Khi người mẹ vào cuộc, tức là người mẹ nắm chắc phần thắng trong tay.
Bởi suy cho cùng, người mẹ có hơn năm mươi năm kinh nghiệm sống, còn con của người mẹ, vẫn nhìn đời bằng ánh mắt trong veo, ánh mắt thiên sứ không chút gợn đục.
Buổi chiều mùa hạ, thường hay mưa giông. Chiều nay cũng thế. Thị xã chìm trong màn mưa dày đặc trắng xóa. Gió đùa qua kéo lại trên các tàn cây cao rãng rắc.
Hiệp được mẹ nhờ đem qua biếu bà Bính ít con mực ống, để bà chủ luộc ăn chơi. Anh sang đến nhà bà Bính thì cả người đều ướt nước mưa, dù anh đã mặc áo mưa, nhưng gió lớn quá nên đẩy mưa đi thật nhanh, thật mạnh mẽ. .... ...
Bà Bính chép miệng:
– Mưa gió thế này, cháu qua đây làm gì cho cực. Dọc đường, lỡ cây gãy rơi trúng đầu thì toi mạng mất.
Hiệp cười hiền:
Bà biết tính mẹ cháu rồi. Điều gì bà thấy cần thiết, thì bất kể thời tiết thế nào, bà cũng đi. Cháu có là duy nhất của mẹ, vẫn không được tính ngoại lệ. Mẹ cháu muốn con trai phải dũng cảm. Mực này, họ vừa câu ngoài biển về trước lúc trời mưa. Bà chủ luộc ăn ngay, sẽ ngon hơn.
Cám ơn cháu ...
Hiệp nhìn quanh:
– Cu Ty đâu rồi bà?
Bà Bính nói:
– Hồi nãy nghe nó khóc từ phòng trẻ con trên lầu. Hôm nay trời mưa, ta nhức xương quá đâm ra khó chịu trong người, nghe tiếng con nít khóc, cứ như ta bị đóng đinh vào đầu vậy .
Hiệp cười:
– Cháu có thể lên chơi với thằng bé được không, bà chủ?
– Tất nhiên là được rồi. Cháu đâu phải người lạ. Thích trẻ con như cháu, sao không lấy vợ, sanh vài đứa con cho mình?
Hiệp chỉ cười. Đây là lần thứ hai bà Bính nhắc tới việc vợ con của anh.
Chẳng lẽ bà đang có dự định gì?
Hiệp vào phòng dành cho cu Ty. Nó còn bé xíu nhưng đồ chơi đã đầy nhóc mọi xó xình. Chị vú đang dỗ nó bú sữa bình. Bên cạnh chị, Hương Giang cầm tay thằng bé, bóp nhẹ từng ngón. Thằng bé chợt khóc to lên, miệng thì đầy bình sữa ra. Chị vú càng nhét núm vú cao su vào miệng thằng nhỏ, nó càng khóc lớn hơn.
Chị vú bối rối:
– Hôm nay, nó làm sao vậy chứ? Không chịu ăn, lại khóc nhiều. Khóc thế này, bà chủ chắc là bực bội lắm. Phải làm sao đây, cô Hai?
Hương Giang nói:
– Hay, thằng bé bị ốm hả chị?
Chị vú lắc đầu:
– Không, người nó mát lạnh à? Lạ thật!
Hiệp lên tiếng:
– Tôi nghĩ là do sữa có vấn đề.
Chị vú nhìn Hiệp:
– Cậu nói sữa có vấn đề" ư? Hộp sữa này hồi khuya nó vẫn bú ngon mà.
Chắc không phải vậy đâu.
Hiệp nói:
– Chị để tôi bồng nó xem sao.
Thằng bé vẫn không hết khóc. Dưới nhà, bà Bính nạt lớn:
– Chỉ một đứa nhỏ mà mấy người lớn, không dỗ nổi nó à? Đau đầu quá đi!
Giang vội ẵm lại con từ tay Hiệp. Cô quên mất cả ý thức, vạch áo cho con bú. Thàng bé nín ngay tiếng khóc. Hiệp nhìn sững vào cái miệng bé xíu của thằng nhỏ. Ôi! Nó bú sữa mẹ thật ngon lành. Tội nghiệp! Chưa đầy tháng tuổi đã phải tách khỏi dòng sữa mẹ.
Chị vú kêu nhỏ:
– Ôi! Tôi tập hoài thằng bé một thói quen. Tôi chi cho nó bú vào tuổi trưa và chiều, hóa ra nó thích bú sữa mẹ.
Bàn tay nhỏ xíu rờ lên bầu vú nhỏ của mẹ nó. Hiệp vô tư:
– Thế này, tôi nghĩ, chị nên cho cháu bú dặm bằng chính sữa mẹ.
Giang chưa kịp trả lời thì Bình bước vào. Nhìn cảnh người đàn ông đứng ngắm con mình, anh đã không mấy thoải mái. Bây giờ vợ anh còn không hề ngượng ngặp khi vạch áo cho con bú trước mặt Hiệp. Mắt anh tóe hung quang.
Chẳng lẽ giữa họ còn mối quan hệ khác? Và đây là lý do Hiệp năm lần mười lượt không chịu giúp Hạ Thanh số tiền cô cần?
Chị vú là người đầu tiên phát hiện ra sự có mặt của Bình, vẻ mặt lạnh lùng của anh làm chị lúng túng:
– Cậu chủ ... thưa cậu, mới về.
