Liên Mạng VietNam || GiaiTri.com | GiaiTriLove.com | GiaiTriChat.com | LoiNhac.com Đăng Nhập | Gia Nhập
Tìm kiếm: Tựa truyện Tác giả Cả hai

   Tìm theo mẫu tự: # A B C D E F G H I J K L M N O P Q R S T U V W X Y Z Danh sách tác giả    Truyện đã lưu lại (0
Home >> Kinh Dị, Ma quái >> Bí Ẩn Trong Khách Sạn Thuỷ Tiên

  Cùng một tác giả
Không có truyện nào


  Tìm truyện theo thể loại

  Tìm kiếm

Xin điền tựa đề hoặc tác giả cần tìm vào ô này

  Liệt kê truyện theo chủ đề

  Liệt kê truyện theo tác giả
Số lần xem: 7716 |  Bình chọn:   |    Lưu lại   ||     Khổ chữ: [ 1, 2, 3

Bí Ẩn Trong Khách Sạn Thuỷ Tiên
Tường Phố

Chương 2

Ánh nắng chiều đã tắt trên mặt biển. Màn đêm vừa buông xuống. Phía xa ở chân trời mảnh trăng lưỡi liềm vắt ngang tròn như vành móng tay tỏa ánh sáng mờ mờ. Ðêm nay Thủy Tiên rủ đám bạn cùng ra biển chơi.
Trước đây cô cùng Khải Trọng thường ra biển ngắm cảnh lúc hoàng hôn vừa tắt. Hải Thi đi bên cạnh hỏi Thủy Tiên:
– Thật tra thì câu chuyện bác kể mình thấy có gì dính đến chuyện bạn gặp ma.
Thủy Tiên ngồi xuống dốc một nắm cát quăng ra xa:
– Có chứ? Chú Cón của mình cứ đòi lấy cái khách sạn này. Chú ấy bán mất cái biệt thư bà nội cho. Và cứ như thế ... bà không chịu nổi đã trở nên điên loạn.
– Sau đó thì sao? Khải Trọng lên tiếng.
– Sau đó thì ...
Bỗng Thủy Tiên há hốc mồm nhìn sững, cô chỉ ra xa:
– Các bạn có thấy gì không?
Cả bọn giật mình ngẫng đầu lên nhìn theo tay Thủy Tiên, nhưng họ chẳng thấy gì cả. Dưới ánh tăng mờ ảo từng đợt sóng trắng vỗ ì ầm sủi bọt gầm lên vỗ vào bờ cát, rồi im lặng vô hình ... Ánh lân tinh lập lòe sáng lên làm Ly Ly sợ hải.
Cô bỏ Hoàng Anh chạy đến bên Thủy Tiên, Khải Trọng sợ Thủy Tiên bệnh nên lo lắng:
– Em làm sao vậy Thủy Tiên? Thôi ta trở về đi, ở đây lạnh lắm.
Thủy Tiên dụi dụi đôi mắt. Cô không tin vào mắt mình nữa, vừa rồi cô thấy một đứa bé chập chờn trên sóng, nó vẫy vẫy cô, cô định thần lại thì nó đã biến mất.
Thủy Tiên chợt nắm chặt tay Khải Trọng:
– Anh Trọng có tin là trên đời này có ma không?
– Anh không tin.
– Hoàng Anh thế nào? Tại sao tôi lại gặp ma như thế này?
– Thời đại bây giờ khoa học đã giải thích được nhiều cái tưởng chừng như huyền bí, ma quỷ, nhưng đứng trước một hiện tượng lạ ta cũng đừng xem thường. Khải Trọng chúng ta nên cẩn thận:
– Anh nói đúng đó. Anh có dám cùng tôi bắt ma không?
– Thôi tôi không dám gặp bà nội của Thủy Tiên đâu. Lỡ bà ấy ngỡ tôi là chú Cón thì toi ngay. Anh vì Thủy Tiên tôi thấy anh nên tìm hiểu kỹ vấn đề này thì đúng hơn!
Thủy Tiên đi đầu dẫn đường mọi người trở về khách sạn. Chợt mọi người nghe tiếng trẻ con khóc ré lên trên hốc núi. Ly Ly sợ hãi chen vào giữa xô Hoàng Anh suýt té:
– Cô làm gì vậy Ly Ly?
– Tôi sợ quá. Anh có nghe tiếng khóc không?
– Có.
