Liên Mạng VietNam || GiaiTri.com | GiaiTriLove.com | GiaiTriChat.com | LoiNhac.com Đăng Nhập | Gia Nhập
Tìm kiếm: Tựa truyện Tác giả Cả hai

   Tìm theo mẫu tự: # A B C D E F G H I J K L M N O P Q R S T U V W X Y Z Danh sách tác giả    Truyện đã lưu lại (0
Home >> Kiếm Hiệp >> Xác chết loạn giang hồ

  Cùng một tác giả


  Tìm truyện theo thể loại

  Tìm kiếm

Xin điền tựa đề hoặc tác giả cần tìm vào ô này

  Liệt kê truyện theo chủ đề

  Liệt kê truyện theo tác giả
Số lần xem: 431138 |  Bình chọn:   |    Lưu lại   ||     Khổ chữ: [ 1, 2, 3

Xác chết loạn giang hồ
Ngọa Long Sinh

Hồi 1
Trên bờ hồ Trường Bích, đan quế um tùm.
Lúc canh khuya vào một đêm tháng tám nước hồ long lanh ánh trăng chìm nổi.
Ðan quế tỏa mùi hương ngào ngạt.
Tiếng mái chèo bì bõm phá tan bầu không khí tịch mịch.
Một chiếc du thuyền nhỏ ở phía Ðông từ từ lướt tới.
Trên đầu thuyền ngồi một lão già mình mặc áo trường bào, đầu đội mũ nỉ.
Một thiếu phụ xinh đẹp vào trạc tứ tuần ngồi tựa vào mình lão.
Thiếu phụ bồng trong lòng đứa nhỏ cỡ mười một, mười hai tuổi.
Ðứa nhỏ này ngồi trong lòng mẹ bị gió sông thổi vào dường như phát lạnh.
Thiếu phụ khẽ kéo tấm khăn quàng trên vai bằng gấm màu vàng đắp cho thằng nhỏ.
Lòng từ mẫu thương con thật là chu đáo!
Lão già bưng chung trà thơm đưa lên miệng nhắp rồi hỏi thiếu phụ:
-Lĩnh Vu ngủ rồi ư?
Thiếu phụ đứng tuổi nở một nụ cười cúi xuống nhìn đứa nhỏ đáp:
-Ngủ say rồi.
Lão già từ từ đứng dậy ngẩng đầu lên nhìn vừng trăng tỏ thở phào một cái rồi ngâm câu:
Ba chục công danh đường bụi đất
Tấm lòng băng tuyết gởi chung vàng.
Thanh âm đầy vẻ bùi ngùi tựa hồ ẩn dấu cảnh thê lương của khách anh hùng mạt lộ.
Thiếu phụ trung niên cười mát nói:
-Ðêm đã khuya rồi chúng ta vào ngủ thôi, Linh Vu bị lạnh thì khổ cả.
Lão già gật đầu vẫy tay toan bảo chú lái quay thuyền lại thì đột nhiên một con thuyền lớn đèn lửa sáng trưng thuận buồm xuôi gió vượt thẳng tới.
Con thuyền này hình như không người bẻ lái cứ phăng phăng đâm vào chiếc du thuyền.
Người bẻ lá dưới thuyền dường như là một tay lão luyện.
Y không chờ chủ nhân sai bảo đã lập tức cho thuyền tránh sang một bên.
Một tên cầm sào nửa lật đật chạy tới đầu thuyền tay cầm cây sào tre miệng lớn tiếng quát:
- Này ông bạn ! Mở mắt ra mà trông ! Sao lạ để thuyền đâm vào thuyền ta là có ý gì ?
Gã quát luôn mấy câu, thủy chung vẫn không nghe thấy trên thuyền lớn có tiếng người đáp lại.
Gã cầm sào hốt hoảng điểm sào tre vào chiếc thuyền lớn để đẩy thuyền mình ra.
Lúc này gió sông đã nhẹ.
Con thuyền lớn bị sào đẩy vào liền chẹo qua một bên.
Hai thuyền sát mình nhau lướt đi.
Lão già mặc áo trường bào hai tay chắp sau lưng đứng nhìn màn kịch nguy hiểm vừa trải qua.
Lão vẫn bình tĩnh tuyệt đối không lộ vẻ hoang mang.
