé lại đây.
- Tôi không biết ông Albright là ai.- Bà nói vẫn nhìn theo chiếc bóng. - Ngài Baxter bận rộn cả ngày. Có thể ngài biết ông Albright. Ông ta đưa cho tôi tấm danh thiếp này.
Tôi quăng tấm thiếp xuống chỗ trang giấy trước mặt, lúc này bà mới ngước nhìn.
Bà nhìn xong vẻ mặt ngạc nhiên.
- Ồ kìa!
Tôi nhìn theo cười.
- Tôi ráng chờ dù ngài có bận đến đâu đi nữa. Hôm nay tôi được nghỉ việc.
- Tôi, ờ… để tôi xem ngài có rảnh, thưa ông…
- Rawlins à.
- Mời ông ngồi chờ ở hạng ghế ngoài kia, tôi sẽ quay lại ngay.
Bà bước qua lối của phía sau bàn giấy. Một lát sau có một bà khác trở ra. Bà ngỡ ngàng nhìn tôi xong rồi ngồi xuống thế chỗ cho bà kia.
Bên trong phòng đợi trang trí gọn gàng. Bên kia gần cửa sổ bày một bộ trường kỷ bọc da màu đen nhìn ra ngoài phố La Cienega. Nhìn qua cửa sổ thấy một nhà hàng ăn đẹp và lạ mắt, nhà hàng Angus Steak. Trước cổng là một tay gác dan mặc trang phục theo lối vệ binh, nhanh nhẹn mở cửa tiếp đón những vị khách sang trọng, những người sẵn sàng vùng ra hết một ngày lương cho cuộc tiêu khiển bốn mươi lăm phút. Tay gác dan coi bộ khoái chí lắm, không biết mỗi bữa hắn kiếm được bao nhiêu tiền khách boa cho.
Trước dẫy trường kỷ bày một bàn cà phê dài. Trên mặt lót báo và những tờ tạp chí kinh doanh. Không có sách báo phụ nữ. Không có cả tranh ảnh thể thao dành cho mấy ông. Nhìn ra ngoài bên ba là những người gác dan nhìn chân mắt tôi quay lại đảo mắt khắp gian phòng.
Trên tường gần chỗ trường kỷ trèo tấm bản đồ phía trên chạm khắc một mô hình oval con chim đại bàng đang bổ nhào xuống, móng chân kẹp ba mũi tên. Bên dưới khác đầy tên các thành viên chủ chốt của Hãng đầu tư Lion. Tôi được biết một số tên tuổi nhân vật quan trọng thường hay gặp trên báo Times. Đó là những tay luật sư, chủ nhà băng và những tay tài phiệt già nua. Tên của giám đốc ghi ở hàng cuối rất khiêm nhường bởi ông không muốn khoe tên tuổi người đứng đầu một đơn vị kinh doanh. Ngài Todd Carter là một nhân vật điển hình không thích phô trương tên tuổi trước công chúng. Tôi nghĩ không biết ông sẽ ăn nói ra sao nếu ông ta biết được một con bé người Pháp xa lạ đang đêm vô nhà lấy trộm chiếc xe ôto của nạn nhân vừa bị giết chết lợi dụng danh nghĩa tên ông? Tôi đwsng đó bật cười thành tiếng đến nỗi bà thư ký giá chợt ngước nhìn với vẻ mặt khó chịu.
                                              ***
- Ông Rawlins, - ba tổ trưởng thư ký vừa gọi tên vừa bước về phía tôi. - Ông thông cảm cho, ngài Baxter rất bận rộn. Ngài không rảnh để…
- Vậy thì ngài có thể gặp tôi chốc lát thôi rồi ngài trở lại công việc bình thường…
Bà có vẻ không chịu.
- Ông có thể cho biết nội dung cuộc trao đổi?
- Được chứ, chỉ ngài là ông chủ không muốn tôi nói ra việc này với nhân viên dưới quyển.
- Ông yên chí, - ba vừa nói vừa có nuốt giận - Mới công việc muốn trình bày với ngài Baxter xin ông cứ tự nhiên nói cho tôi nghe. Và lại ngài không thể gặp ông lúc này, tôi là người thay mặt.
- Ngay bây giờ?
- Chỉ có lúc này thôi. Ông cần nhắn nhủ việc gì xin cứ nói cho tôi nghe tôi còn phải lo giải quyết việc khác. - Nói xong ba chìa ra một tập giấy, cầm cây bút chì.
- Được đây, thưa cô…".
