Huệ Trinh vẫn tỏ thái độ như khinh khi Sĩ Nguyên một cách ra mặt:
– Hừ! Chứ chẳng phải cưới được tôi là may phước cho anh sao?
Sĩ Nguyên bất mãn lắc đầu:
– Nói như vậy là cô quá khinh thường tôi rồi.
Nhường mày, Huệ Tinh vẫn nói cứng:
– Tôi nói không sai chứ ?
– Đúng là không sai, nhưng đó là với người khác cơ.
– Anh nói vậy nghĩa là sao hả?
Sĩ Nguyên nhìn cô đăm đăm:
– Điều ấy cô khỏi cần phải hỏi tôi chứ ?
Bật cười khan, Huệ Trinh hất mặt:
– Tôi không hỏi anh chẳng lẽ tôi tự hỏi mình à?
– Đúng vậy!
Huệ Mai mang ra đĩa trái cây và nói:
– Mẹ bảo anh chị phải ăn cho kỳ hết
Sĩ Nguyên nhìn Huệ Mai cười buồn:
– Anh đang no lắm đấy em ạ?
Huệ Mai chẳng hiểu câu nói của anh là mai mỉa Huệ Trinh nên nói.
– Dù có no anh cũng phải cố gắng mà ăn cho mẹ vui.
Thấy em mình ăn nói hời hợt quá, nên Huệ Trinh gằn giọng:
– Em nên đi vào cho chị nhờ.
Huệ Mai cười tủm tỉm:
– Vâng, vâng! Em chẳng làm mất thời giờ quý báu của anh chị đâu.
Huệ Mai đi rồi Sĩ Nguyên chép miệng:
– Tội nghiệp cô bé chẳng hiểu gì cả.
– Ý anh muốn nói gì hả?
Sĩ Nguyên rùn vai, anh chép miệng:
– Cả gia đình ai cũng nghĩ giữa tôi và cô là đôi trai tài gái sắc ấy mà.
Huệ Trình lắc đầu:
– Đó là chuyện của họ.
Sĩ Nguyên cao giọng:
– Tôi cũng thế. Tôi đâu tha thiết gì ngồi nói chuyện với cô.
Huệ Trinh đứng lên. Đưa tay tì lên cửa sổ:
– Anh có thể về được mà.
– Nhưng tôi lại không muốn làm phiền lòng người lớn.
– Anh nói vậy là ý gì vậy hả. - Huệ Trinh gắt gỏng - Hay anh cũng muốn chúng ta làm lễ cưới.
Sĩ Nguyên bật cười:
– Nếu muốn như vậy thì hôm nay tôi đâu đã đến đây để thương lượng. Tôi chẳng muốn đám cưới với cô và ngược lại chẳng dám làm phiền lòng mẹ tôi.
Huệ Trinh nói khích:
– Vậy thì anh hãy đem lên bàn cân mà cân thử bên nào nặng thì lấy.
Sĩ Nguyên nghiêm túc:
– Tôi muốn tôi cùng cô đưa ra một giải pháp ổn thoả.
Huệ Trinh lắc đầu, chối quanh:
– Không được, tôi khác anh, tôi nhất định sẽ đấu tranh tới cùng.
– Vì lẽ gì?
– Vì tôi và người yêu của tôi.
Thở phào nhẹ nhõm, Sĩ Nguyên bảo:
– Vậy thì tốt rồi!
– Anh nói vậy là thế nào?
– Cô không chịu thì làm gì có đám cưới.
Huệ Trinh bỗng do dự:
– Nhưng mà ...
– Sao vậy ? Hối tiếc rồi à?
Huệ Trinh lắc đầu:
– Hối tiếc. Tôi đang sợ mẹ tôi đấy.
– Ố, cô cứng rắn lắm mà, sao lại ...
Trợn mắt nhìn anh Huệ Trinh nói như gắt:
– Hừm! Anh đừng nói khích tôi.
Xem đồng hồ Sĩ Nguyên nói nhanh:
– Tôi phải về đây. Tuỳ cô lo liệu đấy.