Hán tử cầm cây sào tre thấy chiếc thuyền lớn suýt đụng vào du thuyền mà đối phương vẫn lờ đi chẳng thấy gì, gã không nhẫn nại được nữa lớn tiếng quát hỏi:
-Ô hay ! Bọn ngươi chết cả, không còn tên nào sống sót nữa hay sao?
Tuy gã la ó om sòm, vẫn không nghe tiếng người đáp lại.
Hồ Trường Bích rộng cả trăm mẫu. Bốn mặt rừng lau rậm rạp cao ngập đầu người.
Con thuyền lớn hai cột buồm lao chênh chếch vào lau sậy.
Lão già trên thuyền bấc giác động tâm tự hỏi:
-Xem chừng con thuyền lớn kia không người bẻ lái, nhưng chẳng lẽ không còn một ai?
Cớ sao trong thuyền đèn lửa vẫn sáng trưng tựa hồ vẫn có người ngồi ?
Trong lòng rất lấy làm kì, lão bảo người bẻ lái thuyền mình vào gần con thuyền để xem coi.
Thiếu phụ trung niên dường như có ý muốn ngăn cản, nhưng không hiểu nghĩ sao bà không nói nữa.
Chiếc du thuyền ghé sát vào rừng lau đậu cạnh thuyền lớn.
Lão già mặc áo trường bào nhìn đèn lửa trong thuyền lớn, lắng tai nghe động tĩnh một hồi rồi quay lại bảo hán tử cầm sào tre:
-Chiếc thuyền lớn có điều quái dị, ngươi thử trèo qua xem thế nào ?
Hán tử khom lưng thi lễ vâng lịnh buông cây sào xuống, trèo qua thuyền lớn.
Lão già mặc áo trường bào hai tay chắp để sau lưng, đứng ngó vầng trăng tỏ ngơ ngác xuất thần.
Ðột nhiên có tiếng thét lanh lảnh. hán tử vừa trèo qua thuyền lớn hơ hãi chạy về,gã hốt hoảng bước sểnh chân, người rơi tỏm xuống hồ nước.
Lão già hơi nhíu cặp lông mày, vén trường bào nhảy sang thuyền lớn.
Thằng nhỏ đang ngủ say trong lòng thiếu phụ cũng bị tiếng thét vừa rồi làm cho giật mình tỉnh giấc, đứng bật dậy.
Lúc này lão già đã bước sang thuyền lớn, bước vào trong khoang.
Ðột nhiên ngọn gió sông tạt qua mặt lão đem theo mùi tanh nồng nặc.
Lão liền dừng bước lại, đằng hắng hai tiếng rồi hỏi :
-Trong thuyền có ai không ?
Lão chuyển động mục quang bỗng thấy sợi dây thao vàng buộc ở chuôi kiếm bị gió tung bay.
Thanh trường kiếm đâm suốt từ sau lưng ra tới trứơc ngực một người
y phục hoa lệ. Mũi kiếm cắm chặt vào vách ván ngập tới chuôi kiếm.
Dưới ánh đèn lửa sáng trưng lão nhìn rõ người ăn mặc hoa lệ kia nghiêng sang một bên, người này hãy còn nhỏ tuổi, sắc mặt lợt lạt nhưng không dấu được tướng mạo phương phi anh tuấn.
Lão già mặc áo bào buông nhẹ tiếng thở dài cất bước đi vào trong khoang.
Khoang thuyền là một căn phòng, cách bài trí xa hoa đã diễn ra một thảm cảnh.
Bàn đổ ghế nghiêng, huyết tích loang lỗ. Gần nửa khoang thuyền một đại hán trung niên nằm úp mặt,đầu bể, óc chảy. Gã đã tắt hơi chết rồi.
Lão già mặc trường bào buồn rầu buông tiếng thở dài, miệng lẩm bẩm :
-Thật là một cảnh tượng thê thảm !
Lão đảo mắt nhìn ra thấy một đại hán râu dài mình mặc áo đen đứng tựa cửa sau khoang thuyền. Hai chân đứng thẳng, mười đầu ngón tay bấm sâu vào vách ván.
Thoạt trông tưởng chừng như người đứng tựa vách thuyền, nhưng nhìn kỷ lại thì người này đã tắt hơi từ lâu rồi, thi thể cứng đơ. Vì mười đầu ngón tay cắm sâu vào vách ván nên thi thể không ngã lăn ra.