– Trời ơi! Tiếng khóc của đứa bé lúc nãy. Hay là con ai đi lạc. Chúng ta tìm đi. - Thủy Tiên sợ nhưng cô lại đề nghị:
– Anh Trọng dạn nhất, vậy anh đi tìm giúp, tụi em ngồi đây chờ.
Khải Trọng hỏi nghi ngờ. Tiếng khóc lại văng vẳng thê lương. Ly Ly, Thủy Tiên co rúm lại. Thi bảo Khải Trọng:
– Tôi với anh cùng đi.
Khải Trọng cùng Thi đi về phía cất tiếng khóc. Càng đi ... Tiếng khóc càng vẳng xa. Nhã Thi bắt đầu nghi hoặc. Ðây là con đường cô lên khách sạn hôm qua. Chợt nhớ câu hói của cậu bé bán vé số ... Nơi ấy có ma chị cẩn thận ...
Hải Thi hơi dùng mình. Hải Thi hỏi Khải Trọng:
– Thôi ta trở về kẻo họ chờ.
Trông thấy mọi người dìu Hải Thi về, ông Tính lo lắng:
– Bạn con làm sao vậy Thủy Tiên?
– Cô ấy bị ngất.
– Bệnh à?
– Con cũng không biết. Chờ cô ấy tỉnh lại hẳng hay.
Mẹ Thủy Tiên lăng xăng xoa đầu, cho cô uống thuốc. Một chốc sau, Hải Thi mở mắt ra ngơ ngác, cô hoảng hốt rú lên, tay chân co rúm, làm cho ông Tính sợ sệt ra mặt. Thủy Tiên lay bạn:
– Hải Thi bạn đừng sợ .... Chúng tôi ở bên bạn nè.
Hải Thi mở mắt cơn hoảng loạn vẫn còn. Hải Thi mấp máy hỏi:
– Bà già ... bà lão.
– Hả:
Ở đâu?
– Ở trên núi ... Bà ấy thắt cổ lưỡi thè ra, gương mặt thật dễ sợ, đôi mắt trợn trừng ... Trời ơi! Ma ... cứu tôi với ... cứu tôi với ...
ông Tính nhẹ nhàng:
– Hải Thi cháu đừng có sợ, chắc ai muốn phá công việc làm ăn của gia đình chúng tôi nên bày ra trò này. Thú thật tôi chẳng tin chuyện ma cỏ đâu. Nhưng Thủy Tiên, Hải Thi và cả Ly Ly đều bảo gặp ma. Không khéo chuyện này truyền ra ngoài thi nguy ... Ðể tôi cho người xem xét lại chuyện này xem sao?
– Nhưng chuyện này ông phải tính gì đi chớ. Ta nên rước thầy về cúng cầu an cho mẹ đi. Tôi nghĩ chắc mẹ còn giận nên hiển hiện như vậy.
Ly Ly chợt hỏi:
– Nhưng bà cụ vì sao lại mất bở bác? Có trên cổ không?
– Không! Không ... làm gì có chuyện ấy. Ông Tính vội thanh minh.
– Bà cụ từ ngày bị điên vẫn ở đây với chúng tôi. Hàng ngày các cháu biết không, ban ngày cụ nằm liệt giường, nhưng hôm ấy cả nhà đang ngủ thì tôi bỗng nghe tiếng cười sặc sụa vang lên trong đêm. Tôi giật mình tỉnh dậy. Cả nhà chạy đến thấy cụ ngồi trên giường đang xé một con chuột ra ăn. Miệng mồm đầy máu tươi. Toi kinh hoàng chết ngất.
Hải Thi tươi tỉnh:
– Làm sao bà cụ bắt được chuột.
– Chúng tôi không biết! Cứ đến đêm cụ đi tới đi lui trong nhà phá phách ... Từ hôm ăn chuột cụ trở nên dữ tợn hơn ... Thủy Tiên nghe mẹ kể cô rùng mình nhớ lại hình ảnh bà nội mình như đang hiển hiện trước mắt cô rõ dần hơn.
Thủy Tiên tung tăng nhảy nhót trong phòng. Chân cô bé thoảng thoắt như chú sáo con, bím tóc đung đưa. Bà nội vẫy Thủy Tiên đến xoa đầu cô bé rồi ho cô một chiếc bánh bơ thật ngon. Thủy Tiên ngồi vào lòng bà ngắt từng miếng bánh đút cho bà ăn. Vui vẻ biết bao.