Sĩ Nguyên về rồi, Huệ Trinh nhận được tín hiệu của người yêu nhắn mình, cô nhanh chân vào trong thì gặp bà Huệ Minh:
– Sĩ Nguyên đâu rồi?
Huệ Minh thờ ơ đáp:
– Về rồi mẹ.
Bà Huệ Minh nhăn mặt:
– Sao lại về?
Chẳng hiểu sao mẹ mình luôn luôn muốn mình phải về làm dâu bên ấy chứ.
– Mẹ à, anh ấy đang bận việc mà!
– Hừ! Cô đuổi người ta thì có.
Huệ Trinh phụng phịu:
– Mẹ, mẹ cứ nghĩ oan cho con!
Nắm tay cô kéo ngồi xuống bà Huệ Minh nói như than:
– Con gái lớn rồi cũng nên lập gia thất chứ!
Huệ Trinh làm như ngoan ngoãn, cô ngồi im nghe mẹ thuyết giáo, bà Minh nói tiếp:
– Vã lại mẹ thấy Sĩ Nguyên rất hiền, lại có chí làm ăn.
Huệ Trinh lắc đầu từ chối ngay:
– Làm sao mẹ biết anh ta hiền? Con nhà giàu họ thường hay rất cao ngạo mẹ ạ?
– Vậy còn con thì sao?
Huệ Trinh lắc đầu:
– Con không thể lấy anh ta được.
– Sao chứ ?
Huệ Tinh viện ra lý lẽ:
– Dân thành phố mà cù lần thấy mồ.
Bà Huệ Minh nghiêm khắc:
– Nó không cù lần như con tưởng đâu.
– Người ta làm ăn chứ không chú trọng bề ngoài, con hiểu chưa?
Huệ Trinh vẫn một mực chối từ:
– Mẹ đừng ép uổng con như vậy, anh ba không hợp với con đâu.
Là người lăn lộn ngoài thương thường nhiều năm bà đâu thể nào không hiểu được lối sống của trai gái thời bầy giờ. Chúng vung tiền như nước. Ngay cả Huệ Trinh của bà cũng thế.
Bà nói thật nghiêm:
– Đã đến lúc con phải dừng chân lại được rồi đó.
Nhăn mặt, Huệ Trinh vẫn kiên quyết từ chối:
– Không được, con không thể lấy Sĩ Nguyên, con nhất định là không rồi.
Bà Huệ nổi giận đứng lên:
– Nhưng con không có quyền cãi lại mẹ.
– Con cũng có tình yêu của mình, cố nhất định sẽ bảo vệ nó.
– Cái thằng lưu linh ấy ả? Coi cha mẹ chẳng ra gì ấy ư ?
– Nhưng anh ấy thật lòng yêu con.
– Mù quáng, con mù quáng mất rồi.
Điện thoại lại có tín hiệu. Nhưng Huệ Trinh chẳng dám nhúc nhích vì sợ bà lại nổi nóng.
– Hừm! Nó lại gọi mày đi nữa có phải không?
Huệ Trinh lắc đầu:
– Không có!
Bà lại nói:
– Cha mày ra đi quá sớm, bỏ lại cho mẹ món nợ đời quá to tát.
Bà lại sắp khóc, Huệ Trinh lo lắng:
– Kia mẹ, mẹ lại khóc à?
Lắc đầu bà nói qua màn lệ:
– Con hãy đi đi, đi theo tiếng gọi tình yêu của con đi, đừng quan tâm gì đến mẹ và nhà này nữa.
Huệ Mai xuất hiện cô lo lắng:
– Chị Hai, chị lại chọc tức mẹ nữa sao?
Huệ Trinh thấy đó chẳng phải là trách nhiệm của mình nên nói:
– Mẹ lại nhớ đến cha đó thôi!
Huệ Mai sà đến bên mẹ, cô lau giọt nước mắt trên má bà:
– Mẹ à, mẹ đang bệnh khóc như vậy là không tốt đâu.
Gục đầu lên vai Huệ Mai bà than vãn:
– Phải chi mẹ chết dược thì tốt biết mấy.
Huệ Mai hốt hoảng:
– Mẹ, mẹ đừng nói như vậy chúng con rất cần có mẹ.
