Thông tin
Các bài mới
1/. "Tôi muốn nói cho các vị biết, để chuẩn bị hậu sự khi tôi không còn nữa. Mọi người nên chuẩn bị tinh thần, tôi sẽ tùy thời mà ra đi, bởi vì chuyện gì đi nữa thì cũng đều không có gì là nhất định cả." 2/. "Là người thì ai cũng phải trải qua sanh, lão, bệnh, tử, Phật còn phải nhập Niết bàn khi đã đến lúc. Lần này tôi lâm bệnh, thấm thoát đã năm năm rồi." 3/. "Ba năm trước, tôi vẫn tiếp tục lo giảng Kinh thuyết Pháp như thường lệ. Các vị đâu biết rằng tôi hoằng dương Phật Pháp trong khi đang mang bệnh?" 
Nhờ đức phước tiên tổ, Ta hoan hỉ hôm nay. Vậy hãy lo tích đức Cho con cháu sau này. Một lão đại hòa thượng, Học rộng và thâm sâu, Khuyên người nghèo tích đức Bằng mười cách như sau. 1 Tích đức từ lời nói: Lời nói phải thiện tâm. Thẳng - uốn cong một chút. To - nên nhớ giảm âm. Lạnh - đừng quên hâm nóng. Phê - lựa lời nhẹ nhàng. Dạy - kèm theo khích lệ. Hướng dẫn - luôn kỹ càng. 2 Tích đức từ kính trọng, Giữ thể diện cho người. Không suồng sã, lăng mạ, Chế diễu hoặc chê cười. Không chỉ tay vào mặt, Không dồn vào chân tường. Gặp người già, bệnh tật, Phải kính cẩn nhường đường.
Sư Cô Hằng Trì của Vạn Phật Thánh Thành giới thiệu. Đối với trái đất của chúng ta, mùa hè năm 2021 là một mùa tai họa đồng thời của nước và lửa. Khắp nơi trên thế giới đã có nhiều nơi chịu ảnh hưởng bởi những vụ hỏa hoạn lan rộng hay những trận lụt gây tai họa. Gần đây, Sư Cô Hằng Trì trong một vài lớp học trực tuyến được bảo trợ bởi Chương Trình Nới Rộng của Đại Học Phật Giáo Pháp Giới (Dharma Realm Buddhist University Extension Program) đã giới thiệu Chú Cầu Mưa Long Vương (Kì Vũ Long Vương Chú), là bài chú Sư Cô học từ Hòa Thượng Tuyên Hóa khi ngài dạy bài chú này cho các đệ tử vào thập niên 70, lúc đó tiểu bang California đang chịu một cơn hạn hán dài hai năm.
Tên hắn là Mai Anh Tuấn. Tôi để ý đến hắn, không phải vì cái tên với cái họ “lạ”, họ Mai. Cũng chẳng phải vì hắn là công tử con nhà giàu. Nghe nói ba hắn đi qua Mỹ từ ngày chạy loạn 30/4, nên cuộc sống mấy mẹ con rất ung dung khá giả. Mới học lớp 6 thôi, mà hắn đi học mặc quần tây áo sơ mi “đóng thùng” chỉnh tề, mang giày xăng-đan, tay còn đeo chiếc đồng hồ nữa cơ. Tôi thích đôi mắt hiền của hắn, nhìn chúng tôi chơi đùa, khi bị cả lớp tránh xa, vì cái tội... “con nhà giàu”. Giờ ra chơi, thời buổi khó khăn, chúng tôi chỉ được củ khoai lang khoai mì, sang lắm là miếng xôi, cái bánh cam, còn hắn thì gặm bánh mì thịt, nên thường bị đứng bơ vơ ở một góc sân trường.
