Liên Mạng VietNam || GiaiTri.com | GiaiTriLove.com | GiaiTriChat.com | LoiNhac.com Đăng Nhập | Gia Nhập
Tìm kiếm: Tựa truyện Tác giả Cả hai

   Tìm theo mẫu tự: # A B C D E F G H I J K L M N O P Q R S T U V W X Y Z Danh sách tác giả    Truyện đã lưu lại (0
Home >> Truyện Ngắn >> THÀY CHƯƠNG

  Cùng một tác giả
Không có truyện nào


  Tìm truyện theo thể loại

  Tìm kiếm

Xin điền tựa đề hoặc tác giả cần tìm vào ô này

  Liệt kê truyện theo chủ đề

  Liệt kê truyện theo tác giả
Số lần xem: 0 |  Bình chọn:   |    Lưu lại   ||     Khổ chữ: [ 1, 2, 3

Đăng bởi: l1o9n4g9 8 năm trước
THÀY CHƯƠNG
ĐINH LONG

THÀY CHƯƠNG
Thày Chương
Đinh Long


1.

Căn nhà cổ nhà ông Chương vốn dĩ xưa nay chỉ vang vọng tiếng cười. Nơi ra vào tụ tập của các bạn đồng nghiệp. Những nhà giáo nổi tiếng. Họ tới để trao đổi kinh nghiệm nghề nghiệp hay vui chơi, thăm hỏi... Ai cũng thèm khát một gia đình có truyền thống"mô phạm".
Ông chương hay mọi người quen gọi với cái tên quý mến là thầy giáo Chương. Đã bước sang tuổi ngũ tuần. Tuy tóc hoa râm, nhưng da nốt vẫn căng và hồng hào, phong độ. Lịch lãm. Nhìn bề ngoài ai cũng đoán ông chỉ ngoại sáu mươi tuổi. Thày dạy của nhiều thế hệ trong vùng.
Đúng vào dịp ông nhận quyết định nghỉ hưu thì bà vợ mắc bệnh hiểm nghèo. Ba tháng nằm viện thì bà mất... Bà Chương là người đàn bà đẹp, phúc hậu nết na. Dòng dõi... Cả đời chỉ biết chăm lo cho sự nghiệp của chồng con và gia tôc. Bà sinh cả trai, gaí tới tám người con. Con cháu đều là những nhà giáo có tiếng tăm trong ngành giáo dục.
Từ ngày bà vợ mất ông Chương sống âm thầm và kín đáo hơn, con trai, con gái người nào cũng có cơ ngơi riêng. Ông cũng không muốn về ở với đứa nào. Ông bảo: "Ông còn khỏe ông tự biết chăm sóc cho mình, không đến lúc phải phiền hà con cháu. Vả lại chúng đâu có rảnh rỗi! Chúng còn mải phấn đấu cho sự nghiêp rồi gia đình con cái...’’
Nỗi đau về sự ra đi đột ngột của người vợ, rồi cũng dần dần nguôi ngoai. Các bạn đồng môn, đồng niên lại đến đông vui như ngày nào. Học sinh cũ, mới, cháu con ra vào nườm nượp.
Nhưng những người hàng xóm thấy cứ mỗi lần cô giáo Thanh và anh con giai nhớn đến thì lại thấy trong nhà ông Chương như bất an...Vẻ mặt hai người con ông rất buồn khi dắt xe ra về... Hiện tượng đó kéo dài đến gần một năm.

2.

Mấy tuần nay bà con đi qua nhà thắc mắc không hiểu vì sao nhà ông giáo Chương cửa đóng then cài, trong nhà ngoài ngõ tối om? Người ta đặt ra nhiều câu hỏi : "Hay là ông Chương bị ốm. Nằm viện?– Ông Chương đi Hà nội chơi với con cháu? Hoặc sang nước ngoài thăm cô con gái út..."
Rồi vài ba ngày nay cánh cổng lại hé mở, kẻ ra người vào tấp nập. Các con cháu từ xa lần lượt kéo về. Túm năm tụm ba trong sân, ngoài cổng. Vẻ mặt ai cũng thấy lo âu, bí ản... Những người tinh ý thì không khó gì không nhận ra điều gì đang đến với gia đình vị giáo già vốn nể trọng này.
"Bức vách có tai" Người ta đàm tiếu về sự mất tích đột ngột của ông Chương... Đã hơn một tuần ! Có nhiều ý kiến, nhiều dự đoán. Cháu con phân công nhau kiếm tìm, điện thoại thông tin đi các nẻo mà người ta nghi vấn. Nhưng vẫn "biệt vô âm tín"... Họ đã nghĩ đến nước phải nhờ đến chính quyền. Nhưng bằng cách gi? Có người bàn đăng báo, trên mục tìm người lạc! Không được. Bởi ông Chương có lạc đâu? Ông Chương có phải người quá già, người mất trí đâu? Ông hoàn toàn tỉnh táo, minh mãn! Bao nhiêu những bất trắc được đặt ra... Cuối cùng quyết định im lặng... Vì lòng tự trọng của gia đình dòng tộc. không muốn để nhiều người biết đến, sẽ tăng lực lượng đi tìm kiếm, dò la tin tức thêm một vài ngày nữa. Việc nhờ tới thông tin đại chúng hay chính quyền là việc sau cùng.


3.

Trong khi cả gia tộc bủa vây đi kiếm tìm . Ai cũng đôn đáo, ruột gan như ngồi phải tổ kiến lửa. Sợ rằng bố mình đi trên đường bị tai nạn ? Nhưng nếu thế thì họ đã thông báo về nhà? Vì lúc nào trong người bố cũng có giấy tùy thân. Riêng Cô con gái cả và anh con giai nhớn thì tỏ ra khá bình tĩnh. Hình như họ loại trừ được những trường hợp ấy....
Buổi họp mặt gia đình con cháu tức tốc ngay trong ngày. Hai nhân chứng cũng được mời tới để cho rõ hơn về các chi tiết... Người ta đoán già đoán non về sự có mặt bí hiểm của người đàn bà này...! Nhưng tất cả đều là dự đoán? Nếu ngày mai người đàn bà còn đến nữa thì hy vọng có được manh mối! Người đó là ai? Lọc dần, loại bỏ những trường hợp có thể trong xóm trên, làng dưới. Không có ai? Vậy người đàn bà ở xóm nào, làng nào? Bà đến đây có việc gi? Và có liên quan gì đến sự mất tích của ông Chương? Tất cả phải chờ tới ngày mai. Giờ thì đã cuối ngày...