Lắc đầu, bà lại nói:
– Mẹ chẳng làm được gì đâu. Ngay cả dạy dỗ các con cũng không xong.
Huệ Mai cũng khóc theo bà:
– Mẹ hãy chờ một năm nữa ra trường con sẽ về giúp mẹ.
– Nhưng chỗ người lớn mẹ biết nói làm sao với gia đình bên ấy.
Ngước nhìn Huệ Trinh, Huệ Mai tha thiết nói:
– Em thấy chị nên dừng chân, nghe lời mẹ là tốt nhất.
Huệ Trinh vẫn lắc đầu:
– Không thể được.
– Tại sao? - Huệ Mai thốt lên.
– Vì tao không thể yêu anh ta được.
Huệ Mai đứng lên, cô thắc mắc:
– Chứ chẳng phải hai người rất tâm đầu ý hợp đó sao?
– Ai nói với em như thế ?
– Em thấy hai người rất vui kia mà.
Huệ Trinh lắc đầu:
– Đó chỉ là bề ngoài mà thôi.
Huệ Mai đắn đo:
– Nhưng em thấy Sĩ Nguyên rất thật lòng mới chị.
Huệ Trinh tỏ ra cao ngạo, bướng bỉnh:
– Đúng vậy, có thể anh ấy rất thích và yêu chị.
– Nhưng chị đã có người khác chứ gì?
– Huệ Mai ngạc nhiên.
– Đúng! Điều này em nói chẳng sai.
Huệ Mai kêu lên:
– Chị Hai! Chị không thể nói như vậy được, chị có biết gia đình ta ...
Đưa tay ngăn, không cho cô nói tiếp, bà Huệ Minh lắc đầu:
– Đừng nói nhiều với nó làm gì con ạ !
Huệ Mai ấm ức:
– Nhưng mà con thấy ...
– Hãy để cho chị con tự chọn đi.
Huệ Mai năn nỉ bà:
– Mẹ cũng nên nói rõ ràng chị ấy mới hiểu chứ.
Lắc đầu bà thối thác:
– Có nói cũng chẳng giúp gì đâu.
Huệ Mai chẳng hiểu được ý của mẹ. Nhưng cũng không dám cãi lại:
– Vậy con dìu mẹ vào phòng nghĩ!
– Được!
Huệ Trinh cũng bỏ về phòng mình. Điện thoại lại reo:
– A lô!
– Trinh à ...
Huệ Trinh nhận ra tiếng của Thiên Tài, cô bảo:
– Làm gì mà gọi mãi thế ?
Thiên Tài cười khà qua máy:
– Nhớ em thôi mà!
– Thật không?
– Em đến ngay chứ ?
– Đang bị khủng bố đây.
– Ai vậy?
– Mẹ em!
– Việc gì?
– Lấy chồng!
– Hả?
Bật cười Huệ Trinh lại nói:
– Làm gì mà giật mình vậy?
– Sét đánh ngang mày.
– Thật sao?
– Em còn hỏi.
– Anh đang làm gì?
– Nhớ em!
– Xạo ghê!
– Thật chứ. Em đến được không?
Được chứ! Ai mà ngăn em đến với anh được.
Thiên Tài bật cười lớn qua máy, anh nói một câu tâng bốc:
– Anh biết em của anh có bản lĩnh mà.
Huệ Trinh nạt ngang:
– Thôi, đừng có nịnh đầm nữa ông.
Cười khà khà Thiên Tài lại hỏi:
– Thật chứ nịnh gì. Ai bảo anh dại khờ yêu em quá làm chi.
Huệ Trinh cũng bật cười:
– Bởi vậy em mới khổ đây này.
– Ai làm em khổ chứ ? Nói anh nghe đi!
– Mẹ em!
Thiên Tài kêu lên:
– Mẹ em ư ?
– Đúng vậy!
– Bà rất yêu thương cưng chịu em mà.
– Mẹ buộc em phải đi lấy chồng.
– Em không đùa với anh đó chứ ?
– Hừ! Ai thèm đùa làm gì hả?
Thiên Tài nuốt nước bọt, anh ta ca cẩm:
– Nếu vậy là anh khổ rồi.