Hương Giang nhìn lên. Cô cười với chồng:
– Anh về rồi hả? Anh nhìn thằng chó con này, bú thấy ghét luôn.
Bình nhún vai:.
– Nghe mẹ nói, thằng bé khóc nãy giờ, anh tưỡng em bệnh, nên định về coi sao. Biết đông đủ thế này, anh đã ở lại xí nghiệp. Mẹ đã lo quá thừa thãi.
Hương Giang chớp mắt:
– Anh nói vậy là sao?
Hiệp thấy vẻ căng thẳng trên mặt Bình.
Anh nhẹ giọng:
– Tôi mang ít mực sang biếu bà chủ, nghe thằng bé khóc dữ, nên chạy đến coi thế nào.
– Ra nó muốn bú sữa mẹ. Trẻ con bây giờ cũng khôn đáo để.
Bình lạnh giọng:
– Vậy à! Hồi này, cậu rảnh quá nhỉ.
– Rảnh cái gì. Tôi cũng chạy rạc cắng lo tìm hợp đồng cho xí nghiệp. Con người đâu phải cái máy, phải nghỉ ngơi chứ cậu. Cậu nên để thằng bé bú sữa mẹ, như thế tốt cho nó hơn.
Bình gằn gằn:
– Chuyện của phụ nữ, vợ tôi tự biết lo.
Hương Giang kéo áo ngực, cô trao thằng bé qua tay chị vú. Giang đến bên chồng:
– Anh bực chuyện xí nghiệp à? Tự nhiên về nhà đổ quạ u với em.
Bình nhếch môi:
– Tôi đang tự hỏi, có phải em đang đóng kịch trước mặt tôi không?
– Ănh nói rõ hơn đi!
– Anh nhớ không lầm, mỗi lần em cho con bú, nếu có anh, em đều quay lưng lại. Em mắc cỡ với chồng em. Vậy lúc nãy, em phơi nguyên bầu vú trước mặt người đàn ông khác, sao không thấy em che đậy gì cả? Phần vì em và cậu ta đã có sự thân mật đến mức không cần che giấu?
Tay Hương Giang rụn lên, cô nhìn chồng bằng ánh mất sững sờ, kinh ngạc.
Cô nói, giọng nhẹ tênh:
– Anh không được bôi nhọ em. Lúc nãy, con khóc dữ quá, mẹ thì la dưới nhà, quýnh quá, em ẵm con, nhét đại vú cho con bú. May sao nó nín. Em hoàn toàn không có tà ý.
Chị vú cũng nói:
– Mợ Hai nói đúng đó cậu ạ. Lẽ ra tôi phải nghĩ đến việc này sớm hơn. Tôi xin lỗi cậu Mợ Hai không cố ý.
Bình quát lên:
– Chị lo việc chị đi!
– Anh quay ra, bỏ về phòngmình. Hiệp theo chân anh:
– Cậu nghĩ bậy bạ gì thế? Tội chết đấy.
– Tội lội xuống biển, rửa vài lần là hết. Bộ chết dễ lắm sao? Biết thế này, tôi đã không lấy cô ta. Cậu về đi!
Hiệp ngần ngừ:
– Cậu bình tĩnh, chuyện không như cậu ghĩ đâu. Tôi thế nào, cậu là người hiểu rõ tôi nhất, đừng vì một chút nghi ngờ mà gây đau đớn cho chúng mình.
Vợ cậu là người phụ nữ khó tìm trong cuộc đời này.
Hiệp bỏ xuống nhà, anh chào bà Bính ra về. Anh nhìn bà chủ. Gần hai chục năm anh sống bên cạnh bà, nhưng anh hầu như không hề nhận diện được bà thế nào trong đời sống tình cảm. Anh và Hạ Thanh cứ tưỡng Hương Giang gặp số đỏ, phước lớn, hóa ra không phải thế và chính sự đối xử quá ngọt ngào của bà mẹ chồng, đã lấy dần sự sống của Giang mỗi ngày?
Hương Giang đóng lại cánh cửa phòng, cô mím đôi môi nhỏ:
– Bình! Hãy cho em biết, anh đang nghĩ gì về em?
Bình rùn vai:
– Em muốn nghe lắm à?
Giang gật đầu:
– Dù sự thật tàn nhẫn đến đâu, em vẵn muốn nghe được từ miệng anh. Trên danh nghĩa, em hoàn toàn có cái quyền đó, với anh. Em nghe đây?
Bình nhếch môi:
– Em bản lĩnh lắm. Vậy thì hãy trả lời câu hỏi của tôi trước. Em và Hiệp quan hệ với nhau lâu chưa? Và thằng Ty là cái sừng em cắm trên đầu tôi, đúng không?
Hương Giang giận run người:
– Anh ... anh thật bỉ ổi! Tôi và Hiệp chẳng có quan hệ gì cả. Tôi đang mong anh ấy chấp nhận được Hạ Thanh. Thằng Ty là con ai, tôi nghĩ anh là người biết rõ nhất mới phải. Đời tôi, tôi đem đặt vào ván cờ cá cược tình yêu của anh, chấp nhận giúp anh không bị trói buộc vào một người con gái do mẹ anh chọn. Tôi vốn thích mạo hiểm, phiêu lưu và cũng là sự trả nợ ơn nghĩa anh dành cho gia đình tôi. Sự tiết trinh của tôi còn hay mất, anh là người rõ nhất. Vậy mà anh muốn phủ nhận, ép tôi nhận tội lăng toàn. Anh muốn bỏ tôi cứ nói thẳng, đâu cần dùng cách này để làm nhục nhau.
