Gió mạnh quá, mọi người trên tàu lo lắng nhìn nhau. Con tàu quay đầu trở lại để trở về, dù họ đi hơn nửa đoạn đường, bây giờ quay đầu chạy về không phải chuyện đơn giản. Gió ngược.
Con tàu đã thả nhiều neo, nhưng gió nhiều làm từng chiếc neo đứt dần, đứt dần. Tất cả chống chọi với bão tuyệt vọng, quên cả cái đói.
Blnh cũng vậy. Ông trời chừng như muốn vùi dập, gió gào thét, biển gào thét. Trong cơn khốn cùng, sao trái tim Bỉnh vẫn nghĩ về Yến Linh và thằng Kha. Cả hai còn ở cù lao hay đã đi theo Trung Hiếu? Có lẽ đã đi rồi cũng nên, thằng Kha sẽ nhanh chóng quên anh, kẻ đã bồng ẩm mớm sữa khi nó vừa lọt lòng mẹ.
Buổi chiều cuối cùng hai cha con lang thang trên biển, ngắm cầu vồng. Bỉnh nhớ anh còn nói với thằng Kha:
"Có cầu vồng là biển sẽ lặng, sóng sẽ êm". Vậy mà giờ đây đất trời đang nổi cơn thịnh nộ dập vùi anh xuống tận cùng của đau khổ.
Trời tối sẵm, những hạt mưa ào ạt như trút nước, những cơn sóng to như trái núi ập lên con tàu. Chợt một cơn sóng mạnh cột nước tung cao, con tàu chòng chành dữ dội, nghiêng hẳn, nghiêng hẳn và đổ nhào. Mọi người nhốn nháo la hét.
Bỉnh nghe tiếng mình gọi tên Kha , Kha ơi. Kha ơi ..." Nước chảy cuồn cuộn, Bỉnh cố ngoi đầu lên, anh chới với giữa mặt biển đen ngòm không còn nhận đâu là đầu, người trên tàu đâu cả rồi. Bỉnh hét to lên trong cơn gió loạn điên cuồng của biển cả và trời đất. Nước biển vào miệng Bỉnh mặn chát. Anh không dám hét nữa, mà bản năng sinh tồn buộc anh phải tự bảo vệ mình. Một chùm can nhựa trôi bấp bênh, Bỉnh cố nhào tới chụp lấy, anh bám riết vào chùm can nhựa ấy thở mệt.
Một lát sau, Bỉnh mở mắt ra, anh không thấy gì ngoài bản thân mình và chùm can nhựa, thân thể anh như nát nhừ đói và khát. Mình sẽ chết và thân xác mình chìm sâu xuống đáy biển, sau đó nó sẽ nổi lên và tấp vào đâu đó, mặc cho bầy cá làm mồi.
Thằng Kha vẫn đợi anh về, nó sẽ nói dỗi:
"Sao mà ba láu về như thế hả?".
Còn Yến Linh, bây giờ cô đâu có nhớ anh nữa, nhớ những gì anh đã làm cho cô, trở lại với tình yêu đầu đời, hẳn cô rất hạnh phúc. Em hãy sống hạnh phúc, hạnh phúc mãi nghe em, còn bé Kha, con hãy quên ba. Con hạnh phúc, có hai người cha yêu con, trong lúc ba không hề biết ba mẹ mình là ai.
Kha ơi! Ba sắp kiệt sức rồi, hai tay ba mỏi nhừ, cố giữ chặt chùm can nhựa, không biết khi nào ba không còn nắm chặt chùm can nhựa được nữa. Ba đang lạnh quá, nửa thân thể trên chùm can nhựa, một nửa thân thể dưới nước biển ...
Miên man trong ý nghĩ đớn đau ấy, Bỉnh ngất đi ...
Bão tan, ông Hồi là người từ đất liền về cù lao đầu tiên, trong cái hăm hở của người tù được trả tự do trước thời hạn. Ông nhảy lên bờ và tưởng tượng đến vẻ vui mừng của thằng Kha, rồi Bỉnh ...
Tối nay cha vợ và chàng rể sẽ nhậu một bữa. May là cơn bão thổi ra biển, căn nhà quen thuộc của ông vẫn bình chân như vại.
Lên bờ rồi, ông Hồi chạy riết, chạy rút. Gần năm năm trong tù, chưa khi nào ông được chạy, hôm nay đôi chân như phấn chấn lên. Ông xúc động đến ngây người ra khi nhìn thấy căn nhà quen thuộc của mình.
Ông hét to lên:
– Yến Linh ơi! Ba về rồi nè. Kha ơi! Ra đón ông ngoại!
Thằng Kha lao ra trước tiên, nó hét tướng lên:
– Ông ngoại ...