– Sao lại khổ chứ ?
– Nhìn em lên xe hoa mà cõi lòng anh tan nát.
Huệ Trinh cười khì, cô nói to:
– Anh đang ca vọng cổ cho em nghe đó à?
Thiên Tài tha thiết hỏi:
– Em có đến đây với anh được không.
Xem đồng hồ Huệ Trinh đáp:
– Được, anh chờ em khoảng mười lăm phút.
– Được Bay, – Bay ...
Huệ Mai xuất hiện:
– Chị hẹn đi đâu nữa vậy?
Huệ Trinh chau mày tỏ ý khó chịu:
– Mày hỏi làm gì?
Huệ Mai cảm thấy thật khó chịu nhưng cô vẫn nói:
– Chị nên quan tâm đến việc nhà thì hơn.
– Nhà này có mày và mẹ lo rồi còn gì.
Huệ Mai tức muốn nói ra sự thật. Nhưng cô cố kềm lại, Vì lời mẹ dặn còn văng vẳng bên tai, Huệ Mai từ tốn nói:
– Chị là chị cả trong gia đình mà. Chị phải có trách nhiệm chứ.
Vừa trang điểm Huệ Trinh vừa nói – Tao không có khả năng đó đâu. Mày và mẹ hãy tự lo liệu đi.
Nói rồi Huệ Trinh vớ lấy xắc tay bước ra khỏi phòng:
– Mày ra, tao khoá cửa.
Huệ Mai đứng chắn ngang cửa:
– Chị đừng đi!
Nhưng Huệ Trình vẫn không nghe đẩy Huệ Mai sang một bên:
– Mày đừng có lôi thôi nữa.
Quá tức Huệ Mai thốt lên:
– Chị có biết hoàn cảnh gia đình hiện tại bây giờ không ?
Phẩy tay một cái Huệ Trinh bảo:
– Mày nói với mẹ lo đi hả!
Huệ Tinh bỏ đi, Huệ Mai nhìn theo nước mắt tuôn dài xuống má.
Sĩ Tân đi dọc hành lang của công ty lòng cảm thấy nao nao khi nhớ về hình ảnh cô gái vừa đến nhận việc làm. Ngân Thuỷ chặn đường anh:
– Sĩ Tân! Hôm nay có gì vui thế?
Như bị bắt quả tang điều gì, Sĩ Tân xua tay chối quanh:
– Làm gì có!
– Có! Nhất định là phải có.
– Vậy sao? Theo cô là chuyện gì?
Ngân Thuỷ nói vui.
– Chuyện gì có trời mà biết, anh tự khai đi.
– Khai là. Biết gì mà khai.
Ngân Thuỷ đoán mò:
– Hay là anh đã để ý đến cô nào trong số nữ mới nhận vào.
– Cô Sĩ Tân bối rối lộ ra mặt
- Đừng đoán mò như vậy!
Tủm tỉm cười Ngân Thuỷ lại nói:
– Nhưng đúng trăm phần trăm phải không?
– Hừm!
Ngân Thuỷ nói tiếp:
– Để ý đến cô nào nói đi để em giới thiệu cho.
Lắc đầu, Sĩ Tân chối bay:
– Làm gì có chuyện ấy.
– Nè, cô Mỹ Thuận cũng xinh gái lắm đó.
– Mỹ Thuận là cô nào?
– Tóc dài, đôi mắt to đen, nhìn ai cũng phải xao động.
– Sao cô biết?
Ngân Thuỷ tán hươu.
– Em mà còn mến nữa đấy.
– Có nói quá không đấy?
Ngân Thuỷ bĩu môi:
– Em chưa từng nói ngoa bao giờ.
Sĩ Tân lại nói:
– Người đẹp như vậy ắt đã có chủ rồi.
– Chưa chắc đâu anh. Người đẹp có gai mà, có thể chưa ai dám mò vào.
– Vậy hả?
– Anh thấy thế nào?
Sĩ Tân đáp qua loa:
– Được đấy! Nhưng không đến lượt tôi đâu.