Năm 2016, tôi đến Huế. Đấy là lần đầu tiên tôi đến thăm lăng Gia Long. Tôi đã đi Huế rất nhiều, đã đi lăng Tự Đức, Khải Định vài lần. Nhưng lăng Gia Long hầu như tôi không hề đặt chân đến, chỉ vì… tôi không biết. Ngài được mặc định là nhân vật phản diện trong sách giáo khoa, trong những tài liệu chính thống, và vì thế, lăng của ngài cũng bị đưa vào quên lãng. Dịp đó là lần đầu tiên tôi đưa bạn gái ra Huế chơi. Trong vé tham quan các điểm di tích lăng tẩm, thì chỉ có lăng Minh Mạng, Tự Đức, Khải Định và thăm Đại Nội, không có lăng Gia Long. Chiều đó, tôi chở bạn gái đi thăm lăng Minh Mạng.
Sau khi cưỡng chiếm miền nam VN bằng vũ lực, phe thắng trận CSVN, đã vùi dập và sỉ nhục những người thuộc phe bại trận của VNCH đến tận cùng. Người từng tham gia chính quyền thì bị chúng gọi là NGỤY QUYỀN, kẻ ở trong quân đội thì bị chúng gọi là NGỤY QUÂN. Hai từ ngữ có tính cách khinh miệt đó mãi bám trên miệng của lũ người đang nắm quyền lực trong tay bằng súng đạn, bạo lực, khi nhắc tới những người thua trận. Trong vài năm trước, GS Phan Huy Lê và một số đồng sự của ông đã cho xuất bản cuốn LỊCH SỬ VIỆT NAM, trong đó lần đầu tiên, người tham gia chính quyền và người ở trong quân đội của VNCH không còn được nhắc tới với hai từ ngữ NGỤY QUÂN, NGỤY QUYỀN.
Chuyện xảy ra đã hơn 30 năm, nhưng mỗi lần nhớ lại khiến tôi bồi hồi xúc động. Nhắc đến ma thường khiến cho con người ta sợ, nhưng riêng tôi thì tôi xúc động nhiều hơn. Tôi tên Thoi Phánh, sinh ra và lớn lên ở Vũng Tàu, hiện tôi đã sang Mỹ định cư. Năm 1990, khi ấy tôi 22 tuổi, sống bằng nghề buôn gỗ, nhưng không phải là gỗ rừng, mà chỉ là gỗ những cây ăn trái mà người ta muốn chặt bỏ. Ai bán thì tôi đến đốn hạ, rồi chở về bán lại cho các xưởng cưa. 
Pháp âm
Pháp thoại
TÌM KIẾM
- Thánh nhân ngày xưa thì luôn tự trách phạt chính mình. Không như người đời nay, chuyện gì cũng chẳng bao giờ nhận là mình sai, cứ luôn tìm lỗi lầm của kẻ khác.
- Chúng ta mỗi ngày phải bớt nói một chút, để niệm Phật nhiều hơn một chút. Ðánh chết ý niệm trong tâm thì Pháp thân mới sống đặng. Bớt nói chuyện, niệm Phật nhiều: chuyện thật dễ như trở bàn tay.
- Người tu thì phải làm ngược trở lại. Ðó là nghĩa làm sao? Tức là: Chuyện tốt thì nhường kẻ khác, chuyện xấu thì gánh vào mình. Xả bỏ cái ngã nhỏ bé để hoàn thành cái ngã (Phật tánh) vĩ đại.
- Muốn học tốt thì oan nghiệt tìm; muốn thành Phật thì phải gặp ma. Nếu không muốn học đạo giỏi, thì oan nghiệt không tới tìm bạn đâu. Càng muốn học giỏi thì oan nghiệt càng tới tìm bạn, vì nó muốn thanh toán hết mấy món nợ cũ.
- Năm mới vui vẻ! Chúng ta cần mỗi năm đều vui vẻ, mỗi tháng đều vui vẻ, mỗi ngày đều vui vẻ, mỗi giờ đều vui vẻ. Chớ sinh phiền não thì mới là vun bồi miếng đất trong tâm, hàm dưỡng khoảng trời nơi tự tánh.
- Các bạn là người tu thì phải chân thật, bước từng bước chắc thật, niệm niệm không để lãng phí, niệm niệm đều hướng tới đường đạo dấn bước. Làm được như vậy thì bạn mới chân chính là người học Phật.
