Liên Mạng VietNam || GiaiTri.com | GiaiTriLove.com | GiaiTriChat.com | LoiNhac.com Đăng Nhập | Gia Nhập
Tìm kiếm: Tựa truyện Tác giả Cả hai

   Tìm theo mẫu tự: # A B C D E F G H I J K L M N O P Q R S T U V W X Y Z Danh sách tác giả    Truyện đã lưu lại (0
Home >> Truyện Ngắn >> Khôn sống mống chết

  Cùng một tác giả
Không có truyện nào


  Tìm truyện theo thể loại

  Tìm kiếm

Xin điền tựa đề hoặc tác giả cần tìm vào ô này

  Liệt kê truyện theo chủ đề

  Liệt kê truyện theo tác giả
Số lần xem: 486 |  Bình chọn:   |    Lưu lại   ||     Khổ chữ: [ 1, 2, 3

Khôn sống mống chết
Mike Quyn

Không phải Jônatan Bôn kinh doanh cho khoẻ người. Nếu bạn hỏi, ông ta sẽ nói toạc ra như vậy. Mục đích của ông ta là kiếm tiền, và muốn làm được việc đó, cần phải khôn ngoan hơn thiên hạ một chút.
Ví dụ cái anh chàng ở bên kia đường. Ngữ ấy mà kinh doanh thì chẳng bao giờ làm nên trò trống gì. Một con người quá mơ mộng. Ai cũng có thể lừa được.
Ông Bôn không cần tới những người mơ mộng. Ông đã thải ra một số lớn và những hạng đó đến hết đời cũng chẳng làm được việc gì trên thế giới này.
Những vết loang lổ trên hè báo cho ông Bôn biết rằng trời bắt đầu đổ mưa. Ông lấy cái sào bằng sắt ở dưới quầy và đi ra ngoài hạ tấm bạt che cửa hàng. Dòng chữ “JÔNATAN BÔN – HIỆU BUÔN” kẻ trên một tấm vải, giăng ra trên hè phố.
Một mảnh giấy đập vào mắt ông Bôn. Ông nhặt lên, đi lại bờ hè và cẩn thận vứt xuống cống.
Bên kia đường, đối phương của ông đã ra cửa và cũng đang hạ tấm bạt che cửa hàng. Dòng chữ “ENXƠUÂT XPÔT – HIỆU BUÔN” từ từ hạ xuống như một khẩu đại bác đang được điều chỉnh để nhả đạn.
Lão chết tiệt; từ hai năm nay đã diễn ra một cuộc tranh chấp gay gắt giữa đôi bên. Hai hiệu buôn thì thừa. Cả khu chỉ cần tới một hiệu. Cái gì có thể chứng tỏ rằng giữa hai người, ông Bôn là nhà kinh doanh tài giỏi hơn? Giữa hai người, ai sẽ thành công trong việc làm cho đối phương phá sản?
Jônatan Bôn là người đầu tiên rút số nhân viên xuống ba người, và để lấp lỗ hổng, ông tăng giờ làm của họ. Nhờ đó, hàng tuần hiệu ông mở những buổi bán hàng đặc biệt.
Enxơuât Xpôt cũng vội bắt chước biện pháp bán hàng đặc biệt của ông Bôn và hơn nữa, lại còn đăng quảng cáo trên tờ báo địa phương. Quả là một sự đối phó táo bạo nhưng tốn kém! Mà trong cuộc cạnh tranh, người nào chi phí nhiều thì phải chịu thiệt thòi. Chỉ ba tháng sau, ông Xpôt cũng phải rút số nhân viên xuống ba người.
To béo, tốt bụng và thân mật với người làm, Enxơuât Xpôt thấy khổ tâm về việc đó. Jônatan Bôn nói đúng. Ông Xpôt không phải là một nhà kinh doanh – con người đa cảm quá. Phải mất đến ba ngày ông Xpôt mới có được đủ can đảm để thải bớt người làm, và sau đó, ông đi uống rượu say mềm. Chẳng bao lâu, ông Bôn khám phá ra điều đó và biết được rằng đối phương của ông đang gặp nước bí. Đã đến lúc phải đánh một đòn mới.