Rồi bà An bệnh ... Có hôm Thủy Tiên ngồi bên bà. Cô ngủ gục ngỡ là bà An đã ngủ. Ðèn tắt có tiếng nắp xoong gõ vào nhau loảng xoảng. Bà Thủy bật đèn lên thấy cụ xõa tóc dài, đầu óc rối bù đang ngồi chễm chệ trên bàn ăn dùng cái nồi gõ mạnh xuống bàn. Miệng hát nho nhỏ:
– Cái mèo quàng cái chuột ... ù ơ ... Ði đâu mà vội mà vàng mà vấp phải đá mà quàng phải dây. Lại đâu nói chuyện với tao. Bớ này chú chuột chú mèo ... ơi ơi ... Ðâu rồi ... Biệt thự nhà cao, đâu rồi ông hỡi ông sao chẳng về ...
Cụ An lảm nhảm hết gọi ông cụ về, lại nhớ của đã cho chú Cón mất đi, rồi nhắc chuyện giành của, lại nhắc chuyện xửa chuyện xưa. Mọi người kéo cụ trở về phòng, mặt mày tèm lem lọ đen nhem nhuốc cả tay chân áo quần. Thủy Tiên phụ mẹ thay đồ cho bà cụ. Bà co dúm lại:
– Ðừng đừng có lột của tao, tao còn có cái áo này quý lắm, thằng Hai nó mua đó, tận Thượng Hải lận. Mai mốt về Thượng Hải vui lắm, thằng Tư nó hứa. Tụi bây đi hôn?
Thủy Tiên nhẹ nhàng với bà:
– Bà ơi! Cháu đây, cháu là Thủy Tiên, bà không nhận ra cháu ư?
Bà cụ An nhìn Thủy Tiên sắc lạnh:
– Thôi tui hòng biết Thủy Tiên gì cả. Tui sợ mấy người lắm. Ðừng có sờ vào người tui. Mất đồ hết.
Thủy Tiên sà sầm nét mặt, nước mắt vắn dài:
– Nội ơi! Sao bà khổ sở thế này?
– Tránh ra! Cho tao ngũ à nghen. Ta hết đi!
– Ðược rồi để cho bà ngủ. Mẹ ngủ ngon đi. Chúng con ra ngoài.
Ông Tính ngồi ủ rũ bên vợ, Thủy Tiên không ngủ, thấp giọng sợ bà cụ An nghe:
– Mẹ ơi! Con lo cho bà quá. Liệu có sao không?
– Người già thường bị quẫn trí do lo lắng điều gì đó. Cha mẹ cô gắng trị cho bà, con chớ lo.
Mọi người thì thào một chút rồi im lặng. Ðêm tối lạnh lẽo. Chợt có tiếng cười ghê rợn vang lên lanh lảnh. Tiếng gì cào rột rẹt trên cửa sắt như mèo cào.
Thủy Tiên sợ quá nằm co sát vào mẹ:
– Cái gì vậy mẹ!
– Mẹ không biết. Ông đâu? Bật đèn lên nhanh đi.
Ông Tính rón rén ra ngoài nhìn. Thì ra bà cụ mở cửa bước ra, bà đang cào liên tục lên cửa sắt như người ta bào vậy. Ông theo dõi bà cụ. Nghe tiếng động bà vội vào phòng khép cửa lại vờ như ngủ. Ông Tính chờ mãi không thấy bà ra, yên tâm lạ cụ đã ngủ. Ông trở vào phòng ngồi buồn bã trong bóng đêm không thể chớp mắt. Ông Tính lại bách bộ ra ngoài. Chợt có bàn tay đặt nhẹ lên vai ông khiến ông rùng mình. Chưa kịp quay lại ông đã nghe cổ mình bị bóp nghẹt.
Ông giẫy giụa dùng hết sức gỡ đôi tay như gòng kiềm siết chặt ra. Ai đó đánh vào đầu ông một cái đau điếng. Ông cảm thấy mình nhẹ tênh, chơi vơi rồi ngất đi tự lúc nào chẳng biết.
Bà Thủy chờ ông Thủy mãi không ngủ được nên gọi Thủy Tiên cùng đi tìm ông. Hai mẹ con bật đèn sáng trưng, họ đi dọc hành lang tìm ông. Chợt bà đá phải một cái gì mềm nhũn. Bà Thủy lùi lại hét lên:
– Trời ơi! Cái gì thế này.