- Việc tu đạo có thể làm tăng trưởng trí huệ, tăng trưởng tâm bồ đề, tăng trưởng nguyện lực. Mọi thứ, chuyện gì cũng tăng trưởng.
- Ngày ngày bạn không nên quên lãng con quỷ Vô Thường không biết bao giờ sẽ tới mời bạn đi.
- Thời mạt Pháp là thời mà ma mạnh, pháp yếu. Thế lực của ma vương ngày càng lớn mạnh. Thế lực của đức Phật ngày càng thâu nhỏ. Ðối với Phật thì không phải nói về thế lực mà là oai đức mới đúng. Khi chúng sinh có phước báo lớn thì pháp mạnh, ma yếu. Khi chúng sinh phước báo ít thì ma mạnh, pháp yếu.
- Nếu người xuất gia tham đồ cúng dường, ham ăn ham mặc, thì còn chánh pháp gì để nói?
- Chuyên nhất thì linh cảm, phân tâm thì bế tắc. Làm sao chuyên nhất? Tất định phải đoạn dục, bỏ ái. Nếu không cắt bỏ ái dục thì người xuất gia tu tám vạn bốn ngàn đại kiếp cũng không thể thành tựu. Do đó điểm này rất trọng yếu.
- Bạn không có tâm tham thì mới buông xả đặng. Có buông xả thì bạn mới tự tại, rồi sau đó mới có thể giác ngộ, khai đại viên giác.
- Người tu đạo chúng ta phải từ có mà hóa ra không, phản bổn hoàn nguyên. Quay về lại với bản hữu Phật tánh của mình.
- Giải thoát tức là bạn tốt nghiệp nơi vòng giới luật. Cũng là tốt nghiệp trong vòng quy củ. Cũng là tốt nghiệp khỏi vòng phiền não. Cũng là tốt nghiệp khỏi vòng vô minh.
- Bản thể của Pháp là không, do đó bạn không nên chấp trước vào pháp. Nên nếu bạn đối với pháp mà không thể nhìn suốt, rồi buông bỏ thì bạn vẫn chưa được tự tại.
- Người có lòng thù hằn, thì sẽ có con quỷ mặt đỏ.
- Người có lòng oán ghét, thì sẽ có con quỷ mặt vàng.
- Người có lòng áo não, thì sẽ có con quỷ mặt trắng.
- Người có lòng sân nộ, thì sẽ có con quỷ mặt xanh.
- Người có lòng phiền toái, thì sẽ có con quỷ mặt đen.
- Người thù hằn thì hại tim. Người oán ghét thì hại tỳ. Người áo não thì hại phổi. Người sân nộ thì hại gan. Người phiền muộn thì hại thận.
- Con trẻ, khi sinh lý chưa trưởng thành, mà đã đi tìm đối tượng yêu đương thì (thân thể và tinh thần) sẽ bị tổn thương, lại bị thiệt thòi nữa.
- Tu hành không cần tìm kiếm chỗ cao, chỗ xa xăm. Ðạo thì tại trước mắt mình, tức là trong tâm mình. Vọng tâm thì ý ngựa, tâm khỉ vượn. Ý thì lăng xăng như con ngựa, tâm thì nhảy nhót như con khỉ. Nếu bạn có thể nhận thức tâm này thì tu hành nhất định mới có cảm ứng.
- Có người hỏi tôi: Khi tới Tây phương, thầy làm sao hoằng dương Phật pháp? Tôi xin đáp rằng: Tôi hoàn toàn dựa vào Quán Thế Âm Bồ Tát, chú Ðại Bi và chú Lăng Nghiêm.
- Chùa là chốn nuôi dưỡng người tu hành không phải nuôi dưỡng kẻ làm biếng.
- Chúng ta phải tranh nhau học Phật pháp. Học Phật pháp so với việc kiếm tiền còn quan trọng hơn nhiều. Nếu bạn tu dưỡng Pháp thân huệ mạng cho khỏe mạnh, cho cường tráng thì còn tốt hơn đi kiếm tiền trăm ngàn vạn lần nữa.