Vì lý do riêng tôi nghĩ tốt hơn là nên xưng tên.
Thưa ông, nội dung công việc cần nhắn?
- Để xem, - tôi nói. - Đây, nội dung là như vậy: Tôi có những thông tin cho Ngài có tên gọi là Todd Carter, chắc là ngài giám đốc của quý công ty. Tôi nhận được một danh thiếp để tên ngài Baxter để chuyển thông tin đến chỗ Ngài Carter hay nói rõ hơn là tôi đã được Ngài DeWitt Albright giao phó thi hành một nhiệm vụ. - Tôi dừng lại ngay đó.
- Vậy hả? Việc gì vậy ông?
- Bà muốn biết ngay? - tôi hỏi lại.
- Thưa ông, việc thế nào? - Tôi cũng không ngờ bà ta lại nôn nóng đến thế.
- Ngài Albright thuê mướn tôi đi tìm người yêu đã bỏ Ngài Carter ra đi.
Bà buông cây viết chầm chậm nhìn xéo qua cặp kính hai tròng. - Ông không nói đùa chứ?
- Dạ, tôi đâu dám làm chuyện đó. Nói thật ra, từ nhỏ đến giờ tôi chưa biết đùa là gì khi được phục vụ dưới quyển ngài giám đốc. Tôi không nói đùa đâu.
- Xin phép ông, - bà nói.
Bà đặt mạnh tập giấy xuống bàn làm tôi hoảng hồn, ba vụt biến ngay qua phía cánh cửa sau lưng.
Bà vừa đi được vài phút thì một ông cao lớn xuất hiện mắc bồ đồ xám sẫm bước ra gặp tôi. Người ông ta gầy, mái tóc đen dầy cộm, chân mày đen rậm. Cặp mắt ông như bị che khuất bởi hàng chân mày rậm.
- Chào ông Rawlins. Ông cười để lộ hàm răng trắng muốt chẳng khác gì lão DeWitt Albright.
- Thưa có phải là ngài Baxter? - Tôi đứng ngay dậy chìa tay ra bắt.
- Sao ông không vào đây cùng với chúng tôi?
Lúc đi ngang qua chỗ hai bà thư ký mặt mũi nhăn nhó tôi biết thế nào rồi họ cùng xúm lại bàn tán ngay khi tôi và ngài Baxter bước qua lối cửa bên kia.
Đây hành lang hẹp lót thảm rất êm, trên tường trang trí vải lông màu xanh lơ. Đến cuối dẫy hành lang nhìn trên cánh cửa gỗ có khắc hàng chữ "Maxim T. Baxter, phó giám đốc.
Chu vi phòng nhỏ hẹp thật khiêm nhường. Chiếc bàn giấy gỗ tần bì không lớn qua khổ, kiểu cách. Sàn lót ván gỗ thông, cửa sổ nhìn ra phía bãi đậu xe.
- Thật bất tiện khi phải nói chuyện của ngài Carter ngay tại bàn ngoài trước, - vừa ngồi xuống Baxter nói ngay.
- Tôi không thích nghe chuyện đó, ông bạn.
- Sao? - ông ta chỉ hỏi vậy mà tôi nghe như một mệnh lệnh từ kẻ bề trên.
- Tôi nhắc lại là không thích nghe chuyện đó, thưa ngài Baxter. Tôi chán mấy chuyện ông cho là không phải. Này nghe đây, đáng lẽ ông nên báo cho bà thư ký ngồi ngoài kia biết trước là phải để cho tôi vô đây gặp ông nói chuyện…
- Tôi yêu cầu bà ta chuyển lại nội dung ông cần nhắn, ông Rawlins. Tôi được biết ông đang tìm việc làm. Tôi định gửi thư báo ngày giờ cho ông biết qua đường bưu điện…
- Tôi đến đây để gặp ngài Carter.
- Không được đâu, - ông ta nói. Chợt ông đứng ngay dậy như muốn doạ tôi.
Tôi ngước nhìn rồi nói:
- Này ông bạn, sao ông không chịu ngồi xuống đây gọi máy cho ngài giám đốc.
- Tôi không cần biết ông tự xưng là ai, Rawlins. Người có uy tín không ai xông ngay vô chỗ ngài Carter. May mà ông còn được tôi tiếp chuyện.
- Ý ông muốn nói là may cho tên Nigger này được người quản lý dành chút ít thì giờ để chửi mắng hay sao hở?
Ông Baxter liếc nhìn đồng hồ không thèm trả lời.