***


Đúng như dự đoán. Chiếc đồng hồ cổ hiệu "ODO" treo tường điểm dõng dạc chín tiếng. Người đàn bà xa lạ như hai người hàng xóm mô tả xuất hiện. Vẫn là chiếc áo ngắn tay màu nâu, cổ tim vừa đủ khoe ra bộ ngực không trắng nhưng đầy đặn, khỏe khoắn, chiếc quần sa tanh bóng Nam Định mềm mại, thon thả. Ưa nhìn...
Trong lúc bà đang thả mắt vô hồn về cánh đồng phía tây thì cô giáo Thanh– Cô con gái cả ông Chương tiếp cận, khiến người đàn bà giật thột! Quay ngoắt về phía đối diện. Cô Thanh chủ động:
- Em chào Bác– Rất nhẹ, dứt khoát, tự tin.
- Chào cô...! Người đàn bà nhìn thẳng, tò mò...
- Cha...o... Chào... Chị?– Thế này không phải! Hình như Bác đang muốn tìm nhà ai trong xóm? Tôi có thể giúp bác được gì không? Câu hỏi của cô giáo dạy văn rất bài bản và lịch sự
¬¬¬¬ - V...âng! Vâng,,,! Có đấy ạ!
Cô Thanh bồi tiếp như là luận cứ của mấy vị luật sư tung ra để khép tội phạm nhân:
- Người ta nói bác tìm ai ở đây đã mấy ngày nay rồi! Có phải không ạ?
- Đ...úng! Đ...úng rồi đấy ạ!
Người đàn bà xa lạ im lặng trong chốc lát. Sau khi đã nhìn từ đầu xuống chân cô Thanh.Rồi nói :
- Thế...Th..ế ! Nhà cô cũng ở gần đây ạ?
- Vâng! Nhà cháu đây. Vừa nói Cô Thanh vừa chỉ tay vào căn nhà mình-mà cô đoán ng]ời đàn bà đã biết... Quyết định không vòng vo tam quốc. Chắc là mụ ta đã biết...Cô Thanh nghĩ vậy
Người đàn bà mặt thuỗn ra như cột trống trời. Nghĩ bụng đã đến lúc phải nói...
-Thế này không phải...! Vậy chị là...
Không để cho người đàn bà nói hết câu:
- Vâng! Tôi là ...Thanh Con gái lớn của ông Chương. Tôi dạy cấp 3 trường huyện
- Vâng! Thế thì...Tôi cũng đã được nghe nói. Tôi tên là Duyên. Nhà tôi ở xã... xã bên...
Cô Thanh lại hỏi luôn:
Thế bố tôi hiện tại đang ở đâu? Bà biết được tin tức gì mong bà chỉ cho? Nhà cháu biết ơn bà...
Bà Duyên xuống giọng:
- Nhưng... Nhưng ở đây không tiện... Tôi tới đây là để báo cho gia đình biết...
- Thế... Thế bố em...! Bây giờ có gặp được bố em không- Cô giáo Thanh mừng run lên.
- Nê...ú... Chị không ngại ... Thì chị đi... đi cùng tôi. Bà Duyên nói.
- Vâng!... Vâng... Ạ! Khoan đã ... Mà có gần đây không bà?
- Nếu đi bộ cũng mất chừng bốn mươi phút.
- Vậy thì cô chờ cho mấy phút...Cô Thanh vội vã móc điện thoại ra gọi vào trong nhà. Người đàn bà vẻ mặt ưu tư nhìn về phia cô Thanh:
- Nhưng chị không nên đi nhiều người. Sợ...
Cô Thanh như hiểu lời đề nghị của người đàn bà! Rồi gật đầu, mắt vẫn dõi về phía cổng nhà...
Một vài phút, ba chiếc xe máy đã đỗ ngay cạnh hai ngươi .
Đi cùng bà Duyên là cô Thanh và cô con gái thứ hai, cùng hai người con trai nhà ông Chương.
Cả năm người đi qua con lộ liên thôn, hai bên đường là cánh đồng lúa vàng sắp vào vụ thu hoạch, mùi cốm mới thơm ngào ngạt, xa xa là những rặng phi lao xanh mướt, trải tới chân trời.
Người đàn bà chỉ tay về phía cuối con đường
- Đấy! Nhà tôi ở đấy..
Xe gần tới chiếc cổng rẽ vào làng. Bà Duyên ra hiệu cho xe dừng lại...Sau khi xin phép bà Duyên... Bốn người trao đổi riêng chừng một phút, hai người phụ nữ đi theo bà Duyên. Hai người đàn ông đi theo một hướng khác. Họ tìm đến nhà vị tổ trưởng thôn. Sau chừng nửa giờ đồng hồ thì im lặng quay ra, đi ngược về phía cổng rẽ vào nhà bà Duyên. Đó là một ngôi nhà gỗ ba gian lợp ngói còn mới có sân vườn trước, vườn sau. Một nhà bếp nằm ngang kiểu thước thợ. Gọn gàng, sạch sẽ ngăn nắp và đặc biệt yên tĩnh ... Nhưng nhìn tinh vẫn thấy căn nhà vắng thiếu bàn tay và sự chăm sóc của người đàn ông.
Hai người đến sau chưa kịp dựng xe thì ông Chương và bà Duyên ra tận sân mời vào nhà. Khi bà Duyên rót nước. Ông Chương bịn dịn không nói ngay, nhưng tỏ ra bình tĩnh chủ động, miệng cười ngượng ngịu, khó xử.
- Giới thiệu với các con. Đây là cô Duyên...Bạn của bố...! Ông nhìn sang phía bà Duyên.. Ngừng một lát rồi ông nói:
Bố... Bố...! Chưa định thông báo ! Đây là cô Duyên tự làm...Nhưng các con đã sang đây rồi.! Thì đành vậy. Bố nghĩ rằng nếu nói hết được câu chuyện thì nói ở đây và lúc này không tiện! Uống nước xong các con cứ về nhà thông báo với mọi người thế đi... Bố khắc sẽ về.
Nói đoạn cô Thanh phản ứng ngay:
- Không thể được? Bố đừng làm khổ chúng con. Chúng con và cả nhà khổ vì bố lắm rồi...
Người con trai lớn cũng phản ứng mãnh liệt:
- Bố hôm nay không về thì không xong với tụi con. Muốn gì Bố cứ về nhà sẽ tìm cách giải quyết.
Cậu con trai thứ gay gắt:
- Câc con đã trình bày với bác tổ trưởng dân phố. Nếu hôm nay bố không về, các con sẽ nhờ chính quyền can thiệp.
- Bố nói là bố sẽ về... Nhưng không phải ngay bây giờ. Ông chương vẫn bình tĩnh dứt khoat
- Mời bà Duyên có ý kiến cho? Cô Thanh vẻ bực tức nhìn thẳng vào mặt bà Duyên
Bà Duyên đứng dậy ra hiệu cho ông Chương vào gian nhà trong... Sau vài phút trao đổi. Bà Duyên trịnh trọng ý kiến:
- Thưa các anh các chị! Tôi cũng đã nhắc ông ngay từ đầu, là phải về thông báo ngay cho các anh chị. Sợ cả nhà lo lắng nhưng ông nhà cự tuyệt... Ông còn nói nếu cô cho các anh chị biết thì ông nhà sẽ bỏ đi ngay. Vì hai người con lớn của ông chống đối kịch liệt. Tôi sang bên đấy ông nhà đâu có biết. Mà cũng dậm dọa mãi mấy ngày, đến cửa mà không dám vào...! May mà chị...