Bình lành lạnh:
– Tôi luôn vì em tất cả. Khi cùng em làm lễ trước bàn thờ gia tiên tôi vẫn mong đám cưới mãi là một đám cưới duy nhất trong đời tôi. Tôi đã giấu mẹ tôi, lo lắng cho gia đình em. Mẹ tôi cũng rất yêu quý em. Sống với tôi, em như một bà hoàng, vậy mà em vẫn không , chấp nhận yên phận. Tôi không bằng cậu ta ở điểm gì? Em là loại con gái còn thua cả cầm thú. Con thú được cứu khi trúng tên, lành bệnh, nó không quên ơn chủ, còn em thì sẵn sàng đạp lên tất cả. Mẹ tôi đã cảnh cáo tôi, Tuyết Ngân đã cho tôi biết nhiều chuyện về em, chuyện cái mặt nạ đẹp, biết giấu kín những việc làm vô liêm sĩ ... Nhưng tôi không tin họ, để bây giờ tôi ân hận, đớn đau.
Hương Giang kêu lên:
– Anh nói bậy, em không có. Em chỉ yêu anh, một mình anh.
Bình nhìn Giang, ánh mắt anh vằn tia máu:
– Yêu tôi à? Hay là yêu cái gia tài này. Em nghĩ có trong tay thằng bé, là em sẽ độc chiếm được tài sản của tôi à? Đừng hòng!
– Khốn nạn!
Uất ức, căm phẫn vì bị chính người đàn ông mình đặt trọn tình yêu niềm tin sỉ nhục, vu khống, Hương Giang vung tay cô tát bốp vào mặt Bình. Hai cái tát bỏng tay cô, hằn đỏ trên má Bình. Máu đưa lên cổ, máu rỉ ra khóe miệng, cô gục xuống bất tĩnh. Máu trong người cô ụa ra, đen đỏ lần lộn.
Chị vú nghe tiếng cãi vã nhau, rồi tiếng cửa bị bật ra, bởi Bình giơ chân đá.
Anh không nhìn lại, không hề biết Giang nằm trên vũng huyết. Chị vú kinh hoàng:
– Trời ơi! Mợ Hai ... Cứu ...
Bình không quay lại. Với anh, hai cái tát của vợ đã là một dấu chấm hết.
Chị vú khóc to lên:
– Dì Kim ơi, mau phụ cháu. Mợ ra máu nhiều lắm.
Bà Bính tái mặt, bà nhìn Bình. Anh khựng lại khi nghe tiếng máu". Anh nhếch mép:
– Đàn bà nhà này toàn là thứ nhiều chuyện, mồm loa mép giải, ăn không nói có.
Mẹ vào nghỉ đi. Con không làm gì cô ta, sao có máu chứ? Họ thích gây kích động thôi.
Trời vẫn mưa tí tách. Bình dắt xe môtô, anh lao ra ngoài, bỏ lại sau lưng tiếng khóc của bà Kim, của chị vú và cá tiếng khóc bằng bặt của thằng Ty.
Bà Kim chạy qua mặt bà Bính, xuống nhà, lao ra cổng. Chị vú và ông.Tư khiêng Giang xuống. Máu vẫn không ngừng chảy. Cô nhợt nhạt như một xác chết. Bà Bính chết đứng, chân bà run bắn. Thằng Bình ... Trời ơi! Nó đã làm gì?
Nó giết vợ nó ư? Lỗi của bà nữa rồi. Tan nát hết rồi. Người đàn bà mấy chục năm kiêu hãnh, gục xuống nền nhà. Sự vô tâm của bà khiến người làm trong nhà sợ hãi, họ mãi lo cứu chữa cho cô chủ nhỏ tuổi. Về làm dâu nhà giàu, chưa được một năm đã chịu bao tuổi nhục, cái chết cận kề. Căn nhà vắng tanh. Một mình bà Bính xỉu rồi tự hồi tĩnh. Tiếng cu Ty khóc khàn đặc trên lầu. Tiếng khóc trẻ thơ đánh thức lương tri làm người trong trái tim bà Bính.
Bà cố gắng bò lên những bậc cầu thang. Đến phòng thằng bé. Hành lang và cầu thang đều có dấu máu của Giang. Cu Ty nằm trong nôi, nó vẫn khóc. Hai bàn tay giờ quạng, nó còn quá bé, không biết rằng tai họa đang đổ xuống đầu nó. Lẽ ra nó không lên làm giọt máu của dòng họ Đoàn.
Bà Bính tìm được bình sữa đã nguội. Bà cho vào miệng thằng bé, nó nín khóc ngay. Tận đến lúc đó, bà Bính mới giật mình nhận ra, mình sẽ già và chết đi, chết trong sự cô đơn của con cháu. Giá như được quay lại ngày xưa thơ bé, bà nhất định sẽ sống tốt hơn. Con người đầy bãn lĩnh như bà, tại sao lại dễ dàng đánh mất bản thân nhanh như thế. Đang là bà mẹ chồng dịu dàng nhân hậu, chỉ vì chút tình yêu thương ganh ghét với con dâu, bà đã bước vào cái sai lầm kinh khủng nhất của đời người.
Lần này, Hương Giang chắc chắn không tha thứ cho mẹ con bà. Ty ơi! Liệu ngày mai của cháu ra sao? Ta có giữ được cháu nữa hay không? Ta sai rồi ...