Thủy Tiên núi lấy mẹ lắp bắp:
– Mẹ ơi! Hình như là ba.
– Ðúng rồi, sao ông lại nằm đây.
Bà Thủy đỡ ông dậy một vết máu rỉ ra từ đầu, ông tỉnh lại nói như mê sảng:
– Buông ra, đừng đừng ... đừng giết tôi ...
Hai người dìu ông Tính về phòng. Vừa bước tới cửa mọi người đã kinh hoàng hét lớn. Bà cụ An đang ôm cả đống đồ xé vụn ra vương vãi cả nền gạch hoa. Ðồ đạc bị bà đập vỡ tan. Tay chân đấy máu. Cả mặt mày bê bết loang lỗ thật ghê gớm. Thủy Tiên run run cô ngồi bệt xuống đất không dám nhìn. Bên cạnh bà là một khúc cây to. Có lẽ lúc nãy đã gõ nhầm đầu ông Tính. Ông nhìn mẹ kinh hãi:
– Trời ơi! Bà ấy quá điên rồi, chúng ta phải làm sao đây hở trời.
– Thì anh phải lo cho mẹ chứ sao? Hay ra gởi cụ vào nhà thương điên.
Nghe thế bà cụ hét lớn:
– Ðừng. Tụi bây đừng có đem tao đi. Tao ghét cái nhà thương lắm. Hãy để cho tao đi chơi, tao đang chơi trò mèo bắt chuột mà sao tụi bay hốt hét đồ chơi của tao vậy.
Ông Tính lắc đầu:
– Ðể mẹ ở ngoài nguy hiểm quá. Ta phải nghĩ cách thôi.
– Hay chờ chú Tư đến mình bàn.
– Ối! Cái thằng đó ... đứng nói tới nó nữa. Tôi đang đau đầu lắm.
Bá cụ An tiếp tục xé đồ ra từng mảnh vứt lung tung. Cả gian phòng bừa bộn đủ thứ. Không ai có tinh thần dọn dẹp nữa. Ông Tính đem mẹ về phòng của bà khóa trái cửa lại bằng ổ khóc to bên ngoài ...
Bên trong suốt đêm bà cụ đi tới đi lui, phá phách lung tung. Thỉnh thoảng nghe có tiếng cào rột rẹt trên tường, rồi im lặng được một lúc ... Có tiếng cười the thẻ vàng lên từng hồi như cứa vào da thịt, vào tim óc mọi người ... Tiếng cười vừa tắt, tiếng hát lại trỗi lên. Âm thanh rè rĩ như từ âm cung vọng về. Cả nhà mất ngủ, thần kinh căn như sợi dây đàn. Ông Tính trăn trở, đau xót ... Trong đầu ông chợt thoáng qua một ý nghĩ. Hay là mình đưa cụ .... Ông biết đâu? Trước mắt ông Tính biết bao điều khó nghĩ vụt đến, vụt đi làm đầu óc ông mù mờ. Bà cụ điên vì ông và chú Cón hay bà cụ điên vì chuyện khác. Việc ông giữ lấy khách sạn Thủy Tiên là đúng hay sai. Ông thấy bối rối. Hay là giao khách sạn này cho chú Cón. Liệu chú ta có bán để tiêu xài không? Thật khó nghĩ vô cùng.
Reng ... reng ... reng ...
Thủy Tiên nhấc máy. Cô mỉm cười gật gật đầu. Ông Tính nhìn theo Thủy Tiên ông hỏi:
– Ai gọi thế?
– Có người đặt phòng nghỉ cho ạ.
– Bao nhiêu người?
– Một đoàn du lịch năm mươi người.
– Họ nghĩ qua đêm?
– Dạ! Ba hôm ... Ba xem rồi bố trí cho họ nhé.
Có tiếng điện thoại reo lên. Cô lại cười. Gác máy. Thủy Tiên cất giọng trong veo:
– Cha ơi! Người ta lại đặt phòng.
– Ðược rồi con gọi Hải Thi giúp con đi. Nếu cần gọi Hải Trọng xem xét phụ nghe con. Cậu ấy khá lắm. Chuyện của con đến đâu rồi.
Thủy Tiên e lệ:
– Tới đâu là tới đâu hở cha? Chúng con chỉ là bạn.
– Sao là bạn? Cậu ấy đã chính thức cầu hôn với con đấy!
– Bao giờ?
