Chết không phải là hết, mà chỉ là một sự thay đổi về hình hài, dòng tâm thức vẫn lưu chuyển cho đến khi con người ấy đạt đạo. Đặc biệt theo truyền thống của Phật giáo Tây Tạng, các vị Cao tăng sau khi viên tịch thường chọn phương pháp tái sinh (Reincarnation) vào một cảnh giới khác để tiếp tục tu tập hoặc tái sinh trở lại kiếp người trong những điều kiện thuận lợi hơn để hoàn tất hạnh nguyện độ sinh mà họ còn dở dang ở kiếp trước. Trong bài này chúng tôi sẽ giới thiệu bốn vị Lama tái sinh Tây Tạng nổi tiếng ở thế kỷ 20 đã viên tịch đầu thập niên 80 và tái sinh trở lại kiếp người. Hiện tại các hài đồng Lamá này đang tu học tại các Phật học viện Tây Tạng ở miền Nam nước Ấn Độ. Đại đức Roger Kunsang, phóng viên tạp chí Mandala, USA, đã viếng thăm các vị để thực hiện một cuốn băng video về sinh hoạt hằng ngày của các vị Lama tý hon này. * Ling Rinpoche Lama Ling Rinpoche năm nay 10 tuổi, hiện đang tu học tại Phật học viện Drelung, là hậu thân của cố Đại sư Kyabje Ling Rinpoche (1903-1993), từng là Viện trưởng Đại học Phật giáo Gander, thầy dạy học cao cấp của đức Dalai Lama thứ 14 và nhiều Lama nổi tiếng khác. Từ năm 1986 đến những năm cuối đời, ngài được cung thỉnh sang châu AÂu và châu Mỹ để truyền giới pháp cho người Tây phương tu học. Roger:Kính chào, chú khỏe không? Ling: Cảm ơn, tôi khỏe. Roger: Xin hỏi, năm nay chú bao nhiêu tuổi? Ling: Mười tuổi. Roger: Uớc mơ lớn nhất của chú là gì? Ling: Uớc mơ lớn nhất của tôi là mong ước một nền hòa bình thực sự trên hành tinh này. Roger: Còn hạnh phúc dành cho riêng chú? Ling: Dành cho mọi người. Roger: Làm sao chú có thể đạt được ước mơ đó? Ling: Cầu nguyện, thiền định và học hành. Không phải một người mà tất cả mọi người. Roger: Chú sẽ hóa độ cho mọi người chứ? Ling: Sẽ làm tất cả với khả năng của mình. Roger: Khi nào chú mới bắt đầu? Ling: Khi việc học và tu của tôi hoàn tất. Roger: Sẽ phải mất bao lâu? Ling: Tôi không biết, nhưng tôi phải hoàn tất. Roger: Theo chú, thiền định cần thực hành như thế nào? Ling: Thiền à? Bạn nên quán tưởng đến đức Phật hoặc tập trung vào một đề mục nào đó để tâm bạn được yên tịnh. Làm sao cho tâm bạn không dao động là cốt lõi của thiền. Roger: Chú có lời khuyên nào cho các đệ tử (của vị tiền thân) trên thế giới? Ling: Hãy nỗ lực tu học, kiên nhẫn và không nên ích kỷ. w Trijang Rinpoche Năm nay ngài 14 tuổi, hiện đang tu học tại Phật học viện Gander (ở Nam Ấn Độ), được xem là hóa thân của cố Đại sư Kyabje Trijang Rinpoche (1904 - 1981), là thầy dạy học trung cấp của đức Dalai Lama thứ 14. Roger: Kính chào chú, chú có khỏe không? Trijang: Khỏe, cảm ơn. Roger: Chú có nhớ gì về kiếp trước không? Trijang: Không, hiện tại