Thêm một lần nữa, Hương Giang được cứu sống. Người ta nói phụ nữ vừa sanh, bị máu hậu sản chết nhanh không thể ngờ. Vậy mà Giang vẫn sống.
Nhưng cô chẳng còn chút sinh khí nào. Bố cô, hai đứa em trai cùng nhóm máu với cô, đã tiếp máu cho cô. Mọi người muốn cô được sống và sống bằng chính những giọt máu tình mẫu tử, tình chị em ruột thịt:
Đoàn Bình biết tin khi anh đang uống rượu ở một quán bia ôm. Bình chạy đến bệnh viện. Bố mẹ Giang và ba đứa em của cô nhất định không cho anh vào phòng bệnh Giang nằm. Hạ Thanh đến, cô như điên cuồng.
Cô túm lấy áo Bình, hét lồng lên:
– Anh mau biến khỏi đây càng nhanh càng tốt. Uổng cho con Giang nó đã tin yêu anh. Đàn ông các anh chỉ là một giống đực ích kỷ, nhẫn tâm và phản bội.
Cút đi!
Bình nãn nĩ:
– Anh biết mình đã sai. Mọi người muốn đánh, muốn chửi anh thế nào cũng được. Thậm chí, đưa anh ra tòa, anh cũng chịu. Tội anh gây ra anh phải gánh lấy, nhưng hãy cho anh vào với Giang, một lần cũng được.
Nhưng, ba ngày trôi qua, anh bỏ công việc, nhịn đói ngồi trước phòng hệnh của Giang, người thân của cô vẫn không chịu cho anh vào phòng. Các bác sĩ hầu như cũng đồng tình với họ. Người ta nói, bây giờ nhìn thấy anh, bệnh nhân bị xúc động thêm lần nữa, là hết hy vọng cứu.
Bình ôm đầu. Con đường để anh được quay lại với Hương Giang đã không thể nữa rồi. Anh cố gắng quay về nhà. Bà Bính thấy dáng vễ của con trai, tim bà đau nhói. Ba ngày thôi, bất hạnh đã phủ lên gia đình bà. Tại sao bà hồ đồ đến mức mất khôn như thế?
Cố gắng giữ bình thản trên khuôn mặt, bà hỏi con:
– Con bé không chịu tha lỗi cho con phải không? Mẹ làm khổ con. Mẹ sẽ đến đó, dù phải quỳ trước mặt Hương Giang, để nó tha thứ cho chúng ta, mẹ nhất định quỳ xin, con ạ.
Bình nói từng chữ:
– Muộn rồi mẹ ạ.
Bà Bính hiểu sai lời con trai theo nghĩa khác, bả rã rời:
– Muộn rồi ư? Chẳng lẽ con bé ra đĩ tức tưởi như thế?
Bình nhìn mẹ thật lâu. Anh mệt mỏi:
– Cô ấy không chết, nhưng trái tim cô ấy đã khép kín. Mẹ không thể cầu xin gì ở cô ấy. Số con là vậy, cuộc hôn nhân này đầu tiên do con nghĩ ra như một trò chơi đùa với mẹ, ngờ đâu ông trời đã thu lại thiên sứ của mình, bởi con là thằng đàn ông phụ nghĩa bạc tình, ngu ngốc.
Nước mắt anh chảy xuống má. Người mẹ bàng hoàng. Con trai bà vốn kiên cường, nó không bao giờ rơi lệ trước cảnh bi thương. Lần đầu tiên sau hai mươi sáu năm, người mẹ thấy con mình khóc. Khóc cho cuộc chia ly buồn, cho duyên tan, nhà nát.
Bình chợt nhớ:
– Mấy ngày nay, thằng bé thế nào hả mẹ?
Nó nhớ sữa mẹ nó. Cũng may chị vú biết cách chăm sóc. Bây giờ nó quen hơi chị ấy, đã hết khóc từng đêm.
Bình có vẻ suy nghĩ:
– Mẹ à! Nếu mai mốt Hương Giang trở lại đời con, chúng ta phải làm sao?
Bà Bính hoảng hốt:
– Đòi con à? Không, chuyện này mẹ nhất định không chịu. Không dễ gì sanh được đứa con trai kháu khỉnh thế đâu. Mẹ nó không tha thứ cho chúng ta, thì chúng ta nhất định nuôi cu Ty vậy.
Bình cười buồn:
– Con cám ơn mẹ. Con sợ rằng mẹ cu Ty không chịu, bởi chúng ta chẳng đã phủ nhận nó là con cháu họ Đoàn hay sao.
Bà Bính cương quyết:
– Không! Mẹ không thể vừa mất con dâu, vừa mất thêm đứa cháu nội. Mẹ còn linh cảm rằng con vĩnh viễn không tự tha lthứ cho hành động của con. Tình yêu này mất đi, trái tim con sẽ chết theo, con sẽ không bao giờ lấy ai nữa.
Không được, mẹ phải giữ thằng bé cho chúng ta.
Bình kêu lên:
– Mẹ! Ngày mai của con thế nào, con tự mình chưa nghĩ ra. Sao mẹ có thể nói được như thế? Mẹ cứ để mọi việc diễn ra tự nhiên đi nhé.
Bà Bính nghẹn ngào:
– Mẹ nhìn con, mẹ tự suy ra. Vì mẹ sinh con ra, nuôi con lớn lên, mẹ hiểu con mà. Chỉ một sớm một chiều mẹ đã gây lên họa diệt gia bại nghĩa. Tại sao mẹ lại như thế này?