Ông Hồi bế nó lên sung sướng:
– Ông ngoại được tự do rồi con ạ.
Yến Linh cùng với Trung Hiếu chạy ra. Cơn bão bắt họ ở lại, và vì những điều tang tóc đang bao trùm lên cù lao, những ngư dân ra khơi trước hôm có bão đều không một ai sống sót trở về, họ vĩnh viễn đi vào lòng đại dương, mọi người đang tìm thi thể của họ.
Bỉnh đang nằm trong danh sách đó. Lẽ ra anh không đi biển nữa, anh từ bỏ nghề ngư dân, nhưng rồi chính Yến Linh đẩy anh về lại với biển. Yến Linh mong Bỉnh trở về cho lòng cô đỡ day dứt.
– Ba ...
Ông Hồi đặt thằng Kha xuống đất, ông quay lại ngỡ ngàng nhìn Trung Hiếu.
Sao là Trung Hiếu chứ không là Bỉnh? Tại sao Trung Hiếu có mặt ở đây?
Ông xông vào nhà:
– Mày đâu rồi Bỉnh? Bỉnh ...
Ông quay trở ra quắc mắt nhìn Yến Linh:
– Thằng Bỉnh đâu?
Yến Linh cúi gằm mặt, cô không dám nhìn cha. Cô định khi về Sài Gòn sẽ vào trại giam giải thích cho cha hiểu, van xin cha một sự cảm thông, nhưng những điều chưa kịp làm ấy, đã đến lúc phải đối mặt rồi đây.
– Tại sao không nói, Yến Linh?
Thằng Kha vụt khóc òa lên:
– Ông ngoại ơi! Ba Bình đi biển, tại mẹ mà ba Bỉnh trở lại biển. Người ta nói ba Bỉnh bị bão vùi chết rồi, có phải không ông ngoại?
Ông Hồi đứng chết sững. Yến Linh nghẹn ngào:
– Con và anh Bỉnh ... không còn sống với nhau. Con định về Sài Gòn sống để có thể thường xuyên đi thăm ba.
Ông Hồi nghiến răng:
– Có nghĩa là mày bỏ chồng, phụ bỏ nghĩa tào khang, một người đã yêu thương và lo lắng hết lòng cho mày? Có phải như vậy không?
Trung Hiếu mạnh dạn lên tiếng:
– Con biết là việc làm của chúng con khó được chấp nhận. Nhưng thằng Kha là máu thịt của con, Yến Linh yêu con chứ không yêu anh Bỉnh, việc chúng con chung sống với nhau là hợp lẽ. Con xin ba hãy thông cảm, con thề sẽ mang lại hạnh phúc cho em Yến Linh.
Ông Hồi đau đớn:
– Lẽ ra cậu nên làm cái việc này từ bốn năm trước, chứ không phải đợi thằng Kha ra đời và lớn lên. Trong những ngày tháng cậu đi du học, ai lo cho mẹ con nó khi tôi đi tù, vì những nông nổi của con gái tôi, tôi phải trả giá đắt. Tại sao hai người lại muốn quậy cho bão dậy vậy?
Trung Hiếu kéo Yến Linh quỳ xuống chân xin ông Hồi:
– Con xin ba tha lỗi và chấp nhận cho chúng con.
Ông Hồi đứng dạt ra:
– Hai người hãy về Sài Gòn đi. Tôi có chấp nhận hay không chấp nhận thì có thay đổi gì đâu. Tôi phải đi tìm thằng Bỉnh, nó chết tôi chết, nó sống tôi sống.
Ông Hồi chạy ra biển. Thằng Kha gọi theo thất thanh:
– Cho con đi với, ông ngoại ơi!
Nó chạy ù theo ông Hồi. Ngoài bến bãi người đông nghịt, họ chờ những chiếc tàu cứu nạn quay về với hy vọng người thân còn sống sót.
Tàu cập bến, mang hai thi thể vào bờ, gói kín trong bao ni-lông, da thịt trắng bợt, thi thể biến dạng không còn nhận dạng được nữa.
Không có xác của Bỉnh. Có lẽ đã chết cũng nên. Ông Hồi quỵ xuống trên bờ cát.
– Bỉnh ơi! Mày ở đâu? Mày ở đâu hãy về đi. Ba được tự do rồi, cho dù Yến Linh có bạc bẽo, ba vẫn là cha của mày. Về đi con!
Biển hôm nay không còn giận dữ nữa, hiền hòa với những đợt sóng lăn tăn, nhưng Bỉnh thì mãi mãi không về.
Ông Hồi trân trọng đặt tấm di ảnh Bỉnh, tấm ảnh duy nhất Bình chụp hôm đầt thằng Kha đi Sở Thú, lúc ấy thằng Kha mới hai tuổi.
