Liên Mạng VietNam || GiaiTri.com | GiaiTriLove.com | GiaiTriChat.com | LoiNhac.com Đăng Nhập | Gia Nhập
Tìm kiếm: Tựa truyện Tác giả Cả hai

   Tìm theo mẫu tự: # A B C D E F G H I J K L M N O P Q R S T U V W X Y Z Danh sách tác giả    Truyện đã lưu lại (0
Home >> Truyện Ngắn >> Bảo vệ anh đào

  Cùng một tác giả
Không có truyện nào


  Tìm truyện theo thể loại

  Tìm kiếm

Xin điền tựa đề hoặc tác giả cần tìm vào ô này

  Liệt kê truyện theo chủ đề

  Liệt kê truyện theo tác giả
Số lần xem: 1308 |  Bình chọn:   |    Lưu lại   ||     Khổ chữ: [ 1, 2, 3

Bảo vệ anh đào
Cừu Sơn Sơn

phần 1

Đúng lúc thầy trò cả trường đắm trong niềm vui được mùa thì một toán nông dân kéo đến bao vây, họ khiêng người bị thương tìm cô hiệu trưởng để lý luận. Đại diện của họ yêu cầu cô hiệu trưởng ra nói chuyện. Đám trẻ hết sức lo sợ chạy đi gọi hiệu trưởng:
- Cô hiệu trưởng, cô hiệu trưởng, xảy ra chuyện rồi! Đám trẻ hét lên.
Cô hiệu trưởng mới nghe nói đám người ăn trộm anh đào tối qua thì thầm cười nhạt: Họ không biết xấu hổ sao mà còn tới đây? Chị bình tĩnh bước ra, chị hoàn toàn bình tĩnh bởi vì chính nghĩa nằm trong tay chị.
Những người dân vừa thấy cô hiệu trưởng đã ngạc nhiên, bởi vì hiệu trưởng mới là một phụ nữ trẻ đẹp lạ thường, phút chốc có chút dao động. Nhưng rất nhanh họ đã nhớ đến sứ mệnh của mình. Đại diện của họ đứng lên hướng về phía cô hiệu trưởng phát biểu ý kiến. Ông ta nói hôm qua có một người dân thôn khi trèo qua bờ tường của quý trường đã sảy chân ngã, gẫy xương đùi phải. Bệnh viện nói ít ra phải có một vạn tệ mới cho nằm viện. Người bị thương hoàn cảnh khó khăn, cơ bản không thể có một vạn tệ, yêu cầu nhà trường chịu viện phí. Lý do đơn giản là anh ta bị ngã bởi tường rào của nhà trường.
Cô hiệu trưởng thầm cười nhạt, bình tĩnh nói, hỏi cớ sao anh ta lại trèo tường vào trường? Lẽ nào đó là đường để anh ta về nhà?
Những người dân thôn thản nhiên thừa nhận đương nhiên là không phải, anh ta trèo tường để vào hái trộm anh đào.
Cô hiệu trưởng cho rằng họ đã mắc câu, lập tức sắc bén phản pháo, theo tôi nên gọi là ăn trộm chứ? Lẽ nào các anh lại không biết đó là anh đào của trường chúng tôi? Lẽ nào không biết hái trộm quả của người khác là phạm pháp?
Những người dân thôn cười nói, phạm pháp? Phạm pháp gì? Nếu phạm pháp sao công an không bắt?
Cô hiệu trưởng nghe lý luận mới lạ như vậy thì hơi tức giận. Có điều khi tức giận thì giọng chị nhỏ đi. Chị nhẹ nhàng nói, các anh tới ăn trộm anh đào của chúng tôi dù là ăn trộm chưa thành cũng gọi là hành vi trộm cắp chưa thực hiện được, cũng thuộc phạm tội. Chúng tôi không truy cứu các anh thì thôi, các anh không bẽ mặt sao mà còn đòi viện phí?