Bình lảo đảo lên lầu. Căn phòng của vợ chồng anh trống vắng đến tái tê.
Người con gái anh yêu mãi mãi sẽ không trở về đây nữa. Anh hiểu Giang, yêu và hận chất đầy tim cô ấy.
Mệt mỏi, Bình nằm dưới đất, anh ngủ thiếp đi. Giác ngủ kéo dài hết một ngày một đêm. Anh chỉ tĩnh lại khi nghe dưới nhà anh vọng lên nhiều tiếng kêu khóc. Anh bật dậy.
Hạ Thanh đứng sừng sững trước cửa phòng, mắt cô gái rực lửa.
– Thằng cu Ty đâu? - Giọng Hạ Thanh lạnh lùng.
Trán Bình nhăn lại:
– Cu Ty à? Nó ... chẳng phái nó đang được chị vú nuôi hay sao? Phòng của thằng bé, em biết mà.
Thanh rin rít giọng:
– Anh đừng giả bộ ngây ngô nữa. Anh đã giấu thằng bé ở đâu, mau trả nó lại cho Hương Giang.
Bình vung tyỴ gạt Thanh qua một bên. Anh chạy sang phòng con trai. Trống rỗng. Cả chiếc giường nhỏ cũng không còn. Anh lao xuống cầu thang. Mẹ Hương Giang đang ngồi đối diện với mẹ anh. Vẻ mặt mẹ anh lạnh lùng, vẻ mặt mẹ vợ anh đớn đau. Anh hét lên lồng lộng:
– Mẹ! Mẹ đã đem cu Ty đi đâu, phải không?
Bà Bính hất mặt:
– Phải thì sao? Bây giờ, ngay cả anh cũng muốn hành hung tôi sao? Đồ con vô dụng!
Bình quỳ dưới chân mẹ:
– Mẹ! Xin mẹ đừng làm thế. Thằng bé còn quá nhỏ, nó cần có mẹ. Mẹ hãy trả nó lại cho cô ấy, đừng làm mọi chuyện rối tung lên nữa.
– Tôi không trả.
Hạ Thanh nhếch môi:
– Bà khiến tôi ghê sợ bà. Bà chẳng đã phủ nhận thằng bé, cho rằng nó không phải con của ông Bình hay sao? Không là cháu của mình, bà giữ nó làm gì? Con trẻ vô tội. Bà đừng dùng con trẻ để rửa hận mẹ nó. Làm vậy càng thất đức thêm.
Bà Bình cao giọng:
– Con người ta, từ trẻ đến già, không ai không vài lần phạm lỗi. Tôi biết tôi sai rồi, tại sao các người không cho tôi cơ hội? Nhìn con tôi tàn tạ thế kia, tôi không chịu nỗi.
Nếu con dâu tôi tha thứ cho tôi, chịu về đây ở, tôi nhất định thề không bao giờ làm tổn thương nó. Bằng không, tôi đành phải nuôi thằng bé. Nó là giọt máu của dòng họ Đoàn. Tôi đã sai với mẹ nó, tôi còn sống ngày nào, tôi nhất định chăm sóc nó.
Hạ Thanh cay đắng:
– Khi cần mềm, bà luôn tỏ ra ăn năn hối hận. Hương Giang đã tin bà, cắn răng chịu nhục, hơn một lần suýt mất mạng cả mẹ lẫn con. Sự việc còn mới nguyên chưa được ba mươi ngày. Nó mới sanh còn yếu như cây cỏ thiếu nước ngọt, vậy mà bà lại ra tay hại nó lần nữa. Thử hỏi, làm sao chúng tôi tin bà? Bà không trả thằng bé, chúng tôi sẽ báo công an để họ làm việc với bà vậy.
– Cô không có quyền can thiệp vào chuyện gia đình tôi.
Hạ Thanh trừng mắt:
– Vậy thì bà cứ chờ xem, tôi can thiệp nỗi hay không?
Bà Gái nhẹ giọng:
– Chị sui à! Thật ra, sự sống của Hương. Giang rất mong manh. Con bé muốn gặp con trai nó. Chẳng lẽ chị không hiểu, tình mẫu tử nó thiêng liêng thế nào.
Bà Bính vẫn nói:
– Xin lỗi bà, mong bà cố gắng vực Hương Giang qua được kiếp nạn này tôi đã quyết, dù có bị bắn ngay, tôi nhất dịnh không đưa thằng bé ra. Giữ nuôi nó, họa may tôi còn có ngày được mẹ nó, cha nó tha thứ. Hãy hiểu cho tôi!
Hạ Thanh biết rằng không còn cách gì thuyết phục bà Bính nữa. Cô kéo tay bà Gái:
– Chúng ta về đi bác. Ở đây thêm ít phút nữa, cháu sợ mình gây lên họa mất.
Bà Gái phải nói dối Giang rằng, bà nội bị ba cu Ty mắng, bà ấy buồn, giận đã ẵm thằng bé về quê. Từ từ bà sẽ cho người đem cu Ty về.
Hương Giang nghe mẹ nói, nước mắt cô lặng lẽ lăn trên má.
Hạ Thanh lau nước mắt cho bạn, cô vỗ về:
– Đừng khóc nữa Giang! Mày nhất định phải cố lên. Phải sống và làm lại.
Tao hứa sẽ là đứa bạn tốt của mày. Khóc nhiều, mày không khỏi được bệnh đâu.
Hương Giang nói thật nhỏ:
– Tao không chết đâu.
