Liên Mạng VietNam || GiaiTri.com | GiaiTriLove.com | GiaiTriChat.com | LoiNhac.com Đăng Nhập | Gia Nhập
Tìm kiếm: Tựa truyện Tác giả Cả hai

   Tìm theo mẫu tự: # A B C D E F G H I J K L M N O P Q R S T U V W X Y Z Danh sách tác giả    Truyện đã lưu lại (0
Home >> Tập Truyện ngắn >> Tình nhân

  Cùng một tác giả
Không có truyện nào


  Tìm truyện theo thể loại

  Tìm kiếm

Xin điền tựa đề hoặc tác giả cần tìm vào ô này

  Liệt kê truyện theo chủ đề

  Liệt kê truyện theo tác giả
Số lần xem: 9855 |  Bình chọn:   |    Lưu lại   ||     Khổ chữ: [ 1, 2, 3

Tình nhân
Janusz Leon Wiśniewski

Truyện thứ năm (tt)

  Tất nhiên là có thể. Sách thì đám này không đọc đâu, nên họ sẽ không cuỗm của cậu. Họ thích mấy cái tạp chí khỏa thân ở chỗ tay thợ điện hơn.
-          Viên quản lý đã nhầm. Rất nhầm. Chỉ sau một tuần, sách bắt đầu biến khỏi giá sách. Mấy ngày sau lại quay lại. Trong các câu chuyện bên bàn ăn, trong cabin hay lúc uống rượu, hoặc khi làm việc trên boong, chẳng có ai công khai thừa nhận là đã đọc những cuốn sách để trên giá trong phòng ăn. Sau một tháng thì giá sách lúc nào cũng trống trơn. Hễ có ai để quyển nào lên đấy là nó lại biến mất liền. Vấn đề được đẩy lên, khi mọi người biết rằng tay thợ máy ba giữ sách hàng tuần trong cabin của hắn và thêm vào đó anh ta còn lấy bút bi gạch chân nhiều đoạn trong sách. Khi anh ta ký tên bằng đúng cái bút ấy vào biên lai nhận tủ thuốc cho buồng máy, bác sĩ đã phát hiện ra.
-          Đã có lần trong bữa tối, bác sĩ, bị kích động như thường lệ - một số người khẳng định rằng anh ta đều đều xoáy moócphin ở tủ kính trong cabin và chỉ để không ai nhận ra, uống cạn nửa chai bia có mùi cồn – bắt đầu tranh luận với người trực tổng đài về chính trị. Bao giờ cũng thế, cứ đến đề tài này là ồn ào như chợ vỡ. Đến một thời điểm nào đó, thợ máy ba, ngồi đối diện, ủng hộ người trực tổng đài. Thế là tay bác sĩ gào lên:
-          -     Còn mày thì muốn gì nào, đồ chó chết? Mày nghĩ rằng sách là chứng chỉ cho việc đọc của mày, để mày gạch lên đó từng đoạn, để thấy rằng mày chưa hề làm tình? Hơn nữa, mày đã giữ cuốn Cái trống thiếc của Grass dưới cái gối đầy nước dãi của mày hai tuần nay rồi. Thế nào, mày định thủ dâm với cái ông Grass ấy chắc?! Sách báo khiêu dâm ở chỗ tay thợ điện vẫn chưa đủ hay sao?
-          Đấy, bằng cách ấy mới thấy rằng lúc rỗi rãi, những người đánh cá cũng đọc Grass, Hemingway, Dostjevski, Remarque rồi cả Anka Kowalska và Chmielewska, cho dù họ không thích thừa nhận điều này. Alicja cười khi anh kể chuyện này cho cô nghe sau chuyến đi.
-          Cô cười thật tuyệt. Gần đây anh nghĩ rằng anh thèm cô mãnh liệt nhất chính là khi cô cười. Có lẽ cô phát hiện ra cơ chế ấy, có thể một cách có ý thức, nên hay khiêu khích trước, để anh trêu chọc cô, và ngay sau đó họ lên giường.
-          Chưa bao giờ cô nghi ngờ về lòng chung thủy của anh. Bao giờ cô cũng bảo vệ quyền của mình đối với niềm tin ấy. Không bao giờ anh quên được có lần trong lúc uống rượu, ông anh trai cô đã tự hào kể lại Alicja đã trả lời khi bị một cô bạn đố kỵ đốp chát hỏi liệu cô có thực sự tin là anh chàng đánh cá của cô chung thủy với cô trong suốt những tháng dài xa nhau: “Bạn thân mến ơi, đương nhiên là anh ấy chung thủy với mình. Nhưng cho dù thế thì mình vẫn lo. Bởi nếu cứ nghĩ rằng sẽ có một đứa lẳng lơ nào đó hôn anh ấy rồi làm không như anh ấy thích, thì đơn giản là như một phụ nữ bình thường, mình rất tức”.
-          Sau đấy ông anh còn kể rằng cái cô bạn đưa ra câu hỏi ấy đã bị nghẹn bánh khi nghe câu trả lời, còn cô bạn “như một phụ nữ bình thường” của cô ta chẳng bao lâu sau đó chuyển đến Poznan và trong các cuộc liên hoan, câu nói ấy được kể lại như một giai thoại. Bởi Alicja là thế. Không bị lệ thuộc. Thông minh. Đẹp. Yêu cuộc sống. Và yêu anh. Và vì vậy anh sẽ không bao giờ tự sát. Cả ở đây, cả ở bên bờ Mauretania ấm áp, cả ở bất cứ nơi nào khác. Bởi nếu thế thì với anh, những kỷ niệm sẽ chấm dứt. những kỷ niệm ví dụ như có lần cô nói: “Bởi khi anh ở đây, thời gian trôi nhanh như thể những hạt vừng chảy khỏi cái xô thủng. Còn sau đấy, khi anh đi rồi thì cái xô bỗng được hàn kín lại, và em có cảm giác như có ai đó cứ đêm đến lại bí mật đến đây và đổ thêm vừng vào đó”.
-          Cho những kỷ niệm như vậy cần phải sống, thậm chí nếu không có ai để khép lại chu trình. Và rằng, những kỷ niệm sẽ mãi mãi mới. Sự thực thì không thể thay đổi quá khứ, nhưng có thể thay đổi những kỷ niệm.
-          “Bởi khi anh ở đây, thời gian trôi nhanh như thể những hạt vừng…”