Toàn thân người này không có vết thương nào hết, chỉ miệng mũi còn ứa máu không ngớt.
A¨nh sáng huy hoàng chiếu vào ba cái xác chết mà tử trạng khác nhau vẽ nên một bức tranh rất khủng khiếp.
Cái cảnh đêm khuya máu đổ trong thuyền, gió lạnh luồn qua cửa sổ khiến cho lão già đởm lược hơn người cũng cảm thấy trong lòng hồi hộp. Lão gục gặc cái đầu buông tiếng thở dài rồi từ từ bước ra ngoài khoang thuyền.
Bất thình lình trong góc khoang thuyền có tiếng rên yếu ớt vọng lại.
Lão già lỗ tai rất minh mẫn, nghe rõ có tiếng rên rất khẽ, tưởng chừng như tiếng sét nổ, toàn thân lão run lên bần bật phải dừng bước.
Lão từ từ lùi lại đảo mắt nhìn quanh, tình trạng ba xác chết càng nhìn càng khủng khiếp khiến lão lại run lên.
Lão toan trở gót quay về thì tiếng kêu yếu ớt lại nổi lên.
Lần này tiếng kêu nghe càng rõ hơn, lão phân biệt được đây là tiếng rên của kẻ bị trọng thương, hơi thở chỉ còn thoi thóp.
Lão do dự đôi chút rồi khóe mắt lộ vẻ bình tĩnh, tự nó để mình nghe :
-Người này sắp chết đến nơi, chẳng lẽ mình lại bỏ qua mà không cứu ?
Rồi lão vén áo trường bào lại tiến vào khoang thuyền.
Lão ngưng thần nhìn trong bóng tối ở góc khoang thuyền thấy một người đàn bà mặc áo lam nằm co ro.
Tóc mụ dài mà rối tung, mình đầy những vết máu. Nửa người trên còn lại tựa vào vách ván.
Lão già bất giác nổi lòng thương xót xoay mình chạy ra ngoài khoang gọi hán tử bên mình sang.
Lão tháo một tấm cánh cửa khoang thuyền để khiêng người đàn bà trọng thương đặt lên.
Dưới ánh sáng đèn lửa lão thấy rõ người này sắc mặt lợt lạt, hai mắt hé mở.
Máu tươi ướt đẫm quá nửa bộ quần áo mặc trong mình.
Ðột nhiên thiếu phụ giương mắt lên một cái rồi nhắm lại chỉ còn hé mở.
Thiếu phụ cựa mình bật tiếng rên la. Lúc mụ chuyển mình vội vươn tay ra quạt một cái.
Ðĩa đèn dầu đổ nghiêng đi.
Tuy mụ đã bị thương mấy chỗ mà mụ còn gắng gượng cử động, chạm đến vết thương, máu tươi lại ứa ra.
Mụ nghiến hai hàm răng chịu đau từ từ nhắm mắt lại. Mồ hôi đầm đìa nhỏ giọt trên khuôn mặt trắng lợt.
Hai hán tử vừa khiêng thiếu phụ bị trọng thương đưa qua thuyền nhỏ thì con thuyền lớn có hai cột buồm đột nhiên bốc khói lên mờ mịt, ngọn lửa lấp loáng xuyên qua cửa sổ bốc ra ngoài.
Lúc này ngọn gió đêm lại thổi lên khá mạnh khiến cho thế lửa lan xa rất mau.
Lão già mặc áo trường bào thấy thế lửa quá mạnh liền trầm giọng nói :
-Mau bơi thuyền qua chỗ khác.
Hai hán tử lật đật đặt thiếu phụ bị trọng thương xuống rồi hết sức bơi thuyền đi thật lẹ.
Thiếu phụ bị trọng thương liếc mắt nhìn thấy thế lửa đã lớn, con thuyền hai cột buồm khó lòng tránh khỏi hỏa kiếp, dường như mụ đã yên tâm được một chút.
Nhưng vì thế mà tinh thần cùng lực lượng chống chọi thương thế trầm trọng được giải tỏa khiến mụ lại ngất đi.
Lúc mụ tỉnh lại mới phát giác ra mình đang nằm trong một gian phòng có cách bài trí rất trang nhã.