tôi đang ôn lại những gì mà tôi từng biết. Roger: Chú học thuộc lòng có dễ không? Trijang: Dễ. Roger: Thời khóa biểu sinh hoạt của chú một ngày như thế nào? Trijang: Tôi thức dậy vào lúc 5 giờ 30, tôi đi đảnh lễ bảo tháp vị tiền nhiệm. Sau đó tôi có một thời kinh sáng, rồi dùng điểm tâm. Từ 7g30 đến 9g tôi đọc kinh. Sau đó tôi nghỉ và chơi khoảng nửa giờ. Từ 9g30 đến 10g30 tôi ôn lại các bộ kinh mà tôi từng thuộc trước đây. Từ 10g30 tôi học văn phạm Tạng ngữ; 11g tôi thọ trai, 11g30 tôi tập viết. Từ 1g đến 2g30 tôi nghỉ trưa. Thức dậy tôi uống trà rồi bắt đầu với lớp học tranh luận đến 5g. Sau đó là giờ tiểu thực; 6g tôi học giáo lý với thầy Khensur Lati Rinpoche; 8g tôi tranh luận với các bạn cùng lớp và 9g đến 11g tôi tiếp tục học thuộc lòng kinh. Sau đó tôi đi ngủ. w Zong Rinpoche Mười tuổi, hiện đang tu học tại Phật học viện Gander, là hậu thân của cố Đại sư Kyabje Zong Rinpoche (1905-1983), ngài từng là Viện trưởng Đại học Gander nổi tiếng ở Tây Tạng (từ năm 1959, trường này được dời sang Ấn Độ), được xem là một người có nhiều pháp thuật trong giới Lama Tây Tạng. Từ năm 1978 đến 1980, ngài thường đến phương Tây để thuyết giảng, hàng ngàn tín đồ tại Ấn Độ và các nước ở phương Tây đã tìm thấy sự an lạc và hạnh phúc từ lời dạy của ngài. Roger: Kính chào chú. Zong: Xin chào! Roger: Hôm nay là ngày nghỉ của chú? Zong: Vâng. Roger: Chú đang làm gì? Zong: Tôi đang chơi. Roger: Còn ngày mai? Zong: Ngày mai thứ hai, cũng là ngày nghỉ của tôi. Roger: Buổi sáng, bình thường chú làm gì? Zong: Tôi thức dậy vào lúc 6 giờ. Tôi tụng kinh đến 8g, rồi ăn sáng và nghỉ đến 9g. Sau đó tôi học giáo lý. Roger: Hiện nay chú đang học giáo lý gì vậy? Zong: Tôi đang học đến chương hai cuốn Con đường hướng đến Trung đạó. Roger: Chương thứ nhất là gì? Zong: Gander Lha Gyema. Roger: Buổi sáng, học xong chú làm gì? Zong: Tôi nghỉ trưa và chơi đến 15 giờ. Sau đó tôi học đến 17 giờ. Học xong tôi đi tắm, ăn tối và đi ngủ. Roger: Chú có học tiếng Anh không? Zong: Có chứ! Roger: Chú có thích sang các nước phương Tây không? Zong: Có. Roger: Chú nghĩ là chú sẽ thuyết pháp cho Phật tử phương Tây chứ ? Zong: Tất nhiên. Roger: Khi nào chú mới bắt đầu? Zong: Thầy Tenzin biết việc ấy. Tenzin (vị thị giả của Zong Rinpoche): Chúng tôi có dự kiến viếng thăm phương Tây vào năm tới. Chú có thể nói một số thời pháp ngắn. Tuy nhiên, chú thực sự sẽ làm công tác truyền giáo sau khi tốt nghiệp Tiến sĩ. Roger: Rinpoche, quốc gia nào chú sẽ đến trước? Zong: Canada và Hoa Kỳ. Roger: Chú sẽ ở đó bao lâu? Zong: Khoảng ba tháng. Roger: Chú có nhắn nhủ với Phật tử phương Tây điều gì không? Zong: Xin đừng quên lời dạy của cố Đại sư Zong Rinpoche (tiền