Vừa nghe người bị thương nén đau bật dậy to tiếng: Không biết bẽ mặt? Chúng tôi cần cô đưa viện phí. Chẳng phải lần đầu chúng tôi đến trường ăn trộm anh đào, hàng năm chúng tôi đều đến. Năm trước chúng tôi không có ai bị thương. Năm nay cô đến thì chúng tôi bị thương. Cô biết chúng tôi muốn hái anh đào nên cố ý xây cao tường rào, lại còn cắm gai vậy, chẳng phải rắp tâm để hại chúng tôi sao? Chẳng phải rắp tâm chỉnh chúng tôi ư? Bụng dạ đàn bà các cô sao mà đen tối thế?
Cứ mở miệng là một điều “chúng tôi”, hai điều “chúng tôi” như tất thảy dân thôn đều bị thương. Quả nhiên những người dân thôn thể hiện tinh thần chủ nghĩa tập thể, phụ hoạ: đúng thế. Nhưng không phải. Đây là cố ý chỉnh người, ông hiệu trưởng cũ không làm như vậy.
Cô hiệu trưởng kinh ngạc không hiểu sao còn có những lý lẽ như vậy. Vì kinh ngạc nên mất đi sức chiến đấu, cô không thể nói ra lời. Cô không nói được nên những người nông dân càng ầm ĩ, bỗng chốc xuất hiện tình thế địch mạnh ta yếu.
Đúng lúc ấy vị hiệu trưởng già chạy tới. Ông tức giận trước hành vi của dân thôn, lớn tiếng mắng nhiếc, tất cả về cho tôi! Các anh làm ầm ĩ lên như thế bọn trẻ còn học sao được?
Rốt cuộc ông hiệu trưởng già còn chút danh vọng, trong số này có không ít người từng là học sinh của ông. Vị đại diện dân thôn nói, chúng tôi nghe lời bác, tạm về đã. Nhưng nếu nhà trường không chịu viện phí, chúng tôi sẽ còn đến tiếp.
Sau khi những người dân thôn tản về, nhà trường mở cuộc họp khẩn cấp.
Dù cô hiệu trưởng giận run, dù cho trong cuộc họp cô đanh thép thể hiện sự không thoả hiệp với bọn họ nhưng phần lớn giáo viên, bao gồm cả vị hiệu trưởng già đều cho rằng không thể cứng rắn, cần phải hoà bình giải quyết với họ. Vị hiệu trưởng già nói, chúng ta không thể chi viện phí, nhà trường moi đâu ra tiền? Nhưng chúng ta phải làm cho họ bớt tức giận. Tôi kiến nghị ta nên tặng họ số anh đào đã hái, nhất là người bị thương đó.
Cô hiệu trưởng đứng phắt dậy, giọng run run trời đất nào có đạo lý vậy? Kẻ trộm chưa lấy được anh đưa đến tận cửa nhà nó? Rõ ràng là dung túng phạm tội!
Ông hiệu trưởng già không hề tức giận, nói tôi hiểu tâm tình của cô nhưng chúng ta cần phải đối mặt với hiện thực.
Cô hiệu trưởng mới hỏi, hiện thực là gì?
Ông hiệu trưởng nói hiện thực là thói quen xấu đã được nuôi dưỡng nhiều năm, bỗng chốc không thể thay đổi ngay. Nếu dễ thay đổi tôi đã làm từ lâu rồi. Trong cuộc sống có rất nhiều cố tật như vậy, cô phải ráng chịu.
Cô hiệu trưởng nhỏ nhẹ hét lên, không, tôi không cố chịu. Nếu thoả hiệp thì mãi mãi không thể thay đổi. Bất cứ sự thay đổi nào cũng cần phải có sự bắt đầu, bây giờ tôi xem là bắt đầu.
Ông hiệu trưởng già thở dài nói, cô nói rất đúng. Nếu bây giờ là kỳ nghỉ thì tôi sẽ ủng hộ cô, nhưng hiện giờ là lúc học tập khẩn trương, bọn trẻ lớp 6 sắp thi chuyển cấp, cô đấu với họ sẽ ảnh hưởng tới chúng, ảnh hưởng tới tỷ lệ lên lớp, đó là việc lớn.
Cô hiệu trưởng nói, tôi cho rằng việc này còn quan trọng hơn tỷ lệ lên lớp. Đó là sự so sánh chính nghĩa với phi nghĩa.