Ông đốt ba nén nhang cắm vào bát nhang, một chén cơm với con cá khô, đôi đũa gác lên chén.
– Mày ăn đi Bỉnh! Nếu ba về sớm hơn, ba không cho mày đi biển. Nhưng dù mày có chết, ba vẫn xem mày hiện diện bên ba.
Nước mắt ông Hồi nhạt nhòa. Mời Bỉnh ăn cơm và uống rượu, ông cũng ăn một và cơm, hạt cơm vào miệng sao đắng vì thương nhớ Bỉnh.
Ông Hồi khóc nấc lên, nước mắt chan cả vào cơm.
Yến Linh đau đớn nghẹn ngào:
– Ba! Con xin ba đừng quá đau đớn.
Ông Hồi gạt nước mắt:
– Ba không thể lạnh lùng hay tàn nhẫn như mày được. Người ta nói làm cha con dẫu một ngày cũng là cha con. Mất một đứa con, lòng người cha phải đau đớn. Mày xem nhẹ tình nghĩa, nhưng ba mày không thể là kẻ xem nhẹ tình nghĩa.
Yến Linh bật khóc:
– Con không bao giờ muốn là một con người như ba khinh ghét, nhưng mà con yêu anh Hiếu, con không có quyền ngăn cấm anh Hiếu lo cho thằng Kha.
Ông Hồi xua tay:
– Vậy thì con hãy đi làm theo cái mà con nghĩ đúng. Hãy đi đi! Ba khóc hay ba cúng thằng Bỉnh là quyền của ba. Đi đi!
Yến Linh đứng tần ngần, cô không biết mình nên quyết định như thế nào, theo Trung Hiếu về Sài Gòn bỏ cha già ư? Còn ở lại đây đối diện với lương tâm với dư luận khắc nghiệt ở đây, cô không sống nổi. Người đời thật tàn nhần, cô có lỗi lầm gì khi sống cho tình yêu của mình.
Ông Hồi lạnh lùng:
– Con không cần phân vân là phải bỏ ba ở đây một mình không ai lo. Cuộc sống của người tù dạy ba rồi, phải biết tự chăm sốc cho bản thân mình. Hơn nữa, nếu con ở đây, thằng Hiếu lui tới, mà ... ba thì nhục lắm, vì nuôi con mà không dạy được con. Con hãy đi đi!
Yến Linh bưng mặt chạy vào buồng, cô biết đó là sự thật, định kiến khắt khe của người dần cù lao nghèo này không ai đồng tình với việc làm của cô, phụ bạc người chồng từng giúp đỡ mình trong hoạn nạn, cái chết của Bỉnh càng khiến mọi người khinh ghét cô hơn. Cô cần phải đi ...
Buổi sáng, Trung Hiếu đến sớm anh đã sẵn sàng cho chuyến đi, mắt thằng Kha đỏ hoe:
– Mẹ ơi! Con muốn ở lại với ông ngoại.
Ông Hồi xua tay đuổi:
– Hãy đi hết đi!
Thằng Kha khóc òa lên:
– Con hổng muốn đi. Con ở lại với ông ngoại, chờ ba Bỉnh về. Ba Bỉnh hồng có chết.
Yến Linh khổ tâm dỗ dành:
– Con phải đi với mẹ. Con ở đây bận bịu ông ngoại, ông ngoại già rồi, đâu có lo cho con được.
Trung Hiếu phải bế nó lên xe đi ra bến tàu. Vừa bước xuống xe, bất chợt một bịch rác ném vào người Yến Linh, cùng tiếng nguyền rủa:
– Con đàn bà thối tha kia! Mày đi luôn đi đừng có về nữa. Bao nhiêu năm qua ai lo cho mẹ con mày mà bây giờ mày vong ân bội nghĩa.
Yến Linh đứng lặng điếng người, tất cả người trên tàu nhìn cô khinh miệt, họ yêu thương Bỉnh và ghét cô. Chưa biết Bỉnh sống hay đã chết, cô vội đi với người đàn ông khác.
Thằng Kha khóc thốt lên:
– Mẹ ơi! Con sợ lắm ...
Trung Hiếu vội kéo Yến Linh sang tàu khác, anh lấy khăn lau cho cô.
– Họ không hiểu chúng mình thôi. Em cần gì về đảo này nữa, ra đi là đúng.
Yến Linh buồn bực nhìn lại sau lưng. Con tàu tách bến sang bờ, nước biển dậy sóng. Lòng cô day dứt vì mặc cảm có lỗi với Bỉnh. Hãy tha thứ cho em, anh Bỉnh ơi, khi em đã chọn tình yêu phụ nghĩa.
