Chuyện Tiểu Yến Tử đại náo thư phòng, gần như lập tức được loan truyền khắp cung đình, nó trở thành câu chuyện bàn luận trong lúc trà dư tửu hậu của các nhà quan, mọi người bỗng cảm thấy nể vì cái cô cát cát dân dã mà vua Càn Long mới nhận về, một cát cát gần như chẳng có một chữ lận lưng, lại có thể làm cho một vị học sĩ trình độ cao thâm khốn đốn. Và câu chuyện được mặ c sức thêu dệt để trở nên huyền thoại.
Mặc cho mọi người ca ngợi tâng bốc ra sao. Tiểu Yến Tử vẫn chẳng muốn ở lại, vẫn muốn ra khỏi chốn cung đình, không ra được khỏi đây, không gặp được Tử Vy, Tiểu Yến Tử chỉ bứt rứt càng bực dọc. Đối với Yến Tử chuyện làm cát cát chẳng sướng chút nào, mà càng lúc càng ngộp hơn.
Cũng trong lúc đó, Tử Vy cũng đã quyết định thôi thì để Tiểu Yến Tử đóng vai cát cát luôn và nàng thì rút lui.
Hôm ấy Nhĩ Khang đến phòng của Tử Vy, tình cờ phát hiện thấy Tử Vy đang sắp xếp gọn gàng quần áo. Hai người cũng đã chuẩn bị xong, như muốn làm một cuộc hành trình xa. Nhĩ Khang giật mình:
- Các người định đi đâu vậy?
Tử Vy bình thản:
- Định sang phòng khách chào Phước đại nhân, Phước Tấn và hai huynh.
- Chi vậy? Có chuyện gì không? Cha tôi đi viếng chú sáu chưa về, còn Nhĩ Thái thì vào cung, nên cũng không có mặt ở nhà.
- Thế à?
Tử Vy có vẻ thất vọng:
- Có chuyện gì? Nói lại với tôi được không?
- Tôi định đến đấy để cảm ơn tất cả về những ngày tôi được ở lại đây, tôi đã làm phiền quá nhiều người, được mọi người chăm sóc tử tế. Còn bây giờ tôi thấy, mọi việc đâu đã vào đấy rồi. Chẳng thể làm gì khác hơn, nên muốn cáo từ. Quần áo của Phước Tấn cho mượn mặc khi tôi ở đây, thì chúng tôi cũng đã giặt giũ sạch sẽ, xếp gọn để trên giường...
Nhĩ Khang giật mình. Đưa mắt nhìn khắp phòng quả là phòng đã được lau chùi gọn, sạch sẽ nên lúng túng nói:
- Tại sao bỏ đi vội vã thế? Có phải ở đây chúng tôi đã làm điều gì gây phiền cho cô?
Tử Vy lắc đầu:
- Đâu có, đâu có! Mọi người cư xử với tôi quá tốt. Điều đó làm tôi áy náy, không muốn làm phiền thêm, với lại đây là lúc tôi phải trở về vị trí của mình.
Nhĩ Khang nhìn Tử Vy, đột nhiên cảm thấy bối rối, lo lắng hỏi:
- Cái gì mà trở về vị trí của mình? Cô muốn nói là về Viện người nghèo hay về hoàng cung? Về Tế Nam? Cô có thể nói rõ một chút được không?
Câu hỏi của Nhĩ Khang làm Tử Vy chợt thấy xót xa, nàng chỉ nói:
- Vâng, trời đất rộng lớn thế này, không lẽ chẳng có nơi nào là của ta? Có điều có một nơi nó không còn là của ta nữa thì tôi đã biết rồi.
Nhĩ Khang liếc sang Kim Tỏa, Kim Tỏa hiểu ý, cúi đầu.
- Đại thiếu gia ở đây nói chuyện nhé, tôi có chuyện ra ngoài một chút!
Kim Tỏa bước ra ngoài khép cửa lại, Tử Vy chợt thấy bất an, nhưng không biết làm gì chỉ cúi nhìn xuống. Nhĩ Khang thấy không còn ai ngoài hai người nên bạo dạn hẳn, bước tới
- Tử Vy này, tôi xin nói thật! Tôi chưa muốn để cô đi chút nào!
Tử Vy giật mình nhìn lên:
- Sao vậy?
- Bởi vì... chúng tôi... kể cả Ngũ A Ca, đã tạo quá nhiều áp lực, khiến cho cô phải chịu thiệt thòi, bỏ cả ý định đi tìm cha. Bọn chúng tôi đều biết, cô mới thật sự là cát cát, nhưng vì ích kỷ, vì hẹp hòi muốn bảo vệ cho người mình cần bảo vệ, mà nhần tâm ém nhẹm thân thế của cô. Đó là một điều đáng ân hận, và để chuộc lại phần nào lỗi lầm của mình chúng tôi muốn cô xem đây, xem nhà chúng tôi là nhà của cô, chúng tôi muốn được giúp đỡ để đền bù lại phần nào sự sai lầm đó.
- Hảo ý của huynh tôi đã biết rồi. Thật ra thì chẳng có gì để mà bứt rứt cả. Chính tôi đã chọn con đường bỏ cuộc cơ mà? Tôi chẳng muốn vì một hư danh mà phải làm người khác chết. Vậy thôi, ở đây cả nhà huynh, ai cũng cư xử tốt với tôi cả. Tôi hết sức cảm ơn chuyện đó. Nhưng có thế nào thì đây cũng không phải là nhà của tôi. Tôi ở đây sẽ có cảm giác chùm gởi thế nào đấy. Không thực tế tí nào, vì vậy tốt nhất là huynh hãy để tôi đi đi!