-          Anh nghe thấy tiếng chân bước đằng sau. Có ai đó leo lên boong mũi tàu theo những bậc thang kim loại. Anh vội dùng mu bàn tay đang cầm điếu thuốc lá lau nước mắt. Khói thuốc bay vào mắt làm cho chúng càng đỏ. Bosman đến chỗ xuồng cứu sinh. Bác ta không để ý thấy anh. Bác đi về phía mũi tàu, ngồi trên cái cọc buộc neo đã bong sơn và nhìn ra biển. Bác mặc chiếc quần lao động màu tím than có hai dây chun bắt chéo nhau qua lưng. Ngoài cái áo đông xuân đã tã, bác không mặc gì hơn. Lúc ấy là âm mười độ và gió thổi mạnh.
-          Khuất sau xuồng cứu sinh, anh quan sát Bosman. Nếu phải mô tả bác bằng một từ, thì anh sẽ nói rằng Bosman đơn giản là một người khổng lồ. Cho tới lúc này anh chưa gặp – mà anh đã làm việc trên bao nhiêu con tàu rồi – một người đàn ông vạm vỡ và mạnh mẽ đến thế. Hai cánh tay bác thật vĩ đại. Chúng to tới mức bác không thể đeo đồng hồ, vì quai đồng hồ nào cũng quá ngắn, không một cái nào có thể vừa cho dù bác có cài ở lỗ cuối cùng. Cái lần họ dừng lại một ngày ở Plymouth ở Anh, Jacek đã đặt mua cho bác một chiếc quai đặc biệt trong một cửa hàng bán đồ trang sức và tặng bác một chiếc đồng hồ nhân dịp sinh nhật bác. Bosman xúc động vì lại có người nhớ đến sinh nhật của mình đến nỗi rơm rớm nước mắt khi nhận chiếc đồng hồ của Jacek; sau đó ở đâu và lúc nào bác cũng đeo nó. Khi moi ruột cá tay dính đầy máu, lúc đi tắm, khi kéo lưới bác đều có nó. Rồi một hôm, đơn giản là quai bị đứt, thế là Bosman đánh mất chiếc đồng hồ. Bác tìm suốt hai ngày. Bác quỳ xuống sàn tàu mà chuyển dịch từng mét một từ mũi đến đuôi rồi lại từ đuôi lên mũi, và tìm. Thậm chí bác còn xuống cả buồng máy, nơi mà bác chưa từng đặt chân tới. Một lần khi đã say, bác mới đủ can đảm để đến cabin của Jacek để xin lỗi, rằng cậu, “mẹ kiếp, tốt với bác như vậy, đã tặng bác đồng hồ, còn bác thì như một con chó con lại đi đánh mất”. Bởi Bos cảm thấy cần phải biết ơn lòng tốt.
-          Anh nhìn Bosman ngồi im lìm như tượng và phân vân, không biết ngồi trên cái cọc buộc neo kia, bác ấy có đang phiền muộn về một người đàn bà nào đó không? Khi anh phân vân như vậy, thì trong cái nhà tù lưu động này, nơi mà những người ngụ cư có hợp đồng lao động, có quyền đình công và ngủ ít nhất bốn tiếng mỗi ngày, có đầu bếp và người quản lý, có vô tuyến, có thợ điện có chức năng cung cấp cho họ băng và máy nghe băng, phụ nữ lại sinh ra nhiều ức chế và nỗi buồn nhất. Những người phụ nữ hoàn toàn không có mặt ở đây. Như anh nhớ thì chính phụ nữ bắt những người đánh cá phải chịu nhiều điều tồi tệ nhất. Những người đàn bà vắng mặt.
-          Lần đầu tiên anh có cảm giác ấy là hồi còn học trung cấp. Lâu lắm rồi, khi vận may trong nghề đánh cá không phải do việc bán cá tuyết hay cá meluc đem lại, mà do bán ô tự động cho những người hoảng loạn ở Ba Lan và ma túy ở Rotterdam cho những người thích “tới bến”. Đó là vào mùa Giáng Sinh. Anh mười bảy tuổi. Thậm chí còn chưa được tập sự. Họ chạy đến xưởng chế tạo mỏ neo trên biển Barent để dỡ hàng. Anh đứng trên cầu tàu và giữ bánh lái. Suốt tám tiếng của đêm Giáng sinh, từ lúc nhìn thấy ngôi sao đầu tiên đến lễ cầu nguyện lúc nửa đêm, anh chăm chú nhìn vào la bàn hồi chuyển, để không trượt ra ngoài  hành trình cộng trừ bốn độ. Những người đánh cá lên cầu tàu từ lúc ca trực bắt đầu. Từ hồi tháng Tám, ngay sau khi rời cảng ở Gdynia, mọi người đã đăng ký đàm thoại với Ba Lan vào đêm Noel. Mỗi người không quá ba phút. Kết nối không được đảm bảo, bởi còn “phụ thuộc vào địa điểm của tàu khi đó”. Họ đã gặp may vì tàu đang ở đúng vùng được phủ sóng. Trạm thu phát ở ngay cạnh rađa, gần như chính trung tâm cầu. Trên cầu là Sĩ quan Một, Thuyền trưởng, vì là Noel, thông tin viên và “con chó con ở cạnh bánh lái ấy”. Tín hiệu thu xấu tới mức làm cho người ta nhớ lại tín hiệu thu được từ Đài châu Âu tự do vào cái thời mà châu Âu còn chưa được tự do.
-          Một người đánh cá đến cầu tàu. Anh ta hơi bực. Anh ta có ba phút đã chờ từ Zaduszka và trước sự có mặt của thuyền trưởng, của thông tin viên và “con chó con ở cạnh bánh lái ấy”, giữa những tiếng sột soạt của máy thu, anh ta nói rằng đang nhớ, rằng anh ta rất khổ sở, rằng đây sẽ là Noel cuối cùng thiếu mọi người hoặc thiếu cô ấy, rằng anh ta đã chán ngấy tất cả, rằng anh ta muốn ôm cô ấy và rất lo vì lâu lắm rồi không thấy cô ấy viết gì. Nhưng cái mà anh ta muốn nhất là nói với họ hoặc cô ấy rằng họ hay cô ấy là quan trọng nhất đối với anh ta. Và anh ta muốn nghe, rằng anh ta cũng là quan trọng nhất. Và hoàn toàn không nhất thiết phải nói toạc móng heo ra như vậy. Thế mà trong vòng ba phút của anh ta, ba phút mà anh ta chờ đợi từ Zaduszka, anh ta được biết rằng “mẹ không muốn cái váy lót mà mẹ đã nhờ con mua nữa”, rằng “không phải mua loại kem ấy nữa, vì ở Ba Lan cũng có rồi” và rằng “nếu gửi cam qua Baltona thì bọn con trai sẽ thích lắm đấy”. Sau ba phút của mình, người đánh cá đi ra đón gió trong buổi tối Giáng sinh với tâm hồn bị thương tổn tới mức cả etanol, cả giấc ngủ cũng không giúp được gì. Và để chắc chắn anh, ta ở lại cabin và không quay lại với gió, để tránh những ý nghĩ ngu xuẩn nào đó. Bởi sau khi rời khỏi cầu tàu, anh ta thực sự muốn ra tận đuôi tàu. Hoặc xa hơn nữa.