Yến Linh rụt rè nép phía sau lưng Trung Hiếu. Anh ôm qua vai cô kéo lên, như tiếp cho cô sức mạnh. Yến Linh nắm tay thằng Kha, cô đang theo Trung Hiếu về nhà anh ra mắt ba của anh. Căn nhà này bốn năm về trước, khi cô đến đây cũng rụt rè như thế, và nó xảy ra điều đau lòng. Mong rằng tất cả mọi sóng gió đi qua.
Trung Hiếu khe khẽ:
– Em đừng sợ gì cả. Kha này! Một lát con chào ông nội nhé.
– Ông nội? - Thằng Kha nhìn Trung Hiếu, tuy nhiên nó gật đầu - Dạ.
Trung Hiếu mạnh dạn bước vào nhà.
– Ba!
Ông Trung Tín bỏ tờ báo xuống cau mày làm như không thấy cái chào của Yến Linh.
– Con mới về à?
– Dạ. Ba! Con đưa Yến Linh và con trai của con về chào ba. Bé Kha, chào ông nội đi con.
Ông Trung Tín xua tay:
– Ba biết hết những việc làm của con ở Kiên Lương. Ba không ngờ là con ngu ngốc đến như vậy. Kỹ sư của xưởng tàu Bạch Đằng mà lại đi nhận vợ của thằng chài lưới làm vợ mình. Người dân ở đó không chấp nhận con đàn bà xấu xa này, nên con mang về Sài Gòn, phải không?
Trung Hiếu nhăn mặt:
– Sao ba có thể nói như vậy được? Yến Linh là vợ con, còn bé Kha là con của con. Con bất chấp những lời gièm siểm, con yêu Yến Linh và con trai của con.
– Nếu như vậy những việc làm của con, ba không cần biết đến. Con có thể quên hận thù, quên chuyện ba của nó xô mẹ con ngã xuống lầu mà chết, chứ còn ba, ba nhớ đời đời kiếp kiếp. Bốn năm nay, nhà cửa quạnh hiu vì ai hả?
– Chuyện qua rồi, ba của Yến Linh cũng đâu có cố tình, ông phải chịu bốn năm dài trong tù khi đang tuổi già. Con mang vợ con về đây chào ba, xin ba hãy bỏ qua những chuyện của quá khứ, nhận dâu và cháu nội nghen ba?
Ông Trung Tín lạnh lùng:
– Ba không bao giờ nhìn nhận loại đàn bà hư hỏng này. Ba cảnh cáo con, danh dự của con sẽ tiêu tan. Và còn nữa, lần gặp mặt bác Bạch Đằng ăn cơm tối xem như là đính ước, bác Bạch Đằng chịu gả Bạch Hoàn cho con, con đừng có lộn xộn khi ba đang chuẩn bị sính lễ cưới vợ cho con.
Quắc mắt nhìn Yến Linh, ông khinh bỉ:
– Chồng chết mồ chưa xanh cỏ, cô đã cuốn gói theo con trai tôi. Tại sao giấy rách mà cô không giữ lấy lề vậy? Con trai tôi đã đi hỏi vợ, vợ nó là người có học thức, giàu có, con nhà gia giáo không có cái ngữ bỏ chồng hay chưa cưới đã mang thai. Muốn tôi nhận cô? Trừ phi vợ tôi sống lại kìa. Hãy ra khỏi nhà tôi ngay!
Yến Linh lùi lại, những lời nói tàn nhẫn cứ như ngọn roi quất vào mặt cô đau đớn, nhục nhã. Ông ta nói đúng. Cô là một con đàn bà hư hỏng không ra gì.
Nấm tay thẩng Kha, Yến Linh lôi đi:
– Mình đi con ơi!
Trung Hiếu ôm Yến Linh và thằng Kha lại. Anh nhìn ông Tín, đau đớn:
– Sao ba có thể buông ra những lời nói cay nghiệt như vậy hả ba? Yến Linh là vợ con và đây là con trai của con. Trong cái chết của mẹ cũng có lỗi cho sự nông nổi dại khờ của con ngày trẻ tuổi. Bây giờ con đã lớn, con phải cùng gánh trách nhiệm việc con làm. Con không cưới Bạch Hoàn. Nếu ba cứ tiến tới, đó không phải phần lỗi của con. Chúng ta đi Yến Linh!
Trung Hiếu dắt Yến Linh và con trai mình đi giữa đôi mắt giận đữ của ông Tín. Ông tức giận quật cái ghế ngã chỏng gọng:
– Đồ ngu, rồi mày sẽ đi ăn mày?