Giường bằng gỗ Tử Ðàn, giải đệm rất dày. Xung quanh phòng mảng vách toàn bằng lụa tía.Trên đài trang đặt một tấm gương đồng cao hai thước. Góc vách mé tả treo một ngọn cung đăng, chụp đèn bằng lụa trắng.
Mới nhìn qua cảnh tượng thiếu phụ đã biết ngay mình đang ở trong căn phòng của nhà đại phú.
Ðột nhiên cặp mắt sáng lòa. Bức rèm vén lên, một thiếu phụ trung niên đầy vẻ phong lưu đài các từ từ buớc vào.
Bà mặc quần vải xanh mà không dấu được khí độ của con người cao nhã.
Thiếu phụ bước tới giường, hơi lộ vẻ ngạc nhiên, cất tiếng hỏi :
-Ủa ! Nương tử tỉnh rồi ư ?
Thiếu phụ áo lam buông nhẹ tiếng thở dài đáp :
-Nạn phụ được nhờ ơn cứu tử mà chưa kịp bái tạ.
Mụ gắng gượng muốn ngồi lên. Nhưng vừa cử độn, vết thương lại đau nhói khiến mụ chau mày nhăn mặt.
Thiếu phụ trung niên vội xua tay nói :
-Hỡi ơi ! Nương tử khắp mình bị thương, chớ nên cử động.
Thiếu phụ áo lam buồn rầu nói :
-Nạn phụ mà không được phu nhân giải cứu thì e rằng đã mất mạng rồi. Ân đức cao cả không thể ngỏ lời báo đáp, nạn phụ xin vĩnh viễn ghi vào phế phủ.
Thiếu phụ đứng tuổi lắc đầu nói :
-Nương tử bất tất phải cảm tạ. Phong trần biến ào họa phúc khôn lường. Người ta sinh ra ở đời ai không có lúc gặp bước đường tai bạo ? Nương tử hãy ráng mà yên tâm tịnh dưỡng, hàn gia rất khác người, phong cảnh có bề hiu quạnh, tiểu muội tuy chẳng phải là nhà hào phú nhưng thêm năm bảy người ăn cũng không có chi đáng kể.
Thiếu phụ áo lam hỏi :
-Nạn phụ chưa kịp thỉnh giáo cao danh quí tánh của phu nhân ?
Thiếu phụ trung niên cười đáp :
-Tiểu muội họ Tiêu.
Thiếu phụ áo lam nhắc lại :
-Tiêu phu nhân...
Tiêu phu nhân lắc đầu cười nói :
-Tiểu muội không muốn nương tử xưng hô như vậy.
Tiểu muội hơn nương tử mấy tuổi, nếu nương tử không tị hiềm gì thì cứ kêu bằng tỷ tỷ là được.
Thiếu phụ áo lam trầm ngâm một lúc rồi đáp :
-Phu nhân có lòng quả thương nhưng khi nào nạn phụ dám thế ?
Tiêu phu nhân khẽ thở dài nói :
-Thương thế của muội rất nặng, đừng nói nhiều cho mệt sức. Tiểu lão đã vào thành lấy thuốc cho muội rồi.
Thiếu phụ áo lam cảm động khôn xiết. Nước mắt trào ra mụ nói :
-Chúng ta chưa từng quen biết nhau mà được phu nhân trọng đãi như thế này thìdù nạn phụ có tan xương nát thịt cũng khôn bề đối đáp.
Mụ nói rồi từ từ nhắm mắt lại.
Thiếu phụ áo lam dường như sực nhớ việc gì trọng đại mở bừng mắt ra hỏi :
-Nạn phụ xin phép hỏi phu nhân một câu : Con thuyền chở nạn phụ hiện giờ còn đậu ở trong hồ không ?
Tiêu phu nhân lắc đầu đáp:
-Hỡi ơi ! Phúc bất trùng lai, họa vô đơn chí ! Con thuyền đó cháy mất rồi.
Thật là một trận hỏa tai khủng khiếp, chẳng những chiếc thuyền hai cột buồm của muội
muội bị thần hỏa nuốt mà cả rừng lau sậy cũng bị thiêu rụi. Ðám cháy kéo dài từ nửa đêm cho đến sáng mới tắt.
Thiếu phụ áo lam chớp mắt hai cái rồi lẳng lặng không nói gì nữa.