- Phước không thể hưởng hết. Hưởng hết thì không còn phước nữa. Khổ thì có thể chịu hết. Chịu hết thì hết khổ để chịu.
- Suy gẫm về cái khổ của bịnh tật, thì mạnh khỏe là phước.
- Suy gẫm về cái khổ của tai nạn, thì bình an là phước.
- Suy gẫm về cái khổ khi có tiền, thì không tiền là phước.
- Suy gẫm về cái khổ của giàu sang, thì nghèo cùng là phước.
- Từ vô lượng kiếp tới nay, mình bị thứ hư vọng lừa đảo. Nên đời đời kiếp kiếp mình phải ở trong vòng sinh tử luân hồi. Cũng như cá trong lưới, bơi ra bơi vô, vĩnh viễn không thoát khỏi lưới. Ðó cũng là do mình không chịu phát tâm bồ đề, không chịu bị thua thiệt, nên vẫn phải ở mãi trong vòng sinh tử, kẹt trong bánh xe luân hồi xoay vần sáu nẻo.
- Kẻ chân chính có trí huệ thì không bao giờ tự khen, chê người. Ai mà tự khen thì người đó không có tiền đồ gì nữa. Tuy rằng vẫn còn sống nhưng đã như chết rồi.
- Ðời này người ta cứ tìm thứ giả, còn thứ thật thì bỏ đi.
- Toàn thế giới tràn ngập khí hắc ám. Ở đâu có người chân chính tu hành, ở đó tai nạn ít bớt, và nhỏ hơn. Nếu nhiều người cùng tu ở tại một chỗ thì sức mạnh tập thể của họ có thể biến khí hắc ám thành khí kiết tường.
- Người thuyết pháp bất luận rằng y có thần thông quảng đại tới đâu, bạn cũng phải quan sát hắn ta. Nếu y có lòng tham lam, tới đâu cũng kiếm tiền; hoặc có lòng dâm dục, thì y không phải thứ thiệt, mà là thứ giả. Nếu y không có lòng tham, lòng dâm dục, không có mưu đồ, thì y mới là thứ thiệt.
- Tu hành không là chuyện một ngày một đêm mà thành. Nó đòi hỏi, ngày cũng như vậy mà đêm cũng như vậy: Tâm lúc nào cũng tu trì, kiên định không biến đổi. Sau một thời gian lâu dài thì sẽ phát triển thành trí huệ bát nhã. Nếu bạn một ngày tu, mười ngày nghỉ thì vĩnh viễn không thể thành tựu.
- Trong chùa, bạn không nên nói chuyện bừa bãi. Không thể tùy tiện cẩu thả. Quy củ là giới luật. Giữ giới luật thì mới thanh tịnh. Có thanh tịnh thì mới gần gũi chư Phật.
- Thân thể của ta cũng giống như một xưởng hóa học, thiên biến vạn hóa. Có lúc nó biến mình thành con trùng, có khi con chim, con quỷ đói, hay nếu phản ứng hóa học thành công thì biến mình thành Phật. Nó có thể biến có thành không, biến không thành có; hóa ra vô số sinh mạng khác nhau. Do đó mình phải cẩn thận đừng để nó biến mình thành quỷ đói hay thú vật. Tại xưởng hóa học này mình phải hun đúc, tôi luyện thành Phật, Bồ Tát, Thanh văn, Duyên giác. Biến hóa sai một chút thì kết quả sẽ sai khác xa lắc, muốn trở lại thì cũng chẳng phải dễ đâu.
- Không tu hành mà muốn thành Phật: Chẳng có chuyện đó.
- Vô minh tức là không hiểu biết. Căn bản của vô minh là ái dục.
- Bạn chớ nghĩ rằng mình có cảnh giới rồi cho rằng đó là tốt. Có cảnh giới nhưng bạn không nhận biết nó rõ ràng thì sẽ rước ma.