Nhĩ Khang bối rối:
- Nhưng mà thân thế của cô nếu ở lại cũng có dịp để chứng minh, mà biết đâu rồi dịp đó sẽ đến nếu cô ở lại nhà tôi, để theo dõi tin tức trong cung đình theo dõi được Tiểu Yến Tử hành động ra sao, rồi tình cam? của Hoàng thượng... ở đây mới có thể biết rõ mọi việc, có phải hơn không? Đó là chưa nói bọn tôi cũng đã sắp xếp để cô vào cung gặp Tiểu Yến Tử rồi mà?
- Nhưng tôi hiểu rất rõ, chuyện thâm nhập vào cung là một việc làm nguy hiểm và có thể làm liên lụy đến gia đình huynh. Vì vậy không cần thiết nữa, đọc được thư của Tiểu Yến Tử xong là đủ rồi, tôi rất an phận chỉ cần mọi người bình an hưởng phần phúc của mình là tốt rồi.
- Nhưng mà... nhưng mà... hẳn cô vẫn muốn gặp mặt Hoàng thượng một lần chứ?
Tử Vy thở dài:
- Gặp để mà làm gì? Gặp rồi chẳng nhận được, thì như không, tốt nhất ngồi đó tưởng tượng còn có lý hơn.
Nhĩ Khang nói tới nói lui mà Tử Vy vẫn có ý đi, nên chẳng biết làm sao.
- Vậy... vậy có nghĩ là cô đi thật à?
- Vâng!
Nhĩ Khang nhìn Tử Vy, sắc đẹp và tính tình Tử Vy những ngày qua đã làm Khang siêu lòng. Khang không đành lòng để Tử Vy đi, vì vậy cuối cùng đành thú thật.
- Tất cả những lý do để giữ cô lại đều không được vậy thì... vậy thì nếu tôi nói là... là tôi muốn cô ở lại vì tôi... được không?
Câu hỏi của Nhĩ Khang làm Tử Vy giật mình, nàng tròn mắt nhìn lại Nhĩ Khang. Chỉ thấy trước mặt là một chàng trai đa tình với ánh mắt nài nỉ, chờ đợi. Cái ánh mắt đó chợt làm Tử Vy bối rối, sợ hãi.
- Huynh... huynh nói vậy là sao?
- Cô thông minh như vậy mà không hiểu ý tôi sao? Từ cái hôm chận đường kiệu hoa, cô ngã dưới chân tôi cô nắm lấy vạt áo tôi, thảm thiết đọc hai câu thơ Hoàng thượng viết... là tôi như kẻ mất hồn. Rồi sau đó cô ngụ ở đây, ngày ngày chúng ta gặp nhau, tình cảm của cô, tài danh của cô, tấm lòng của cô đã chinh phục tôi, khiến tôi chẳng còn một sức kháng cự nào cả.
Nhĩ Khang nói luôn một hơi, làm Tử Vy càng lúng túng. Nhĩ Khang thấy vậy, chợt hối hận, nói:
- Đúng ra tôi không nên nói ra những điều đó phải không? Tôi thật thô lỗ. Cô là cành vàng lá ngọc của Hoàng thượng, vậy mà tôi lại có ý tưởng điên rồ như vậy? Xin lỗi, mong không bị cô đánh giá, nhưng chỉ muốn cô hiểu cho tấm lòng.
Tử Vy yên lặng một chút, đáp:
- Không phải đâu, hiện giờ tôi nào có còn là lá ngọc cành vàng gì của Hoàng thượng. Tôi đã nói với huynh rồi tôi chỉ là người bình thường như bao nhiêu người bình thường khác. Còn tệ hơn, chỉ là một đứa con gái mồ côi, không cha không mẹ, thì nào có giá trị gì? Cành vàng lá ngọc là huynh đó, vì huynh là con trai của Đại học sĩ là người được Hoàng thượng ưa chuộng. Sau này rồi huynh sẽ tìm được người xứng đôi, môn đăng hộ đối để lấy làm vợ. Còn tôỉ Thú thật với huynh, tôi sống với mẹ từ nhỏ không cha, nên rất tự tị Chẳng dám nghĩ xa suy rộng đâu.
Nhĩ Khang nghe Tử Vy nói vậy, xúc động:
- Tại sao vậy? Tại sao không? Cô có quyền mà? Cô vẫn là...
Tử Vy thấy thái độ của Nhĩ Khang quá nhiệt tình, sợ hãi lùi ra sau một bước. Hành động của Tử Vy làm Nhĩ Khang thấy như bị xúc phạm, chàng đỏ mặt nói.
- Xin lỗi! Có lẽ hôm nay đầu óc tôi không được tỉnh táo, nên nói lung tung. Cô có thể coi những điều tôi vừa nói là chẳng có đi, còn chuyện muốn đi thì xin khoan đi, đợi tôi báo cho ba mẹ tôi biết xong, tôi sẽ đưa cô đi không muộn.
Nhĩ Khang dứt lời, không nhìn Tử Vy, vội bước về phía cửa, Tử Vy xúc động, chạy theo chận ngang:
- Thôi được rồi, tôi ở lại vậy!
Nhĩ Khang không tin, tròn mắt:
- Cô nói gì thế?
Nhưng rồi ánh mắt thành thật của Tử Vy làm Nhĩ Khang hiểụ Vâng, từ khi đến nhà họ Phước đến nay nhiệt tình và cách cư xử tốt đẹp của Nhĩ Khang đã để lại trong lòng Tử Vy bao nhiêu cảm kích. Bây giờ lời bày tỏ chân thật của Nhĩ Khang, lại như một sức mạnh. Khiến Tử Vy không biết tình cảm mình ra sao. Chỉ thấy một điều, trái tim mình đã bị thái độ của chàng trai này làm rung động Tử Vy lập lại
- Vì cái lý do cuối cùng của huynh, tôi đành ở lại!