-          Chuyện đó xảy ra lâu lắm rồi. Giờ đây thật may mắn vì mọi chuyện đã khác xa, để nói chuyện với những người đàn bà của mình về cam và kem dưỡng da trước “những con chó con” đứng cạnh la bàn hồi chuyển. Bây giờ người ta quan tâm đến tính riêng tư và quan hệ giữa mọi người. Bởi trên tàu họ còn có cả công đoàn nữa. Ngoài ra, thế giới đã thay đổi theo chiều hướng tốt lên. Gần đây anh còn nhìn thấy viên Sĩ quan Một mua một chiếc điện thoại di động với GPS vệ tinh ở Bremerhaven và anh ta có thể nói với bất kỳ ai và bao lâu tùy thích ngay trên boong mũi. Chỉ có điều viên Sĩ quan Một lại chẳng biết nói chuyện với ai.
-          Nếu như anh không nhầm thì người đàn bà cuối cùng mà Bosman nói chuyện với, là thẩm phán của tòa án quận Elblag. Đó là một cuộc nói chuyện không dài. Trong phòng xử án chật kín người, bà ta hỏi bác có nhận tội không. Bác trả lời rất khẽ: “Đương nhiên” và lần ấy bà ta đã tuyên phạt bác năm năm tù vì tội “gây thương tật vĩnh viễn”.
-          Nhiều năm trước đây Bosman đã đánh chồng của một chị cấp dưỡng trong bếp ăn của Nhà Đánh Cá ở Gdansk-Wrzeszcz, nơi bác đã sống trong chín tháng, vì bác sĩ nhà máy không ký sổ sức khỏe cho bác sau khi nhận định bác bị rung tâm nhĩ và loạn nhịp tim.
-          Bosman bị rung tâm nhĩ và loạn nhịp tim khi lần đầu tiên bác được các bác sĩ khám bệnh trong trại trẻ, chỉ có điều cả rung cả loạn đều do sự cố. Gần đây, chúng xuất hiện và qua đi sau hơn chục giờ nếu bác không uống rượu. Sự ngẫu nhiên lại muốn bác có sự cố đúng vào lần kiểm tra sức khỏe bắt buộc. Vì người đánh cá bắt buộc phải khỏe mạnh, nên bác tạm thời bị chuyển lên bờ. Bác phải làm việc “trong dây chuyền” ở xưởng và điều trị bệnh tim. Và cho tới lúc đó, Bosman mới bị đau tim.
-          Thậm chí cả ở “dây chuyền” mọi người cũng gọi bác là Bos. Và ở Nhà Đánh Cá cũng thế. Và cả chị cấp dưỡng cũng gọi bác là “Bos”. Chị ta đứng bên trong ô cửa kính trong nhà ăn và phát cơm. Cái tạp dề trắng của chị sạch sẽ không chê vào đâu được, môi tô son màu đỏ thẫm, tóc được buộc bằng một chiếc khăn lụa và tên chị là Irena. Giống tên mẹ bác. Bao giờ chị cũng cho bác một suất gấp đôi và bao giờ cũng cười với bác, mặt ửng đỏ khi bác nhìn lâu hơn vào mắt chị. Thỉnh thoảng chị lại biến mất cả tuần; những lúc đó bác tìm chị và cảm thấy buồn. Sau đó chị lại về đứng sau ô cửa kính và thường có những vết tím bầm trên tay hay trên mặt. Có một tối, bác chờ chị bên cạnh khu đổ rác, ở cổng sau của nhà ăn. Bác đưa chị ra bến xe buýt. Họ đi quanh công viên để được lâu hơn. Sau đó thì tối nào bác cũng chờ chị cạnh khu đổ rác. Sau vài tuần thì chị không còn lên xe buýt nữa. Họ cùng đi bộ và trò chuyện suốt dọc đường về nhà chị. Bác quay lại một mình, cũng trên con đường đó, về Nhà Đánh Cá và hồi tưởng lại từng lời của chị.
-          Một thời gian sau bác nhận thấy, duy nhất có ý nghĩa với bác đầu tiên là chờ đến bữa trưa, sau đó đến tối. Sau mấy tuần, Irena biến mất. Không nói một lời. Khi đó bác cảm thấy giống hệt như thỉnh thoảng bác vẫn cảm thấy hồi mình còn ở trại trẻ, khi bác ở lại một mình, duy nhất một mình, trên chiếc ghế dài ở phòng đợi và cô phụ trách dẫn bác về phòng, đưa cho bác bút màu và giấy vẽ, để bác có cái gì đó làm cho đỡ buồn. Còn bác lúc đó chỉ thích vẽ mỗi nghĩa trang.
-           Tất nhiên là có thể. Sách thì đám này không đọc đâu, nên họ sẽkhông cuỗm của cậu. Họ thích mấy cái tạp chí khỏa thân ở chỗ tay thợ điện hơn.
-           Viên quản lý đã nhầm. Rất nhầm. Chỉ sau một tuần, sách bắt đầu biến khỏi giá sách. Mấy ngày sau lại quay lại. Trong các câu chuyện bên bàn ăn, trong cabin hay lúc uống rượu, hoặc khi làm việc trên boong, chẳng có ai công khai thừa nhận là đã đọc những cuốn sách để trên giá trong phòng ăn. Sau một tháng thì giá sách lúc nào cũng trống trơn. Hễ có ai để quyển nào lên đấy là nó lại biến mất liền. Vấn đề được đẩy lên, khi mọi người biết rằng tay thợ máy ba giữ sách hàng tuần trong cabin của hắn và thêm vào đó anh ta còn lấy bút bi gạch chân nhiều đoạn trong sách. Khi anh ta ký tên bằng đúng cái bút ấy vào biên lai nhận tủ thuốc cho buồng máy, bác sĩ đã phát hiện ra.
-   Đã có lần trong bữa tối, bác sĩ, bị kích động như thường lệ - một số người khẳng định rằng anh ta đều đều xoáy moócphin ở tủ kính trong cabin và chỉ để không ai nhận ra, uống cạn nửa chai bia có mùi cồn – bắt đầu tranh luận với người trực tổng đài về chính trị. Bao giờ cũng thế, cứ đến đề tài này là ồn ào như chợ vỡ. Đến một thời điểm nào đó, thợ máy ba, ngồi đối diện, ủng hộ người trực tổng đài. Thế là tay bác sĩ gào lên:
 