- Tôi có một cuộc hẹn, ông Rawlins. Nếu như ông muốn gặp ngài Carter tôi nghĩ là ngài sẽ báo cho hay vào lúc nào thuận tiện.
- Bà thư ký của Ngài đã cho tôi hay trước vậy mà ông nghĩ là tôi bịa chuyện mới khó chứ.
- Tôi nắm vững giờ giấc của ngài Carter hơn là mấy bà ngồi ngoài kia.
- Ông biết rõ những gì ngài giám đốc nói, vậy mà ông lại không đếm xỉa gì đến tôi.
- Vậy thì có sao đâu? - ông ta hỏi lại, rồi ngồi xuống ghế.
- Tôi muốn nói cho ông biết là ngài giám đốc có thể sẽ phải ngồi trong nhà tù để điều hành công việc của hãng Lion nếu ông ta không chịu nói cho tôi nghe, nhanh chóng nói ra ngay.
Tôi chưa kịp hiểu ra mình vừa nói cái gì những cùng đủ tác động Baxter khiến ông ta phải nhấc máy.
- Ngài Carter, - ông ta nói - Người nhà của Albright đang có mặt tại đây cần gặp ông… Ngài còn nhớ Albright, người hợp tác với chúng ta trong vụ nàng Monet… Ông ta có vẻ gấp lắm thưa ngài. Dù sao ngài cần phải gặp mặt ông ta…
Câu chuyện tiếp tục thêm một lúc nữa tôi nghĩ ra ngay mấu chốt vấn đề là ở chỗ đó.
Baxter hướng dẫn tôi trở ra ngoài hành lang rẽ qua trái rồi mới bước vô cửa đi qua chỗ ban bệ thư ký văn phòng. Tôi đến dừng ngay trước căn phòng cửa đóng kín mít. Baxter lấy chìa khoá ra mở tôi nhìn vô thấy cánh cửa thang máy nhỏ hẹp đầy người.
- Mời vào, thang máy đưa ông lên tới đó, - Baxter nói.
                                             ***
Tôi cảm thấy êm vô cùng và chỉ còn nghe tiếng máy rè rè phía dưới sàn để chân. Bên trong thang máy có đặt chiếc ghế dài, một cái gạt tàn. Quanh tường, trên nóc trần lót vải nhung đỏ chia nhiều ô vuông. Mỗi ô vuông là hình một cặp vũ công nhảy điệu Valse ăn mặc theo lối như quân triều đình Pháp xưa. Nhìn khung cảnh sang trọng khiến tim tôi đập thình thịch.
Cửa vừa mở ra tôi gặp ngay một gã người nhỏ thó tóc màu đỏ, mặc bộ đồ sẫm màu chắc là mua ở cửa hiệu Sears Roebuck, bên trong mặc áo sơ mi trắng bé lật cổ ra ngoài. Ban đầu tôi tưởng gã là người giúp việc cho ngài Carter những tôi chợt nhớ ra chỉ có mình gã ở bên trong.
- Có phải là ông Rawlins? - Gã giơ tay vuốt lại mái tóc rồi bắt tay tôi. Cái bắt tay lạnh nhạt. Nhìn người gã nhỏ thó lặng lẽ đến nỗi tôi cứ tưởng đứa trẻ chứ không phải người lớn.
- Ông là Carter? Tôi đến để báo cho ông…
Gã giơ tay lắc đầu. Gã hướng dẫn tôi qua một gian phòng rộng rãi đến chỗ bày hai chiếc trường kỷ bọc nệm màu hồng đặt phía trước bàn giấy. Tôi nhìn chiếc bàn giấy cũng màu sắc và kích cỡ như chiếc đàn piano. Phía sau bàn giấy là tấm màn treo thêu kim tuyến kéo qua một bên nhìn ra thấy cảnh núi non khuất sau dẫy phố Sunset Boulevard.
Tôi chợt nghĩ con đường tiến thân từ phó giám đốc đi lên thật là dài. Gã mời tôi ngồi ở một đầu chiếc trường kỷ.
- Mời ông dùng rượu nhẹ? - Gã chỉ tay về phía bình rượu màu nâu đặt cuối bàn gần chỗ tôi ngồi.
- Rượu gì thế? - Giọng nói của tôi nghe lạc lõng trong gian phòng rộng thênh thang.
- Rượu Brandy.
Lần đầu tôi mới nhìn thấy chai rượu ngon như vậy. Thích lắm chứ.