Đến đây ông hiệu trưởng già đành thôi, rốt cuộc ông đã về hưu, bây giờ người lo liệu là cô hiệu trưởng.
Ngày hôm sau những người dân thôn lại khênh người bị thương bao vây nhà trường, họ rất đoàn kết, hơn nữa lại rất rành mạch phân minh. Họ sớm lo liệu công việc nhà nông rồi mới kéo đi.
Đêm qua, cô hiệu trưởng không ngủ, chị quyết định kiềm chế tình cảm của mình, hết khả năng hoà nhã đón tiếp dân thôn, không biến họ thành kẻ trộm cắp. Chị gượng cười nói với vị đại diện và người bị thương, tôi cảm thông sâu sắc với việc không may của anh, cá nhân tôi xin bỏ ra 500 tệ gọi là tiền an ủi, nhưng tôi cần nói rằng nhà trường không sai, không thể chi viện phí.
Những người dân thôn nói 500 tệ đủ làm cái gì? Bệnh viện cần một vạn, ít ra cũng phải có ba nghìn mới có thể nhập viện.
Cô hiệu trưởng nhẫn nại nói, xin các anh về đi, nếu các anh cứ như vậy tôi đành áp dụng biện pháp khác.
Những người nông dân nói nếu không thoả mãn yêu cầu chúng tôi sẽ không về. Cô hiệu trưởng nói yêu cầu của các anh vô lý, tôi không thể thoả mãn, mãi mãi không thể. Nói rồi cô phủi tay quay đi.
Đúng như dự liệu của ông hiệu trưởng già, việc làm của dân thôn rất ảnh hưởng tới việc dạy học của trường. Lũ trẻ ngồi trong lớp mà đầu óc ở ngoài cổng trường, ngay đến các thầy cô giảng bài nhưng bụng dạ cũng để tận đâu đâu. Đến trưa, cô hiệu trưởng nén giận quyết định nhượng bộ lần nữa: theo lời ông hiệu trưởng già nói đưa số anh đào hái được đưa ra cổng trường biếu tặng những người dân thôn.
Dân thôn vừa thấy anh đào tươi đỏ thì rất vui mừng, lập tức khuân về.
Chẳng ngờ sáng ngay thứ 3 họ lại đến.
Nhưng khi họ đến thì cô hiệu trưởng đã rời khỏi trường.
Đương nhiên không phải cô bỏ trốn. Qua hai đêm mất ngủ, cô quyết định không thể thoả hiệp, cô cần đấu tranh với họ. Cô chỉ là một người con gái yếu đuối, đánh cũng không lại, cãi cũng không nổi, cần đấu tranh đương nhiên là phải dựa vào pháp luật, dựa vào cơ quan tư pháp. Vậy là chị dậy sớm đến đồn công an thị trấn cầu cứu.
Vị đồn trưởng là cha một học sinh trường Anh Đào, anh nhiệt tình đón tiếp cô hiệu trưởng. Nhưng trong quá trình nghe cô trình bày sự việc, anh không ngừng chế giễu và chửi rủa những tên chết dẫm, trâu rừng này. Nghe khẩu khí như là trách cứ thằng bé nghịch ngợm. Tức là anh chẳng biểu lộ một chút tức giận.
Cô hiệu trưởng nói xong khẩn khoản, đồn trưởng, dù thế nào cũng xin anh giúp cho chúng tôi duy trì trật tự, đem những tên ngang ngược như cua tránh xa nhà trường. Chỉ cần họ về, chúng tôi sẽ không truy cứu việc làm của họ trước đây.
Đồn trưởng trầm ngâm một lát rồi nói nhà trường không thể bỏ tiền viện phí, cái này thì tôi đồng ý. Một khoản tiền lớn như vậy, nhà trường cũng không thể có. Nhưng người bị thương kia gia cảnh thực sự khó khăn, biện pháp tốt nhất là để mọi người góp tiền của để anh ta đi viện, tránh việc điều trị không kịp thời sẽ mất khả năng lao động, sau này càng thảm.