Sĩ Tân vừa nói vừa bỏ đi, Ngân Thuỷ nhìn theo mỉm cười. Mỹ Thuận bước tới:
– Em đã làm xong rồi chị!
Tuy nói với Sĩ Tân là thế. Nhưng Ngân Thuỷ luôn có ác cảm với những ai có nhan sắc trội hơn mình. Nhìn Mỹ Thuận uyển chuyển thướt tha, ăn nói dịu dàng Ngân Thuỷ cảm thấy xốn mắt, cô nói cộc lốc:
– Để Đó đi! vào chỗ chị Lan coi có việc gì làm tiếp không?
– Vâng!
Phương Hà xuất hiện, gọi giật Mỹ Thuận lại cô nói:
– Mỹ Thuận, em lên phòng chị có chút việc.
– Ngân Thuỷ gắt:
– Giờ làm việc mà!
Phương Hà gật đầu:
– Vâng! Mỹ Thuận lên ấy giúp tôi đấy.
Ngân Thuỷ một mực ngăn lại:
– Nhưng cô ấy là tôi quản lý.
Phương Hà hất mặt:
– Vậy hả? Nhưng đây là lệnh.
– Lệnh của ai ?
– Của giám đốc được không?
Hơi khứng lại, nhưng Ngân Thuỷ vẫn nói:
– Giờ làm việc đâu thể đi ra ngoài.
Phương Hà nóng mặt:
– Chỉ không có thể chống lại lệnh của giám đốc đó.
– Nhưng tôi chỉ muốn làm việc có nề nếp thôi.
Phương Hà nói cứng:
– Được, nếu vậy chị sẽ chịu trách nhiệm với giám đốc nhé! Chào!
Phương Hà quay lưng đi thì Ngân Thuỷ nói với Mỹ Thuận:
– Cô nên theo chị ta đi!
Mỹ Thuận ngơ ngác:
– Sao hả? Việc của em còn ...
Ngân Thuỷ gắt lên:
– Đã bảo đi thì cứ đi, hỏi cái gì?
Mỹ Thuận lại lo việc chưa làm xong mà đi như vậy lát về làm không xuể nên nói:
– Em có nên đi không vậy chị?
Quắc mắt nhìn cô, Ngân Thuỷ gắt to:
– Sao hả, chẳng muốn đi hả! Đừng có đổ thừa cho tôi nhé!
Lúng túng, Mỹ Thuận đứng lên:
– Vâng, vậy thì em đi.
Ngân Thuỷ càm ràm:
– Người gì mà dở hơi hết sức.
Lan Anh cùng đi với Mỹ Thuận. Lan Anh lo lắng:
– Chằng hiểu vì sao giám đốc gọi hai chị em mình.
– Sao, có gọi chị nữa à?
Vững tâm vì có bạn đồng hành Mỹ Thuận tươi hơn:
– Có lẽ họ sắp xếp việc khác cho mình.
Lắc đầu Lan Anh lại nghĩ khác:
– Tôi sợ họ cho hai đứa mình nghỉ việc.
Dừng lại Mỹ Thuận lo lắng:
– Sao lại đuổi chúng mình chứ ?
– Ai biết được!
Mỹ Thuận lo lắng thật sự cô nói:
– Nếu như vậy thì xúi quẩy quá rồi còn gì.
Lan Anh nói cứng:
– Không làm chỗ này thì mình có thể xin chỗ khác ngại gì.
Mỹ Thuận lo thật sự, cô lắc đầu quầy quậy:
– Nói như chị không được. Tôi đang rất cần việc làm.
Lan Anh lại hỏi:
– Chị quê ở Mỹ Thuận phải không?
Mỹ Thuận ngạc nhiên:
– Ủa. sao chị biết?
Lan Anh nhìn Mỹ Thuận như thông cảm:
Tên cô là Mỹ Thuận nên tôi đoán vậy thôi.
Mỹ Thuận nhoẻn miệng cười. Có lẽ đây là nụ cưới đầu tiên khi cô bước vào đây:
– Chị đoán đúng đấy. Nghe đây ngày xưa cha mẹ gặp nhau ở Mỹ Thuận đấy.