Trung Hiếu hài lòng nhìn mọi thứ đều ngăn nắp trong căn nhà mới, nó là mái ấm của anh và Yến Linh, anh cùng cô vượt qua tất cả để có nhau.
Quay nhìn thằng Kha đang nằm ngủ trên ghế, Trung Hiếu xúc động. Mấy ngày nay anh để nó vất vả theo anh và Yến Linh, Trung Hiếu khẽ bảo Yến Linh:
– Em vào trong lấy chăn ra đắp cho con.
– Dạ.
Yến Linh lấy chăn đắp lên người con, cô hôn nhẹ lên má nó. Mẹ xin lỗi con khi để con vất vả theo.
Trung Hiếu ngắm căn phòng lần nữa, anh xoa hai tay vào nhau:
– Chúng ta đã có một mái ấm. Nếu công ty Bạch Đằng không nhận anh nữa, anh sẽ đi xin việc nơi khác. Em cứ ở nhà lo cho con, không nên nghĩ ngợi gì cả, chúng ta phải vượt qua tất cả để có nhau. Từ nay, anh hứa không để em phải khổ nữa.
Yến Linh cảm động nhìn Trung Hiếu. Bây giờ đúng là anh đã chững chạc ra, rất đàn ông và cả quyết. Trung Hiếu bước lại, anh dịu dàng kéo Yến Linh vào mình:
– Anh biết là em đang lo lắng cho ba ở cù lao, nhưng chúng ta còn làm gì khác hơn khi ai cũng muốn phân ly chúng ta. Chúng ta hãy là một tinh thể không tể nào tách rời ra nghe em.
Yến Linh nép đầu vào vai Trung Hiếu lặng im nghe con tim của mình và anh thổn thức. Đây là mái ấm cô từng mơ ước, cô và anh sẽ vun bồi cho hạnh phúc mỗi ngày mỗi đầy hơn.
Ở đây, người ta không khe khắt hay có định kiến với cô. Cuộc sống giữa cô và anh không bị những lời gièm siểm khinh bỉ làm áng mây mù che lấp hạnh phúc nữa.
Trung Hiếu cọ nhẹ mũi mình vào má Yến Linh, âu yếm:
– Ở đây không có biển mà là đất liền, song anh chẳng bao giờ quên được nét e thẹn của em khi em là của anh. Anh yêu mãi nét thẹn thùng nữ tính của em, của cô con gái vùng cù lao nghèo. Anh yêu em mãi mãi ...
Yến Linh ngây ngất nhắm mắt lại, cô nghe hơi thở ấm nồng của anh phả trên da thịt cô. Toàn thân cô được nhấc lên trên đôi cánh tay tình yêu của anh và đi về căn phòng của họ.
Buổi cơm đầu tiên trong căn nhà mới, tuy thằng Kha thỉnh thoảng có nhắc đến Bỉnh, nhưng rồi nó cũng thích ứng ngay với hoàn cảnh mới, để hiểu chính Trung Hiếu mới là người sinh ra nó.
Nó đưa muỗng ra để múc lấy miếng thịt. Trung Hiếu bảo:
– Để ba gắp cho!
– Ba ơi! Như vậy là con có hai ba hả ba?
– Ừ. Ba nào, con cũng thương hết.
– Nhưng mà con tội nghiệp ông ngoại quá hà.
Trung Hiếu dỗ dành:
– Khi nào ông ngoại hết giận ba mẹ, chúng ta sẽ về Kiên Lương rước ông ngoại lên nhà mình ở. Con chịu không?
– Dạ chịu.
Yến Linh mỉm cười nhìn con, hai cha con rõ ràng là giống nhau như hai giọt nước, sao ông Trung Tín không nhận ra điều đó để cảm thông cho cô và Trung Hiếu?
Trung Hiếu ngước lên bắt gặp Yến Linh nhìn mình, anh trêu cô:
– Có phải em ngắm xem cha con anh ai đẹp trai hơn chứ gì? Xem xem đó em ơi, hổ phụ sinh ra hổ tử.
Thằng Kha chu môi ra hỏi gặn lại:
– Hổ phụ sinh hổ tử là gì vậy ba?
– Là hổ cha thì sinh ra hổ con.
– Vậy mẹ là hổ mẹ?
– Ừ. Chúng ta là gia đình hổ. Con hổ cha oai phong, hổ con xinh xắn và hổ mẹ duyên dáng.
Khoái quá trước những lời ví von của cha, thằng Kha bật cười khanh khách:
– Vậy ông ngoại là hổ gì hả ba?
– Ông ngoại hả ... gọi là lão hổ đi.
– Ha ... ha ...
Những tiếng cười giòn tan vang lên trong nhà mới ấm áp. Lúc này hình bóng Bỉnh hoàn toàn tan đi.