-     Còn mày thì muốn gì nào, đồ chó chết? Mày nghĩ rằng sách là chứng chỉ cho việc đọc của mày, để mày gạch lên đó từng đoạn, để thấy rằng mày chưa hề làm tình? Hơn nữa, mày đã giữ cuốn Cái trống thiếc của Grass dưới cái gối đầy nước dãi của mày hai tuần nay rồi. Thế nào, mày định thủ dâm với cái ông Grass ấy chắc?! Sách báo khiêu dâm ở chỗ tay thợ điện vẫn chưa đủ hay sao?
 
Đấy, bằng cách ấy mới thấy rằng lúc rỗi rãi, những người đánh cá cũng đọc Grass, Hemingway, Dostjevski, Remarque rồi cả Anka Kowalska và Chmielewska, cho dù họ không thích thừa nhận điều này. Alicja cười khi anh kể chuyện này cho cô nghe sau chuyến đi.
Cô cười thật tuyệt. Gần đây anh nghĩ rằng anh thèm cô mãnh liệt nhất chính là khi cô cười. Có lẽ cô phát hiện ra cơ chế ấy, có thể một cách có ý thức, nên hay khiêu khích trước, để anh trêu chọc cô, và ngay sau đó họ lên giường.
 Chưa bao giờ cô nghi ngờ về lòng chung thủy của anh. Bao giờ cô cũng bảo vệ quyền của mình đối với niềm tin ấy. Không bao giờ anh quên được có lần trong lúc uống rượu, ông anh trai cô đã tự hào kể lại Alicja đã trả lời khi bị một cô bạn đố kỵ đốp chát hỏi liệu cô có thực sự tin là anh chàng đánh cá của cô chung thủy với cô trong suốt những tháng dài xa nhau: “Bạn thân mến ơi, đương nhiên là anh ấy chung thủy với với mình. Nhưng cho dù thế thì mình vẫn lo. Bởi nếu cứ nghĩ rằng sẽ có một đứa lẳng lơ nào đó hôn anh ấy rồi làm không như anh ấy thích, thì đơn giản là như một phụ nữ bình thường, mình rất tức”.
Sau đấy ông anh còn kể rằng cái cô bạn đưa ra câu hỏi ấy đã bị nghẹn bánh khi nghe câu trả lời, còn cô bạn “như một phụ nữ bình thường” của cô ta chẳng bao lâu sau đó chuyển đến Poznan và trong các cuộc liên hoan, câu nói ấy được kể lại như một giai thoại.
 Bởi Alicja là thế. Không bị lệ thuộc. Thông minh. Đẹp. Yêu cuộc sống. Và yêu anh. Và vì vậy anh sẽ không bao giờ tự sát. Cả ở đây, cả ở bên bờ Mauretania ấm áp, cả ở bất cứ nơi nào khác. Bởi nếu thế thì với anh, những kỷ niệm sẽ chấm dứt. những kỷ niệm ví dụ như có lần cô nói: “Bởi khi anh ở đây, thời gian trôi nhanh như thể những hạt vừng chảy khỏi cái xô thủng. Còn sau đấy, khi anh đi rồi thì cái xô bỗng được hàn kín lại, và em có cảm giác như có ai đó cứ đêm đến lại bí mật đến đây và đổ thêm vừng vào đó”.
Cho những kỷ niệm như vậy cần phải sống, thậm chí nếu không có ai để khép lại chu trình. Và rằng, những kỷ niệm sẽ mãi mãi mới. Sự thực thì không thể thay đổi quá khứ, nhưng có thể thay đổi những kỷ niệm.
 “Bởi khi anh ở đây, thời gian trôi nhanh như thể những hạt vừng …
Anh nghe thấy tiếng chân bước đằng sau. Có ai đó leo lên boong mũi tàu theo những bậc thang kim loại. Anh vội dùng mu bàn tay đang cầm điếu thuốc lá lau nước mắt. Khói thuốc bay vào mắt làm cho chúng càng đỏ. Bosman đến chỗ xuồng cứu sinh. Bác ta không để ý thấy anh. Bác đi về phía mũi tàu, ngồi trên cái cọc buộc neo đã bong sơn và nhìn ra biển. Bác mặc chiếc quần lao động màu tím than có hai dây chun bắt chéo nhau qua lưng. Ngoài cái áo đông xuân đã tã, bác không mặc gì hơn. Lúc ấy là âm mười độ và gió thổi mạnh.
Khuất sau xuồng cứu sinh, anh quan sát Bosman. Nếu phải mô tả bác bằng một từ, thì anh sẽ nói rằng Bosman đơn giản là một người khổng lồ. Cho tới lúc này anh chưa gặp – mà anh đã làm việc trên bao nhiêu con tàu rồi – một người đàn ông vạm vỡ và mạnh mẽ đến thế. Hai cánh tay bác thật vĩ đại. Chúng to tới mức bác không thể đeo đồng hồ, vì quai đồng hồ nào cũng quá ngắn, không một cái nào có thể vừa cho dù bác có cài ở lỗ cuối cùng. Cái lần họ dừng lại một ngày ở Plymouth ở Anh, Jacek đã đặt mua cho bác một chiếc quai đặc biệt trong một cửa hàng bán đồ trang sức và tặng bác một chiếc đồng hồ nhân dịp sinh nhật bác. Bosman xúc động vì lại có người nhớ đến sinh nhật của mình đến nỗi rơm rớm nước mắt khi nhận chiếc đồng hồ của Jacek; sau đó ở đâu và lúc nào bác cũng đeo nó. Khi moi ruột cá tay dính đầy máu, lúc đi tắm, khi kéo lưới bác đều có nó. Rồi một hôm, đơn giản là quai bị đứt, thế là Bosman đánh mất chiếc đồng hồ. Bác tìm suốt hai ngày. Bác quỳ xuống sàn tàu mà chuyển dịch từng mét một từ mũi đến đuôi rồi lại từ đuôi lên mũi, và tìm. Thậm chí bác còn xuống cả buồng máy, nơi mà bác chưa từng đặt chân tới. Một lần khi đã say, bác mới đủ can đảm để đến cabin của Jacek để xin lỗi, rằng cậu, “mẹ kiếp, tốt với bác như vậy, đã tặng bác đồng hồ, còn bác thì như một con chó con lại đi đánh mất”. Bởi Bos cảm thấy cần phải biết ơn lòng tốt.
 Anh nhìn Bosman ngồi im lìm như tượng và phân vân, không biết ngồi trên cái cọc buộc neo kia, bác ấy có đang phiền muộn về một người đàn bà nào đó không? Khi anh phân vân như vậy, thì trong cái nhà tù lưu động này, nơi mà những người ngụ cư có hợp đồng lao động, có quyền đình công và ngủ ít nhất bốn tiếng mỗi ngày, có đầu bếp và người quản lý, có vô tuyến, có thợ điện có chức năng cung cấp cho họ băng và máy nghe băng, phụ nữ lại sinh ra nhiều ức chế và nỗi buồn nhất. Những người phụ nữ hoàn toàn không có mặt ở đây. Như anh nhớ thì chính phụ nữ bắt những người đánh cá phải chịu nhiều điều tồi tệ nhất. Những người đàn bà vắng mặt.