Nói đoạn bà vào gian trong sắm sửa túi đồ đưa ra xe... Hai người nhấm nháy vài giây! Rồi cả năm người dắt xe ra cổng về nhà. Không hiểu cố tình hay hữu ý họ không chào từ biệt bà Duyên
Lúc đó vào buổi trưa, xóm làng vắng vẻ, yên tĩnh. Khi năm người bước vào nhà các con ông Chương đã tề tựu đông đủ... Mọi người mừng rỡ như không có gì sảy ra, để tạo một không khí vui vẻ, an bình... Họ nháy nhau về một sự lạ...!
Cứ ngỡ gần hai tuần xa nhà "Sẩy nhà..." thì ông Chương phải gầy gò, tiều tụy, sầu lão... Nhưng trước mặt họ lại là hình ảnh hoàn toàn ngược lại... Ông Chương với bộ trang phục mới là lượt phẳng phiu. Áo kẻ sáng màu ngắn tay, quần ka ky màu xi măng cắm thùng gọn gàng, lịch lãm. Da nốt căng và hồng tựa như ông vừa ở sân bay về. Đặc biệt là miệng lúc nào cũng cười. Dung nhan tươi tốt hệt như những ngày còn bên mẹ...!
Sau khi cả nhà ăn xong bữa trưa. Ông Chương nói với cô con gái cả cho triệu tập cuộc họp gia đình. Thành phần chỉ là các con đẻ trong gia đình. Không có các cháu và không có các chàng rể... Ông Chương chủ động:
- Trước tiên bố xin lỗi các con về sự vắng mặt của bố hơn một tuần qua! Bố mong các con hiểu cho và thông cảm. Cho bố được toại nguyện- Bố muốn có người bạn bạn đời...Đã mấy năm nay! Bố đã trình bày nguyện vong của bố. không tin các con cứ hỏi chị Thanh và anh lớn thì rõ. Cũng vì cách hiểu của hai người cứng nhắc... Nên mới đến nỗi này. Người đó như các con đã biết– Cô Duyên... Là người cùng cảnh ngộ ... Người đàn bà tốt, đức hạnh, hợp với bố...
Ông chương còn đang ngẫm nghĩ thì cô cả phản pháo ngay:
- Không có thể được...? Con đã nói trước từ ngày đó với bố là không thể nào được...!
Cô hai bồi tiếp:
- Con cũng không nhất trí? Bố năm nay đã hơn bẩy mươi tuổi rồi. Bố tính chuyện ấy làm gì? Để cho thanh thản tuổi già... Chúng con e rằng sức khỏe của bố không bảo đảm.
Cậu con trai lớn bình tĩnh chắc chắn đứng lên nói:
- Con đại diện cho các con của bố xin được bày tỏ lập trường và đây cũng là ý kiến quyết định cuối cùng. Việc bố nêu ra... Gia tộc không thể chấp nhận. Con đồng ý với ý kiến của chị và em con. Về sức khỏe không thể bảo đảm? Điều quan trọng là truyền thống của gia đình mình ba đời làm nghề trồng người...Có uy tín trong xã, ngoài huyện. Chưa có trường hợp nào ngoại lệ. Bố làm thế thì xấu hổ với liệt tổ liệt tông... Bôi tro vào mặt chúng con? Mong bố hãy vì gia đình dòng họ mà bỏ ý định ấy đi để các con yên tâm làm việc.
Cậu con trai sau tiếp lời:
- Đúng đấy bố ạ! Con và anh con đã vào trao đổi trực tiếp với bác trưởng thôn. Bác cho chúng con biết:
"Cô Duyên năm nay mới hơn năm mươi tuổi... Nhân thân không có vấn đề gì đáng nói. Bà ta trước làm nhân viên bưu điện ở thị xã Thái Bình sau hòa bình bà về hưu rồi theo con lên đây. Rồi thằng con giai chết trong trận chiến phía bắc. Nhưng không hiểu lý do gì bà ta lấy hai đời chồng thì hai ông đều chết bất đắc kỳ tử...Hàng xóm người ta đàm tiếu: Bà Duyên thì có duyên nhưng chỉ một nỗi gò má cao, tướng giết chồng. Bác còn nói mấy ngày hôm nay có thấy một người đàn ông lạ trong nhà nhưng tôi cứ ngỡ là ông cụ thân sinh ra bà đến chơi? Ai ngờ?’’
Tính ra còn kém cả tuổi chị cả nhà mình gần chục tuổi. Cá nhân con thấy không được tí nào? Xin bố hãy cân nhắc kỹ cho chúng con nhờ.... Mọi người ngồi hai bên giường đồng tình... Đúng đấy! Đúng đấy bố ạ! Chúng con cũng nhất trí với ý kiến