Tiêu phu nhân vốn là người thiện lương cho là người thiếu phụ áo lam xót con thuyền bị thiêu rụi liền tìm lời an ủi :
-Tiền của là ngoại vật không dính gì vào con người, muội muội hà tất phải đau xót vì cháy mất con thuyền.
Nhà ta đây ít người lắm, muội muội ở với ta càng hay.
Thiếu phụ áo lam đáp :
-Ða tạ phu nhân rủ lòng thương đến.
Tiêu phu nhân nhìn những vết đao thương trên người thiếu phụ vẻ mặt buồn rầu lắc đầu lui ra.
Thiếu phụ áo lam vẻ mặt đau khổ lúc này bỗng thoáng qua một nụ cười rồi từ từ nhắm mắt lại.
Khi thiếu phụ tỉnh dậy thì trời đã đang đêm.
Trên án gỗ đặt một cây nến hồng, ánh lửa sáng rọi khắp căn phòng.
Trong một tòa nhà rộng rãi thanh khiết chỉ có hai người ở, một là Tiêu phu nhân người rất xinh đẹp và một lão già mặc trường bào bằng đoản thanh vẻ mặt nghiêm nghị.
Dưới ánh lửa sáng một siêu thuốc bốc hơi nghi ngút.
Lão già đưa mắt nhìn lên chiếc giừơng gỗ bỗng cất tiếng hỏi thiếu phụ áo lam :
-Nương tử trong người bị chín vết thương rất nặng mà còn bảo toàn được tính mạng là một điều ngoài ý nghĩ của lão phu.
Thiếu phụ áo lam đáp :
-Nhờ ân công giải cứu nên nạn phụ mới thoát chết.
-Lão phu có vọc vạch nghề thuốc nhưng thương thế trầm trọng quá chừng cảm thấy mình không làm gì được nữa. Vậy mà nương tử qua được một cách bình an mới thật là kỳ !
Hiện giờ tưởng không còn điều gì đáng ngại nữa, chỉ chờ cho vết thương liền lại và tịnh dưỡng một thời gian may ra có thể cường kiện được như xưa.
Chén thuốc để trên bàn lão phu phải suy nghĩ rất nhiều mới hốt được. Mong rằng nương tử uống rồi trút hết tạp niệm trong lòng yên nghỉ một đêm sớm mai lão phu bắt mạch lại coi.
Lão nói xong hai tay chắp sau lưng từ từ cất bước ra khỏi phòng.
Tiêu phu nhân bưng bát thuốc đến bên giừng khẽ nói :
-Ông già này ngoài mặt ra chiều lạnh lẽo nhưng trong lòng lại rất nhân từ.
Tuy lão ít lời nhưng ta mong rằng muội muội đừng trách lão.
Thiếu phụ áo lam vội đáp :
-Phu nhân dạy quá lời. Ơn cứu nạn sâu dường sông biển, nạn phụ dù chết cũng khó lòng báo đáp trong muôn một...
Tiêu phu nhân mỉm cười ngắt lời :
-Muội muội đừng nghĩ nhiều hãy uống bát thuốc này đi đã !
Thiếu phụ áo lam thở dài đáp :
-Nạn phụ là người lưu lạc không dám ngang hàng với phu nhân, phu nhân có lòng quá thương, nạn phụ xin tâm lãnh. Tiện danh là Vân Cô, xin phu nhân cứ kêu tên là được.
Tiêu phu nhân cười nói :
-Tuy muội bị trọng thương nhưng không dấu được vẻ đài các, nếu ta đoán không lầm thì muội muội phải xuất thân ở mọt nhà đại gia chứ không phải hạng phàm tục.
Vân cô khẽ buông tiếng thở dài, không nói gì nữa, đón lấy thuốc uống.
Sau mấy ngày điều dưỡng, phần lớn các vết thương của Vân Cô đã kín miệng.
Nàng có thể xuống giường để đi lại.
Tiêu phu nhân nói cho nàng hay Tiêu đại nhân vốn là một vị ngự sử liêm chính,vì lão chống đối kẻ lộng quyền gây nên thù oán rồi bị hãm hại giam vào Thiên lao,sau lão được một cao nhân võ lâm giải cứu.
Từ đó tìm chốn lâm tuyền mai danh ẩn tích.
Bức họa đồ đầy chông gai nguy hiểm đã khiến lão chán chường thế sự, hằng ngày lão câu cá trồng trọt để di dưỡng tuổi già. Hai vợ chồng lão chỉ có một cậu trai dưới gối.