Bờ môi tái vì thiếu máu của Giang khẽ mỉm cười. Qua khung cửa kiếng, Giang thầy sấm sét đang thi nhau gào thét ngoài trời. Đang váo giữa mùa hạ, ngày nào cũng có mưa, mưa rất lạnh. Giang từng lang thang trong buổi chiều mưa lạnh ấy để có được tình yêu đầu đời. Mới một mùa mưa thôi, sao cô đã bị nước cuốn trôi một cách dễ dàng đến vậy không được! Nhất định mày không được gục ngã nhé Giang. Phải sống và phải làm nên sự nghiệp, để chứng tỏ bản lĩnh của mày!
Cô nhắm mắt. Một ý nghĩ lóe lên trong cô. Nếu bà ta không trả thằng bé, thì cô coi nó như một cuộc trao đổi vậy. Hãy trả lại nó cho cha nó, coi như cô kết thúc một giao kèo làm vợ, làm người mẹ mướn, để trả món nợ năm ngàn đồng Bình cho cô mượn vào một buổi chiều năm ngoái vậy. Hãy chấp nhận, nếu đó là số phận!
Những ngày mưa trôi qua. Hương Giang dần bình phục cũng vào lúc sắp nhập trường. Đúng khi ấy đến lượt Hạ Thanh gặp rắc rối. Chú thím Hạ Thanh ép nó lấy chồng để có tiền trả nợ. Hạ Thanh đã không còn yêu Hiệp. Sau chuyện của Giang, Thanh nhìn cuộc đời toàn một màu xám đục. Đêm ấy, đầu mùa thu, còn ba ngày nữa, hai cô gái sẽ lên Hà Nội học theo dự tính. Hạ Thanh chạy đến nhà Giang, đầu óc rối bù, bà Gái hoảng hốt hỏi:
– Cháu làm sao vậy?
Hạ Thanh lắp bắp:
– Bác đóng cổng lại mau đi. Nhớ là chú thím cháu đến tìm, bác nói cháu không tới đây nhé.
Bà Gái thở dài:
– Bác biết rồi. Cháu vào nhà mau đi.
Hương Giang bật dậy. Đồng hồ chỉ con số 12 giờ đêm. Hạ Thanh lao vào tay Giang nức nở:
– Thím tao cài tao uống thuốc mê, để thằng già kia hại đời tao. Họ muốn tao phải chấp nhận khi gạo nấu thành cơm. Tao nghi ngờ thái độ của bà Thím, nên lén đổ ly nước đi. Lúc nãy, bà ấy mở cửa cho lão vào phòng tao. Sẵn đề phòng, nên tao xô mọi người và bỏ chạy. Sáng mai, chắc họ tới đây tìm tao.
Hương Giang rưng rưng:
– Tại sao ông trời bất cả hai đứa tụi mình đều phải khổ vậy chứ? Sáng mai, tụi mình đi Hà Nội luôn nghe.
Hạ Thanh nói ngay:
– Tao không đi học nữa. Chú thím tao đã nhận tiền cọc của lão già, họ sẽ lên trường tìm tao. Tao không thể mãi là con cô bị đưa đẩy của họ. Lão già này là một tay cờ bạc có hạng. Khi thua, lão ta sẵn sàng bán vợ cho kẻ thắng. Tao nhất định không quay về đâu.
Hương Giang thở dài:
– Nhưng ở đây, sớm muộn gì họ cũng tìm ra. Tụi mình đâu thể sống trong cảnh trốn tránh.
Hạ Thanh mím môi:
– Tao nghĩ kỹ rồi. Tao sẽ vào Sài Gòn.
Hương Giang thảnh thót:
– Sài Gòn? Mày có quen ai trong đó sao?
– Lắc đầu, Thanh trầm tĩnh:
– Miền Nam, thậm chí cả Hà Nội vẫn còn rất xa lạ với tao nhưng tao không còn cách chọn lựa. Tao không muốn rơi vào một cuộc sống bị giày vò, trở thành trò chơi cho cái lũ đàn ông dơ bẩn ấy. Dù có làm đám cưới thì tao cũng chỉ là con vợ thứ tư thứ năm. Tao nhất định phải đi thôi.
Hương Giang chậm rãi:
– Mày đã quyết định, tao sẽ đi cùng mày nhé.
Hạ Thanh cười buồn:
– Mày vừa trải qua hai trận đau thập tử nhất sinh, tạm thời mày hãy ở nhà, lo học đi. Tao không chết đâu.
Hương Giang chậm rãi:
– Tao và mày như chị em. Mày thiệt thòi hơn tao, mổ côi cha mẹ từ nhỏ.
Mày vì ơn dưỡng dục của chú thím mày, bao năm này, mày đã chịu khổ nhiều, dù rằng mày có bề ngoài dư dã hơn tao. Bây giờ cuộc sống đã bắn vào tim tụi mình hai mũi tên độc. Mày đi, tao cũng đi cùng. Đất lạ quê người, có chị em vẵn hơn. Thân gái một mình, không may trốn được hang sói lại rơi nhằm miệng cọp, khi ấy, tao còn đớn đau hơn. Vậy nhé!
Hạ Thanh nói:
– Bố mẹ mày liệu chịu không? Và còn việc học nữa?
Hương Giang nhẹ tênh:
– Bố mẹ tao sẽ đồng ý. Học là việc cả đời, nếu sau này tụi mình còn ý chí, thì nắm tay nhau vừa học vừa làm vậy.