Ông Chương hai tay chống cằm vẻ mặt sầu thảm, buồn bã rồi chậm rãi
- Bố...Bố đã quyết định rồi! Nghe hay không nghe thì tùy các con...Chỉ mong các con hãy có cái nhìn mới mà thông cảm cho quyết định của bố?
Im lặng một một vài phút rồi ông nói:
Bố định bàn thế này các con thấy có được không? Rồi nhìn sang phải anh con trai lớn. Ý bố muốn trao lại căn nhà cho anh lớn. Nếu cần bố sẽ viết di chúc. Bố chỉ cần mang đi mấy thứ đồ đạc chuyên dùng...Tùy các con. Hay cô cậu nào thấy có nhu cầu thì dọn về đây. Nhà này được xem như ngôi nhà tưởng niệm...Ông Chương chưa dứt lời thì cả nhà nhao nhao :
- Không được? Không được! Không thể theo ý của bố được.
Sau một hồi ồn ã. Cô Thanh phát biểu:
- Ý kiến của bố chúng con không ủng hộ. Việc bố dọn sang ở cô Duyên là không thể chấp nhận. Chúng con không biết tìm lỗ nào mà chui...
Bây giờ tôi với tư cách là chị cả tôi nêu ra một vấn đề để mọi người cùng bàn.
Bố ở nhà không đi đâu nữa. Chúng con sẽ sửa sang lại căn nhà, mua sắm những trang thiết bị vệ sinh, nhà bếp hiện đại...Thuê người trông nom, chăm sóc cơm nước cho bố. Bố cần đi đâu sẽ có người đưa bố đi. Bố thiếu tiền mọi người sẽ chu cấp. Nghĩa là bố yên tâm tĩnh dưỡng tuổi già...Hàng ngày chúng con đến chơi với bố.
Mọi người lại đồng thanh tung hô:
- Nhất trí... Nhất trí với chị cả...Bố đã nhất trí chưa?
Ông Chương từ nãy đến giờ hình như không nghe ai nói? khuôn mặt thất thần. Vô cảm? Hình như ông đang nghĩ về bà Duyên? Ông đã thua? Không biết ăn nói với Duyên thế nào? Hai người đã từng hò hẹn...Có tiếng hò reo ông giật mình quay sang cô Thanh. Như hiểu được sự thể cô Thanh nhắc lại lời bàn cho ông Chương
Ông chương mặt vẫn buồn...
- Thì tôi có thiếu tiền đâu? Lương của tôi cũng chẳng dùng hết nữa là...
Khi thấy ông Chương có vẻ đuối lý như va vào sỏi đá. Vẻ mặt thương hại! Anh con trai lớn nhấn mạnh lại lập trường của buổi gặp mặt. Rồi mọi người chuyển sang một chủ đề khác...

Một tuần sau kế hoạch cải tạo nhà được triển khai.Thợ thuyền, vật liệu xây dựng kìn kìn chuyển tới. Chỉ mấy ngày thôi ngôi nhà cổ vốn um tùm, cũ kỹ đã sáng choang...Ai đi ngang cũng trố mắt nhìn


4.