– Sao con không hỏi nó mà hỏi cha.
Thủy Tiên cắn nhẹ móng tay:
– Kỳ ghê chưa hỏi ý con đã ...
– Sao? Con không bằng lòng ư? Tháng sau là lễ đính hôn và tháng tới nữa là đám cưới.
– Cha chấp nhận rồi ư? Nhanh quá con chưa chuẩn bị.
Ông Tính nhìn Thủy Tiên e ngại:
– Cha cũng đã dự định là sang năm mới tính chuyện hôn nhân cho con, nhưng gần đây khách sạn Thủy Tiên có nhiều chuyện xảy ra, nên cha đã quyết như thế.
– Vậy là ...
Ông Tính cười to:
– Con với Khải Trọng học chung cùng một nghề. Vả lại anh chị Khải Lâm là bạn của cha. Việc này coi như xong, con có cần chuẩn bị điều gì nữa đâu.
Thủy Tiên giương đôi mắt to đen lay láy nhìn cha:
– Con ngại là chuyện ở khách sạn có điều gì chưa ổn. Cha mẹ anh Khải Trọng họ nghe được chuyện của gia đình mình thì không khéo ...
– Ôi! Con gái khéo lo xa. Cha sẽ cùng Khải Trọng bắt hét ma lớn, ma nhỏ cho mà xem.
– Í! Ngay cả bà nội ư?
– Không! Cha chưa gặp bà con thì cha chưa tin đâu. Con xem mấy ngày trước, con ma này chỉ cho con nè, Hải Thi, Ly Ly thấy ... ù mà nghe thôi. Trong khi Khải Trọng, Hoàng Anh họ ở bên các con mà có thấy gì đâu.
Thủy Tiên cãi lại:
– Khải Trọng nghe tiếng khóc mà cha.
– Nhưng nó tìm không thấy đúng không? Vậy con ma này chỉ nhát đàn bà con gái.
Thủy Tiên ngơ ngẩn:
– Việc bà nội hiển hiện là điều có thật. Ðứa bé ngồi trong sóng biển con cũng thấy rõ ràng không thể là mơ. Vậy cha giải thích ra sao?
Ông Tính suy nghĩ một lúc rồi nói:
– Chuyện ma cỏ cha chưa biết phải giải thích thế nào cho con hiểu. Nhưng bảo cha tin trên đời này có ma thì cha không tin.
– Tại sao?
– Bởi vì lúc cha từ Trung Quốc sang đây băng rừng lội suối, có hôm gặp cả những người chết phơi thi thể trông rất gớm ghiếc. Ðầu một nơi, mình một ngã, thậm chí bụng bị mổ phanh. Có đêm phải ngủ tạm trong rừng, nghe vượn hú, hổ gầm người yếu bóng vía đã chết khiếp. Nếu có hồn ma, bóng ma hiển hiện chắc chắn đã gặp đầy đường.
– Vậy là cha nặng bóng vía rồi.
Ông Tính cười ha hả xoa đầu con gái:
– Nghĩa là con nhẹ bóng vía. Con muốn cha phải tin là bà nội hiện về.
– Ðúng vậy. Thủy Tiên dứt khoát.
– Cha chỉ tin khi cha gặp bà nội của con. Chính mắt cha nhìn thấy.
– Rồi cha sẽ thấy. Con sợ lắm. Nếu cứ đà này, tin tức ... ma ... ở khách sạn truyền nhanh ra, mình sẽ không còn làm ăn được, cha nghĩ xem có phải vậy không?
– Con rất thông minh. Ðiều con vừa nói cha nghĩ có một người đã hiểu như thế ...
– Ai?
Ông Tính im lặng rồi lơ đãng ra bên ngoài cửa sổ. Ðôi mắt ông trở nên buồn bã lạ. Thủy Tiên cũng đến bên cha, cô không hỏi gì nữa, đứng ngắm bầu trời bao la chương ngắt. Phía xa từng đợt sóng trắng xóa cuồn cuộn lao vút vào bờ rồi vỡ tung đục ngầu dữ dội. Một con hải âu lao mình trên sóng bạc. Nắng đổ vàng lấp lánh. Nhìn cảnh vật, ông Tính chợt nhớ mẹ mình da diết ... Ông ao ước được gặp lại mẹ mình dù chỉ một lần.Vậy mà trời cũng đâu cho ông toại nguyện, dù chỉ là hồn ma bóng quế. Cái hồn ma mà mọi người đang run sợ, hãi hùng ...
