21- Pháp sách-nhiễu mọi điều ở Huế Vừa rồi việc lớn lễ thành,
Pháp-lan lại tới hứng hành sách yêu.
Mấy nơi hiểm-yếu đất nhiều,
Khiến nhường đó ở, chẳng theo ắt ngầy.
Bình-đài chiếm trước về tay,
Kinh-thành hai mặt đất nay cũng nhường,
Mưu sâu cứ hiểm tự cường,
Khiến ta lâm biến khôn đường giữ ngăn.
Sợ oai dám nói phải chăng,
Ôm lòng vuốt dạ ăn năn thêm sầu.
Lại hiềm tòng-phục người Tàu,
Vua Tàu phong ấn, truyền mau nộp rày.
Lửa gần rất khổ nỗi Tây,
Nước xa để đợi Tàu hay còn gì.
Phải đem ấn nọ nộp đi,
Tây liền tiêu-hủy chẳng vì chẳng phân.
Quan ta ai dám nói rằng,
Mặt nhìn miệng cũng ngập-ngừng chân lui.
22- Quyền thần hoành-hành trong kinh Nỗi Tây lấn hiếp đã rồi,
Nỗi mình lấn hiếp nghĩ thôi rất kỳ.
Chẳng qua gặp buổi suy-vi,
Hoàng thân quốc thích gian-nguy khôn cùng.
Ở đời chẳng giữ đạo trung,
Xu viêm phụ nhiệt những mong sang quyền
Gặp khi đến lúc ngả nghiêng,
Người nghèo, ắt cũng lụy liên tới mình.
Lạng-công xẩy gặp bất-bình,
Quốc-công Tuy-lý thất-kinh lo lường.
Sợ rằng bầy đảng tội mang,
Tới cầu Pháp-quốc giải nàn họa may.
Nào hay Tây chẳng nạp rày,
Phải về chịu phép thoát nay không đường.
Một nhà thảy bị
giam phòng,
Ông Phong, ông Hải cũng mang tai nàn.
Hường Phì, Hương Giáp hai chàng,
Đều tra thuốc độc chẳng khoan nỡ lòng.
Ngạnh cường chẳng khứng phục tòng,
Kỳ-anh-Công cũng theo vòng chết oan.
Thương thay lá ngọc cành vàng,
Vì sao nên nỗi lạc ràng khổ thay ?
Bảo thân phải có chước hay,
Thời chi đến nỗi
họa lây lửa thành.
Sợ lo ai nấy giữ mình,
Ai làm nguy khổ oan tình mặc ai.
Kêu-rêu nào dễ thấu trời,
Đã đành chậu úp khôn soi chốn mờ.
Vua thời còn hãy ấu thơ,
Mặc lòng sinh sát bắt tha uy quyền.
Tiếm dùng nghi-vệ chẳng kiêng,
Lung-lăng ngấp-nghé ý riêng đã bày.
Binh quyền trao kẻ chân tay,
Mộ quân Phấn-nghĩa để nay hộ mình.
Hường Chuyên lại với Hường Thành,
Vốn cùng mưu mật nỡ đành giết oan,
Chút hờn chẳng khứng
nhiêu khoan Đãi người luống những bạo tàn
nghi sai.
Pháp tiền dân chẳng vâng lời.
Phố-phường chợ búa bời bời dậy la.
Uy hành cấm trấp hỏi tra,
Song dân chẳng phục dức la thêm ồn.
Phải dùng ý chỉ cam ngôn,
Khâm tuân phủ dụ biết tôn biết vì.
Gẫm xem việc nước suy-vi,
Cũng vì
hối hóa tiền kia thông đồng.
Làm tôi chẳng giữ sạch trong,
Phì gia ích kỷ thửa lòng làm sao,
Vả rằng nhà nước tổn hao,
Chưng nay tế-tự thể nào cũng nên.
Thọ-xuân-Vương cũng hòa khen,
Bên bày tân lễ
giảm quyên quá chừng.
Thánh xưa lời để dạy răn,
Mất dê mất lễ ấy rằng sao nên.
Đều là chính lệnh
quai khiên,
Đứa ngu chịu tội người hiền lánh thân.
Đành lòng trông đợi ấu quân,
Lớn khôn sửa trị họa chăng sau này.
23- Vua Kiến-phúc mất Nào ngờ nhiều nỗi chẳng may,
Trị vì sáu tháng bệnh rày lại mang.
Hết lòng khấn vái thuốc thang,
Gẫm âu số mệnh đành khôn cải trời.
Nương mây phút sớm tếch vời,
Năm thân tháng sáu rụng rời cành xuân.
Tưởng ân quyến cố
truân truân,
Mười phân báo bổ chút phân chưa đền.
Luống làm tiện việc chẳng kiêng,
Bồi lăng nay cũng phục bên cấm thành.
24- Tường và Thuyết nói có di-chiếu lập ông Ưng Lịch Nghĩ đời nhiều chuyện trá-trênh,
Bỗng đâu lại có sự sinh dường này.