Nhĩ Khang cảm động và quên đi sự cách biệt, nắm lấy tay Tử Vy, làm nàng nóng cả mặt, nhưng không hiểu sao lại không rút tay lại. Và lúc này Tử Vy mới nghĩ đến lời Nhĩ Khang thường nói, sự lầm lẫn làm hoán đổi vị trí giữa Tiểu Yến Tử và Tử Vy. Biết đâu là sự sắp đặt của trời. Tử Vy hiểu rồi, Tái ông thất mã, mất góc đông trì được góc Tâỵ Nếu Tử Vy vào cung trót lọt thì đâu có vào Phước phủ. Sự tương ngộ với Nhĩ Khang đâu có xảy ra. Tử Vy dịu dàng nhìn Nhĩ Khang và nàng cảm thấy chẳng còn chút ganh tị nào với Tiểu Yến Tử nữa.
Cũng trong thời gian đó, Tiểu Yến Tử ở trong Hoàng cung. Tiếp tục gặp chuyện rắc rối. Chuyện làm cát cát quả thật dẫy đầy khó khăn.
Tiểu Yến Tử hoàn toàn chẳng ngờ là Hoàng hậu cuối cùng rồi cũng tìm được cách thuyết phục được đức vua. Để đức vua chẳng những quan tâm đến chuyện học vấn của Yến Tử, mà còn đòi hỏi Yến Tử phaỉ nề nếp.
Chuyện học vấn thì còn tạm đối phó được (nhờ có sự hổ trợ của Vĩnh Kỳ và Nhĩ Thái) nhưng còn chuyện Lễ nghi sinh hoạt thường ngày thì hoàn toàn chịu thua. Tiểu Yến Tử như con chim đang bay tự do, chợt nhiên bị nhốt vào lồng còn bị bắt tập nhảy theo ý người: Mà người tập cho nó hót, nó nhảy ở đây khổ thay, lại là kẻ từng căm thù nó, đấy là Dung ma ma.
Đối với Tiểu Yến Tử đấy hoàn toàn là một bất ngờ, một đại họa!
Chuyện càng xui xẻo hơn là cái hôm vua dẫn Hoàng hậu và Dung ma ma đến Thấu Phương Trai, cũng là lúc Tiểu Yến Tử đang bò càng dưới đất với đám Tiểu Đặng Tử, Tiểu Trác Tử, Minh Nguyệt, Thể Hà chơi trò ném đáo ăn tiền. Bốn tay cung nữ lẫn thái giám hoàn toàn làm theo lời Tiểu Yến Tử quỳ dưới đất mê mẩn với trò chơi đỏ đen vì vậy chẳng ai phát hiện được người lạ mặt đến nhà. Đến khi Tiểu Yến Tử nghe tiếng bọn thái giám Tiểu Lộ Tử hầu vua, hô to “Hoàng thượng giá lâm, Hoàng hậu giá lâm!” để giật mình nhìn lên, thì đã thấy vua Càn Long và Hoàng hậu đứng trước mặt.
Tiểu Yến Tửcuống lên đứng dậy, đám cung nữ thái giám thì sợ hãi, vừa đứng bật dậy đã vội vã quỳ xuống dập đầu. Sự luống cuống làm cho bao nhiêu hòn đáo và tiền đồng lăn cả ra đất.
Tiểu Yến Tử vội quỳ xuống lớn tiếng tung hô:
- Cung thỉnh Hoàng A Ma thánh an! Hoàng hậu kim an.
Hoàng hậu thấy cảnh hỗn loạn vậy, mỉm cười đắc thắng, giả vờ hỏi:
- Cát cát đang làm gì mà vui dữ vậy?
Vua Càn Long thì châu mày, có vẻ khó chịu, nhưng rồi khi nhìn thấy những đồng tiền rơi vãi dưới đất và những hòn đáo đã không dằn được hỏi.
- Ai cho phép mang những thứ này vào đây vậy?
Tiểu Yến Tử sợ thuộc hạ bị phạt, vội vã tâu:
- Hoàng A Ma! Xin người đừng mắng bọn họ, tất cả là do con sai họ ra ngoài mua cho con, để trong lúc rảnh rỗi giải trí thôi.
Vua Càn Long nghe nói vô cùng tức giận, nhưng chỉ quay sang đám thái giám quát:
- Tiểu Đặng Tử! Tiểu Trác Tử! Các ngươi thật quá lắm, các ngươi muốn dạy hư cả cát cát ư?
Tiểu Đặng Tử và Tiểu Trác Tử nghe quát sụp xuống:
- Dạ... dạ tụi tôi... nô tài đáng chết ạ.
Hoàng hậu châu mày:
- Cái gì mà tụi tôi, nô tài... lộn xộn vậy? Ai cho các ngươi xưng là tụi tôi chứ?
Tiểu Yến Tử vội vàng bào chữa:
- Dạ... tại con bảo bọn họ xưng là tụi tôi, con không cho phép họ xưng là nô tài đáng chết. Vì vậy Hoàng A Ma, Hoàng hậu có muốn phạt, muốn mắng con cái gì thì mắng. Đừng có cái gì cũng đổ lên đầu họ.
Vua Càn Long liếc nhanh về phía Hoàng hậu, bực dọc nói:
- Ái khanh có lý! Tiểu Yến Tử không thể không học luật lệ kỷ cương được!
Và quay sang Tiểu Yến Tử, ông lớn tiếng:
- Tiểu Yến Tử! Sang đây nào!