Thế rồi chỉ được một vài tuần cánh cửa cổng lại đóng ngim ngỉm... Chỉ thấy ánh đèn vàng từ trong nhà hắt ra yếu ớt...Không thấy bóng dáng ông Chương ra vào như mọi ngày? Lại một lần nữa người ta nghi hoặc...Ông Chương chắc đã đi Hà Nội chơi nhà con cháu? Ông Chương đi bệnh viện? Những người trong dòng họ thì đoán hay lại đến nhà bà Duyên?
Rồi sau đấy một vài hôm. Chiếc xe cứu thương đỗ xịch ngoài cổng! Mọi người mới té hỏa là ông Thanh ốm thật...
Sau khi sơ cứu ở trạm y tế thị xã . Ông Chương được chuyển lên bệnh viện Tỉnh. Bệnh viện tỉnh cũng không chẩn đoán ra căn nguyên. Người ta lại giới thiệu ông lên bệnh viên lão khoa trung ương...Nhưng vẫn không tìm ra Căn bệnh như ma ám này? Không ăn không nói...Người gầy rộc, hốc hác.
Các giáo sư đầu nghành hội chẩn. Có cả những giáo sư nổi tiếng về tâm thần kinh, giáo sư về phân tâm học... Tất cả đều bó tay.
Hai tuần sau họ cho ông Chương xuất vên. Trên giấy ra viện ghi:" Bệnh tuổi già". và hướng điều trị thì ghi : Ăn uống đầy đủ. Không cần kiêng khem quá mức. Cần được quan tâm chăm sóc tới khâu tình cảm....
Mọi người vẫn buồn và thất vọng. Buồn vì không tìm ra căn nguyên bệnh tình và thất vọng vì đã hết phương cứu chữa... Nhưng chẳng lẽ ngồi để nhìn thấy cái chết từng ngày từng giờ của ông Chương... Thế rồi phiên họp mặt gia đình, con giai, con gái, con dâu, con rể được tổ chức
Có rất nhiều ý kiến : Cô Thanh thì xin được đưa bố về nhà mình để chăm sóc vì lý do nhà cô ở ngay thị trấn, gần bệnh viên! Chàng rể hai thì xin được đưa bố về nhà nuôi dưỡng vì nhà vợ chồng anh có ô tô riêng, lại gần biển. Thỉnh thoảng đưa bố đi ra bãi biển thư dãn. Ngọc-Cô gái út hiện đang sinh sống tại cộng hòa liên bang Đức gọi điện về nằng nặc đòi được đưa bố sang bên đó điều trị, chăm sóc ... Trong lúc mọi người đang bàn tán sôi nổi thì cậu con rể áp út vốn dĩ làm nghề tự do lại có máu văn nghệ sĩ. Sau khi phát biểu tào phào mấy câu mở đầu. Cuối cùng nói như đinh đóng cột
- Vấn đề của bố muốn chữa khỏi theo em thì chỉ có bà... Bà Duyên– Đấy với là thày thuốc chính hiệu, đấy mới là phương thức điều trị đúng!
Một vài người tròn mắt nhìn nhau cười. Có người nói cậu ấy nói xem ra cũng có lý....
Nhưng phía Cô giáo Thanh và anh con trai lớn dứt khoát không đồng ý quan điểm. Rồi chàng rể kia lại tỏ ra mình đúng:
- Nếu không tin thì mọi người cứ thử mà xem?
Rồi nhiều người lại ùa lên vẻ tán đồng. Buộc cô Thanh và anh trai lớn cũng xuôi
Sáng sớm ngày hôm sau. Bốn người lại phi xe đến nhà bà Duyên. Rất may là bà Duyên mấy tuần nay sau khi biết tin phía các con ông Chương không tác thành....Bà buồn nhiều, nên cũng sinh ra ốm. Bà nằm cố thủ trong nhà, cửa nhà đóng chặt như đã đi vắng. Khi có tiếng chuông bà ra mở cửa...Ngỡ ngàng, bối rối!
Chưa đoán được cuộc viếng thăm không báo trước thì cô Thanh chủ động nói:
- Chúng cháu đến đây là thể theo... Nguyện vọng của bố cháu.
Bà Duyên nhỏ nhẹ:
- Thế cho tôi hỏi thăm sức khỏe của ông nhà?
- Thế bố chúng em không cho bà biết tin sao?– Cô Thanh ngạc nhiên quên cả nhân xưng
- À... Mấy tuần đầu thì... có. Nhưng sau đó tôi gọi thấy máy của ông nhà khóa nghĩ rằng ông đi chơi đâu xa hay có vấn đề gì về phía gia đình...
Cô con gái thứ nói tiếp lời:
- Dạ, không ạ ! ... Chỉ là bố em bị ốm
Sau vài dây im lặng bà Duyên nói giọng bỡ ngỡ ngen ngào...
- Thế... Thế Ông nhà ốm mà tôi không được biết? Ông nhà ốm sao kia? Có nặng lắm không?
Anh con giai lớn nhanh nhẹn đỡ lời:
- Ông cụ nhà chúng tôi ốm nhưng... Nhưng chắc cũng không nặng lắm đâu? Họ nói bệnh tuổi già mà bác.
- Thế ông nhà hiện đi nằm viện hay ở nhà điều trị các bác?
Vẫn là ông giai lớn đối đáp:
- Bố chúng tôi hiện nằm tại nhà. Nhưng ...Nhưng ý ông cụ muốn mời bà đến nhà chơi...!
Bà Duyên vẻ vừa mừng, vừa tủi- Bà im lặng...Hình như mắt bà rân rấn:
- Vâng! xin cám ơn gia đình... Các anh các chị về nói với ông nhà cho tôi có lời thăm hỏi sức khỏe ông và cám ơn ông đã có lời mời...
Rồi quay sang nói cho cả bốn người. Tôi sẽ sắp xếp thời gian. Sẽ tới thăm ông nhà... Các anh chị cứ nói với ông nhà thế nào tôi cũng tới.
- Xin cám ơn bà...
Mong bà đến sớm bà nhé? Xin chào bà...!– Anh con cả đại diên nói.
Rồi cả bốn lên xe ra về...

Lúc đó khoảng 5 giờ chiều thì bà Duyên đến nhà ông Chương... Mọi người thấy ngỡ ngàng vì không nghĩ rằng bà đến trong ngày. Sau khi uống xong chén nước bà Duyên lên tiếng:
- Thế ông nhà nằm ở gian nào ? Xin phép cho tôi được vào thăm...
Cô Thanh dẫn bà đi dọc hành lang của ngôi nhà gỗ rồi bước lên qua những bậc thềm đá hoa. Hơi điều hòa tỏa ra mát lạnh. Ngôi nhà có đầy đủ tiện nghi tất cả còn mới. Sau khi bà đặt túi hoa quả xuống chiếc tủ bàn. Bà Duyên nhẹ nhàng ngồi xuống gường. Ông Chương nằm quay đầu vào phía trong tường vẫn đang trong cơn lơ mơ, vì những viên thuốc an thần mà theo phác đồ điều trị của bệnh viên lão khoa. Bà Duyên đưa tay đặt nhẹ vào trán ông như người chăm sóc thăm dò xem hôm nay người bệnh có sốt không. Ông Chương như có luồng điện sinh học "Thần dao cách cảm" lật người lại rồi mở mắt nhìn bà Duyên ánh mắt thiết tha trìu mến, tựa như người thân, như cặp tình nhân đi xa lâu ngày gặp lại. Không nói nhưng cái đầu gật gật- Ngôn ngữ của thứ tình cảm đã quá thân thiết,chín muồi. Bà Duyên đứng đậy tiến về phía chiếc tủ bàn lấy ra hai trái cam bóc tách ra từng múi, rồi bà ghé sát vào tai ông Chương nói điều gì? Ông Chương lại gật gật...Đoạn bà đưa nhẹ bàn tay nâng ông ngồi dậy. Tựa lưng theo tư thế Faolo- Nửa ngồi nửa nằm. Bà khéo léo tách những múi cam, gạt hạt rồi bón vào miệng ông Chương. Ông Chương nhai nuốt vẻ ngon lành... Chẳng khác nào đôi chim bồ câu thể hiện tình yêu khi đến thời kỳ động đực. Khi đã ăn hết hai trái cam hai người ngồi vẫn bên nhau họ nhỏ to gì không ai nghe được nhưng thấy thần thái ông Chương thay đổi hẳn... Đã thấy ông cười nhẹ tươi tỉnh. Cái cười quen thuộc mà đã từ mấy tháng nay mất đi trên nét mặt ông.
Ở gian nhà ngoài các con ông gần như đầy đủ. Họ không được chứng kiến trực tiếp nhưng họ quan sát qua màn hình camera- Chắc rằng họ phần nào đã mãn nguyện... Và thấy được lời tham vấn của thằng rể áp út là đúng- Đấy với là người thầy thuốc duy nhất chữa bệnh cho thầy giáo Chương lúc này...
Mãi tới muộn, Cánh cửa buông kẹt mở bà Duyên bin dịn đứng dậy ra về. Gà vừa bước ra hành lang thì mọi người cũng ra kịp để tiễn chân bà...!
Khi bà Duyên đã ra tới đầu hành lang, cô con gái thứ còn rảo bước tiến lại gần bà Duyên:
- Cô Duyên ơi! Bố cháu nói ngày mai mời bà lại đến nhé? Cả nhà ra tận cổng tiễn bà Duyên. Chỉ riêng có cô giáo Thanh và hai cậu con trai bà ngồi lại chiếc bàn khách vẻ ưu tư...!
Ngày sau ... Ngày sau nữa... Bà Duyên lại dến theo yêu cầu của ông Chương... Hôm thì túi các loại hoa quả! Hôm thì chai lọ cạp lồng cháo gà, cháo chim... Rặt những thứ mà chính con cháu nhà ông Chương cũng chưa rành...
Mấy ngày sau ông Chương đã đứng dậy được và Bà Duyên dắt tay ông đi dạo quanh sân, khắp vườn cảnh. Chương đã ăn được lưng vực cơm. Đã ngồi vào bàn tiếp khách- Những người bạn đến thăm mừng cho ông khoẻ lại. Những buổi chiều ông dành thời gian để tiếp bà Duyên, thường là khoảng bốn giờ là bà tới. Chỉ trừ những ngày có việc không thể đừng. Hai người to nhỏ gật gù cứ như đôi uyên ương già nhân ngãi...Cho tới khi trời sẫm tối bà Duyên mới đạp xe về nhà...
Một tháng sau sức khỏe của ông Chương đã gần như hồi phục. Ông đã lui tới nhà các bạn bè thăm hỏi và cám ơn...