Vân cô dưỡng bệnh sau một tháng thì thương thế khỏi hẳn. Nàng ở với Tiêu phu nhân lâu ngày thành đôi bạn thân mật trong chốn khuê phòng, nhưng nàng tuyệt không nhắc tới lai lịch thân thế mình. Cả việc con thuyền bị hỏa tai nàng cũng quên đi không hỏi tới nữa.
Tiêu gia rất ít người, Ngoài hai vợ chồng và đứa con nhỏ chỉ còn một lão bộc tên gọi Tiêu phúc và một ả nữ tì.
Tiêu đại nhân có chiếc du thuyền sắc trắng cũng bị lửa thiêu đêm hôm ấy, nên ba người chân sào đã xin về.
Cả một tòa đình viện rộng lớn chỉ có mấy người.
Ả thị tì ngoài việc tưới cây còn làm việc khác nên không bước vào hậu viện bao giờ. Vì thế mà vườn hoa thường vắng vẻ hiu quạnh.
Một hôm vào khoảng giữa trưa Vân Cô đột nhiên nhìn Tiêu phu nhân nói :
-Tiểu muội thương thế đã lành mà suốt ngày không có việc gì làm thành ra rỗi quá. Tỷ phu lại ưa thanh tịnh thì tỷ tỷ gia lệnh lang cho tiểu muội trông nom dạy dỗ để tiêu ma ngày tháng.
Tiêu phu nhân ngẫm nghĩ một lát rồi đáp :
-Muội muội có lòng như vậy thì phiền muội muội giúp cho.
Vân Cô biết Tiêu phu nhân trong lòng còn nhiều mối hoài nghi, nàng không nói gì nữa.
Tiêu phu nhân đưa con đến bái sư, Vân Cô khiêm nhượng hai ba lần nhưng chú nhỏ vẫn làm đại lễ.
Tiêu phu nhân dù ẩn trốn lâm tuyền nhưng trị nhà rất nghiêm. Vân Cô biết Tiêu phu nhân chỉ có một cậu con, mà từ lúc nàng tỉnh táo lại cho đến nay chưa từng thấy mặt thằng nhỏ. Nàng còn nhớ Tiêu đại nhân mới đến chỗ nàng một lần, hằng ngày chỉ được gặp hai người là Tiêu phu nhân và ả nữ tì vào cỡ 18 ,19 tuổi.
Tiêu phu nhân chờ thằng nhỏ bái sư xong, bà nắm lấy tay Vân Cô nói bằng giọng thân thích :
- Muội muội ơi thằng nhỏ này tuy rất thông minh, nhưng thân thể nhu nhược.
Phiền muội muội giầu lòng chiếu cố cho.
Vân Cô mỉm cười đáp :
-Tỷ tỷ cứ yên tâm tiểu muội xin hết lòng trông nom cho y.
Tiêu phu nhân thở dài nói :
-Muội muội, muội muội đừng hiểu lầm ý ta. Muội muội đã có lòng chiếu cố y thì cứ việc đánh mắng, chớ có nuông chiều.
Vân cô nương đưa mắt nhìn đứa nhỏ rồi đáp:
-Tỷ tỷ cứ yên tâm tiểu muội coi tư cách điệt tử thì biết rồi đây thành tựu của y quyết không kém tỷ phu.
Tiêu phu nhân thở dài nói:
-Tỷ phu của muội muội vì quá liêm chính mà gây thù họa rất nhiều với kẻ quyền thế mới tìm đến chốn lâm tuyền ẩn dật. Bình nhật lão có dạy con đọc sách nhưng không phải là loại sách trị đời, mà là thi từ ca phú của kinh Phật, hoặc sách chiêm tinh. lão thích chỗ nào là dạy chỗ đó, khiến cho đầu óc thằng nhỏ mới 12 tuổi mà đã chịu đựng những môn học kì quái.
-Tỷ phu dạy như thế là phải, bất luận Vu nhi ngày sau có chịu bước vào hoạn đồ hay không thì nền học vấn này cũng cần biết một ít.
Tiêu phu nhân quay lại nhìn con nói :
-Vu nhi ! Nhất nhất phải tuân theo lời giáo huấn của Vân Cô.