Thấy sắc diện của vua Càn Long. Tiểu Yến Tử biết là sẽ gặp chuyện rắc rối, nên sợ sệt bước tới. Vua phán:
- Bắt đầu ngày mai, ngày chẵn ngươi phải đến thư phòng học viết học đọc với thầy Kỷ, còn ngày lẻ thì sẽ được Dung ma ma dạy phép tắc cư xử trong cung đình. Dung ma ma là vú nuôi lớn tuổi nhất trong cung nên nghi lễ đều biết. Ngươi phải lễ phép vâng lời. Chuyện hôm trước không được để xảy ra lần thứ haị Nếu ngươi còn bày trò trèo lên cột hay đánh người, trẫm sẽ cho nhốt lại! Trẫm nói chuyện nghiêm chỉnh đấy, hãy nghe kỹ mà làm theo nhé!
Ngay lúc đó Dung ma ma bước tới, thi lễ trước mặt Tiểu Yến Tử:
- Dung ma ma tham kiến cát cát! Cát cát vạn tuế vạn vạn tuế!
Tiểu Yến Tử lui về sau một bước, hét:
- Hoàng A Ma! Tại sao lại làm như vậy?
- Trẫm rất biết chuyện nuông chiều quá sinh kiêụ Người xưa cũng bao? Yêu cho roi cho vọt! Vì vậy không thể dung túng con được nữa, con phải học!
Vua Càn Long dùng thành ngữ, Tiểu Yến Tử nghe chỉ như nước chảy đầu vịt. Có điều nàng biết mình sắp bị kềm chế từ đây nên phản kháng:
- Hoàng A Ma nói gì lung tung quá! Con nghe không hiểu đâu. Nếu Hoàng A Ma muốn con không cờ bạc thì con sẽ không cờ bạc nữa là xong, cần gì lại giao con cho Dung ma ma, giao con cho bà ấy chẳng khác gì giao cho sói ăn thịt, sau này vua muốn gặp con sợ là con cũng không còn trên cõi đời này!
Dung ma ma đứng đó, sắc diện vẫn lạnh lùng. Hoàng hậu thì lắc đầu, như ý nói “Đấy! Ông thấy chưa!” Còn vua Càn Long nghe Tiểu Yến Tử nói mình nói năng lung tung đã giận cực điểm, vua thấy với con bé Tiểu Yến Tử này, không thể không cho vào khuôn phép được, nên nghiêm mặt nói:
- Trẫm đã quyết định thì không được cãi lời. Trẫm bắt học phép tắc là phải học phép tắc. Từ trước đến giờ con chẳng học hành gì cả, nên làm gì cũng không giống ai, phải cho vào nề nếp mới được. Không dung túng được nữa.
Và quay sang Dung ma ma, vua nói:
- Dung ma ma đâu!
- Dạ có thần!
- Trẫm giao cát cát cho ngươi đấy!
- Dạ! Nô tài xin tuân mệnh!
Dung ma ma cất cao giọng tấu như phần nào có ý muốn thị uy với Tiểu Yến Tử. Và thế là tai nạn đã đến với Tiểu Yến Tử bắt đầu từ hôm đó.
Lúc Dung ma ma đến dạy phép tắc kỷ cương triều đình cho Tiểu Yến Tử, không phải chỉ đi một mình, mà còn có hai đại hán đi kèm theo, một tên là Trại Oai, còn một là Trại Quảng. Hai người to như hai con trâu nước, nhưng lúc di chuyển lại chẳng có tiếng động, nên Tiểu Yến Tử biết ngay là người có võ công cao cường.
Dung ma ma thi lễ cung kính với Tiểu Yến Tử rồi chậm rãi nói:
- Hoàng thượng đặc biệt phái huynh đê. Trại Oai và Trại Quảng đến đây cùng với nô tỳ phục vụ cát cát. Hoàng thượng nói sợ có khi quá cao hứng cát cát lại trèo lên cột mà không chịu xuống như lần trước, thì hai người này sẽ có bổn phận dưa cát cát xuống.
Tiểu Yến Tử hiểu ngay đấy là lời đe dọa. Hai tay đại hán này ngó tướng đã giống như tượng đồng không dễ gì ứng phó đâu vậy là khổ tới nơi rồi! Tiểu Yến Tử quay sang nhìn Dung ma ma cố suy nghĩ tìm cách ứng phó, hoặc kéo dài buổi học, nhưng tìm mãi vẫn không ra, nên nói:
- Dung ma ma, chúng ta cần thảo luận điều kiện trước đi nhé!
Nhưng Dung ma ma nói ngay:
- Nô tỳ không dám thảo luận điều kiện gì với cát cát cả, vì nô tỳ biết rằng trong lòng cát cát chẳng hề thích học món phép tắc kỷ cương cung đình này, nhưng cát nên biết rằng nô tỳ là vâng lệnh của Hoàng thượng đến đây, để dạy, vì vậy dù cát cát có thích hay không cũng phải học nếu cát cát chịu học tốt, biết sớm, thì sẽ sớm thoát khỏi sự bực mình vì nô tỳ, mà nô tỳ cũng sớm hoàn thành bổn phận, còn trái lại chỉ có thiệt thòi cho cát cát thôi. Đấy chỉ có như vậy, mong là cát cát đừng có tìm cách đẩy tới đẩy lui, kỳ kèo điều gì cả.
Dung ma ma chậm rãi nói nhưng cương quyết, Tiểu Yến Tử biết là đã bị khóa chặt lối thoát, chỉ còn phải học thôi, nên thở dài.
- Ối lý luận gì cát cát, nô tỳ một tràng chi cho mệt. Đâu có ai bắt trả bài đâu, coi như là ta chịu thua ngươi thôi.