Một tháng trôi qua ... Hải Thi đã thật sự vào làm việc ở khách sạn Thủy Tiên. Cô quản lý phòng ốc. Hoàng Anh lo việc bếp núc. Ly Ly quản lý phòng Karaoke. Khải Trọng cùng Thủy Tiên lo việc chung. Ông Tính vẫn trông coi truyền đạt kinh nghiệm cho bọn trẻ. Ông còn phải quản lý cả một xưởng chế tạo cao su ở thành phố. Câu chuyện hồn cụ An hiện về ở phòng karaoke bị giấu nhẹm đi. Khách sạn kinh doanh khá lên, Thủy Tiên cười nói với Khải Trọng:
– Sắp tới ngày đính hôn rồi, anh có dự định gì thêm không?
Khải Trọng ngạc nhiên:
– Anh thấy bình thường, ý em là ...
Thủy Tiên nhắc khéo:
– Chuyện ma ấy mà ...
– Ôi! Công việc đang tiến triển bình thường, em nhắc chuyện ấy làm gì?
– Không phải em nhắc mà em thấy tâm hồn mình không ổn định từ ngày thấy bà hiện ra trước mắt già nua, thật đáng thương mà cũng đáng sợ.
– Bà em chết rồi ... anh thấy bà ấy nên chết sướng hơn là sống ... Sống khổ sở, bị nhốt ... anh ngại quá.
– Em rất đau lòng nhưng bà phá phách và càng về sau hại nhiều người ...
– Không phải bà hại người mà người hại bà nên nông nổi để rồi chết uất ức ...
Khải Trọng tỏ vẻ không hiểu:
– Em nghĩ là bà nội chết oan.
Thủy Tiên cắn chặt môi mình cho khỏi bật khóc.
– Em nghĩ như thế? Anh hãy giúp em làm sáng tỏ chuyện này. Nếu không sao nội lại hiện về cho em thấy, bởi vì thường ngày bà ấy rất thương em ... Ngay lúc gần chết ... điên loạn vẫn gọi tên em ...
– Ôi! Chỉ tại em có tấm lòng nhân hậu nên mới suy nghĩ lung tung.
– Ơ! Nếu anh không nhận lời thì thôi, em không nói nữa.
– Nhận chứ! Nhưng ba em đã không cho nhắc đến chuyện này rồi mà em không nhớ à.
– Nhớ nhưng ...
– Thôi được rồi, anh sẽ tìm hiểu kỹ chuyện này. Em về phòng mình đi. Anh còn lo nhiều chuyện lắm. Thủy Tiên nhớ tính toán lại sổ sách của tháng qua, rồi báo cáo lại cho bác Tính nghe chưa? Anh đi đây. Chúc em ngủ ngon.
Khải Trọng xuống bếp tìm Hoàng Anh. Anh ta đang ngồi lắc lư trông rất thoải mái:
– Í! Mời cậu chủ ăn ít gì nha!
– Thôi khỏi, khách sáo quá.
Hoàng Anh nhăn răng cười:
– Ít ngày nữa người ta là ông chủ rồi, mình là nhân viên không khéo ...
Khải Trọng hếch mũi lên:
– Bị đuổi là cái chắc nếu anh cứ ngồi chơi như thế này ...
Vừa nói, Khải Trọng vừa bê hai cái chân gác chéo của Hoàng Anh xuống đất, làm anh ta chúi mũi:
– Ế hay đắt mà ngồi chơi xơi nước vậy ông bạn?
– Có một lão già xuất hiện, gương mặt nhỏ nhắn, đôi mắt tinh ranh láo liên.
– Ai vậy cậu Hoàng Anh?
– Ông lo việc của ông đi hỏi làm gì? Lão mau đem món hầm hải sâm cho khách ở bàn số ... nhanh lên.
Ông lão đi rồi. Khải Trọng hất mắt lên phía đó hỏi:
– Ông lão làm gì ở đây?
– Bếp phó ... phụ chạy bàn!
– Thì ra là vậy.
– Có chuyện gì phải không?
Nhìn dáng điệu của ông lão, Khải Trọng có điều gì là lạ, nhất là lúc lão nhìn chằm chằm vào anh. Có vẻ như vừa kinh ngạc vừa thấp thỏm.