- Bất luận là bạn thấy việc gì, đừng nên bị cảnh ấy lay chuyển, đừng nên chạy theo cảnh giới ấy. Phải làm sao? Phải xem nó như không có. Gặp cảnh giới và không gặp cảnh giới, tâm bạn phải như nhau. Không sinh tâm vui mừng, cũng không sinh tâm ghét bỏ.
- Rất nhiều người đời chỉ ăn rồi chờ chết, lãng phí thời giờ. Ai cũng vậy: Sáng sớm ngủ dậy, là bận rộn này nọ cho tới tối về lên giường ngủ. Cũng chỉ vì ba miếng cơm mà bôn ba. Sống như cục thịt biết đi, chẳng có chút giá trị, ý nghĩa gì cả, thì sống và chết có gì bất đồng?
- Bởi do con ngưòi có tâm sân nên mới có hỏa tai (nạn cháy). Có tâm tham nên mới có thủy tai (nạn lụt lội). Có tâm si nên mới có phong tai (nạn gió bão). Ba tai nạn vốn do ba độc tham sân si mà ra. Chúng ta ai ai cũng có đủ ba độc trong tâm. Nếu tâm ấy một ngày một lớn mạnh thì tới một lúc nào đó, nó sẽ tạo thành đại tai nạn.
- Bên ngoài có máy vi tính (computer), bên trong tự tánh chúng ta cũng có máy vi tính, gọi là thần não, thánh não hay Phật não. Cũng tức là đại trí huệ. Tuy khoa học tiến bộ, song phương hướng của nó hướng ngoại, nên càng truy tìm chân lý thì càng rời xa chân lý. Các vị khoa học gia chỉ dụng công nơi ngoài da, do vậy dường như có điều sở đắc, nhưng kỳ thật thì đã quên mất trí huệ bổn hữu. Ðó gọi là bỏ gốc, theo ngọn.
- Lúc tu đạo không cần mình phải dùng sức mạnh để đối phó với chướng ngại. Nếu bạn chân thành thì tự nhiên mọi chuyện sẽ giải quyết êm đẹp.
- Không thể muốn tu pháp xuất thế, đồng thời chẳng chịu buông bỏ pháp thế gian. Hai chân đạp lên hai chiếc thuyền: Một thuyền đi Giang Bắc, một thuyền đi Giang Nam. Ðó là chuyện không thể làm đặng.
- Nếu muốn cái độc trong thế giới tiêu trừ thì mọi người phải ăn chay, không ăn thịt.
- Ai mà không chấp trước? Chớ nghĩ rằng, lúc tôi không có việc gì làm, tức là tôi không chấp trước. Xem thử lúc có việc, cảnh giới tới, thì bạn sẽ ra sao. Lúc không có việc gì, bạn không có phiền não, thì đó chưa phải là thiệt. Phải chờ lúc cảnh giới tới, nếu bạn nhận thức được nó, thì đó mới đáng kể.
- Người học Phật chúng ta cần thiết phải thâm nhập kinh tạng, thì mới có trí huệ rộng lớn như biển. Không thâm nhập kinh tạng thì trí huệ không sao rộng sâu như biển. Không thâm nhập kinh tạng thì cái gì sẽ như biển? Phiền não của bạn sẽ rộng như biển. Chấp trước của bạn cũng sẽ sâu như biển. Tà kiến của bạn cũng đầy như biển. Do đó việc đọc tụng kinh điển đại thừa thật vô cùng trọng yếu.
- Người xưa nói: Vạn ác, dâm đứng đầu. Ðó là đường chết, không thể đi. Bạn cứ làm chuyện dâm dục thì cũng như đi vào đường chết.
- Ðừng cho việc thiện quá nhỏ nên không làm, đừng cho việc ác nhỏ quá nên làm luôn. Việc tốt dù nhỏ đến đâu, mình cũng phải làm. Việc xấu tuy là nhỏ song mình chớ làm.
- Tu hành thì phải nhịn khổ.