Thế là Tiểu Yến Tử bắt đầu học. Bài học đầu tiên là tập đi đứng. Dung ma ma làm mẫu trước, rồi diễn giảng.
- Chuyện đi đứng phải cẩn trọng chứ không phải muốn bước thế nào thì bước. Trước hết phải tập trung tư tưởng, khí định thần viên, lúc nào cũng phải đi cách người đi trước một khoảng cách nhất định. Khăn tay cầm một góc thích hợp, không được để cao hay thấp quá, rồi bây giờ mời cát cát bắt đầu đi.
Tiểu Yến Tử bắt đầu bước, nhưng Dung ma ma lắc đầu:
- Không được! Cát cát phải ngước cằm lên. Tư thế phải thật trang nghiêm, lưng thẳng một chút, mặt phải tươi tỉnh cười một chút cũng được, nhưng không được mở miệng rộng như vậy. Không được! Bắt đầu lại nào!
Tiểu Yến Tử đi lại từ đầu:
- Cát cát! Lúc bước đi phải nhìn thẳng, không được liếc trái liếc phải, cũng không được trề môi. Nào bước trở lại lần nữa đi!
Thế là Tiểu Yến Tử cứ bị bắt đi tới đi lui nhiều lần chỉ một lúc đã thấy bực dọc. Vì không sai chỗ này, thì lại sai chỗ khác. Không có lần nào là hoàn chỉnh cả.
Dung ma ma nói:
- Cát cát, phải tập trung lên nào, nếu không nội một chuyện bước đi không, phải học mười bữa hoặc nữa tháng mới xong, còn những chuyện khác nữa, mệt lắm. Với nô tỳ thì sự việc này không thành vấn đề, nhưng với cát cát cứ gặp mặt xấu xí của lão già này, hẳn không vui.
Tiểu Yến Tử không còn chịu nổi, đang đi đứng lại, khoát khoát chiếc khăn trong tay, hét với Dung ma ma:
- Ngươi đã biết là ta chúa chán cái chuyện vẽ duyên này, còn ngồi đó lải nhải khiêu khích, chọc tức ta. Bộ ngươi tưởng là ta sợ ngươi hủ? Còn lâu ta mà nhẫn nhịn luyện tập thế này, hoàn toàn là vì Hoàng A Ma chứ không phải vì ngươi đâu! Tại sao không dạy ta đi sơ sơ một lần được rồi, cứ bắt đi tới đi lui hoài vậy? Định hành hạ ta ư?
Rồi ném bỏ chiếc khăn trên tay xuống đất. Dung ma ma thản nhiên bước tới nhặt khăn, rồi ra lệnh:
- Cát cát hãy bước lại một lần nữa xem!
Tiểu Yến Tử nổi nóng:
- Nếu ta không đi lại thì sao?
- Nếu cát cát không đi thì nô tỳ xin cáo lui vậy!
Nói xong cúi đầu chào cát cát một cái rồi quay lưng ra cửa. Tiểu Yến Tử giật mình:
- Khoan đã, ngươi định đến trước mặt Hoàng A Ma để cáo tội ta ư?
- Không phải gọi là cáo tội mà là phục mệnh!
Dung ma ma lạnh lùng nói. Tiểu Yến Tử suy nghĩ một chút, thấy không nên cãi lệnh của vua Càn Long, nên bực bội chụp lấy chiếc khăn tay rồi nói:
- Thôi được rồi, được rồi! Đi thì đi chứ? Có chuyện đi đứng không mà cũng rắc rối!
Rồi Tiểu Yến Tử quặp khăn trong tay, đi rầm rập tới trước. Chiếc khăn không được giữ kỹ. Thái độ Yến Tử lại quá thô bạo, nên chiếc khăn bị đẩy bay ra cửa. Tiểu Đặng Tử, Tiểu Trác Tử và các người còn lại không nín được cười. Chỉ có Dung ma ma là vẫn mặt lạnh như tiền, lấy khăn trong tay mình, đưa cho Tiểu Yến Tử nói:
- Đây có chiếc khác cát cát hãy tập bước lại một lần nữa đi!
Sau một cái chuyện học đi không, Tiểu Yến Tử mệt phờ mấy ngày.
Sau chuyện học đi là đến chuyện dập đầu lạy tạ chẳng khác chuyện họ đi là mấy, lần này Tiểu Yến Tử phải lập lại nhiều lần.
- Chuyện dập đầu lạy tạ, thấy thì đơn giản, nhưng thật ra đấy là một môn học không biết cách dập thì không phải người quý tộc. Mỗi lần dập đầu, cát cát phải quỳ ngay ngắn, hai đầu gối phải chụm vào nhau, không được để cách xa nhau. Còn hai tay cũng vậy, vòng cung ra trước và nắm lấy nhau, đầu hơi cúi xuống, chỉ cần đụng vào đòn tay là đủ rồi không cần phải đụng đất. Chuyện đụng đất chỉ dành riêng cho bọn nô tài, chứ không phải là cát cát. Nào xin cát cát thử đi!
Dung ma ma thuyết giảng rồi bắt Tiểu Yến Tử thực hành:
- Ồ! Cát cát sai rồi, tay không được để hai bên, làm lại nhé!
- Cát cát lại sai nữa rồi, hai tay nắm lấy nhau bắt đầu lại!
- Cát cát cứ sai mãi! Thế này nè! Lập lại!
Tập tới tập lui làm Tiểu Yến Tử nổi nóng, quay sang Dung ma ma quát:
- Ngươi cuối cũng muốn ta dập đầu đến bao giờ mới hài lòng chứ?
Dung ma ma vẫn bình thản không lay chuyển:
- Dập đến bao giờ cát cát làm đúng mới thôi!