Ðoạn phu nhân trở gót từ từ rút lui.
Vân cô đứng dậy tiễn chân rồi quay vào đóng cửa phòng lại.
Chốn thư phòng này rộng ba gian. Ngoài bàn gỗ ghế tre còn có một bộ đồ trà.
Cửa sổ trông ra vườn hoa, cúc bạc mai vàng đua nở xuyết vào cảnh sắc buổi sơ Ðông.
Vân Cô ngắm kĩ cặp mắt Linh Vu thì thấy nước da vàng ủng bất giác thở dài,miệng lẩm bẩm :
-Thằng nhỏ này may mà gặp ta, không thì gã chẳng thể sống tới hai mươi...
Trong lòng xoay chuyển ý nghĩ nàng hỏi :
-Ðiệt nhi ! Ngươi tên là chi ?
Hài tử đáp :
-Ðiệt nhi là Tiêu Lĩnh Vu.
Vân Cô cười nói :
-Cái tên này nghe được. Ðiệt nhi có thể làm rạng rỡ môn hộ.
Tiêu Lĩnh Vu lắc đầu đáp :
-Gia gia đã chẩn mạch cho điệt nhi và bảo là điệt nhi không sống tới hai chục tuổi nên người chỉ dạy những môn tạp học. Người còn hẹn sau hai năm sẽ đi du ngoạn những nơi thắng cảnh thì dù có chết sớm cũng không uổng một đời.
Vân Cô mỉm cười hỏi :
-Câu chuyện này Linh Vu đã nói má má hay chưa ?
Tiêu Lĩnh Vu đáp :
-Không có đâu, gia gia điệt nhi đã dặn kĩ không được nói cho má má biết. Gia gia còn bảo má má mà biết chuyện này thì người sẽ buồn rầu đau khổ vô cùng khó lòng sống được.
Vân Cô tươi cười hỏi :
-Vu nhi ! Người có sợ chết không ?
Tiêu Lĩnh Vu đáp :
-Ðiệt nhi không sợ. Gia gia thường bảo sống chết là ở mệnh trời không thể miễn cưỡng được.
Vân cô lại cười nói :
-Tuy nhiên phải phân biệt cái chết cókhi nhẹ như lông hồng, có lúc nặng bằng non thái. Dĩ nhiên con người có sống thì phải có chết, không nên hồi hộp lo âu,nhưng cũng cần có chí kiên quyết cầu sinh.
Tiêu Lĩnh Vu cúi đầu xuống ngập ngừng :
-Ðiệt nhi không muốn nhắc tới chuyện cầu sinh khiến gia gia phải đau lòng.
Vân Cô bỗng nhiên biến sắc. Dung nhan diễm lệ của nàng tựa hồ bao phủ một làn sương lạnh.
Nàng chậm rãi nói :
-Hài tử ! Nếu ngươi chịu nghe lời ta thì có thể không chết được.
Tiêu Lĩnh Vu giương mắt lên hỏi :
-Vân di nói thật chăng :
Vân Cô đáp :
-Dĩ nhiên là chuyện thật. Nhưng ta dạy ngươi điều gì, ngươi khôngđược nói cho gia nương ngươi biết.
Tiêu Lĩnh Vu trầm ngâm một lúc rồi nói :
-Ðược lắm!
Thời gian thấm thoát, hai tháng đã trôi qua.
Chẳng một ai hay trong hai tháng trời Vân Cô và Tiêu Lĩnh Vu đã làm gì vì cửa thư phòng lúc nào cũng đóng kín.
Có điều Tiêu phu nhân rất yên lòng vì thân thể Linh vu nguyên trước nhu nhược mà mỗi ngày môt trở nên cường tráng. Mặt gã luôn biến thành màu hồng tươi.
Tiêu đại nhân đã ngán ngẩm mùi đời. Tuy lão thấy Linh Vu khác trước nhiều mà cũng không buồn hỏi đến.
Tiêu phu nhân thấy cậu con cưng thân thể cường tráng thì trong lòng cao hứng không biết đến thế nào mà nói.
Ðã vậy khi vào bà còn hơi đâu căn vặn Linh Vu học được những gì ở Vân cô ?
Hôm ấy nhằm ngày 13 tháng chạp, Tiêu phu nhân vừa rửa mặt xong, chợt thấy Tiêu Lĩnh Vu hấp tấp chạy vào phòng la gọi :
-Má má ơi ! Vân di bỏ đi rồi.