Thanh niên nam nữ còn sống trong gia đình không cần có nhiều tiền. Họ mong muốn kiếm được việc làm và hễ có dịp học nghề là thoả mãn lắm rồi. Đăng một quảng cáo trên báo là có hàng chục thanh niên kéo đến khẩn khoản xin việc.
Lập tức ba nhân viên bán hàng có tuổi được thay thế bằng bọn trẻ với tiền lương rẻ mạt. Hai người trong số bị thải không có ý kiến gì tuy họ hơi buồn. Nhưng người thứ ba cứ đứng trước cửa hiệu mà chửi ông Bôn bằng tất cả các danh từ bẩn thỉu có trong sách.
Về sau, ông Bôn nhận xét: “Chuyện này cho thấy rằng quả là dễ nhầm trong việc xét đoán tình hình một con người, và cần phải rất thận trọng. Cái thằng cha chửi mình đã ở với mình một năm rưỡi trời và suốt trong thời gian đó, mình không hề ngờ rằng nó lại quá tồi tệ như vậy”.
Đám thanh niên học nghề rất nhanh. Họ rất thông minh. Ông Bôn chỉ cho họ đâu là hàng tốt, đâu là hàng xấu bị ế. Đối với loại hàng tốt thì không phải lo. Mãi rồi cũng bán hết. Chính những món hàng xấu mới cần phải thanh toán. Muốn vậy, phải tươi cười chào đón khách hàng, phải làm duyên để gây tín nhiệm, phải làm cho khách cảm thấy mình là người bạn đáng tin cậy của họ, lúc đó mới đưa cho họ xem những thứ hàng vứt đi. Giới thiệu với họ rằng đó là những hàng rất có giá trị và tìm cách làm cho họ phải xuỳ tiền ra mua. Đấy là nội dung bài giảng của ông Bôn.
Enxơuât Xpôt phải chịu đựng ngay hậu quả của cuộc tấn công. Mỗi khi nhìn qua đường, ông thấy cửa hiệu của đối phương đầy những băng quảng cáo. Dần dần, ông Xpôt phải thải nhân viên cũ và thay thế bằng những cô bán hàng trẻ. Ông đuổi người mãi thành quen và rồi cũng chẳng nghĩ ngợi gì hết. Ông phải kéo dài thời gian bán hàng đến chín giờ tối và ngày thứ bảy, mở cửa hiệu tới nửa đêm.
Suốt hai năm ròng, cuộc cạnh tranh diễn ra ác liệt, cho tới khi cả đôi bên chỉ còn treo bằng một sợi chỉ trên miệng hố phá sản. Ông Xpôt gầy sọm và cũng hết cả tốt bụng. Mặt mũi ông phờ phạc, ngơ ngác và bắt đầu có những nét bần tiện.
Hạ xong tấm bạt cửa hàng, ông Xpôt quay mặt nhìn sang bên kia đường và thấy Jônatan Bôn vẫn đứng đó. Trời đầy mây, đường phố tối sầm và mưa đổ xuống như trút.
Họ đứng đấy, mỗi người dưới tấm bạt che cửa hàng của mình, qua con đường buồn thảm. Họ hằn học nhìn nhau – và cả đôi bên đều thất cơ lỡ vận đến nơi. Họ không biết rằng sáng hôm đó, công ty Jôn và Hacbôttơm, hãng buôn bách hoá lớn nhất có cửa hiệu ở khắp trong nước, đã mua cả lô đất ở góc phố./.

Mick Quyn (Mỹ)

Dịch giả: Đặng Thế Bính



Dành cho quảng cáo

©2007-2008 Bản quyền thuộc về Liên Mạng Việt Nam - http://lmvn.com ®
Ghi rõ nguồn "lmvn.com" khi bạn phát hành lại thông tin từ website này - Useronline: 671

Return to top