Di ngôn cũng có lời nay,
Cũng là niên thiếu em rày dám trao.
Thật chăng dường dễ biết bao,
Nghe rằng di chúc truyền giao phụ-thần.
Kỳ-anh lại với Gia-hưng,
Đem lời phải chẳng phân trần tâu qua.
Phán rằng: "Việc có quan gia,
Để xem triều-sĩ nói ra thế nào."
Phên dày đã dễ mèo quào đặng vay.
Tiên mưu vốn đã định rày,
Luống là trác họa chẳng hay giữ mình.
Lượng trên há chẳng thấu tình,
Chỉn lo rối lọan triều-đình khôn an.
Dụ truyền: "Di-chúc có ban,
Bảo phò phó mặc các quan lo lường."
Mừng đà quốc bính quyền đương,
Lăm phò thiếu chúa chi màng trưởng quân.
Ẩn-vi việc ấy khôn phân,
Cơ-quan quỉ-quyệt ai chăng lắc đầu.
Chẳng lo nghị-luận về sau,
Cành kia cỗi nọ chắp nhau là dường.
Để lòng ai dám nói bàn,
Việc Đình-Phùng đó ngay can ích gì.
Cùng nhau vâng thuận một bề,
Hãy xem việc nước yên nguy sau này.
25- Vua Hàm-Nghi lên ngôi Tôn vương bèn mới chọn ngày,
Hàm-nghi niên-hiệu ban ngay trong ngoài.
Lập triều bái hạ đủ người,
Kỳ-anh thiếu mặt khen tài cả gan.
Vậy nên đến nỗi chết oan,
Râu hùm vuốt ngược phòng toan khỏi vào.
Làm cho thiên hạ trông vào.
Hoàng thân còn vậy, huống bao những người.
Kinh tâm ai chẳng nép oai,
Người Tây thấy trái thử chơi buông lời:
"Làm vua há chẳng có người,
Mà đem con trẻ thay ngôi cầm quyền.
Gia-hưng tác lớn đức hiền,
Chưng nay sửa trị lý nên ủng phò."
Yếm tình lời thử họa cho,
Nên hư há đó, âu lo việc mình.
Nghe rằng san sát hãi kinh,
Khéo lời ngon ngọt, khoe đành dạ thưa.
Êm tai Tây mới lấp ngơ,
Ủng phù triều yết như xưa vỗ về.
Chú thích:
Bình-đài: là tên gọi Mang-cá ở thành Huế.
Nước xa để đợi Tàu hay còn gì: Tác giả không biết tình thế nước Tàu lúc ấy cũng nguy-ngập lắm. Dẫu có biết tình thế nước Việt-nam, thì cũng đến ký hiệp-ước với nước Pháp ở Thiên-tân là cùng.
Xu viêm phụ nhiệt: là chạy đến chỗ lửa nóng, nương-tựa chỗ nóng ấm, tức là nói người siểm nịnh.
giam phòng: Vần phòng không hợp vận với vần dường và vần mang,
họa lây lửa thành: cũng như nói : cháy thành vạ lây.
nhiêu khoan: cũng như khoan-dung.
nghi sai: là ngờ-vực. Ý nói Tôn-thất Thuyết đa nghi hay giết người.
Pháp tiền: là tiền sềnh đúc theo niên-hiệu Tự-đức mỏng và xấu.
Phải dùng ý chỉ: dùng ý chỉ nhà vua mà phủ dụ nhân-dân.
Khâm tuân phủ dụ: kính theo người trên mà phủ dụ người dưới. hối hóa: là của cải vàng lụa v.v... Ý nói lấy hối-lộ rồi bắt dân tiêu tiền sềnh.
giảm quyên: là bỏ bớt. Bỏ bớt các lễ tế-tự.
quai khiên: là trái ngược, sai lầm.
Gẫm âu số mệnh đành khôn cải trời: Câu này chắc là chép sai thành ra lạc vận.
Năm thân tháng sáu rụng rời cành xuân: Vua Kiến-phúc mất, có một điều rất bí-ẩn, là người ta nói rằng : Ngài mắc bệnh đậu mùa, nằm trong điện, đêm nghe tiếng giày đi. Ngài hỏi ai đi đó, thì thấy Nguyễn văn Tường tâu rằng :"tôi". Ngài quở rằng : "Đêm hôm thày vào làm gì trong cung ?". Tường không nói gì, rồi sáng hôm sau thì vua Kiến-phúc mất. Người ta nghi là Tường cho thuốc độc giết vua. Việc này chưa rõ thực hư thế nào, nhưng cũng ghi vào đây để làm một chuyện đáng ngờ.
truân truân: là săn-sóc dặn-dò.
Bồi lăng nay cũng phục bên cấm thành: Nói vua Kiến-phúc mất không có lăng riêng, chỉ để bên cạnh lăng vua Dực-tông.
Mừng đà quốc bính quyền đương: Đây là nói bọn quyền-thần đắc-ý, lập thiếu chúa để được giữ quyền bính.