thân của chú). Roger: Chú có thích thú vật không ? Zong: Có. Roger: Chú thích loài nào nhất ? Zong: Rùa. Roger: Tại sao chú lại thích rùa ? Zong: Vì nó không bỏ chạy, nó sẽ ở lại với bạn. Tôi đang nuôi 5 con. Roger: Chú có biết câu chuyện nào về thú vật không ? Zong: Ồ rất nhiều, nhưng tôi thích nhất là câu chuyện về chú rùa con. Chuyện kể rằng, một hôm rùa con đến hỏi bố mẹ: Tại sao con cứ mãi mang cái tòa nhà nặng nề này trên lưng hoài vậy? . Bố mẹ rùa nói: Con may mắn lắm mới có được nó, nó rất có ích khi con đi ra ngoàí. Rùa con không đồng tình với giải đáp kia nhưng chú nghĩ mình phải nghe và chấp nhận lời dạy của bố mẹ. Rồi một ngày nọ, rùa con gặp bạn của chú, bạn ếch cũng thắc mắc: Tại sao bạn phải mang cái nhà trên lưng vậy ? . Rùa chưa kịp trả lời, vừa lúc ấy có một người cưỡi ngựa chạy đến, ếch cấp tốc nhảy xuống cái ao gần đó, còn rùa thì chậm chạp nhưng chú nhanh chóng nhớ đến lời dạy của bố mẹ nên chú liền thụt đầu vào ngôi nhà của mình. Bạn ếch lo lắng chắc rùa đã chết rồí. Nhưng sau khi con ngựa chạy qua rồi, chú rùa từ từ di động và bò đi. Chú không làm sao cả. Chú nhớ lại lời của bố mẹ: Này con trai, con may mắn mới có được ngôi nhà ở trên lưng! . w Osel Rinpoche Mười hai tuổi, hiện đang tu học tại Phật học viện Sera, là hậu thân của cố Đại sư Thubten Yeshe (1935-1984), một Pháp sư nổi tiếng Tây Tạng, người góp sức san bằng các chướng ngại địa dư và nối liền những phân cách văn hóa, chủng tộc để dòng tuệ giác mặt trời đầu nguồn Tây Tạng có thể tuôn chảy xuống vùng đất lạ Tây phương, người đã giảng giải giáo lý tái sinh bằng chính sự thong dong đôi bờ sinh tử và chuẩn bị sắp xếp cho mình để có thể tái sinh như ý và để người khác có thể nhận ra hóa thân của mình. Bậc thầy vĩ đại ấy đã qua đời vì bệnh tim tại bang California, Hoa Kỳ ở tuổi 49, để lại phía sau mình một tổ chức khổng lồ. [Ông là người sáng lập Hội Hộ Trì Phật giáo Đại Thừa (FPMT) và cho xuất bản tạp chí Mandala tại Hoa Kỳ, hiện nay tổ chức này phát triển thêm hàng trăm chi nhánh trên khắp thế giới]. Hai năm sau (từ ngày mất) người ta phát hiện ra ngài trong một dáng hình khác, đó là Osel Rinpoche, sinh ngày 12/2/1985 tại Bubion, Tây Ban Nhạ Giới Phật giáo Tây Tạng đã đưa chú bé tái sinh này trở lại Ấn Độ để tiếp tục tu học. Sau đây là thời khóa sinh hoạt hàng ngày của Osel Rinpoche: 6g thức dậy, 6g10-7g tụng kinh, 7g-8g điểm tâm, 8g-9g học kinh, 9g-9g30 chơi, 9g30-10g30 học tiếng Tây Ban Nha, 10g30-11g nghỉ giải lao, 11g-12g học tiếng Anh, 12g-14g thọ trai và nghỉ trưa, 14g-16g học tiếng Anh, 16g-17g chơi, 17g30-19g học tiếng Tây Tạng, 19g-20g tiểu thực, 20g-20g30 nghỉ, 20g30-21g học văn phạm, 21g tắm và đi ngủ .