- Không tranh, không tham, không truy cầu, không ích kỷ, không tự lợi, không nói dối: Ðó là việc vốn rất dễ làm, chẳng ai cưỡng bách bạn làm cả. Nhưng bởi vì bạn không chịu làm nên nghịch cảnh mới tới. Nghịch cảnh đó là việc tranh giành, việc tham lam, truy cầu, ích kỷ, tự lợi, dối trá. Từ đó mới có nạn hoạnh nghịch. Khi gặp nghịch cảnh thì bạn chịu không nổi. Vậy thì khi bạn nói dối trá, sao chẳng cảm giác là chịu không nổi chớ?
- Giới tức là cử tâm động niệm, bạn không được sinh tất cả thứ gì xấu ác.
- Ðịnh tức là thành tích của tu giới. Nếu bạn trì giới cho lâu thì sẽ có định lực. Ðịnh lực tiếng Phạn gọi là samadhi hay tam muội, nghĩa là chính định hay chính thọ. Chính định thì khác với tà định. Chính thọ thì cũng khác với tà thọ. Chính định chính thọ thì mới hợp với chánh pháp. Còn tà định và tà thọ thì không phù hợp với pháp.
- Do định phát huệ. Có trí huệ mình mới nhận thức được Phật pháp. Nhận thức được Phật pháp rồi thì mới có thể thành Phật. Do vậy tu giới định huệ là điều kiện tối căn bản để thành Phật.
- Vì sao thế giới càng ngày càng tệ? Bởi vì người ta ai cũng tranh: Bao gồm tranh danh, tranh lợi, tranh quyền hành, tranh địa vị. Nghiêm trọng nhất là tranh sắc.
- Các bạn xem: Chư đại đức cao tăng từ ngàn xưa đều từ trong khổ hạnh mà tu hành đắc đạo. Không có một vị nào do hưởng thọ mà khai ngộ. Các bạn đọc hết Ðại Tạng Kinh, cũng tìm không ra một vị.
- Nếu bạn có thể làm ba nghiệp thân khẩu ý thanh tịnh, thì niệm Phật giống như bỏ viên ngọc (làm lắng bùn) vào trong nước đục vậy. Nước đục không thể nào chẳng lắng trong. Khi tiếng niệm Phật vào tâm loạn, thì tâm ấy vốn đầy dẫy vọng niệm, cũng sẽ từ từ theo tiếng niệm Phật mà hóa mất, thành duy nhất một tiếng niệm Phật.
- Ðối với ma, bạn không nên có tâm xem nó là thù địch, mà phải xem nó là vị thiện tri thức giúp bạn tu hành.
- Học Phật thì phải đem chân tâm ra học. Nhất cử nhất động, mỗi lời mỗi việc, phải hướng về điều chân thật mà làm.
- Nhiều đời nhiều kiếp mình tạo nghiệp khác nhau, nên vọng tưởng cũng không giống nhau. Nghiệp nặng thì vọng tưởng nhiều, nghiệp nhẹ thì vọng tưởng ít. Ðó là tỷ lệ giữa nghiệp và vọng tưởng.
- Trong chùa, mình phải tiết kiệm tất cả mọi thứ, vì rằng: Thương tiếc vật của thường trụ (chùa), như bảo vệ con mắt mình.
- Không yêu không ghét là trung đạo. Tu đạo là tu cái gì? Chính là tu trung đạo. Ðối với ai mình cũng đối xử bình đẳng, từ bi quan hoài. Song le bạn phải cẩn thận trong hành động, không để lọt vào lưới tình, rọ ái.
- Tâm của mình thì kẻ khác (tha) ở (tại). Không phải là mình (tự) ở (tại). Vì kẻ khác ở nên dù mình có đó nhưng tâm mình không ở đó.
nh điển hình
Kinh sách mới
Chú Lăng Nghiêm là Chú quan trọng nhất, hơn hết thảy trong các Chú. Bao gồm hết thảy thể chất và diệu dụng của Phật Pháp. Chú này chia làm năm bộ : Kim Cang bộ, Bảo Sinh bộ, Liên Hoa bộ, Phật bộ và Nghiệp bộ. Năm bộ Kinh này thuộc về năm phương : 1. Kim Cang bộ : Thuộc về phương Ðông, Ðức Phật A Súc là chủ. 2. Bảo Sinh bộ : Thuộc về phương Nam, Đức Phật Bảo Sinh là chủ. 3. Phật bộ : Thuộc về chính giữa, Đức Phật Thích Ca Mâu Ni là chủ. 4. Liên Hoa bộ : Thuộc về phương Tây, Đức Phật A Di Ðà là chủ. 5. Nghiệp bộ : Thuộc về phương Bắc, Đức Phật Thành Tựu là chủ.