Hàng trăm lần Bỉnh mê đi rồi tỉnh lại trên chùm can nhựa. Biển đã êm sóng, không còn thét gào giận dữ, nhưng khi tỉnh dậy, Bỉnh tự hỏi mình, lẽ nào anh chết như thế này ư?
Mười ba ngày ... Bỉnh nhớ như in, anh sống sót nhờ những chai nước ngọt trong cái can nhựa. Nhưng nước chỉ có thể giúp Bỉnh qua cơn đói khát, chứ không thể nào thay cơm.
Mười ba ngày rồi Bỉnh trôi trên mặt biển, cái sống và cái chết đang xen lần nhau từng phút từng giờ, thân thể anh bắt đầu là loét vì ngâm dưới nước quá lâu.
Nhưng những điều này vấn không làm anh vơi đi nỗi nhớ Yến Linh và thằng Kha.
Kha ơi! Ba sức cùng lực kiệt rồi con ạ. Buổi chiều ba và con ngắm cầu vồng trên biển, cô lẽ là buổi chiều cuối cùng của cha con mình. Ba sắp chết, cứ tiếp đi là ba thấy con.
Xịch ... xich ...
Tiếng máy tàu nổ xa xa. Bỉnh mở choàng mắt ra, anh hồi hộp mỡ căng mắt nhìn về hướng có tiếng máy nổ ấy và điều huyền diệu làm anh hét to lên sung sướng. Có tàu xuất hiện. Kha ơi! Ba sắp được cứu!
Đó là chiếc tàu câu cá xuất khẩu. Tàu chạy chậm lại khi phát hiện có chùm can nhựa trên đường đi. Bó thuyền câu nhỏ xuống, họ vớt Bỉnh lên, sững sờ nhìn Bỉnh, gầy rộc còn xương với da, tiếng nói thều thào, người lở loét. Và chính Bỉnh cũng không ngờ là anh còn sống. Chỉ có đôi mắt sâu hoắm của anh mới sáng long lanh lên niềm hoan hỉ:
tôi còn sống.
– Thằng Bỉnh về, thằng Bỉnh về ... Nó ghê quá, mình mẩy lở loét.
Đang pha ly cà phê cho khách, ông Hồi vất hết chạy đi. Ông túm lấy một người đang đi trên đường.
– Họ nói thằng Bỉnh về có đúng không?
– Đúng. Nó được đưa vào bệnh viện huyện, khoa hồi sức rồi.
Ông Hồi phóng chạy như điên, đôi chân không mang dép, đầu không đội nón, ông chạy đến bệnh viện, vào phòng hồi sức.
– Bỉnh!
– Ba!
Hai người đàn ông, một già một trẻ ôm nhau khóc nức nở:
– Tao tưởng mày chết rồi, nên lập bàn thờ, ngày nào tao cũng cúng cơm với cà phê cho mày, bữa nào sang một chút, tao cúng rượu.
Ông Hồi xót xa nhìn thân thể của Bỉnh:
– Thôi, sống sót trở về là may mắn lắm rồi con ạ. Sau này đừng đi biển nữa, cha con mình sống với nhau có mắm ăn mắm, có muối ăn muối.
Bỉnh xúc động, anh muốn hỏi ông hồ về thằng Kha và Yến Linh, mong rằng cô ở lại, không đi theo Trung Hiếu về Sài Gòn. Tuy nhiên anh lại hỏi:
– Ba về khi nào vậy?
– Mày đi mấy ngày thì ba được trả tự do. Sao không ở nhà đợi ba vậy?
Bỉnh cúi đầu không biết nói sào. Ông Hồi chua chát.
– Ba biết hỏi mày cũng thừa? Mày trở lại nghề biển vì con Linh làm cho mày đau lòng. Tao cũng đang sống mà như chết, nó đi theo thằng kia rồi, dẫn cả thằng Kha đi. Thôi thì cầu mong cho cái bến nó đỗ là bến trong đi.
Bỉnh nằm chết lặng. Dù anh biết việc Yến Linh đắt thằng Kha đi với Trung Hiếu là điều hẳn nhiên, nhưng sao lòng anh vẫn cứ xót đau. Em đã trọn tình cùng người mình yêu, nhưng với cha, em là đứa con bất hiếu, Linh ạ. Dù sao anh cũng vẫn cầu mong cho em được hạnh phúc.
Ông Hồi vỗ đầu Bỉnh trìu mến:
– Ráng lành bệnh đi con, về nhà sống với ba. Ba mất đứa con gái, có đứa con trai, ba càng vui hơn.
Bỉnh trào nước mắt:
– Cám ơn ba.