Cô hiệu trưởng nói nhưng đó chẳng phải là trách nhiệm của chúng tôi, là tự họ chuốc vào thân, là họ không có đạo lý gì.
Đồn trưởng nói, cô nói đạo lý gì với họ? Chỉ cần làm tình hình dịu đi là ổn.
Cô hiệu trưởng nói, sao lại không thể nói lý được? Như thế này, nếu họ thừa nhận lỗi, nhận sai, trường chúng tôi có thể đứng trên lập trường nhân đạo chủ nghĩa giúp đỡ họ chút ít tiền viện, cá nhân tôi cũng có thể bỏ ra một chút, nhưng nhất định cần nói rõ ràng, không phải bồi thường mà là quyên tặng.
Đồn trưởng gật đầu lia lịa, không thể đưa họ tiền, sao có thể đưa họ tiền chứ? Cô đưa lần này lần sau càng lôi thôi. Họ cho rằng nhà trường có nhiều tiền, nhưng muốn họ nhận lỗi cũng là không thể. Họ không cho là họ sai. Cô hiệu trưởng, cô còn trẻ quá, tôi không có ý xem thường cô nhưng thực sự cô còn trẻ quá, chưa hiểu tình hình này.
Cô hiệu trưởng trẻ nói, vậy anh nói thế nào để dịu đi?
Đồn trưởng nói, thằng này tôi biết, thực ra nó rất hào hiệp, chỉ cần cô đừng đối đầu, bảo họ làm gì họ đều giúp cô. Rất nghĩa khí. Năm xưa khi chúng tôi truy bắt tội phạm phải dựa vào sự giúp đỡ của họ… bởi vậy tôi có chủ ý, được hay không dù sao cũng để cô tham khảo.
Cô hiệu trưởng vội nói, anh cứ nói, chủ ý gì? Chỉ cần có thể giải quyết nhanh sự việc là tôi đều đồng ý.
Đồn trưởng nói, cô về làm mấy mâm cơm, tôi ra mặt mời họ đến. Thầy cô và dân thôn vừa uống rượu vừa tán gẫu, tôi đảm bảo sau ba tuần rượu họ sẽ không làm ầm ĩ nữa.
Cô hiệu trưởng lại một lần nữa đứng phắt dậy với ý chí chiến đấu sót lại sau cùng to tiếng, anh muốn tôi mời cơm bọn trộm cắp? Anh bảo tôi cầu xin bọn họ? Tuyệt đối không! Rõ ràng là lăng nhục nhân cách tôi!
Nói xong cô cương quyết bước đi. Bởi phẫn nộ, cô quên cả chào.
Nhưng đồn trưởng không xét, anh chạy theo nói, cô hiệu trưởng, chị đừng tức giận… chị nghe tôi nói… thế này nhé, bây giờ tôi cùng chị trở về, nếu tôi nói họ nghe đương nhiên là tốt rồi, nếu như không nghe, tôi cũng chẳng có cách gì. Tôi không thể bắt tất cả, tôi đâu có nhiều cảnh sát đến vậy. Rốt cuộc họ cũng chưa phạm lỗi lớn lắm.
Nghe xong cô hiệu trưởng chợt hiểu, cô đối mặt không chỉ là một toán dân thôn.
Cô có chút chán nản.
Vừa về đến cổng trường, dân thôn liền bủa vây quanh người đồn trưởng. Họ năm mồm bẩy miệng mách với anh, như thể anh không phải là hậu viện cô hiệu trưởng mời về mà là người thân họ mong đợi. Cô hiệu trưởng thấy lâng lâng như người mất trọng lượng, dưới chân bồng bềnh. Cô đã mất ngủ hai đêm. Cô bèn ghé tai đồn trưởng thì thầm, cứ làm theo anh nói vậy.
Đồn trưởng lập tức tuyên bố, mọi người không được làm ồn, tối nay trường tiểu học Anh Đào mời mọi người uống rượu xong rồi hãy hay.