***

Hôm nay ông Chương đạy sớm hơn mọi ngày. Sau khi đã ăn bữa sáng ông tắm rửa thay quàn áo chải chuốt gon gàng... Ông gọi cô giúp việc lên nói rằng : "Nếu mọi người hỏi thì bảo ông đi đến thăm bà Duyên nên không phải chuẩn bị cơm cả ngày cho ông".
Sau khi nhận được tin. Cô Thanh gọi điện cho người em trai lớn rồi thông báo cho toàn bộ anh em dâu rể : Buổi trưa sẽ họp gia đình - Không có lý do gì vắng mặt
Với lời triệu tập qua điện thoại nóng, nên buổi họp gia đình không thiếu một ai. Chủ đề vẫn là việc của bố... Hôm nay không khí vui vẻ và phấn chấn hơn. Lại có bao nhiêu ý kiến, rất nhiều những khó khăn thuận lợi... Có hay không chấp nhạn lời thỉnh cầu của bố ? Có tới quá nửa đồng ý để tác thành cho việc tái hôn của ông Chương. Còn một nửa non. Quan trọng nhất là Cô Thanh và anh con trai lớn khẳng định là không bao giờ chấp thuận, với lý do sức khỏe.. và một điều quan trọng là truyền thống của gia tộc. Một gia đình ba đời mô phạm...
Cậu rể áp út tỏ ra gay gắt nói:
- Rõ ràng đây là quan điểm giáo điều? Chúng ta đã sai sau khi chúng ta đã thẩm định! Thực tế bố đã khỏe lại vì có bà Duyên? Chẳng phải là bố ốm vì chúng ta ngăn cản ý muốn của bố? Các người đừng có cái kểu đạo đức giả, sĩ diện. Nếu không nghe tôi thì xin cáo lỗi.. Rồi vùng vằng đứng lên ra về...
Cuối cùng mọị người phải tuân thủ quyền quyết định của hai người con lớn - cậu trưởng và cô giáo Thanh.
Chiều tối ông Chương ở nhà bà Duyên về rất tươi tỉnh cười nói vui vẻ, phấn chấn như những khi bình thường...

Khoảng chín giờ tối có điện thoại của Ngọc- Cô con gái út từ Cộng hòa liên bang Đức. Thông báo đã mua vé máy máy bay về nước để đưa bố sang chơi thăm nhà mới đồng thời kết hợp kiểm tra sức khỏe cho bố. Cũng là thực hiện ước muốn từ lâu khi bố còn chưa nghỉ việc. Ba ngày sau vợ chồng người con út đã có mặt ở nhà. Cô nói chỉ về tranh thủ vì chồng cô không xin được nghỉ phép nên chỉ về Việt Nam nhiều nhất là mười ngày...
Trước khi đi cô tổ chức đại tiệc mời gia đình, họ tộc... Mọi người chạm cốc chúc nhau thật chan hòa vui vẻ. Chỉ riêng có ông Chương mặt rầu rĩ chẳng nói chẳng rằng. Hỏi nguyện vọng của ông thì ông nói là ông không thích đi...Đây là sự bắt ép và miễn cưỡng. Các con ông túm vào động viên ông sang để dối già và cứ sang khi nào bố thích về thì cô út phải có trách nhiệm mua vé cho ông về Việt Nam ngay
Hôm sát ngày bay ông yêu cầu cho gọi cô Thanh và người con trai lớn. Ông nói lại nguyện vọng của ông trước sau như một. Khi ông về sẽ thực hiện việc hợp pháp với cô Duyên. Cả hai người đều đồng tình chấp nhận và hứa với bố: " Nhất định– Nhất đinh rồi. Bố cứ yên tâm đi..!’’

5.