Trung Hiếu thu dọn hồ sơ giấy tờ của mình vào thùng. Anh đã gởi đơn xin nghỉ việc. Đó là điều tốt nhất thay cho câu trả lời tại sao anh không thể cưới Bạch Hoàn.
Đã xong hết, Trung Hiếu toan ôm thùng giấy đi.
Cộc ... cộc ...
Bạch Hoàn gõ tay lên cửa cô tiên luôn vào, tay cầm tờ đơn xin nghỉ của Trung Hiếu, đưa trả lại cho anh.
Trung Hiếu nhìn cô:
– Tại sao cô trả lại cho tôi?
– Vì em không chấp nhận cho anh nghỉ việc.
Bạch Hoàn xé đôi tờ đơn:
– Anh không muốn cưới em cho nên xin nghỉ việc phải không?
Trung Hiếu lúng túng:
– Tôi ...
– Em đã biết anh không cô tình cảm với em. Sau buổi cơm gặp mặt tối hôm đó, có khi nào anh chủ động đi tìm em đâu, mà chỉ có em đi tìm anh. Nhưng đâu phải vì vậy mà anh không còn muốn làm việc cho ba em.
Trung Hiếu nhìn vào mắt Bạch Hoàn, anh ngầm cảm phục cô:
– Xin lỗi Bạch Hoàn, thật sự tôi đã có vợ và có con, con trai tôi gần bốn tuổi.
– Em biết. Người đó bỏ chồng để trở lại với anh. Về mặt đạo lý, xã hội không chấp nhận hành động của anh và cô ấy.
Trung Hiếu nghiêm giọng:
– Tôi yêu Yến Linh và con trai của tôi, nên tôi vượt qua tất cả.
– Em biết. Với một kỹ sư ngành hàng hải tốt nghiệp ở Anh, anh không khó mấy khi đi tìm việc làm. Nhưng em không chấp thuận cho anh nghỉ việc, vì em phân biệt công tư rõ ràng. Công ty của em cần kỹ sư kỹ thuật đóng tàu. Còn chuyện anh không cưới em, đó là phần bạc của em, không có duyên vợ chồng với anh. Anh hãy ở lại!
Trung Hiếu thở nhẹ:
– Cám ơn Bạch Hoàn.
Mắt Bạch Hoàn đỏ lên như muốn khóc, thế mà cô vẫn cười:
– Không cần cảm ơn em. Anh làm việc cho em, em và anh cùng có lợi, có điều xin anh hãy xem em như bạn, em thích như vậy.
Bạch Hoàn đưa tay ra:
– Chúng ta bắt tay cho một tình bạn khởi đầu, được không anh?
Trung Hiếu vui vẻ đưa tay ra:
– Anh rất hân hạnh khi được Bạch Hoàn xem như bạn.
Bàn tay mềm mại của Bạch Hoàn đưa ra nằm gọn trong bàn tay Trung Hiếu, cô mỉm cười:
– Hôm nào, nếu có thể, anh cho em làm quen với chị ấy.
– Vâng!
– À! Hay là tối nay có buổi tiệc chiêu đãi ký hợp đồng đóng tàu cho một công ty hàng hải, anh đến dự, mang theo chị ấy nữa nghen. Bảy giờ rưỡi tối em cho xe đến đón.
– Tôi không biết Yến Lĩnh có đi được không vì còn có cháu bé.
– Anh cứ dẫn cháu đi luôn. Chiều anh chuẩn bị sẵn đi nghen.
Bạch Hoàn đi ra cửa. Trung Hiếu cảm kích nhìn theo. Anh mến phục Bạch Hoàn, có không hề kiêu ngạo, được làm việc với cô là điều anh rất thích, bao giờ cô cũng ưu đãi anh. Tiếc là anh gặp cô quá muộn.
Trung Hiếu phấn khởi ra về, mặt anh tươi hớn hở, anh đi ngay vào bếp. Yến Linh đang nấu thức ăn, anh ôm qua cô, ghé hôn vào má cô, Yến Linh mìm cười:
– Anh có chuyện vui hả?
– Ừ. Như anh nói với em đó, anh định xin nghỉ ở Bạch Đằng, bỏ Kiên Lương về Sài Gòn, công ty cũng phân bổ chỗ tốt cho anh, nghỉ làm việc ở công ty, anh tiếc lắm, nhưng mà phải đối diện với Bạch Hoàn, anh thấy sao sao ấy, nên xin nghỉ việc. Không ngờ Bạch Hoàn nói cể không để công và tư lẫn lộn, anh không cưới cổ, vì hai người không có tình cảm với nhau là điều dễ hiểu. Cổ bảo anh không được nghỉ, hãy ở lại và cổ xé đơn xin nghỉ việc của anh.