Nếu người không có căn lành, thì đừng nói đến tụng niệm, dù ba chữ « Chú Lăng Nghiêm » cũng không nghe được, cũng không có cơ hội nghe được. Các vị bây giờ dùng máy vi tính tính thử xem, dùng thần não của bạn tính thử xem, hiện tại trên thế giới nầy, người tụng Chú Lăng Nghiêm nhiều, hay là người không biết tụng Chú Lăng Nghiêm nhiều ? Người nghe được tên Chú Lăng Nghiêm nhiều ? Hay là người không nghe được tên Chú Lăng Nghiêm nhiều ? Cho nên các vị đừng xem mình là người rất bình thường, bạn đã nghe được Phật pháp, đây đều là trong vô lượng kiếp về trước đã từng gieo trồng căn lành, đắc được diệu pháp thâm sâu vô thượng, các vị đừng để pháp môn nầy trôi qua.
Bộ Kinh Hoa Nghiêm nầy còn gọi là Kinh Pháp Giới, cũng gọi là Kinh Hư Không, tận hư không khắp pháp giới, chẳng có một nơi nào mà chẳng có Kinh Hoa Nghiêm ở đó. Chỗ ở của Kinh Hoa Nghiêm tức cũng là chỗ ở của Phật, cũng là chỗ ở của Pháp, cũng là chỗ ở của Hiền Thánh Tăng. Cho nên khi Phật vừa mới thành chánh giác, thì nói bộ Kinh Hoa Nghiêm nầy, để giáo hoá tất cả pháp thân Ðại Sĩ . Vì bộ Kinh nầy là Kinh vi diệu không thể nghĩ bàn, do đó bộ Kinh nầy được bảo tồn ở dưới Long cung, do Long Vương bảo hộ giữ gìn. Về sau do Ngài Bồ Tát Long Thọ, xuống dưới Long cung đọc thuộc lòng và ghi nhớ bộ Kinh nầy, sau đó lưu truyền trên thế gian.
Bấy giờ, Thiện Tài đồng tử ở chỗ Dạ Thần Hỉ Mục Quán Sát Chúng Sinh, nghe môn giải thoát Phổ hỉ tràng, tin hiểu hướng vào, biết rõ tuỳ thuận, suy gẫm tu tập. Nhớ hết những lời dạy của thiện tri thức, tâm không tạm xả, các căn chẳng tán, một lòng muốn gặp được thiện tri thức. Siêng cầu khắp mười phương không giải đãi. Muốn thường gần gũi sinh các công đức, đồng một căn lành với thiện tri thức. Đắc được hạnh phương tiện thiện xảo của thiện tri thức. Nương thiện tri thức vào biển tinh tấn, trong vô lượng kiếp thường chẳng xa lìa. Nguyện như vậy rồi, bèn đi đến chỗ Dạ Thần Phổ Cứu Chúng Sinh Diệu Đức.
Bấy giờ, Thiện Tài đồng tử một lòng muốn đi đến chỗ Ma Gia phu nhân, tức thời đắc được trí huệ quán cảnh giới Phật.Bèn nghĩ như vầy: Thiện tri thức nầy xa lìa thế gian. Trụ nơi không chỗ trụ, vượt qua sáu xứ. Lìa tất cả chấp trước. Biết đạo vô ngại, đủ tịnh pháp thân. Dùng nghiệp như huyễn mà hiện hoá thân. Dùng trí như huyễn mà quán thế gian. Dùng nguyện như huyễn mà giữ thân Phật. Thân tuỳ ý sinh, thân không sinh diệt, thân không đến đi, thân chẳng hư thật, thân chẳng biến hoại, thân không khởi tận, thân hết thảy tướng đều một tướng, thân lìa hai bên, thân không y xứ, thân vô cùng tận, ...