- Tôi nghe ông Baxter nói ông có thông tin về lão Albright.
- Ờ, cũng không hắn vậy đâu, thưa ông.
Nghe vậy gã cau mày. Trông như đứa trẻ đang nghĩ ngợi, tôi thấy tội nghiệp cho gã.
- Ông biết đó, tôi chẳng lấy gì làm sung sướng trước mọi việc xẩy đến cho lão Albright. Thật tình mà nói, chính tôi là người kém may mắn trước những việc có dính dáng đến tôi kể từ lúc tôi biết được lão ấy.
- Chuyện gì vậy?
- Chuyện một cô nàng, bạn tôi, nàng bị giết chết ngày lúc định thăm hỏi về chuyện nàng Monet, bọn cớm lại nghi cho tôi có dính dáng vô chuyện này. Tôi có quen biết bọn chặn xe cướp của với lại một số bọn du thủ du thực khắp vùng đô thị và cùng bởi tôi thăm dò tin tức về số phận người bạn của ông.
- Daphne có việc gì không?
Trong gã có vẻ lo âu tôi khoái chí mới kế tiếp.
- Lần cuối tôi gặp nàng thấy cũng bình thường.
- Ông nhìn thấy nàng à?
- Cô chứ. Mới đêm hôm kia đây.
Qua gương mặt xanh xao như trẻ nít tôi thấy gã lau nước mắt.
- Ông có nghe nàng nhắn nhủ gì không? - Gã hỏi.
- Lúc đó chúng tôi đang gặp chuyện rắc rối. Ông biết đó, câu chuyện thật lãng xẹt. Ban đầu thấy nàng, nghe cách nói chuyện tưởng đâu là một con đầm Pháp. Đến khi nhìn thấy cái xác, mới biết có thể nàng là dân ở vùng San Diego hãy nơi khác đến.
- Xác chết? Xác chết nào mới được chứ?
- Tôi phải nói ra điều này bởi trước tiên chúng tôi đã thấy rõ một số việc.
- Ông cần thêm tiền.
- Ơ… ơ không đâu. Tôi đã nhận tiền trước rồi, tôi đoán chừng chắc cũng là tiền của ông thôi. Cái tôi đang cần là nhờ ông cho biết hết mọi việc xảy ra như thế nào. Bởi ông biết đó tôi chẳng tin tưởng cái lão Albright này chút nào và ông nên quên đi chuyện bọn cớm. Tôi định nhờ một người bạn là Joppy nhưng thấy khó khăn cho gã. Tôi chợt nhớ chỉ còn mỗi ông là may ra giúp được. Tôi biết là ông muốn tìm cho ra bởi ông yêu nàng còn nếu có nói sai thì tôi xin chịu tội.
- Tôi yêu nàng Daphne, - gã nói.
Tôi nghe thế cảm thấy khó ấn khó nói. Gã không muốn tỏ ra là một người chín chắn, hai bàn tay nắm chặt lại, tôi mồng gà dùng hdi han gĩ về nàng trong khi tôi còn đang nói chuyện.
- Ông nói cho tôi biết tại sao nhớ Albright đi tìm nàng.
Carter luồn mấy ngón tay vuốt tóc, đưa mắt nhìn về phía dẫy núi ngoài xa. Ngần ngừ một lúc gã mới nói:
- Có một người tâm phúc báo cho tôi hãy lão Albright được việc lắm, đáng tin cậy. Có nhiều lý do khiến tôi nghĩ là việc này không thế nói suông được.
- Ông đã có vợ rồi?
- Chưa. Tôi muốn lấy nàng Daphne.
- Nàng không lấy trộm một món nào của ông chứ?
- Sao ông lại hỏi vậy?
- Lão Albright để ý đến chiếc vali của nàng nên tôi mới nghĩ chắc ông muốn thu hồi lại.
- Thì ông cứ cho là vậy đi, tôi không để ý mấy chuyện đó. Nàng bỏ đi đem theo một số tiền nhưng mà tôi không màng tới. Tôi muốn lấy nàng. Ông vừa nói thấy nàng vẫn bình thường hở?
- Số tiền mất là bao nhiêu?
- Tôi cùng chả cần để ý.
- Vậy nếu ông muốn tôi giải đáp thắc mắc thì ông phải cho tôi biết.
- Ba chục ngàn đô la. - Gã nói nghe như có sẵn tiền trong túi. - Tôi cất ở nhà, bởi vì chúng tôi phải cho công nhân nghỉ nửa ngày để thưởng công lại nhằm ngày phát lương nên nhà băng không thể phát tiền ra trước vì vậy tôi yêu cầu đem tới nhà.