Và Tiểu Yến Tử tiếp tục dập, không biết là đã dập đến mấy trăm cái mới đạt.
Môn học thứ ba của Tiểu Yến Tử là ngồi.
Dung ma ma lại thuyết giảng:
- Đi đứng có cách đi đứng riêng, thì ngồi cũng phải có tư thế ngồi của một cát cát. Này, cát cát hãy chậm rãi bước tới, nhẹ nhàng ngồi xuống, hai đầu gối cụng vào nhau, hai bàn tay nắm lại đặt trên đầu gối, nào bắt đầu!
Tiểu Yến Tử coi việc học như một cực hình, nhưng không thể không làm theo.
- Không được! Cát cát đứng dậy đi, lặp lại lần nữa. Lúc ngồi xuống, không được để phát ra tiếng đông!
- Không được! Không được, cát cát đứng dậy rồi đi lại nào. Lúc ngồi nhớ phải thẳng lưng, hai gót chân để lại vào trong ghế một chút, làm lại!
- Xin cát cát đứng dậy! Lập lại! Lúc ngồi mặt phải ngước lên, không được để cằm hạ thấp hơn cổ. Đôi chân không nên cứng ngắc như vậy! Lặp lại!
Thế là cát cát đứng dậy đi, đi rồi ngồi xuống. Lập đi lập lại mấy ngày trời.
Và một bữa, cơn thịnh nộ của Tiểu Yến Tử như chiếc bóng căng đầy quá sức phải đến lúc bùng nổ. Hôm ấy là ngày tập Đón tiếp khách.
Sau một buổi tập mệt nhoài, lại đói. Nhưng đúng giờ cơm mới dọn ra. Người Tiểu Yến Tử như muốn lả đi. Vì vậy vừa thấy cơm dọn ra là Tiểu Yến Tử nhảy ngay lên. Nhìn thấy món nào cũng ngon lành. Tiểu Yến Tử thử món này, rồi thử món khác. Đang hùm hụp húp canh, nhìn lại thấy đám Tiểu Đặng Tử, Tiểu Trác Tử... đứng đấy. Tiểu Yến Tử ngẫu hứng nói to:
- Mọi người hẳn đã đói cả rồi! Lên đây, lên đây nào! Cơm nhiều lắm, một mình tôi ăn không hết đâu! Nào nào! Lên ăn đi, mệt còn đỡ, đói thì không làm sao chịu nổi! Cứ lên ăn tự nhiên nào!
Tiểu Yến Tử đang hô hào mọi người cùng lên ăn với mình cho vui, thì Dung ma ma lên tiếng ngay:
- Cát cát! Xin hãy bỏ đũa xuống!
Tiểu Yến Tử chựng lại, giận đến đầu muốn nổ tung ra.
- Cái gì? Giờ này giờ cơm, đâu phải giờ học đâu mà phép với tắc? Bây giờ tôi ăn cơm, không lẽ chuyện ăn cơm bà cũng không cho à?
- Dạ không phải, nhưng ăn cơm cũng phải có quy cách. Lúc ăn miệng còn ngồm ngoàm thức ăn không được nói. Quan trọng hơn nữa là không được để nô tài lên bàn ăn chung. Bản chất cát cát cao quý không thể bình đẳng với bọn nô tài thấp hèn chúng tôi. Nên ăn chung là điều đại cấm kỵ. Còn nữa, cách cầm đũa của cát cát không đúng. Đũa không được để chéo, không được gõ vào tô chén thành tiếng, nên xin cát cát đặt đũa xuống, rồi bắt đầu lại nào!
Thế là Tiểu Yến Tử không dằn được nữa. “Bốp..." Tiểu Yến Tử đập đũa xuống bàn, nhảy đỏng lên, hét:
- Tôi không làm nữa! Được rồi! Tôi không đóng vai Hoàn Châu cát cát nữa đâu! Lúc trước tôi đã nói không làm rồi mà, tối ngày cứ bắt lễ nghi, phong cách! Ngồi cũng không đúng kiểu, đứng thế nào cũng không được, đi cũng bị dòm chừng, quỳ cũng phải sửa kiểu. Cười không được cười, nói không được nói. Rồi cả ăn cũng bị chỉnh. Tôi làm sao chịu đựng được sự hành hạ nữa chứ? Tôi không chịu nổi rồi, tôi đi đây! Và sẽ không bao giờ trở lại nữa đâu!
Tiểu Yến Tử vừa nói vừa bứt cái thẻ bài cát cát trên ngực ra ném xuống đất, ném cả xâu chuỗi trên cổ, rồi xông ra khỏi phòng. Phía sau Tiểu Đặng Tử, Tiểu Trác Tử, Minh Nguyệt, Thể Hà... Dung ma ma vừa chạy đuổi theo vừa gọi lại
Và cũng lúc đó vua Càn Long, Hoàng hậu, Lệnh Phi cùng Vĩnh Kỳ và Nhĩ Thái lại đang đi vào sân của Thấu Phương Trai.
Tiểu Yến Tử như mũi tên bắn ra sân miệng hét luôn mồm:
- Nón ư? Không cần! Chuỗi ngọc ư? Khỏi! Bông tai? Chẳng cần! Vàng ngọc châu báu gì cũng không cần hết! Ta chẳng cần gì hết! Đôi giày mắc dịch này cũng vậy.! Ta không mang!
Thế là Tiểu Yến Tử cầm chiếc giày ném thẳng tới trước. Vua Càn Long vừa trờ tới hoảng hồn khi thấy chiếc giày bay thẳng vào người mình, ông hét lên:
- Chuyện gì vậy?