– Vậy à? Cái tên của cô cũng có một kỷ niệm sâu sắc đấy, nghe rất hay hay.
Mãi lo nói chuyện mà hai người đã đến phòng giám đốc không hay. Mỹ Thuận hơi lùi lại nhường lối cho Lan Anh đi trước:
– Chị đi trước, em đi sau lưng chị nhé!
Lan Anh là cô gái cứng rắn, chẳng sợ ai nên gật đầu:
– Sao cũng được!
Thấy Mỹ Thuận cùng Lan Anh xuất hiện một lượt, Phương Hà nói với Công Luận:
– Hai cô ấy tới rồi kìa!
Công Luận ngước nhìn lên tấm tắc khen:
– Chà, cô nào cũng xinh đẹp cả!
Nguýt anh một cái bén ngót Phương Hà doạ:
– Anh đừng có hòng đấy nhé!
Công Luận vờ lè lưỡi lắc, rồi bảo đùa:
– Vâng! Anh chỉ đứng ngoài lề mà thèm thôi.
– Hừ, nói vậy mà cũng nói được.
Công Luận cười cầu hoà:
– Thôi đừng có xụ mặt xuống như vậy sẽ khó coi lắm.
– Em đâu cần ai dễ coi đâu.
Công Luận vẫn đùa:
– Để một mình anh dễ coi thôi hả!
– Hừ! Ham lắm.
Lan Anh bước vào cô đã lên tiếng:
– Chào anh chị?
Phương Hà mau mắn:
– Hai em ngồi đi.
Mỹ Thuận càng lo sợ:
– Sao hai em phái lên đây vậy chị Phương Hà mỉm cười phá tan sự lo lắng của hai người:
– Sau khi nghiên cứu qua hồ sơ giám đốc thấy hai em có trình độ cao nên thay đổi công việc cho phù hợp.
Mỹ Thuận tròn mắt:
– Thấy đổi công việc ư ? Nhưng em chỉ thích làm ở dưới hơn.
Phương Hà lại nói:
– Làm ở dưới ấy sẽ vất vả hơn, và bị Ngân Thuỷ quản lý gắt hơn.
Lan Anh bảo Mỹ Thuận:
– Chị ấy nói đúng, bà ấy cứ hầm hầm mặt mãi.
Rất sợ phải hàng ngày chạm mặt người ta Mỹ Thuận thối thác:
– Nhưng em vẫn thích làm ở dưới hơn.
– Phương Hà lắc đầu:
– Nhưng đây là lệnh của giám đốc phân công đúng người đúng việc. Lại là lệnh của giám đốc. Ông ấy muốn gì nữa đây. Thấy Mỹ Thuận im lặng Phương Hà đưa tay chỉ cái máy vi tính rồi nói:
– Mỹ Thuận lại làm quen với máy đi. Đó là chỗ của em.
– Vậy còn em sao hả chị? - Lan Anh bồn chồn hỏi.
Phương Hà cười vui vẻ:
– Lan Anh thì ngồi cạnh chị, có thắc mắc gì không?
Mỹ Thuận như chưa an tâm nên hỏi:
– Với cái máy ấy em sẽ làm gì?
Phương Hà thìn cô thông cảm:
– Em sẽ nhập và lưu dữ liệu cho giám đốc.
Lan Anh nói luôn:
– Sẵn đó cho mi chát luôn đấy.
Cả ba cùng cười ...
Sĩ Nguyên đã đến từ lâu. Anh đứng im không làm Mỹ Thuận giật mình.
Chẳng hiểu sao mỗi lần gặp Mỹ Thuận là lòng anh cảm thấy vui vui. Anh đưa tay ra hiệu cho Phương Hà và mọi người im lặng, để anh được tự do ngắm nhìn.
Lúc này nhìn cô đâu giống cô gái trước đây anh gặp, hiền và có gì đó rất quyến rũ.
– Chị ....
Mỹ Thuận định nói gì đó với Phương Hà, nhưng khi nhận ra Sĩ Nguyên đứng sau lưng cô im bặt. Phương Hà cứu vãn tình thế:
– Em muốn nói gì?