Lần đầu tiên anh có cảm giác ấy là hồi còn học trung cấp. Lâu lắm rồi, khi vận may trong nghề đánh cá không phải do việc bán cá tuyết hay cá meluc đem lại, mà do bán ô tự động cho những người hoảng loạn ở Ba Lan và ma túy ở Rotterdam cho những người thích “tới bến”. Đó là vào mùa Giáng Sinh. Anh mười bảy tuổi. Thậm chí còn chưa được tập sự. Họ chạy đến xưởng chế tạo mỏ neo trên biển Barent để dỡ hàng. Anh đứng trên cầu tàu và giữ bánh lái. Suốt tám tiếng của đêm Giáng sinh, từ lúc nhìn thấy ngôi sao đầu tiên đến lễ cầu nguyện lúc nửa đêm, anh chăm chú nhìn vào la bàn hồi chuyển, để không trượt ra ngoài hành trình cộng trừ bốn độ. Những người đánh cá lên cầu tàu từ lúc ca trực bắt đầu. Từ hồi tháng Tám, ngay sau khi rời cảng ở Gdynia, mọi người đã đăng ký đàm thoại với Ba Lan vào đêm Noel. Mỗi người không quá ba phút. Kết nối không được đảm bảo, bởi còn “phụ thuộc vào địa điểm của tàu khi đó”. Họ đã gặp may vì tàu đang ở đúng vùng được phủ sóng. Trạm thu phát ở ngay cạnh rađa, gần như chính trung tâm cầu. Trên cầu là Sĩ quan Một, Thuyền trưởng, vì là Noel, thông tin viên và “con chó con ở cạnh bánh lái ấy”. Tín hiệu thu xấu tới mức làm cho người ta nhớ lại tín hiệu thu được từ Đài châu Âu tự do vào cái thời mà châu Âu còn chưa được tự do.
 Một người đánh cá đến cầu tàu. Anh ta hơi bực. Anh ta có ba phút đã chờ từ Zaduszka và trước sự có mặt của thuyền trưởng, của thông tin viên và “con chó con ở cạnh bánh lái ấy”, giữa những tiếng sột soạt của máy thu, anh ta nói rằng đang nhớ, rằng anh ta rất khổ sở, rằng đây sẽ là Noel cuối cùng thiếu mọi người hoặc thiếu cô ấy, rằng anh ta đã chán ngấy tất cả, rằng anh ta muốn ôm cô ấy và rất lo vì lâu lắm rồi không thấy cô ấy viết gì. Nhưng cái mà anh ta muốn nhất là nói với họ hoặc cô ấy rằng họ hay cô ấy là quan trọng nhất đối với anh ta. Và anh ta muốn nghe, rằng anh ta cũng là quan trọng nhất. Và hoàn toàn không nhất thiết phải nói toạc móng heo ra như vậy. Thế mà trong vòng ba phút của anh ta, ba phút mà anh ta chờ đợi từ Zaduszka, anh ta được biết rằng “mẹ không muốn cái váy lót mà mẹ đã nhờ con mua nữa”, rằng “không phải mua loại kem ấy nữa, vì ở Ba Lan cũng có rồi” và rằng “nếu gửi cam qua Baltona thì bọn con trai sẽ thích lắm đấy”. Sau ba phút của mình, người đánh cá đi ra đón gió trong buổi tối Giáng sinh với tâm hồn bị thương tổn tới mức cả etanol, cả giấc ngủ cũng không giúp được gì. Và để chắc chắn anh, ta ở lại cabin và không quay lại với gió, để tránh những ý nghĩ ngu xuẩn nào đó. Bởi sau khi rời khỏi cầu tàu, anh ta thực sự muốn ra tận đuôi tàu. Hoặc xa hơn nữa.
Chuyện đó xảy ra lâu lắm rồi. Giờ đây thật may mắn vì mọi chuyện đã khác xa, để nói chuyện với những người đàn bà của mình về cam và kem dưỡng da trước “những con chó con” đứng cạnh la bàn hồi chuyển. Bây giờ người ta quan tâm đến tính riêng tư và quan hệ giữa mọi người. Bởi trên tàu họ còn có cả công đoàn nữa. Ngoài ra, thế giới đã thay đổi theo chiều hướng tốt lên. Gần đây anh còn nhìn thấy viên Sĩ quan Một mua một chiếc điện thoại di động với GPS vệ tinh ở Bremerhaven và anh ta có thể nói với bất kỳ ai và bao lâu tùy thích ngay trên boong mũi. Chỉ có điều viên Sĩ quan Một lại chẳng biết nói chuyện với ai.
 Nếu như anh không nhầm thì người đàn bà cuối cùng mà Bosman nói chuyện với, là thẩm phán của tòa án quận Elblag. Đó là một cuộc nói chuyện không dài. Trong phòng xử án chật kín người, bà ta hỏi bác có nhận tội không. Bác trả lời rất khẽ: “Đương nhiên” và lần ấy bà ta đã tuyên phạt bác năm năm tù vì tội “gây thương tật vĩnh viễn”.
 Nhiều năm trước đây Bosman  đã đánh chồng của một chị cấp dưỡng trong bếp ăn của Nhà Đánh Cá ở Gdansk-Wrzeszcz, nơi bác đã sống trong chín tháng, vì bác sĩ nhà máy không ký sổ sức khỏe cho bác sau khi nhận định bác bị rung tâm nhĩ và loạn nhịp tim.
Bosman bị rung tâm nhĩ và loạn nhịp tim khi lần đầu tiên bác được các bác sĩ khám bệnh trong trại trẻ, chỉ có điều cả rung cả loạn đều do sự cố. Gần đây, chúng xuất hiện và qua đi sau hơn chục giờ nếu bác không uống rượu. Sự ngẫu nhiên lại muốn bác có sự cố đúng vào lần kiểm tra sức khỏe bắt buộc. Vì người đánh cá bắt buộc phải khỏe mạnh, nên bác tạm thời bị chuyển lên bờ. Bác phải làm việc “trong dây chuyền” ở xưởng và điều trị bệnh tim.
Thậm chí cả ở “dây chuyền” mọi người cũng gọi bác là Bos. Và ở Nhà Đánh Cá cũng thế. Và cả chị cấp dưỡng cũng gọi bác là “Bos”. Chị ta đứng bên trong ô cửa kính trong nhà ăn và phát cơm. Cái tạp dề trắng của chị sạch sẽ không chê vào đâu được, môi tô son màu đỏ thẫm, tóc được buộc bằng một chiếc khăn lụa và tên chị là Irena. Giống tên mẹ bác. Bao giờ chị cũng cho bác một suất gấp đôi và bao giờ cũng cười với bác, mặt ửng đỏ khi bác nhìn lâu hơn vào mắt chị. Thỉnh thoảng chị lại biến mất cả tuần; những lúc đó bác tìm chị và cảm thấy buồn. Sau đó chị lại về đứng sau ô cửa kính và thường có những vết tím bầm trên tay hay trên mặt. Có một tối, bác chờ chị bên cạnh khu đổ rác, ở cổng sau của nhà ăn. Bác đưa chị ra bến xe buýt. Họ đi quanh công viên để được lâu hơn. Sau đó thì tối nào bác cũng chờ chị cạnh khu đổ rác. Sau vài tuần thì chị không còn lên xe buýt nữa. Họ cùng đi bộ và trò chuyện suốt dọc đường về nhà chị. Bác quay lại một mình, cũng trên con đường đó, về Nhà Đánh Cá và hồi tưởng lại từng lời của chị.
Một thời gian sau bác nhận thấy, duy nhất có ý nghĩa với bác đầu tiên là chờ đến bữa trưa, sau đó đến tối. Sau mấy tuần, Irena biến mất. Không nói một lời. Khi đó bác cảm thấy giống hệt như thỉnh thoảng bác vẫn cảm thấy hồi mình còn ở trại trẻ, khi bác ở lại một mình, duy nhất một mình, trên chiếc ghế dài ở phòng đợi và cô phụ trách dẫn bác về phòng, đưa cho bác bút màu và giấy vẽ, để bác có cái gì đó làm cho đỡ buồn. Còn bác lúc đó chỉ thích vẽ mỗi nghĩa trang.