Vĩnh Kỳ nhanh nhẹn bay lên chụp dính chiếc giày trên tay... Vua Càn Long ngơ ngác, còn Hoàng hậu, Lệnh Phi, Vĩnh Kỳ, Nhĩ Thái... thì sợ hãi ra mặt
Tiểu Yến Tử vẫn luôn mồm:
- Thôi không làm nữa! Thế nào thì cũng được! Hoàn Châu cát cát cái gì? Hóa trâu cát cát thì có...
Vua Càn Long đã lấy lại bình tĩnh hét:
- Tiểu Yến Tử, con làm cái gì nữa đó?
Tiểu Yến Tử nghe vua gọi mới giật mình, dừng chân lại, vừa thở hổn hển vừa sợ hãi nhìn vua.
Phía sau là Dung ma ma, Tiểu Đặng Tử, Tiểu Trác Tử, Minh Nguyệt, Thể Hà, Trại Oai, Trại Quảng cũng vừa chạy tới, vừa trông thấy vua, tất cả đều sụp xuống.
- Hoàng thượng vạn tuế! Hoàng hậu nương vạn tuế! Lệnh Phi nương nương vạn tuế! Phước nhị gia vạn tuế!
Gần chục tiếng vạn tuế đó, làm Tiểu Yến Tử đứng tròn mắt, chứ không thèm chào cũng không thèm nói câu nào cả.
Hoàng hậu châu mày hỏi:
- Dung ma ma! Chuyện này là thế nào?
- Dạ nô tỳ có mặt!
- Ta biết là ngươi đang dạy cát cát mà? Tại sao để cát cát thế này. Nón không có, giày thì ném tung. Chuyện gì vậy, nói ngay?
Dung ma ma làm ra vẻ sợ sệt, quỳ xuống:
- Tội nô tài đáng chết vì không dạy được cát cát.
Vua Càn Long nổi giận, trừng mắt với Tiểu Yến Tử, hét:
- Con thế này là thế nào? Học kỷ cương quy cách, học cũng không nên thân, càng ngày càng hư ra. Con nhìn lại bản thân con xem. Áo quần lếch xếch, mặt mày, tóc tai như vầy, còn ra thể thống gì nữa chứ?
Tiểu Yến Tử lúc này đã bất chấp mọi thứ nói trả lại:
- Hoàng A Ma! Con thà là ra ngoài làm dân không sắm vai cát cát nữa đâu. Nếu bệ hạ muốn lấy đầu con thì cứ lấy, dù vì...
Tiểu Yến Tử ngước lên khẳng khái:
- Tôi chỉ có một cái đầu, một mạng người là xong.
Vua Càn Long đỏ cả mặt:
- Con tưởng cát cát là gì? Muốn làm là làm muốn thôi là thôi ư?
Và ra lệnh:
- Bọn bây đâu! Bắt Hoàn Châu cát cát lại cho ta!
Trại Oai, Trại Quảng lớn tiếng "dạ!” Rồi xông ngay tới bắt lấy Tiểu Yến Tử, khiến Tiểu Yến Tử hoảng hốt la lên:
- Hoàng A Ma! Hoàng A Ma! Bộ người định lấy đầu con thiệt sao?
Vua Càn Long tức giận cực điểm, hét:
- Ngươi vô kỷ luật! Buông thả, quậy phá đến mức này thì ta không thể nuông chiều được rồi. Chuyện lấy đầu ngươi chẳng qua chỉ là để giáo dục ngươi thôi!
Và ra lệnh cho bọn thái giám:
- Đánh hai mươi trượng!
Bọn thái giám đồng thanh:
- Dạ!
Vĩnh Kỳ nghe vậy hoảng hốt, vội vã quỳ xuống dập đầu:
- Xin Hoàng A Ma bớt giận! Hoàn Châu cát cát là thân cành vàng lá ngọc, lại là gái, sợ chịu đòn không nổi, xin Hoàng thượng hãy phạt bằng cách khác ạ.
Nhĩ Thái thấy Vĩnh Kỳ quỳ, vội quỳ theo:
- Hoàng thượng nhân từ! Ngũ A Ca nói đúng đấy. Cát cát không phải là con trai, cũng không giống như bọn nô tài, xin Hoàng thượng xét lại cho!
Lệnh Phi cũng sụp xuống trước mặt vua:
- Đúng đấy! Đúng đấy! Hoàn Châu cát cát sức khỏe kém. Bị thương lần trước cũng chưa bình phục hẳn, làm sao chịu nổi đòn này? Thôi thì, xin Hoàng thượng hãy gia ân tha cho.
Tiểu Đặng Tử, Tiểu Trác Tử, Minh Nguyệt, Thể Hà thấy có nhiều người xin cho cát cát, nên dập đầu xin theo
- Xin Hoàng thượng gia ân! Hoàng thượng gia ân!
Vua Càn Long thấy người người xin cho Tiểu Yến Tử quá cũng động lòng, nên quay sang hỏi:
- Cát cát thấy thế nào? Có nhận lỗi mình chưa?
Không ngờ, Tiểu Yến Tử lại hất hàm lên, nói thẳng:
- Tôi không có lỗi gì cả, có chăng là đã ngu xuẩn nhận làm cát cát!
Vua Càn Long không đợi Tiểu Yến Tử dứt câu, hạ lệnh:
- Vậy thì đánh! Đánh đi! Không cho phép ai xin xỏ gì cả nhé!
Trước đó thì bọn thái giám đã mang vào một cây trượng to đặt trước mặt Yến Tử để răn đe, không ngờ Yến Tử lại không sợ. Trại Oai và Trại Quảng nghe vua ra lệnh, vội để Tiểu Yến Tử lên ghế dài. Hai thái giám khác cầm trượng đưa cao, nhưng chưa dám đánh, nhìn vua.