Tôi tin rằng bộ Kinh nầy được giảng lần đầu tiên tại nước Mỹ, các vị cũng là những người đầu tiên được nghe. Bộ Kinh Hoa Nghiêm nầy, là vua trong các Kinh Phật, cũng là vua trong vua. Kinh Diệu Pháp Liên Hoa cũng là vua trong các Kinh, nhưng không thể gọi là vua trong vua. Bộ Kinh Hoa Nghiêm Đại Phương Quảng Phật nầy, là vua trong vua, là bộ Kinh dài nhất trong Kinh điển đại thừa mà đức Phật nói, nhưng thời gian nói không dài quá, chỉ trong hai mươi mốt ngày, thì đức Phật Thích Ca Mâu Ni nói xong bộ Kinh Hoa Nghiêm nầy.
Kinh Diệu Pháp Liên Hoa, ở trong năm tầng nghĩa lý huyền diệu, thì huyền nghĩa thứ nhất là giải thích tên Kinh. Bộ Kinh nầy dùng Diệu Pháp Liên Hoa làm tên. Diệu Pháp là pháp, Liên Hoa là ví dụ, vì Phật Pháp vi diệu thâm sâu, một số người không dễ gì hiểu nổi, cho nên dùng liên hoa (hoa sen) để ví dụ, do đó bộ Kinh nầy lấy pháp và dụ làm tên. Cứu kính thì diệu pháp là gì ? diệu đến cỡ nào ? tốt đến cỡ nào ? Nay tôi nói cho bạn biết, sự diệu nầy không thể dùng tâm suy nghĩ, không thể dùng lời bàn luận, không thể dùng tâm để dò, nghĩ cũng nghĩ không hiểu nổi; nghĩ muốn hiểu biết thì nói không đến được sự diệu của nó.
Bấy giờ, Ngài Xá Lợi Phất hớn hở vui mừng, bèn đứng dậy chắp tay chiêm ngưỡng đức Thế Tôn, mà bạch Phật rằng : Hôm nay nghe đức Thế Tôn nói pháp nầy, tâm con rất hớn hở được chưa từng có. Tại sao ? Vì xưa kia con theo Phật nghe pháp như vầy : Thấy các vị Bồ Tát được thọ ký sẽ thành Phật, mà chúng con chẳng được dự vào việc đó, rất tự cảm thương, mất đi vô lượng tri kiến của Như Lai. Ðức Thế Tôn ! Con thường một mình ở dưới gốc cây nơi rừng núi, hoặc ngồi hoặc đi kinh hành, bèn nghĩ thế nầy : Chúng con đồng vào pháp tánh, tại sao đức Như Lai dùng pháp tiểu thừa mà tế độ ? Ðó là lỗi của chúng con, chứ chẳng phải đức Thế Tôn vậy.
Quyển Ý Nghĩa Đời Người này rất thâm thuý, tuy cố H.T Tuyên Hoá thuyết giảng lời lẽ giản dị, mộc mạc, nhưng nghĩa lý rất cao thâm huyền diệu, đi vào tâm người. Nếu người tu học, đọc hết quyển sách này, y theo trong đó mà thực hành, thì sẽ giác ngộ được ít nhiều ngay trong đời này, không cần phải tìm cầu đâu xa vời. Đặc biệt cố Hoà Thượng nhấn mạnh về Sáu Đại Tông Chỉ của Vạn Phật Thành đó là : Không tranh, không tham, không cầu, không ích kỷ, không tư lợi, không nói dối. Sáu đại tông chỉ này cũng có thể nói là kim chỉ nam của người tu hành, dù xuất gia, hay tại gia, đều lợi lạc vô cùng, nhất là thời đại ngày nay.