Thành phố nơi vợ chồng Ngọc ở thuộc một bang xưa kia của cộng hòa dân chủ Đức chỉ vượt qua con sông là sang được cộng hòa Séc. Mùa đông lạnh tới âm mười độ, có khi hơn. Băng giá tuyết rơi mù mịt suốt ngày đêm... Mặc dù cô con gái đã mua cho bố những áo tuyết, mũ tuyết, dày tuyết... Nhưng với sức khỏe đã suy sụp trông thấy của ông vẫn vô hiệu quả! Các gia đình lân cận tuyệt nhiên đóng cửa...Chỉ những ai đi làm công sở hay những người da vàng làm buôn bán kinh doanh mới bất đắc dĩ mới ra khỏi nhà...
Vợ chồng cô Ngọc cứ mỗi sáng dậy sớm, tranh thủ làm bữa sáng và cả bữa trưa cho vào thùng lò rồi dặn dò bố đến bữa, nhìn đồng hồ bỏ ra ăn. Vì họ không có đủ thời gian về nhà nghỉ trưa... Cô cháu gái con cô Ngọc đang học lớp mười một, nhưng đã nặng tới tám mươi cân. Mặc dù khi rời khỏi Việt Nam nó đã nói thành thạo tiếng Việt. Nhưng sang đây nó nói với ông cứ ú ớ như người tây nói tiếng Việt vậy. Nên ông cháu như bất đồng ngôn ngữ không thể trao đổi rành rọt được với nhau. Ông bảo: "Nó cứ đi học về lại chui tọt vào phòng riêng bạt nhạc kêu inh tai nhức óc...Thỉnh thoảng lại đi cùng người bạn trai tây...Nó giới thiệu với ông là bạn cùng trường".
Một điều nữa vì lạnh quá nên cái tai gần như điếc tịt. Hai mắt mờ hẳn. Trừ hai ngày nghỉ cuối tuần cô con gái mua sắm đủ thứ đầy nhà nhưng ông nào có ăn được. Suốt ngày ông phải ở trong nhà trông cái lò sưởi...
Ông sang được ba tuần thì vợ chồng cô út xin nghỉ phép năm để đưa ông đi tổng kiểm tra sức khỏe. Hết bệnh viện bang rồi đến bệnh viên thủ đô... Các chuyên khoa đều kết luận ông không mắc bệnh gì? Chỉ mỗi khoa tim mạch kết luận ông huyết áp quá ngưỡng, nhưng không phải căn nguyên mỡ máu hay cholesterol mà là huyết áp vô căn và đều có lời khuyên nên quan tâm chăm sóc sức khỏe tình cảm tuổi già...
Ông Chương phần nào đã yên tâm. Cứ cuối tuần ông được đi thăm những địa danh mới...Những bang mới mà ông chỉ được biết qua sách vở .... Nơi nào cũng văn minh hiện đại ông nghĩ biết bao nhiêu năm nữa mà nước ta có được...
Nhìn những đôi trai gái trẻ trung yêu đời dắt tay trên phố phường...Và cả những cặp ông bà già bá vai, dìu nhau đi dưới tuyết thỉnh thoảng họ lại đứng hôn nhau ngay say đắm, ngay ở chỗ đông người. Ông thấy lạ nhưng ông không phê phán, ông cảm nhận được sức sống mãnh liệt của tình yêu... Vượt qua tuổi tác bệnh tật ở những quốc gia văn minh và tiên tiến này...Ông thấy buồn nhớ tới bà Duyên...

6.

Tính ra ông sang đây đã được ba tháng tròn..Nhìn bố suốt ngày tư lự. Cô con gái út hỏi:
- Bố ơi con hỏi cái này nhé?
- Con hỏi đi? Ông nhoẻn miệng cười
- Thế từ hôm đến giờ bố có nhận được tin tức gì của bà Duyên không?
Ông Chương chặc lưỡi:
- Thì suốt ngày cứ như ở tù, đi đâu biết chỗ nào mà liên với chả hệ!
Sao chị Thanh và anh lớn nói là đã điện thoại sang nói với bố là bà Duyên vẫn bình thường... Và bà ấy nói nhắn là bố cứ vui và khỏe khi nào chán thì về...
- À..! Đấy là mấy tuần đầu...Sau đó bố không sao liên lạc được? Hay là con thử hỏi về nhà xem... Bố thấy sốt ruột...
Sáng sớm mai gần lúc đi làm Cô Ngọc ân cần:
- Bố ơi!
- Gì vậy con?
- Tối qua con đã liên hệ được với anh lớn. Con có hỏi thăm bà Duyên! Anh nói bà Duyên vẫn khỏe và bà vẫn hỏi thăm bố và còn...
- Còn gì? Cái con bé này... Còn hẹn chờ bố chứ còn gì? - Con bé này không biết học nói dối từ khi nào vậy? Rồi ông cười...

***

Ông Chương ở với cô con gái đã được năm tháng nhưng sức khỏe không hề được cải thiện mà lại có chiều xuống dốc... Ông nói với cô con gái là ông không còn thích đi đâu nữa và ông không nhận lời với anh chị sẽ đi thăm các nước Âu châu vào dịp mùa hè. Ông chỉ nằm suốt ngày trên chiếc giường lò so đệm mút cao đến gần bốn mươi phân. Ông ăn rất ít, chủ yếu là uống sữa nhưng cũng không nhiều.. Người sút cân, gầy rộc...Vợ chồng cô Ngọc đưa ông đi khám ở bệnh viện bang
Người ta cho biết ông bị suy kiệt về thể chất và tinh thần... Ông phải nằm truyền đạm và các chất dinh dưỡng mất hai tuần. Nhưng rồi về nhà vẫn đâu vào đấy... Ông mất ngủ triền miên...
Không còn có cách gì ? Muốn giữ bố ở lại theo như ý của chị Thanh và anh trai lớn... Để cho bố quên đi bà Duyên..
Sau khi đã bàn với chồng. Cô quyết định gọi điện về Việt Nam thông báo với mọi người: Ngày một ngày hai sẽ đưa bố về Việt nam...

7.