Bố mẹ Giang không thể cản con gái. Tính cô là vậy, đã quyết làm việc gì, nó phải theo đến cùng. Thôi thì đành phó mặc cho số mệnh vậy. Câu chuyện của bà Giang bị ngừng đột ngột.
Ông Bình thở dài. Bà Giang nhẹ giọng:
– Mới đó đã ba mươi năm. Tôi đã thê ra đi và chỉ quay lại khi tôi có trong tay một mái gia đình. Nhưng số mạng tôi, hình như mãi không may mắn. Tôi sợ tất cả, nghi ngờ bất cứ một người đàn ông nào đến với tôi. Cuộc sống tha phương của hai đứa con gái, mới đầu chẳng hề dễ dàng chút nào. Cũng may là chúng tôi đã đúng khi đi chung với nhau. Còn ông thì sao?
Ông Bình cười chua xót:
– Khi hiểu được mẹ tôi đã vì vợ con giành hết tình thương của tôi, tôi sẽ không còn quý mến mẹ nữa, nên bà đã hồ đồ nghĩ ra những chuyện làm tan cửa nát nhà. Sau khi em và Hạ Thanh ra đi, tôi sống cũng như chết. Tôi hận mẹ tôi, hận bản thân tôi. Đã có lúc tôi chỉ muốn chấm dứt tất cả. Nếu không nhờ thằng bé, chắc chấn đã không còn trên đời cái Xí nghlệp Gạch ngói Đoàn Vân. Trời cao có mắt.
Một đêm tôi uống rượu say, Tuyết Ngân đưa tôi về nhà. Và trong cái vô thức của một thằng đàn ông say rượu bất cần đời ấy, tôi đã cưỡng bức Tuyết Ngân.
Chuyện không muốn đã xảy ra. Tôi đành phải sống theo lương tâm một lần nữa.
Và được cái, Tuyết Ngân bắt đầu thay đổi. Con trai tôi cần có người chăm sóc.
Bà nội nó không cho Tuyết Ngân đến gần nó. Cũng chuyện này, Tuyết Ngân đâm oán hận mẹ tôi. Chúng tôi sống với nhau mấy năm, Tuyết Ngân không có được đứa con nào. Tốn kém rất nhiều tiền để chạy chữa, nhưng không còn cơ hội. Vì những ngày sống xa hoa chơi bời đã cướp đi thiên chức làm mẹ của Ngân. Hậu quả đều do cô ấy phá thai quá nhiếu.
Tuyệt vọng, sẵn có tiền, cô ta càng thích ăn diện. Mẹ tôi không chịu được Tuyết Ngân, nên đã tự ý bõ về quê sống cùng cu Ty. Thằng bé lớn lên, thông minh, lanh lợi, học giỏi, nhưng thể chất thì yếu ớt và tính nết nó khá lì lợm. Mẹ tôi cưng cháu, không cho thằng bé đụng tay vào bất kỳ việc gì, ngoài chuyện đi học.
Ông Bình thở dài:
– Vào năm nó học lớp 12, nó về ở với tôi mấy tháng hè. Nó luôn phải chứng kiến cảnh Tuyết Ngân và tôi cãi lộn nhau. Buồn chán, nó theo đám thanh niên xấu đến vũ trường nhãy suốt ngày đêm. Rồi chuyện gì tới phải tới. Thằng Cường nghiện hút, nó về nhà ăn cắp tiền và bất kể thứ gì bán được tiền. Bà nội nó khóc cho đến chết, nó vẩn không bỏ thuốc. Đúng là trời quả báo, phải không em?
Bà Giang nhói hết tứ chi. Cơn ghiền ma túy, bà từng chứng kiến tận mất.
Khồng ngờ đứa con của bà, nó cũng một thời sống dở chết dở vì thứ độc dược ấy.
– Em uống nước đi! Nước trà xanh tôi tự hãm, tôi mong có ngày được pha ấm trà mời em uống. Tôi không mong em tha thứ. Nhưng tôi còn con trai, nó sẽ giúp tôi gặp được em trong phần đời còn lại của mình.
Niềm hy vọng của tôi đã thành sự thật. Tôi mãn nguyện lắm rồi. Hôm nay, em nhất định phải ăn với tôi một bữa cơm nhé.
Bà Giang dịu dàng:
– Được rồi, anh để đó, tôi làm phụ anh. Ngày trước, tôi vụng về chuyện nấu nướng, bây giờ thì không đến nỗi bị anh chê đâu.
Bất chợt có tiếng Honda ngừng trước cổng:
Ông Bình kêu lên:
– Là nó về đấy! Tôi nghe tiếng xe là nhận ra ngay. Nhưng sao nó lại về hôm nay nhỉ? Chẳng lẽ nó có linh cảm?
– Bố ơi! Con về rồi đây.
Giọng đàn ông rất ấm vang lên. Bà Giang nhíu mày, bà đã nghe qua giọng nói này. Bà hạ giọng:
– Tôi tạm tránh mặt xuống bếp nhé.
– Cũng được.
Ông Bình nghe bước chân con trai bước vào nhà. Ông nhẹ giọng hỏi:
– Con mới đi mấy ngày, sao hôm nay đã về? Phải lo cho bố ở nhà không con trai?
Cường cười:
– Con biết bố con thừa sức tự lo cho mình. Tại con có việc bố ạ. Con ghé thăm bố một lát, nếu tiện, con đi luôn đây.
