Liên Mạng VietNam || GiaiTri.com | GiaiTriLove.com | GiaiTriChat.com | LoiNhac.com Đăng Nhập | Gia Nhập
Tìm kiếm: Tựa truyện Tác giả Cả hai

   Tìm theo mẫu tự: # A B C D E F G H I J K L M N O P Q R S T U V W X Y Z Danh sách tác giả    Truyện đã lưu lại (0
Home >> Khoa Học >> Sao lùn nâu cũng có thời tiết như trên Mộc tinh

  Cùng một tác giả


  Tìm truyện theo thể loại

  Tìm kiếm

Xin điền tựa đề hoặc tác giả cần tìm vào ô này

  Liệt kê truyện theo chủ đề

  Liệt kê truyện theo tác giả
Số lần xem: 1718 |  Bình chọn:   |    Lưu lại   ||     Khổ chữ: [ 1, 2, 3

Sao lùn nâu cũng có thời tiết như trên Mộc tinh
Thiên văn vũ Trụ




Kích cỡ tương đối và vẻ bề ngoài từ trái sang phải của: mặt trời, một ngôi sao rất lạnh, một sao lùn nâu ấm, một sao lùn nâu lạnh hơn, và cuối cùng là sao Mộc.

Các nhà khoa học đã tìm thấy tầng khí quyển đầy mây và dông bão trên sao lùn nâu (brown dwarf) - những ngôi sao đang tàn lụi, có khối lượng nhỏ hơn các vì sao thông thường, nhưng lại lớn hơn những hành tinh khổng lồ như sao Mộc của chúng ta.
Phát hiện này thuộc về các nhà khoa học của NASA và Đại học California, Los Angeles (Mỹ). Mãi đến gần đây, người ta mới biết đến sự tồn tại của sao lùn nâu. Chúng là những thiên thể đang bốc cháy, nhưng lại không đủ lớn để duy trì phản ứng nhiệt hạch như ở các vì sao. Vì thế, sao lùn nâu nguội lạnh dần. Dưới kính thiên văn hồng ngoại, trông chúng như những đốm than hồng đã tàn, sau khi tỏa ra gần hết nhiệt lượng và ánh sáng.
Lâu nay, các nhà thiên văn vẫn tin rằng sao lùn nâu, giống như hầu hết các vật thể trong vũ trụ, đều trở nên mờ nhạt hơn khi nguội lạnh đi. Tuy nhiên, nhiều quan sát mới đây lại cho thấy, trong một giai đoạn tương đối ngắn, những sao lùn nâu dường như sáng rực rỡ hơn khi mất nhiệt. Tại sao lại có hiện tượng ngược đời này?
Lời giải nằm trong các đám mây bao quanh nó. Theo các nhà khoa học, những ngôi sao lùn nâu, mờ nhạt hơn mặt trời ít nhất 25.000 lần, vẫn nóng đến lạ lùng, với nhiệt độ khoảng 1.720 độ C. Ở nhiệt độ khủng khiếp đó, mọi vật chất như sắt và cát đều tồn tại ở dạng khí.




Cũng các thiên thể trên nhưng là ảnh minh họa khi nhìn dưới ống kính hồng ngoại.

Trong quá trình ngôi sao nguội lạnh đi, các chất khí này ngưng tụ trong khí quyển, tạo thành những giọt lỏng, hình thành mây, tương tự như các đám mây trên trái đất. Khi sao lùn nâu lạnh đi hơn nữa, bầu khí quyển trở nên quang hơn do các đám mây bị bão thổi đi, ánh sáng hồng ngoại từ tầng khí quyển nóng hơn nằm bên dưới các đám mây được giải phóng, tạo ra thứ ánh sáng rực rỡ bất thường của chúng.
Đây là lần đầu tiên giới khoa học chỉ ra được sự tồn tại của các tầng mây và hiện tượng thời tiết mạnh mẽ trên những ngôi sao lùn nâu. Nghiên cứu này sẽ giúp họ xác định thành phần cấu tạo của tầng khí quyển bên ngoài hệ mặt trời của chúng ta.



Dành cho quảng cáo

©2007-2008 Bản quyền thuộc về Liên Mạng Việt Nam - http://lmvn.com ®
Ghi rõ nguồn "lmvn.com" khi bạn phát hành lại thông tin từ website này - Useronline: 515

Return to top