Khải Trọng rủ Hoàng Anh thả bách bộ ra ngoài, đêm đã khuya. Những dãy hành lang dài hun hút. Các phòng đều đóng kín. Thỉnh thoảng có vài người đi ra đi vào. Bà Lan đang lau sàn nhà. Ðêm đã về khuya, thật vắng lặng đến lạnh người. Mọi người đều đi ngủ cả. Ban ngày đi tới đi lui khó làm hoàng thành công việc. Bà Lan thường tranh thủ lúc 12 giờ đem lại chăm chí lau thật sạch lại nền gạch hoa và công việc kết thúc khoảng 2 giờ sáng. Khải Trọng đi ngang, bà Lan chào hỏi rồi tiếp tục làm công việc miệt mài. Ðang xách xô nước từ phòng vệ sinh ra bà Lan chợt nhìn thấy một cụ già mặt bộ đồ gấm màu vàng ống ánh đi từ đầu hành lang đi tới. Bà Lan lấy làm lạ ngỡ là khách trọ nên chờ lại có ý chờ xem bà cụ có hỏi thăm gì không. Ðến càng gần bà Lan trong rõ bộ mặt của cụ già thì ra mẹ của chủ khách sạn. Hoảng quá bà đánh rơi xô nước xuống sản gạch rồi lùi lại hét lên:
– Ông chủ ơi! Ông chủ ... có chuyện gấp.
Ông Tính vội hỏi lớn:
– Ai gọi tôi? Có chuyện gì không nếu không gấp thì để ngày mai.
– Không được ... gấp lắm ... ông chủ ạ! Tiếng bà Lan nói trong hơi thở dồn dập. Ông Tính vội mở cửa nhìn khuôn mặt mét xanh của bà Lan ông hỏi dồn:
– Bà Lan chuyện gì vậy?
– Dạ! Tôi ... tôi sợ quá. Bây giờ làm sao mà dám lên trên đó dể làm nốt công việc.
Vừa thở vừa nói, bà Lan ngồi bệt xuống đất nhìn dãy nhà trãi dài. Hành lang sâu hun hút, vắng tanh. Bà Lan kể lại sự việc vừa trông thấy cho ông Tính nghe.
– Này không có chuyện gì đâu. Không khéo khách trọ họ bị té, bà nhìn thấy màu nên sợ chứ gì. Thôi bà đừng nói chuyện này với ai. Tôi sẽ cho bà thêm một tháng lương, với điều kiện bà không được kể chuyện vừa xảy ra cho ai nghe.
– Tại sao vậy?
– Chỉ cần bà hứa ... ngày mai tôi sẽ thay cho bà công việc khác đỗ vất vả hơn.
– Dạ! Thôi để tôi làm công việc này. Chắc tại tôi nhất quá có tật hay sợ ma.
– Vậy thì tốt rồi, cảm ơn bà.
Nghe lời nói thật êm ái của ông Tính, bà Lan lại mon men trở lên. Ông Tính gọi thêm người lên phụ bà Lan. Họ chẳng thấy gì ngoài tiếng tặc lưỡi của chú thạch sùng nửa đêm chép miệng vì tiếc của ở trên tường. Tuy tiếng chép miệng rất nhỏ, nhưng cũng làm cho bà Lan giật mình, mắt luôn lắm lét nhìn quanh. Bà lau vội vàng để rồi khỏi nơi này.
Trời vừa tối nhá nhem, cả tòa khách sạn sáng rực. Khách du lịch đi tới đi lui cười nói vui vẻ. Họ lên tận sân thượng để hóng mát. Thủy Tiên cũng Hải Thi lên xem lại cảnh vật trên này bày trí như thế nào.
Sân thượng rộng thênh thang. Hai dãy cây cảnh trải dài. Những cây thiên tuế xòe ra mướt xanh những chú nai bụm sụm xem con rỗng đuôi. Sau cây thông to lớn là một dãy bàn kê dài rất đẹp mắt. Khách khứa khá đông, họ ngồi, họ tản bộ.
Vài người đứng tựa vào thành lan can ngắm cảnh. Không khí về đêm cảnh vừa núi vừa biển thật lý tưởng. Gió mát từ biển lùa về, dù biển khá xa vẫn mát rười rượi. Cây cối nhả không khí trong lành, êm ái, con người cứ ngây ngất tận hưởng. Thủy Tiên hài lòng với cảnh bày trí ở đây. Cô cùng Hải Thi đừng ngắm trời sau tàng cây thông nhấp nhá ánh đèn màu. Hải Thi cười:
– Thủy Tiên này khách sạn của bạn thật lý tưởng.