Mỹ Thuận lúng túng, nhưng cô vẫn nói ra được:
– Em muốn xin phép nghỉ thứ bảy chủ nhật, Phương Hà cười nhẹ:
– Thứ bảy chủ nhật tuần này không có tăng ca, em có thể nghỉ.
Mỹ Thuận vui ra mặt, ánh mắt long lanh:
– Em về thăm mẹ được rồi.
Phương Hả nói như trêu:
– Nhớ mẹ đến ngơ ngẩn vậy sao?
Mỹ Thuận thành thật:
– Em chưa từng xa mẹ lâu như vậy.
– Tuần này cô có thể về rồi.
Sĩ Nguyên lên tiếng.
Mỹ Thuận cúi đầu:
– Cám ơn giám đốc.
Sĩ Nguyên cười:
– Sao lại cám ơn tôi chứ ?
– Tôi ... - Mỹ Thuận lúng túng.
Phương Hà gỡ rối cho cô:
– Cám ơn là vì tuần này giám đốc không có cho tăng ca, phải không Mỹ Thuận?
Sĩ Nguyên ngồi xuống đối diện với Mỹ Thuận:
– Không tăng ca có nghĩa là hàng ế. Vậy mà cô vui được à?
Mỹ Thuận nghĩ đơn giản rồi đáp:
– Đó là chuyện của công ty, chứ đâu do đám công nhân chúng tôi.
Sĩ Nguyên bật cười:
– Cô nói nghe hay nhỉ. Thế cô không sợ ảnh hưởng đến tiền lương của cô à?
Mỹ Thuận đáp thẳng thừng:
– Đó là nhiệm vụ của người lãnh đạo như anh. Trách nhiệm ấy đâu thể đổ trút lên đầu chúng tôi được.
– Sao cô nói thế chứ ?
– Vì nhiệm vụ ngoại giao, đối tác đều nằm trong tay lãnh đạo. Chúng tôi chỉ có nhiệm vụ làm ra sản phẩm thôi.
Sĩ Nguyên lại nói:
– Thế lực hàng bị chê kém phẩm chất thì sao?
– Đó là do người kiểm hàng, hoặc giả tài ăn nói của lãnh đạo chưa thông suốt để thuyết phục người ta.
Công Luận liếc nhìn Phương Hà, anh mỉm cười đầy ngụ ý. Hiểu ý anh Phương Hà lắc đầu không nói. Mỹ Thuận lại nói:
– Thẳng mực tàu thì đau lòng gỗ. Đấy là tôi chỉ nói sự thật mà thôi.
Người con gái thẳng thắn và có tài biện lý hay Sĩ Nguyên gật gù:
– Cô dám phê bình lãnh đạo vậy sao?
Mỹ Thuận hất mặt, giọng cô trở nên cao ngạo:
– Sự thật thì hay mất lòng, có lẽ những lời nói thật của tôi làm giám đốc khó chịu. Tôi xin lỗi!
– Cô không sợ khi nói lên điều đó à?
Lắc đầu Mỹ Thuận lại nói:
– Sự thật thì có gì phải sợ. Cùng lắm là mất chỗ ngồi thôi, có gì phải sợ.
– Tính cô vẫn bướng !
Mỹ Thuận bật cười:
– Đã nói là bản tính rồi thì làm sao mà thay đổi được, thưa giám đốc.
Không thấy khó chịu trước những lời nói của Mỹ Thuận, mà ngược lại Sĩ Nguyên càng thích thú hơn:
– Cô chẳng sợ bị thôi việc à?
– Trời đất mênh mông rộng lớn, tôi không tin mình chẳng có chỗ để dung thân.
– Bản lãnh vậy sao?
– Mười tuổi tôi đã phải vừa học vừa làm thêm việc để kiếm tiền rồi. Giám đốc thông cảm.
Đã hết giờ Công Luận Phương Hà cùng Lan Anh đã về từ lâu. Mỹ Thuận cũng nói:
– Hết giờ làm việc, tôi phải về đây.
Cảm thấy nuối tiếc, nhưng Sĩ Nguyên không dám làm cô sợ, nên cũng đứng lên:
– Cô về nhé?
– Vâng! Cám ơn giám đốc