Yến Linh cười nhẹ:
– Hèn nào trông anh vui quá.
Trung Hiếu nhón một miếng thịt trong chảo thức ãn đưa vào miệng, nhai ngồm ngoàm:
– Ngon quá! À, anh còn một tin nữa báo cho em biết là Bạch Hoàn có nhã ý mời em và cả bé Kha dự tiệc chiêu đãi tối nay. Tiệc chiêu đãi này mừng hợp đồng được ký, anh giỏi tiếng Anh nền cần có mặt, em đi nghen.
Trung Hiếu hân hoan:
– Anh thích dự tiệc chiêu đãi như thế này, tiệc xã giao với công ty đối tác, sẽ có nhiều người quan trọng dự.
Yến Linh do dự:
– Phải em và bé Kha đi nữa sao? Em có mặt không tiện lắm. Xưa nay, em chưa đi dự dạ tiệc bao giờ, quê mùa, em sợ ....
Trung Hiếu gạt ngang:
– Em sợ gì nào? Chính Bạch Hoàn mời em và bé Kha. Cổ nói là muốn làm quen với em. Người ta muốn kết thân với mình hạ mình nhún nhường, em đừng từ chối, kỳ lắm. Về phần quần áo, lát nữa anh chở em đi mua. Về Sài Gòn ở rồi, em cũng nên học cách xã giao, ăn mặc để không lạc hậu. Chứ em đẹp hay xấu, quê mùa hay thời đại, thì anh chỉ yêu có một mình em.
Yến Linh cảm động gật đầu. Thật lòng cô không thích đi đến những chỗ sang trọng trưởng giả cho lắm. Có những thói quen bình dân mà Trung Hiếu đang muốn cô thay đổi, khi mà cái quê nghèo chân chất của vùng quê đã ăn sâu vào máu thịt của cô.
Ăn cơm xong, Trung Hiếu đưa Yến Linh đi chọn mua quần áo. Thằng Kha cứ lạ lùng nhìn mọi thứ. Thế giới nó đang xâm nhập đầy màu sắc không đơn giản như ở nhà ông ngoại, chiều ra biển ngấm hòn Phụ Tử, hay chạy dài trên cát hét to cho gió biển quật vào mặt rát rạt.
Trung Hiếu chọn cho Yến Linh chiếc áo dạ hội màu xanh. Anh trầm trồ:
– Như thế này, anh còn phải mua cho em một xâu chuỗi ngọc nữa.
Yến Linh thẹn thùng ngắm mình trông chiếc gương to. Năm nay cô mới hai mươi ba tuổi của một đời người khởi đầu. Dường như trong gương không phải là cô, là một nàng công chúa cô từng xem trong các phim thiếu nhi thần thoại.
Trung Hiếu thì thầm vào tai Yến Linh:
– Chưa bao giờ em đẹp như hôm nay. Anh mê em hơn nữa!
Yến Linh phì cười lườm Trung Hiếu. Cô sung sướng vì mình đẹp hơn lên.
Thằng Kha cũng được mua cho con gấu bông trắng như tuyết. Nó hớn hở nhìn đường phố rực rỡ, hình bóng Bỉnh thoáng về rồi tan ngay, nó hát nghêu ngao bài hát thuộc trẻ con.
"Ba thương con vì con giống mẹ.
Mẹ thương con vì con giống ba.
Cả nhà ta cùng thương yêu nhau ..." Trung Hiếu cười đưa tay tìm bàn tay Yến Linh siết nhẹ. Anh thì thầm vào tai cô:
– Anh muốn hôn em.
Yến Linh xô Trung Hiếu ra, cô kín đáo đưa ngón tay lên suỵt khẽ:
– Không sợ con cười cho.
Trung Hiếu cười lớn hỏi con trai:
– Bé Kha! Con có thích em bé không?
– Em bé đâu hả ba?
– Hỏi mẹ con xem, em bé ở đâu?
Yến Linh nguýt Trung Hiếu một cái:
– Hỏi thì phái trả lời con, sao lại bán cái cho em.
Trung Hiếu nheo mắt tỉnh bơ:
– Mẹ sắp cho con em bé, con sẽ lên chức anh hai.
Thằng Kha nhảy cẫng lên:
– Vậy con sẽ cho em bé cùng chơi đồ chơi với con.
Xe về nhà, thằng Kha chạy ngay vào phòng. Cô vừa cởi áo ra Trung Hiếu bước vào, đôi mắt anh như có lửa rạo rực khi nhìn đôi vai thon thả bờ ngực tròn đầy, nó là của anh, anh ôm choàng lấy cô.
– Đã đến lúc cho thằng Kha một đứa em gái rồi đói cô vợ yêu của anh.