 Khi chị quay lại sau một tuần, tay bị băng và môi sưng vù thì bác đã đủ can đảm để hỏi. Chị kể cho bác nghe về người chồng của mình. Bác nghe chị và nhớ lại rằng tồi tệ nhất, cái mà bác không thể chịu nổi trong trại trẻ là khi một thằng cặn bã xăm đầy người đã đánh một đứa trẻ chỉ cao đến ngang người hắn mà hoàn toàn không có lý do gì. Họ đi ngang qua công viên. Bác ôm chị. Chị run rẩy. Nhỏ nhoi. Mong manh.
Bác tập những gì sẽ nói với chị. Tập suốt một tuần liền. Từ dây chuyền về phòng, bác tắm để tẩy sạch mùi cá trên người, khóa trái cửa để không ai bị quấy rầy, cạo râu, mặc bộ comple mà bác phải đặt may, vì cỡ bác thì không một cửa hàng nào có sẵn, thắt cravát, đứng trước gương và tập nói, rằng bác rất muốn chị không bao giờ bị ai đánh nữa và chị… ừm, rằng chị… ừm, rằng chị có…
 Đó chẳng phải là một ngày đặc biệt nào hết. Chỉ đơn giản là bác không đến xưởng. Bác mặc comple và thắt cravát. Bác cầm hoa đứng đợi, như mọi khi, bên khu đổ rác. Bác đã không kịp nói với chị. Họ đến công viên vừa lúc một chiếc taxi đi đến và phanh kít lại. Một người đàn ông nhảy ra khỏi xe chạy đến và đấm vào mặt chị. Chị ngã xuống bãi cỏ, không nói một lời. Gã đàn ông định đá chị. Bosman quẳng bó hoa, tóm lấy gã đàn ông như tóm một con cá tuyết to trước khi thọc dao vào bụng nó để mổ. Sau đó bác thúc đầu gối vào mặt gã kia. Và một cú nữa. Và cú nữa. Bác nhìn khuôn mặt chảy máu của chị và đẩy gã kia xuống cỏ. Chạy đến chỗ chị và nắm tay chị. Chị thậm chí không khóc. Một xe cảnh sát chạy tới sau khi được người lái taxi thông báo.
 Chồng chị bị gãy xương hàm và xương đòn gánh, dập mũi, chấn thương sọ não, dập xương sọ và gãy xương sườn chạm vào phổi phải.
Bosman ra tù sau ba năm. Chị không thăm bác một lần nào trong tù. Một năm sau khi rời Ilawa, bác tình cờ gặp thuyền trưởng trên đường từ Gdansk đến Swinoujscie nhận tàu, đang dừng lại ở Slupsk để chuyển tàu. Đúng hơn là thuyền trưởng đã gặp bác
Đó là ở phòng chờ trong ga, khoảng năm giờ sáng. Một nhóm những người vô gia cư đang ngồi sát tường ngay bên cạnh một kiốt đã đóng cửa. Một phụ nữ say khướt, quần ướt sũng nước tiểu đang quỳ và chửi bới gã đàn ông khổng lồ  với miếng băng thấm máu trên mũi, tay cầm chai bia, miệng ngậm điếu thuốc lá. Người phụ nữ chạy đến chỗ gã đàn ông, đấm, đá hắn rồi chạy đi luôn. Khi người phụ nữ chạy lại để đá gã khổng lồ, thì một người đàn ông khác – – thấp, mặc chiếc áo vinilon có hàng chữ Unloved sau lưng – chạy lại giữ hai người và cố tách họ ra nhưng vô ích. Có một lúc người phụ nữ đứng và nói điều gì đó không rõ, người đàn ông mặc áo khoác lùi lại, gã khổng lồ rút điếu thuốc lá ra khỏi miệng và đưa cho người phụ nữ. Chị này hít một hơi thật sâu. Nhìn điếu thuốc một lúc rồi trả lại cho gã khổng lồ như thể chẳng có chuyện gì xảy ra và chưa hề có cái đoạn giải lao vừa rồi, vừa hét “mày, đồ chó chạy rông” vừa lao vào để đá tiếp. Thuyền trưởng nhấc vali, đến gần để nhìn rõ hơn đám người này. Lúc ấy thuyền trưởng nhận ra bác.
-           Andrzej, ông sao thế… Ông đánh nhau với đàn bà à? Bos, ông sao thế hả… Mẹ kiếp! Bos!!!
-            Người đàn ông băng mũi quay lại. Người phụ nữ lợi dụng khoảnh khắc không chú ý đó, lao vào và dùng hết sức tát ông ta, làm miếng băng trên cái mũi dập rơi ra. Sau đó thuyền trưởng lùi ngày ra khơi lại một ngày để giải quyết cho Bosman mọi thủ tục làm việc trên tàu. Mọi việc thực sự được giải quyết khi thuyền trưởng gọi điện cho một trong số các giám đốc của chủ tàu – một người bạn từ thời sinh viên trong trường hàng hải – và nói rằng không có Bosman thì ông “đi chơi chứ không phải đi biển” và rằng ông “nói tếu rằng Bos là một phạm nhân, song với bọn cá thì phạm nhân hay hầu bàn, ai bắt chúng cũng như nhau cả thôi”.
-            Kể từ khi đó, Bosman trở thành cái cái mỏ neo trên con tàu này. Và bác nhớ đời rằng phụ nữ, đó là nỗi đau. Đầu tiên là khi xăm tên họ lên cánh tay, còn sau đó là khi quên.
-           Đã ngần ấy năm đi biển cùng Bosman, nhưng đến lúc này, khuất sau xuồng cứu sinh anh mới nhận thấy ở ông có một cái gì đó giống với Chúa.
-            Gió lặng dần.
-            Anh châm một điếu thuốc nữa, lùi sâu hơn một chút và khoác kín chăn.
-           Trên những con tàu mà anh đã đi, rất ít Chúa. Những người đánh cá mê tín hơn là có tín ngưỡng. Cho dù điều kiện sống khắc nghiệt, mối nguy hiểm thường trực, cảm giác bị đe dọa và nỗi khổ hạnh đặc thù, mà anh coi chúng, không phải vô lý, là đồng nghĩa với đi biển – sau bảy tháng trên biển, tám mươi người đàn ông trên tàu coi nhau như bạn tù hay như anh em cùng dòng tu hơn là bạn bè trong một chuyến đi – anh đã không chạm trán với những biểu hiện rõ ràng về tín ngưỡng ở trên tàu. Tất nhiên, họ treo những cây thánh giá trong phòng ăn, một số vẫn có sách kinh trong tủ, nhiều người vẫn đeo dây chuyền có thánh giá và các biểu tượng tôn giáo, nhưng chính Chúa và tín ngưỡng thì hầu như chưa bao giờ là đề tài trong các câu chuyện và không có biểu hiện của những tình cảm tôn giáo. Nhưng chúng vẫn tồn tại và đôi khi tín ngưỡng vẫn hòa trộn với trực giác và nếu nó trở nên như vậy ở trên tàu, nơi không có chỗ để trốn chạy, thì thường thảm họa sẽ xảy ra.