– Lý tưởng ư? Thủy Tiên hỏi lại ... Ở chỗ nào? Mình thấy tiếc là bà mình không quay ra hướng biển, điều này mình khó hiểu.
– Thật ra thì mình cũng hiểu lờ mờ, không biết đúng không, nói bạn đừng cười nghen.
– Ðâu nói thử xem.
– Ðây này, nếu lên sân thượng bạn sẽ thưởng ngoạn được cảnh cả núi và biển. Yù bà là:
Non xa xa, núi xa xa thì mới đẹp. Vả lại ngọn núi này chắn bớt gió biển ban đêm rất lạnh thổi vào khách sạn. Ðứng đây bạn sẽ cảm thấy cả trời mây non nước và cả cây cảnh như một khu vườn. Bà nội bạn có khiếu thẫm mỹ đó chứ.
– Ừ! Nhắc đến bà nội mình lại nhớ. Tất cả những cảnh bày trí trong nội thất, đại sảnh đều theo ý bà cả. Ngày đó làm gì có chuyện tốt nghiệp Ðại học mỹ thuật, bà mình rất hay về lãnh vực này.
– Nhưng sao cha bạn lại không nhường khách sạn này cho chú Cón để bà phải điên?
– Bởi vì bà nội thấy chỉ có mình là theo đúng ý bà nội. Vả lại mình sinh viên Ðại học kiến trúc, bà nội đã tặng khách sạn này cho mình lâu mình, nên bà đặt tên nó là Thủy Tiên đó.
– Ừ há. Vậy là bà nội đã có ý đồ.
– Ðúng vậy. Bà cho chú Tư mình ngôi biệt thự ở Vũng Tàu cũng lớn lắm, có thể mở rộng làm ăn, nhưng chú ấy đã bán ngay sau đó. Có lẽ mất ngôi biệt thự này mà bà điên cũng nên ...
– Tại sao?
– Mình cũng không biết. Nhưng bà nội làm gì cũng có ý đồ rõ ràng ...
Hai người đang trò chuyện. Bỗng có một vị khách vẫy Hải Thi nhờ điều gì đó. Hải Thi gật đầu rồi đi ngay không kịp nói với Thủy Tiên. Khách thưa dần, họ xuống bên dưới trở về phòng của mình. Thủy Tiên nghe da mình mát lạnh.
Một con gió lạnh ùa tới làm cô rùng mình. Bên dưới là thành phố muôn vàng ánh sáng đủ màu hắt lên sáng rực. Tóc bay quấn lấy cổ. Thủy Tiên vuốt lấy vuốt để cố giữ tóc khỏi bay quấn mắt. Cô đành quay lại đê ôm gọn mái tóc buông dài của mình. Chợt Thủy Tiên sững người, cô nghe có tiếng khóc nho nhỏ bên tai.
– Hư hư ... hư hư ... hừ hừ ...
Tiếp theo là tiếng rên phía sau tàng cây:
– Ối ... lạnh quá ... lạnh quá ... cho tôi ăn ... tôi đói quá.
Thủy Tiên chạy lại nhìn sau tàng cây không thấy gì cả. Cô đảo mắt quanh quất và chợt há hốc mồm, tay chân tê cứng khi thấy bà nội cô, cụ An đang ngồi vắt vẻo trên thành lan can phía sau là bức tường ... bà đung đưa hai chân nhìn cô cười nói gì đó. Cô không nghe rõ nhưng thấy bà nhếch miệng, tay vẫy vẫy. Bà nội gọi cô lại. Thủy Tiên muốn khuỵu xuống cô bám vào lan can cầu thang lùi dần, lùi dần ... Ðụng bức tường bên dưới bị hụt chân Thủy Tiên té nhào. Cô bật dậy chạy về phòng ông Tính gọi cha rối rít, mặt cắt không còn giọt màu, nói không ra hơi. Ông Tính biết là có chuyện ... Lấy nước cho cô uống, những Thủy Tiên đã ngã vật ra bất tỉnh tự lúc nào.

<< Chương 1 | Chương 3 >>


Dành cho quảng cáo

©2007-2008 Bản quyền thuộc về Liên Mạng Việt Nam - http://lmvn.com ®
Ghi rõ nguồn "lmvn.com" khi bạn phát hành lại thông tin từ website này - Useronline: 367

Return to top