Năm ngày sau ba chiếc xe con, phần đông là con cháu ông đang công tác tại Hà Nội lên tận sân bay đón ông tạm thời về nhà cho hồi sức rồi bàn định phương thức chữa trị...
Ông Chương rất yếu ... Ông nằm như dán xuống chiếc đệm mút có ga màu trắng tinh, chỉ mở mắt khi có những đoàn người đến thăm hỏi sau đó lại nhắm nghiền...
Các bác sĩ, cả những giáo sư là người quen của anh em con cháu trong gia đình tụm đầu vào nhau thống nhất phác đồ điều trị... Trước mắt vẫn phải truyền nước điện giải và truyền đạm nâng cao thể trạng để có thể đưa ông về bệnh viên trung ương
Gia đình lại tổ chức họp. Lần này thành phần mở rộng. Có cả bên ngoại và những vị cao tuổi nhà chú bác... Quyết định sau khi hết truyền sẽ chuyển ông lên bệnh viên Việt Pháp điều trị. Ông anh cả nhà bác trưởng bấy lâu vẫn ngồi rít thuốc bên bộ tràng kỷ, đứng dậy trịnh trọng phát biểu:
-Theo tôi các cháu phải đến nhà bà Duyên nói khó với bà ấy...! Tôi nghĩ... Biết đâu?
Rất nhiều ý kiến nhao nhao nói:
- Đúng đấy... đúng đấy... Thế mà không ai nghĩ ra... Cứ làm như ông đi? Mọi người đổ mắt về phía cô Thanh và anh con trai lớn: Chị Thanh... Anh! Anh cho ý kiến đi?
Anh trai lớn buồn bã đứng dậy nói:
- Đây là tôn trọng ý ông và đông đảo ý kiến của cá em. Để tôi và chị Thanh sẽ bàn
Xin được lãnh hội ý kiến... Cũng chiều rồi. Cám ơn các ông bà và cả nhà...
Trời tối sẫm ba chiếc xe máy, vẫn là cô Thanh, anh trai lớn và cô gái thứ đã đỗ trước cuổng nhà bà Duyên. Cánh cổng hôm nay mở rộng, nhà cửa sáng trưng. Cô Thanh nhanh nhẩu vào trước. chưa kịp bước chân lên thềm nhà thì sững lại! Không thấy bà Duyên đâu? Một người chủ động bước ra hỏi:
- Xin lỗi! Bác hỏi ai ạ?
- T...ôi! Chúng t..ô..i... Muốn gặp bà chủ nhà ạ!
- Có phải bà Duyên không?
- V... âng! Vâng ạ!
- Thế thì bà ấy đã bán nhà cho nhà cháu rồi!
Im lặng một vài giây ! – Anh nói:
- Thế anh có biết bà chủ nhà chuyển đi đâu không ạ?
- Không! Chỉ nghe nói bà ấy chuyển đi xa...Anh con lớn cầm máy di động lên gọi. Chỉ là những tiếng tít tít ngắn nhanh, đều trae lời" Số máy này hiện không liên lạc được" hay số điện thoại này không có...
Ba người chào chủ nhà rồi nháy nhau tiến về phía cổng nhà bác tổ trưởng...
Bác tổ trưởng cho biết bà đã chuyển hộ khẩu đi cách đây hai tháng. Chỉ nghe bà ta nói đi vào nam... "Chả là trước đó mấy tuần tôi bắt gặp có một ông cũng trạc tuổi như ông nhà, nhìn có phần mạnh khỏe hơn. Đánh ô tô đến nhà đậu ngay trước cổng. Cũng phải hai ba bận gì đó... Tôi tò mò hỏi bà ta, bà nói đấy là bạn cũ sống trong Nam ra thăm bà...
Ba người như hiểu được tình thế. Buồn bã chào ông tổ trưởng rồi quay xe ra về...
Ở nhà mọi người đang đợi cơm và chờ tin...Thấy vẻ mặt tiu ngỉu cô Ngọc nhanh nhẩu
- Thế nào anh. chị? sao không chở bà ta tới luôn?
- Bà ta... bán nhà đi rồi? cô Thanh nói:
- Thế bà ấy đi đâu anh? Ngọc quay nhìn sang ông anh lớn
- Đi lấy chồng... trong miền nam gì đó...
- Thế sao bữa trước bác nói qua bên đó bác bảo : Nói với bố bà Duyên vẫn gọi điện sang thăm hỏi còn nhắn bảo bố cứ yên tâm. Bà ấy vẫn chờ?
Ông anh cả hấp háy đôi mắt nhìn Ngọc rồi nói nhỏ:
- Đây là tin... Thất thiệt... Để cho bố....!
- Vậy mà em... Cứ ngỡ...Ông anh lớn ghé vào tai Ngọc:
- Nhưng cấm nói với ai ...?
Đêm hôm đó trời trở lạnh... Người giúp việc hớt hải gõ cửa buồng ngoài chỗ cô Thanh đang nằm trực thay ca, thông báo không thấy dây truyền nhỏ giọt. Cô Thanh rồi cả nhà lao về phía giường ông Chương. Mọi người chỉnh lại kim truyền, dây hãm, nhưng vần không thấy có hiệu quả...Nhìn hai mắt ông đã dại hẳn đi, dái tai hai bên đã co lại...Thất sắc... Cô hét lên rồi cả nhà òa khóc... Anh con trai lớn cầm điện thoai run run gọi cho cấp cứu thị trấn và nhà mấy bác sỹ quen
Một lúc sau xe cấp cứu mang theo đồ nghề. Bình thở... Máy đo nhịp tim, huyết áp. Nhưng tiên lượng xấu đi từng dây... Các bác sỹ y tá vừa làm việc vừa lắc đầu...!
Đúng 9h30 phút. Trái tim ông Chương ngừng đập. Khi ông vừa bước sang tuổi bẩy nhăm.
***

Đám ma thâỳ giáo Chương đông chưa từng thấy. Ô tô đậu dài khắp các dong ngõ. Rất nhiều những bậc giáo viên kỳ cựu trong vùng. Học trò nhiều thế hệ của ông, khắp nơi đổ về. Ai cũng tiếc thương người thầy cả đời mô phạm...!

Người ta chỉ biết ông chết là do bệnh tuổi già... Riêng những người con và anh em dòng tộc mới tỏ tường về sự ra đi đột ngột của ông...!
7/2015 ĐL










Dành cho quảng cáo

©2007-2008 Bản quyền thuộc về Liên Mạng Việt Nam - http://lmvn.com ®
Ghi rõ nguồn "lmvn.com" khi bạn phát hành lại thông tin từ website này - Useronline: 247

Return to top