- Ông yêu cầu nhà băng đem tiền nhiều như vậy gởi tới nhà ông à?
- Mấy khi mới có một lần biết đâu bọn trộm nó hay được đêm lẻn vô nhà?
- Chắc quá đi rồi còn gì nữa. Gã cười. - Tiền bạc với tôi không thành vấn đề. Đã có xô xát với Daphne, nàng lấy hết số tiền rồi bỏ đi bởi nàng nghĩ rằng tôi không bao giờ nói chuyện với nàng nữa. Nàng đã tính sai.
- Xô xát vì chuyện gì?
- Bọn chúng đòi tống tiền nàng. Nàng chạy tới cho tôi hay. Bọn chúng nghĩ ra mưu chước dùng nàng để tương kế tựu kế. Nàng quyết bỏ đi để cứu tôi.
- Bọn chúng làm gì được nàng không?
- Điều này thật khó nói.
Tôi cho qua luôn.
- Lão Albright đã hay chuyện tiền bạc chưa?
- Có. Vậy là đã giải đáp hết thắc mắc cho ông rồi đó. Bây giờ tôi muốn biết số phận của nàng. Nàng có được khoẻ không?
- Lần cuối tôi nhìn thấy nàng vẫn bình thường. Nàng đang tìm một người bạn - Frank Green.
Tôi tưởng đâu nghe nhắc tên một người là sẽ làm gã giật mình tỉnh ngộ, thế nhưng Todd Carter giả vờ không nghe.
- Ông định nói cái xác nghĩa là sao?
- Bọn tôi tìm đến nhà người bạn của nàng mới hay hắn đã chết nằm trên giường.
- Richard Mc Gee hả? - Giọng nói Carter nghe lạnh tanh.
- Tôi không rõ. Chỉ biết hắn là Richard thế thôi.
- Nhà hắn ở phố Laurel Canyon Road phải không?
- Phải.
- Thế thì hãy quá. Nghe hắn chết tôi mừng. Mừng thiệt. Hắn là tên ác ôn. Nàng có kể cho ông nghe hắn thường giao du với bọn trẻ?
- Nàng chỉ cho biết hắn là bạn.
- Thì hẳn là vậy rồi. Hắn là tên chuyên làm tiền, một tay chuyên mồi chài bọn đồng tính. Hắn phục vụ cho mấy tay đực rựa làm tiền thích bay những thứ vui chơi bệnh hoạn.
- Hắn chết nên Daphne lái xe hắn đi, mới tôi hôm kia. Nàng cho hay sẽ giã từ thành phố. Bữa đó là lần cuối tôi còn nhìn thấy nàng.
- Bữa đó nàng mặc đồ gì? - Mặt gã sáng rỡ, chờ đợi.
- Nàng mặc áo xanh mang giầy cao gót xanh.
- Có mang vớ chứ?
- Chắc là có. - Tôi không muốn gã nghĩ là mình dòm ngó kỹ quá.
- Vớ màu gì?
- Chắc cũng là màu xanh.
Gã nhe răng ra cười…
- Đúng là nàng rồi. Ông nói cho tôi nghe nàng có ghim một cây kẹp chỗ này, ngay chỗ trước ngực?
- Một bên thôi, mà đúng rồi đấy. Kép do có lốm đốm màu xanh lục.
- Ông uống thêm rượu đi chứ, ông Rawlins?
- Uống chứ.
Gã rót rượu ra ly.
- Nàng đẹp qua đi chứ, phải không?
- Nếu không thì ông cất công đi tìm nàng làm gì?
- Tôi chưa bao giờ được gần một người đẹp như vậy, nàng xài mùi nước hoa dịu dàng khiến ta muốn xích lại gần hơn nữa để ngửi cho ra mùi.
Mùi xà bông Ivory chứ gì, tôi nghĩ trong đầu. Gã còn hỏi tôi nàng xài loại mỹ phẩm nào, nàng để tóc kiểu gì. Gã kể cho tôi biết quê nàng ở New Orleans thuộc một gia đình gốc Pháp từ xa xưa con cháu dòng dõi Napoleon. Câu chuyện về nàng, tôi với gã nói cho nhau nghe hết nửa giờ. Rồi gã lại kể chuyện lẽ ra không nên nói về vô mình. Không phải chuyện ân ái, mà là chuyện nàng phải ôm lòng khi gã lo sợ chuyện gì đó và có lúc nàng phải đứng ra che chở vì một tay thủ kho hay một tên phục vụ bàn muốn hạ gục gã.