Tiêu phu nhân giật mình kinh hãi hỏi :
-Sao ?
Tiêu Lĩnh Vu để lại một tờ hoa tiên và lén đi rồi.
Tiêu phu nhân đón lấy tờ giấy coi thì thấy mấy hàng chữ sau đây :
" Nạn phụ nhờ ơn cứu mạng, lại được phu nhân rủ lòng thương yêu coi đường tỷ muội. Cuộc đời tái sinh đáng lý phải ở lại quí phủ đem hết sức mọn dạy Vu nhi để đáp đền thịnh đức, ngặt vì nạn phụ có việc trọng yếu phải thân hành đi lo liệu. Nạn phụ muốn cáo từ lại sợ phu nhân hết lòng quyến luyến không chịu cho đi. Vì tình thế bắt buộc nạn phụ đành lưu lời bái biệt. ¥n đức của đại nhân và phu nhân nạn phụ xin ghi vào phế phủ, những mong kết cỏ ngậm vành có ngày báo đáp. Lúc ra đi nỗi lòng khôn xiết bồi hồi. Mong phu nhân mở lượng hải hà mà miễn trách cho.
Vân Cô thủ bút.
Tiêu phu nhân đọc xong tờ hoa tiên la lên :
-Bây giờ làm thế nào ? Y là một phụ nữ lại bỏ đi giữa tiết đông, năm cùng tháng tận...
Bỗng có tiếng bước chân người vang lên. Tiêu đại nhân vén rèm bước vào.
Tiêu phu nhân đang bàng hoàng, vừa thấy Tiêu đại nhân vào phòng đã nói ngay:
-Lão gia hãy coi đây ! Vân Cô để thơ lại.
Tiêu đại nhân lắc đầu đáp :
-Bất tất phải coi nữa. Ðó là việc tất nhiên.
Rồi lão vò nát tấm hoa liên bỏ vào sọt rác.
Tiêu phu nhân lẳng lặng người ra hỏi :
-Sao lão gia lại làm thế ?
Tiêu đại nhân đáp :
-Thơ này không thể để lại được.
Tiêu phu nhân hỏi :
-Tại sao vậy ?
Tiêu đại nhân thở dài trầm giọng đáp :
-Việc xảy ra đột ngột không nên phỏng đoán. Tỷ như tiết trời đang nóng mà mưa tuyết, nước sông chảy ngược dòng, không phải điềm lành không nên nhắc đến nữa thì hơn.
Tiêu đại nhân tuy không hiểu gì đến việc giang hồ, nhưng ở trên bước đường sĩ hoạn lâu ngày đã chiều lịch duyệt. Dường như lão biết vụ này là một điềm bất thường.
Tiêu Lĩnh Vu đứng ngẩn người ra nhìn phụ thân, bỗng gã cười mát nói :
-Theo ý hài nhi thì Vân di không đi hẳn đâu mà chẳng sớm thì muộn hài nhi lại được gặp người.
Tiêu đại nhân nét mặt trầm trọng nhẹ nhàng trách gã :
-Trẻ con biết gì mà nói ?
Tuy Tiêu đại nhân trách mắng Linh Vu nhưng gã còn tính trẻ vẫn đem lòng tin tưởng là chẳng khi nào Vân cô lại bỏ mình đi biệt tích. Gã yên trí có ngày tái ngộ.
Linh Vu hãy còn nhỏ tuổi, nhưng đã quyết tâm điều gì là không thay đổi nữa.
Mấy hôm sau, Tiêu Lĩnh Vu ngẩn ngơ tựa cửa trông chờ. Gã chẳng quản thời tiết giá lạnh vẫn giương cặp mắt lên mà nhìn ra ngoài đường đầy tuyết phủ. Tiêu phu nhân có lúc dắt gã về phòng nhưng chỉ nháy mắt gã lại chạy ra đứng cửa.
Người nhà biết tính gã như vậy cũng không ngăn trở nữa.

<< Hồi 177 |


Dành cho quảng cáo

©2007-2008 Bản quyền thuộc về Liên Mạng Việt Nam - http://lmvn.com ®
Ghi rõ nguồn "lmvn.com" khi bạn phát hành lại thông tin từ website này - Useronline: 218

Return to top