-           Họ đánh cá ở Alaska. Sau bảy mươi ngày, họ ghé qua Anchorage vào ban đêm để đưa một người bị nghi là viêm ruột thừa vào bệnh viện. Để thay thế anh này, chủ tàu đã tìm được một người Philipinnes đang chờ một tàu nào đó. Thực tế thì đã từ lâu, trên tàu ngoài dàn thuyền viên Ba Lan còn có cả người nước ngoài, cho nên việc này không khiến mọi người ngạc nhiên lắm, hơn nữa bất hòa vẫn xảy ra nên chủ tàu người Mỹ biết rằng “Người Ba Lan vốn chỉ thích cãi nhau với người Ba Lan”.
-            Đó là một người Philipinnes nhỏ thó và thấp. Anh ta đeo kính và khi đứng trên cột buộc neo, trong bộ comple màu tím than, bên trong là chiếc sơ mi trắng thì nhìn anh ta giống như một cậu bé đi dự lễ ban thánh thể. Chẳng có ai muốn nhận anh ta vào cabin của mình, thế là anh ta bị đưa đến chỗ những người tập sự ở mũi tàu. Mọi người đều biết rằng đó là một sự bất công kinh khủng, vì trên tàu, cabin cho những người tập sự là nhỏ nhất. Nó chỉ có ba giường ngủ, nhưng cái thứ ba đã được những người tập sự dùng làm tủ vì tủ của họ quá nhỏ. Anh còn nhớ có lần tay thợ máy trẻ đã sống một tháng trời trong cái cabin đó nói đùa trong bữa trưa: -  
-             Cái cabin ấy nhỏ đến mức khi cái ấy của tôi nó lên, tôi buộc phải mở cửa.
-           Những người tập sự lấy đồ từ cái giường cao nhất xuống và nhét vào bất cứ chỗ nào có thể nhét được để trả chỗ ngủ cho anh chàng Philipinnes. Ngày hôm sau, khi những người tập sự đi ăn trưa, không hề hỏi ý kiến ai, anh chàng Philipinnes lôi cái thùng loa stereo của một trong hai người kia ra, đặt ngay bên cạnh chậu rửa và làm thành một cái bàn thờ. Một cái bàn thờ bình thường được thu nhỏ lại của một người công giáo. Với những bậc thang, với cây thánh giá, trên đó treo Chrystus được làm từ con búp bê Ken thu nhỏ, được gắn bằng một cái đinh nhỏ và có vương miện gai thu nhỏ được làm từ một dải kem đánh răng đã cứng lại và những mẫu tăm. Quanh cây thánh giá, anh ta treo một sợi đen với những chiếc đèn màu đỏ và màu ôliu nhấp nháy. Nguồn điện cho đèn để cạnh tượng Đức Mẹ Đồng Trinh đang quỳ được làm từ một con búp bê mắt xếch. Con búp bê được quấn bằng mảnh vải trắng và ở phần ngực to quá cỡ bị hở ra được đính lại phía sau lưng bằng ghim, một trái tim lớn sơn màu đỏ bị gai xuyên qua.
-           Khi những người tập sự trở lại sau bữa ăn, thì anh chàng Philipinnes đang quỳ và cầu nguyện thành tiếng, những chiếc đèn nhấp nháy trên bàn thờ nhỏ, còn cả cabin ngập trong mùi hương đang cháy âm ỉ trong chiếc cốc đánh răng trên chậu rửa.
-           Anh chàng Philipinnes tỏ ra là một người công giáo chính thống – buổi cầu nguyện ban trưa trở thành một nghi lễ cho một ngày. Anh ta không biết là họ tưởng tượng ra niềm tin vào Chúa khác hơn. Anh ta lôi từ trong túi ra một chiếc ví có ảnh Giáo hoàng và hôn ngay trước mặt họ.
-            Khi tin lan ra khắp tàu, thì tất cả mọi người đều đến cabin của những người tập sự và họ chỉ gật đầu, còn anh chàng người Philipinnes thì ngồi trên chiếc giường cao nhất sát trần và cười tự hào, và chắp tay cầu nguyện.
-           Anh chàng Philipinnes là một thợ đánh cá cừ. Cũng như họ, anh có thể moi ruột cá rất thuần phục hàng giờ liền, bao giờ cũng sẵn sàng mang đến, châm và ngậm thuốc lá và bao giờ cũng cười khi mọi người cười. Sau ba tuần thì anh ta biết nói “mẹ kiếp” rất đúng chỗ và theo yêu cầu của những người tập sự anh đã thôi không thắp hương trong cabin nữa. Thậm chí mọi người còn bắt đầu thích anh và còn mời anh ta đến xem phim con heo ở cabin của tay thợ điện. Nhưng cuối cùng anh ta phải bỏ vì khi các pha gây cấn diễn ra, bị hưng phấn anh ta thở mạnh quá và điều này đã khiến anh ta mất tự nhiên.
-           Sáu tuần sau, tay thợ điện bắt gặp anh chàng Philipinnes ở mũi tàu.
-            Và khi đó anh ta đến cabin, gọi anh ra hành lang và nói:
-            -     Anh nghe này, cái gã da vàng ấy đi khắp mũi tàu, quần tụt xuống và khoe khắp thiên hạ cái “tẩu” của hắn! Lạy Chúa tôi. Đúng thế. Tôi vừa mới ở đó về mà. Một cái cỡ X nghiêm chỉnh! Chúng ta chỉ còn thiếu mỗi cái này nữa thôi đấy.
-            Quả là không thể tin được. Một người thích khoe của quý trên “tàu đánh cá”! Steward, người ở cùng cabin với tay thợ điện ngay lập tức chêm vào: “Một người công giáo thích khoe của quý trên tàu đánh cá”. Mặt khác, tại sao tất cả trong tám mươi người đàn ông ở đây bị tách khỏi đời sống tình dục bình thường trong nhiều tháng lại cứ phải là những người tình dục khác giới và như Alicja nói, “chuẩn mực về công giáo – tình dục khác giới”?
-           Việc tay thợ điện không phản ứng tức thì và giả vờ ngắm nghía cái tẩu của anh chàng Philipinnes đã khuyến khích anh ta làm lại
-           Họ rình anh ta. Anh yêu cầu họ đừng làm thế. Mọi người không nghe. Họ săn anh ta. Hôm ấy như thường lệ, sau bữa tối họ lại rình. Trời đã tối. Tay thợ điện đi lên mũi tàu, miệng ngậm thuốc lá. Anh chàng Philipinnes chợt ra khỏi chỗ tối và đứng cạnh thang máy. Mọi người liền bật tất cả các đèn pha trên mũi tàu, kể cả cái mạnh nhất cạnh cái cẩu hàng, mắt hướng về anh chàng Philipinnes đang đứng, quần tuột xuống tận đất. Tay thợ máy Một ấn còi báo động, những người tập sự bắt đầu gào lên qua loa bằng tiếng Anh. Anh chàng Philipinnes sợ đến nỗi vãi cả đái. Anh ta đứng, thò chim ra tè và lắc như bị động kinh. Anh ta bỗng đột ngột kéo quần lên rồi chạy về cuối tàu và nhảy xuống nước.
-           
 