                                             ***
được tiếp xúc với ông Todd Carter tôi ngộ ra được một bài học lạ thường khác đời. Ý tôi muốn nói có một tên Negro đang ngồi bên trong văn phòng của một tay da trắng giàu có như hai người bạn thân thiết - gần gũi hơn nữa kia. Tôi dám nói là ông không hề tỏ ra lo sợ hãy khinh miệt như những tên da trắng mà tôi đã từng gặp gỡ.
Trước đây tôi đã từng gặp như vậy rồi. Ông Todd Carter là một người giàu có đến nỗi không nhìn ra tôi như một con người bình thường. Ông kể cho tôi nghe đủ thứ chuyện. Có một lúc nào đó ông coi tôi như con chó cưng, ông quỳ xuống ôm tôi vào lòng đó là những lúc ông cảm thấy yếu đuối.
Phân biệt chủng tộc một cách tồi tệ đến thế đó. Thật tình ông cũng không nhận ra sự khác biệt giữa hai con người, ông chẳng thèm đếm xỉa gì đến tôi. Tôi không hơi đâu để ý chuyện đó. Tôi ngồi nhìn ông nhấp nháy môi kể về mối thất tình, chợt tôi nhận ra ông như một con quái vật. Giống như một đứa trẻ đang tới độ tuổi trưởng thành hành hạ cha mẹ đáng thương bằng sức mạnh và sự ngu muội của nó.
                                           ***
- Tôi yêu nàng, ông Rawlins biết không. Tôi sẽ tìm cách lôi kéo nàng trở lại.
- Ờ, tôi mong sao ông tìm lại được. Tôi nhắc chừng ông đừng cho lão Albright xấp lại gần nàng. Lão đang nhằm vô món tiền đó.
- Vậy ông có thể tìm nàng được chứ? Tôi trả ông nghìn đô la.
- Còn lão Albright thì sao?
- Tôi sẽ báo cho nhân viên sa thải lão ngay. Lão không được cưỡng lệnh.
- Nếu lão chống lại thì sao?
- Tôi là một nhân vật giàu có, ông Rawlins. Ngài Thống đốc và cảnh sát trưởng đến nhà tôi ăn cơm mỗi ngày.
- Vậy sao họ không giúp ông?
Ông quay mặt nhìn qua chỗ khác.
- Ông đi tìm nàng giúp tôi, - gã nói.
- Ông phải ứng tiền trước làm tin, hai trăm đô la chẳng hạn, tôi sẽ ráng lo. Tôi không nói tàm bậy đâu. Giờ này có thể nàng đã trở lại New Orleans.
Gã đứng ngay dậy, nhếch mép cười. Gã chìa tay ra bắt vẻ hờ hững.
- Tôi sẽ bảo ông Baxter viết tấm séc.
- Ôi thôi tôi đang cần tiền mặt.
Gã móc ví ra đếm tiền.
- Đây chỉ còn hơn trăm bảy tiền lẻ. Còn lại tôi cho vét séc đưa sau.
- Tôi chỉ cần một trăm năm chục, - tôi nói.
Gã moi hết tiền trong ví, đưa cho tôi, nói lẩm bẩm:
- Ông giữ lấy, giữ hết đi.
Tôi lấy hết.
Trên đường trở về tôi chợt nghĩ là mình không thể vượt qua khỏi cuộc phiêu lưu mạo hiểm. Trong ba mươi sáu chước không còn chước nào hay hơn là tẩu thoát, tôi thì không còn đường chạy nên phải ở lại tìm cách bòn rút của bọn da trắng sẵn sàng vung tiền.
Có tiền mua tiên còn được. Có tiền đề trả tiền thuê nhà, cho con mèo ăn. Vì tiền nên Coretta mới bị giết chết và cũng vì tiền lão DeWitt Albright định giết tôi. Tôi chợt nghĩ nếu có đủ tiền lúc đó tôi sẽ chuộc lại được mạng sống.

<< Chương 10-11 -12-13 | Chương 18- 19- 20- 21 >>


Dành cho quảng cáo

©2007-2008 Bản quyền thuộc về Liên Mạng Việt Nam - http://lmvn.com ®
Ghi rõ nguồn "lmvn.com" khi bạn phát hành lại thông tin từ website này - Useronline: 463

Return to top