Những người dân thôn rất vui mừng, ngay đến người bị thương cũng nói, như vậy là đúng, như vậy là đúng?
Sao là đúng chứ? Lẽ nào đó là mục đích đầu tiên của họ mà chẳng phải đòi tiền?
Cô hiệu trưởng suy nghĩ mãi mà vẫn không hiểu. Cô trở về căn phòng và lăn ra ngủ.
Bữa cơm tối chẳng cần nói kỹ, nói chung hoàn toàn nằm trong dự liệu của đồn trưởng. Sau vài cốc rượu ngô, những người dân mặt đỏ tía tai nói, toàn là người nhà với nhau viện phí không cần tính nữa. Chúng tôi tự nghĩ cách góp tiền. Có người còn đùa với người bị thương rằng cứ xem như anh lại cưới vợ nữa đi. Đồn trưởng cũng thừa cơ giáo dục họ, nói các anh sau này không được hái anh đào để tránh sinh chuyện - Người bị thương cười, sau này có mời anh ta cũng chẳng thèm. Vân vân… Dẫu sao cũng là không khí đoàn kết tốt đẹp.
Có điều cần nói rõ: Cô hiệu trưởng say rượu sau khi mời ông đại diện và người bị thương ba chén đầu bữa tiệc. Thực ra cô không uống được rượu. Khi say cô vừa khóc vừa cười, ông hiệu trưởng già đành bảo người đưa cô về phòng còn mình ở lại cáng đáng.
Đêm khuya yên tĩnh, bỗng cô hiệu trưởng tỉnh giấc, nghĩ đến chuyện xảy ra mấy ngày hôm nay, nghĩ đến sự thoả hiệp của mình, nghĩ đến các em học sinh cuối cùng không được một miếng những quả anh đào đo đỏ, cô bật khóc. Khóc rồi, cô tìm một chiếc rìu sắc đến dưới những gốc cây anh đào bên sân trường, phăm phăm chặt từng cây…. ờ, ờ… có lẽ là bạn sẽ thổn thức mãi với kết cục như vậy.
Là thế ư?
Tôi cũng nghi ngờ, tuy khi đó tôi cùng mọi người cười ha hả, nhưng rồi tôi nói, là thế ư? Sao lại có chuyện như thế được?
Lúc đó có người nói, không phải như thế, việc này tôi biết, kết cục không phải như vậy.
Kết cục là, khi cô hiệu trưởng mới vác chiếc rìu sắc tới gốc anh đào bỗng phát hiện dưới gốc cây thả rất nhiều rễ phụ mới, những rễ phụ đó nắm tay nhau kết thành hàng rào quanh gốc cây. Cô hiệu trưởng mới rất phẫn nộ, lạnh lùng chẳng để ý, vung rìu lên. Đúng lúc này những rễ phụ lên tiếng, chúng nói, cô hiệu trưởng, cô không thể chặt, đây là anh đào của chúng em, nhất định chúng em bảo vệ nó! Từ bây giờ chúng em sẽ bảo vệ nó cả ngày lẫn đêm! Không để cho người ngoài đụng chạm tới nó. Chúng em thề ngày này sang năm nhất định sẽ thu hoạch anh đào một lần nữa!
Hoá ra những rễ phụ đó là học sinh của cô.
Cô hiệu trưởng sững người giây lát, quăng rìu ôm lấy chúng….
Người sau cùng này nhấn mạnh rằng đó là thật. Không tin bạn có thể tới xem, trước cổng trường đã treo một tấm biển to: Trường tiểu học Anh Đào.
Bạn có tin tưởng kết cục này không? Dù thế nào tôi vẫn tin bởi vì người nói kết cục đó là một giáo viên. Tôi nghĩ cô còn hiểu lũ trẻ hơn cả tôi.

<< phần cuối |


Dành cho quảng cáo

©2007-2008 Bản quyền thuộc về Liên Mạng Việt Nam - http://lmvn.com ®
Ghi rõ nguồn "lmvn.com" khi bạn phát hành lại thông tin từ website này - Useronline: 770

Return to top