Khi mọi người kéo được anh ta lên boong thì người anh ta lạnh đến mức bác sĩ không dám chắc là anh ta có sống nổi không. Anh ta vẫn sống. Mọi người vội đưa anh ta đến Anchorage. Hai người cứu thương của Hội Chữ Thập Xanh Mỹ
 
cáng anh ta lên xe cấp cứu của bệnh viện đã kịp đến bến. Những người tập sự kéo cái bàn thờ thu nhỏ đựng trong hộp cáctông theo sau anh ta. Thuyền trưởng phải đến Văn phòng Cảng để giải quyết việc phạt thợ máy Một vì tội “vô cớ dùng còi báo động, đe dọa tính mạng nhân viên trên tàu”. Cho đến hết chuyến đi, không còn ai dám đến xem phim con heo ở chỗ tay thợ điện nữa
. Cho dù sau tai nạn của anh chàng Philipinnes, ai cũng muốn quên đi thật nhanh và không nhắc lại chuyện đó nữa, nhưng chính sau chuyến đi ấy, lần đầu tiên anh nói chuyện về đề tài Chúa thực sự cảm động và sâu sắc đến thế
. Anh từ ngư trường trở về Ba Lan. Bằng máy bay từ Anchorage đến Moskva – thời gian gần đây họ thuê toàn bộ dàn nhân viên cho những tàu nước ngoài và đưa nhân viên đến tàu bằng máy bay - ở khoang hạng nhất, cạnh thuyền trưởng, người mà anh quen từ những chuyến đi của của trường. Một huyền thoại thực sự của nghề đánh cá Ba Lan. Tốt nghiệp Trường Hàng hải Hoàng gia ở Scotlen, trên bốn mươi năm đi biển và làm hiệu trưởng Trường Hàng hải Ba Lan một thời gian ngắn, bởi xa biển, ông chỉ chịu được ở đó có 2 năm
Họ nói chuyện gần như suốt chuyến bay. Cả về tín ngưỡng và về Chúa nữa. -   
Bởi anh thấy đấy, thưa sĩ quan – thuyền trưởng có thói quen nói với ai cũng “thưa sĩ quan”, thậm chí cả với những người tập sự - chỉ mới hai năm trước đây tôi mới tin vào Chúa, sau khi vợ tôi mất – ông nói, mắt nhìn ra cửa sổ. – Khi có cô ấy thì tôi chẳng cần đến Chúa. Đã bao nhiêu lần cô ấy bảo tôi hãy tin. Cô ấy lôi tôi đến nhà thờ, còn những khi tôi được ở lâu lâu trên đất liền, cô ấy chở tôi đi dự các buổi lễ đặt tên, đi đám cưới, đám tang. Thời gian cuối thì chủ yếu là đi đám tang. Bốn năm trước đây, khi cô ấy đã bị ung thư, tôi về Gdynia vào lễ Phục sinh và đề nghị cô ấy lấy tôi lần thứ hai. Và cô ấy, thưa sĩ quan, đã đồng ý. Sau tất cả những gì tôi đã làm với cô ấy, sau hàng chục lần tôi đã bỏ lại cô ấy một mình hàng tháng trời để theo những đàn cá rong ruổi khắp thế giới. Sau những lễ Phục sinh vắng tôi, những lần sinh nhật và những lúc bọn trẻ ốm vắng tôi và sau ngần ấy đám tang vắng tôi. Anh hãy tưởng tượng mà xem, thưa sĩ quan!? Cô ấy đã đồng ý!
-           Và khi ấy tôi đã gọi điện cho ông mục sư quen, người đã từng ở chỗ chúng ta trên “Turlejski” – anh cũng đã ở “Turlejski” với tôi phải không, thưa sĩ quan? – và là thợ máy Hai, chỉ có điều sau đấy ông ta bị điên và đã vào tu viện. Và tôi bảo ông ta là một tuần nữa tôi với Marta sẽ đến Lublin để làm lễ cưới trong nhà thờ của ông, lễ cưới mà ba mươi bảy năm về trước đã không có thời gian dành cho nó vì mải đi biển. Và nhờ ông lo cho một dàn đồng ca và người chơi đại phong cầm, và làm sao để tôi không phải học qua các khóa học mà bây giờ người ta thường làm trước đám cưới.
-            Anh nhớ là sau khi nói vậy, thuyền trưởng ngừng lại một lúc, vẫy tay gọi cô tiếp viên và khi cô này đến ông nói:
-            -     Cô có thể đổi cho tôi sâmbanh lấy chai vốtca lạnh được không?
-           Khi cô tiếp viên đi, ông nói tiếp:
-           -     Nhưng thậm chí ngay cả lúc tôi cùng với cô ấy đến bên bàn thờ trong lễ cưới, tôi vẫn chưa tin vào Chúa. Bởi đến khi đó tôi vẫn chưa cần đến cả Chúa, cả tín ngưỡng. Đặc biệt là tôi không cần đến tín ngưỡng. Bởi tín ngưỡng đôi khi, thưa sĩ quan, có một chút gì đó như ma túy. Bởi đôi khi tín ngưỡng giúp người ta dễ dàng yêu nhân loại hơn là yêu một người bạn cùng ca trực.
-           Tôi bắt đầu tin kể từ khi cô ấy mất và tôi cảm thấy trống trải khủng khiếp trên thế gian này, và tôi phải tìm cho mình một ai đó, để không cô đơn như một ngón tay mỗi khi từ cầu tàu trở về nhà. Và khi đó tôi nghĩ rằng Marta cũng không muốn cô đơn và có thể cô ấy đã có lý trong suốt cuộc đời. Và khi đó tôi đã tìm thấy Chúa.
-           Đôi khi tôi nghĩ là mình đã tìm thấy Người, còn sau khi Marta mất, đôi khi đơn giản là tôi thay đổi Chúa mà không thay đổi lời xưng tội. Nhưng ở trên tàu thì không có Chúa và tín ngưỡng. Từ ba mươi năm nay tôi đã sống như thế
-           -     Nào sĩ quan, chúc sức khỏe – ông kết thúc, cười và nâng ly rượu.
-            Khi họ uống cạn, ông ngã người ra và nói thêm:
-            -     Nhưng tôi nói để anh biết, thưa sĩ quan, rằng nếu anh không có người đàn bà của mình, thì khi đó có Chúa sẽ tốt hơn cho con người ta trong cuộc đời này…

<< Truyện thứ năm | Truyện thứ sáu >>


Dành cho quảng cáo

©2007-2008 Bản quyền thuộc về Liên Mạng Việt Nam - http://lmvn.com ®
Ghi rõ nguồn "lmvn.com" khi bạn phát hành lại thông tin từ website này - Useronline: 727

Return to top