Vua Càn Long giận dữ:
- Còn chờ gì nữa? Đánh đi chứ? Trẫm muốn đích thân nhìn xem bọn bây đánh! Không được nương tay! Không được nương tay đấy!
Hai tay thái giám không dám chần chừ nữa thế là những ngọn đòn quất xuống mông Tiểu Yến Tử. Bọn thái giám vừa đánh vừa đếm.
- Một... hai... ba... bốn!...
Họ đánh rất chậm, cố ý chờ xem vua có ra lệnh ngưng không. Nhưng không thấy. Tiểu Yến Tử nằm trên ghế dài bị đánh đau, mới biết là vua thật sự muốn trừng phạt mình vừa đau vừa xấu hổ, lại thấy oan nên tức chí vùng vẫy, nhưng biết vùng vẫy cũng chẳng được gì, nên đành xuống nước.
- Hoàng A Ma! Cứu con! Con biết lỗi rồi!
Tiểu Yến Tử khóc òa. Vĩnh Kỳ thấy vậy, quỳ xuống trước mặt vua, dập đầu.
- Hoàng A Ma, xin hãy thương tình tha cho cát cát!
Vua Càn Long chưa hết giận, hét:
- Đã bảo là không cho xin! Vậy mà vẫn xin! Vậy thì đánh thêm hai mươi roi nữa!
Vĩnh Kỳ, Nhĩ Thái nghe vậy chẳng dám can thiệp tiếp, nhưng thấy Yến Tử bị đánh lại không đành lòng, mà chẳng biết phải làm sao. Lệnh Phi đứng gần đấy lòng nóng như lửa đốt, nhưng thấy có Hoàng hậu đứng cạnh nên chẳng dám can thiệp, mãi đến khi thấy mông của Tiểu Yến Tử rướm máu, thì không cầm lòng được nữa, quỳ xuống dưới chân vua, van xin.
- Hoàng thượng! Con bị đánh mẹ bao giờ cũng đau lòng. Tiểu Yến Tử ăn đòn, mẹ cô ấy ở trên trời hẳn đau lòng lắm. Vì vậy thiếp xin Hoàng thượng hãy nghĩ đến hương hồn người đã chết mà khoan dung cho cát cát. Thiếp sợ rằng nếu đánh tiếp tục thế này cát cát sẽ chẳng toàn mạng được.
Lời của Lệnh Phi, khiến Tiểu Yến Tử nhớ sực đến mẹ của Tử Vy, vội khóc thét lên:
- Mẹ ơi mẹ! Cứu con mẹ ơi! Tại sao mẹ lại ra đi quá sớm, để người ta ăn hiếp con thế này!
Lúc đầu thì Tiểu Yến Tử chỉ nghĩ đến chuyện mẹ Tử Vy, nhưng sau đó thì khóc thiêt... Vì đau một phần, mà phần khác tự hỏi. Tại sao người ta có mẹ còn mình thì không? Và Yến Tử hét lên.
- Mẹ! Mẹ ở đâu? Nếu con có mẹ, thì con đâu có phải khổ thế này! Mẹ! Mẹ sinh con ra làm gì, rồi ném con ra đời bơ vơ vậy?
Vua Càn Long nghe Tiểu Yến Tử hét như thế chợt nhớ đến chuyện mình đã phụ bạc, vô tình với Vũ Hà, lòng chợt nhói đau vì hối hận, ông liền ra lệnh:
- Thôi đừng đánh nữa! Đủ rồi! Ngưng lại đi!
Bọn thái giám lập tức ngừng đánh ngay. Trại Oai và Trại Quảng buông Tiểu Yến Tử ra. Tiểu Yến Tử lăn lộn và ngã nhào xuống đất. Lệnh Phi, Minh Nguyêt., Thể Hà chạy tới đỡ lên.
Vua Càn Long cũng bước tới cúi xuống nhìn, thấy Tiểu Yến Tử tái xanh hốc hác vì khóc, lòng cũng xốn xang. Nhưng để che đậy tình cảm mình, ông cố tình bình thản nói.
- Đấu bây giờ con hẳn biết Lời vua không phải lời đùa là thế nào rồi chứ. Từ rày về sau đừng có bày chuyện thử xem trẫm kiên nhẫn thế nào. Trẫm nghiêm khắc cảnh cáo con, nếu còn nói chuyện không làm cát cát nữa, không tuân thủ kỷ cương cung đình nữa thì đừng trách trẫm. Trẫm cũng cấm chuyện gây rối làm loạn trong cung. Nếu còn để xảy ra, thì coi chừng cái mạng của con. Thôi lần này tạm tha, nhưng lần sau thì đừng hòng. Nghe rõ chưa?
Tiểu Yến Tử vẫn khóc rấm rứt, nước mắt ràn rụa. Khóc vì sợ hãi, vì khiếp sợ không biết tương lai rồi sẽ ra sao? Bây giờ Yến Tử đã sợ thật sự, nên gật đầu lia lịa, không nói được lời nào cả.
Vua Càn Long thấy Tiểu Yến Tử đã hoàn toàn khuất phục, chịu phép, nên cũng không muốn tiếp tục ra uy.
Ông quay lại nói:
- Trại Oai, Trại Quảng đâu, đi gọi ngay Hồ Thái y đến đây xem! Còn Dung ma ma, về phòng trẫm bảo bọn thái giám lấy cái món Tử Kim hoạt huyết đơn của người Hồi Cương tấn cống lần trước, lại đây, cho cát cát uống!
Vua Càn Long nói xong, quay người bỏ đi một nước. Hoàng hậu, Dung ma ma, Trại Oai, Trại Quảng và đám thái giám, cung nữ cùng đi, cũng vội bước theo.