– Cái thằng này, không về thì thôi, đã ghé, ít nhất cũng phải ăn cơm với bố chứ. Con năm nay ba mươi tuổi rồi, đến lúc phải lấy vợ đi thôi. Bắt ông già lụm cụm một mình đêm hôm, con yên lòng sao?
Cường cười:
– Ai người ta thương mà cưới hả bố. Không lẽ bố xúi con bắt chước kiểu lấy vợ ngày ấy của bố nữa, bố chưa sợ sao?
Ông Bình cười:
– Ông trời cho bố được quay về thời tuổi trẻ, bố vẫn sẽ làm theo kế sách của mình.
Con trai họ Đoàn nhà mình, hình như lúc trẻ đều rất khó lấy vợ.
– Con thấy bố hôm nay lạ thật. Chẳng lẽ mới mấy ngày thôi, căn nhà này đã có luồng gió mới thổi vào.
Cường chợt nhìn vào chiếc túi xách của bà Giang để bên ghế xa lông. Một chiếc túi xách và nón của phụ nữ. Anh nhìn quanh rồi điềm đạm hỏi bố:
Bố ơi! Nhà mình có khách phải không?
Ông Bình cười, giọng xúc động:
– Ừ, có khách đấy. Một người thân của bố đã ba mươi năm, bây giờ mới gặp lại.
Cường dè dặt:
– Người thân? Ba mươi năm? Bố ơi! Có phải dì Hạ Thanh mà bố vẫn kể không?
Bà Giang đứng dưới bếp. Bà nghe rõ câu chuyện của hai bố con, nhưng bà chưa nhìn được mặt cậu con trai. Bây giờ nó đã trưởng thành, liệu nó có tha thứ cho người mẹ đã bỏ nó từ lúc nó còn trứng nước không? Qua cách hỏi của con trai, bà biết rằng ông Bình luôn kể chuyện bà vả Hạ Thanh cho con nghe.
Ông Bình trầm tĩnh:
– Dì Thanh của con đã đi xa lắm rồi, con không còn cơ hội gặp lại bà ấy nữa.
Bố biết là con rất muốn gặp lại họ.
Cường kêu lên:
Bố nói vậy là sao hả bố? Vậy người khách đến nhà mình ...
Bà Giang bước lên. Đúng một lúc, cả Cường và bà đều kinh ngạc nhìn nhau.
– Là bác à?
– Thì ra đây là nhà của cháu. Hèn gì nãy giờ, bác cứ nghĩ, sao giọng nói quen quá.
Ông Bình ngỡ ngàng:
– Hai người biết nhau từ khi nào vậy?
Cường từ tốn:
– Con tình cớ biết bác ấy ở bến xe thành phố. Con gái bác ấy bị bọn cướp giật mết túi xách. Hôm nay chúng con đã thu hồi được lại tư trang, nên đơn vị cử con đem giấy tờ về trả lại cho con gái bác đấy.
Ông Bình mỉm cười:
– Ông trời sao thích đùa người ta vậy kìa. Hóa ra đều là chỗ quen cả.
Bà Giang nhìn Cường đăm đăm. Hôm qua bà không có dịp nhìn kỹ anh, còn giở đây ...
Cường đứng trước bà vừa cao lớn, mạnh mẽ vừa rắn rỏi, đẹp trai. Nó không thừa hưởng gien của người mẹ, chi duy nhất cặp mắt màu đen, thuộc về bà. Một đôi mắt rất sáng rất đẹp.
Cường hỏi bà Giang:
– Con gái bác, có nhà không bác? Chắc mất giấy tờ, các cô ấy lo lắm bác nhỉ.
Bà Giang giặt mình:
– À ... ừ. .... Có nhà ... À không, sáng nay, bà và dì tụi nó đã đưa đi Móng Cái chơi rồi.
Cường kêu lên:
– Chà! Cũng chịu đi quá chứ. Hôm qua cháu thấy cô chị say tàu say xe đi hết nổi, thế mà sáng ra đã đi chơi được, hay thật!
Bà Giang gượng cười:
– Tuổi trẻ mà cháu, thích du lịch, thích đi biển. Vừa nghe nói được đi về Trà Cổ, chị em nó đã mừng quýnh lên ở trong Nam, đâu phải ai cũng có điều kiện ra Hạ Long, coi như một chuyến về quê kết hợp du lịch vùng biển huyền thoại, nên mệt thì mệt nhưng vẫn hăng hái đi.
Cường chợt nói:
– Cháu xin lỗi, khi hơi tò mò ... Cháu có xem qua chứng minh và giấy tờ của con gái bác. Trong đó có hai bản sơ yếu lý lịch. Phải con gái bác ra quê xác minh lý lịch để vào Đảng không ạ?
Bà Giang bối rối:
– Chuyện này, bác không hề nghe chị em nó nói.
Ông Bình từ tốn:
– Bọn trẻ bây giờ thích đem đến bất ngờ cho bố mẹ. Đi du lịch, ai mang theo sơ yếu lý lịch làm gì? Là đứa lớn hay nhỏ vậy?
Cường mau miệng:
– Cô ấy tên Song Ngọc.
Ông Bình buột miệng:
– Con gái của Hạ Thanh à?
Bà Giang nhận ra được vẻ ngạc nhiên trên mắt Cường.
Bà trầm tĩnh:
– Chuyện Song Ngọc, ông khoan nhắc đến. Tôi muốn ông cho cháu Cường biết tôi là ai.
Trán Cưởng nhăn tít. Bố anh vốn ít nói và rất trầm lặng. Lâu lắm rồi, anh không thấy bố anh có tâm trạng vui vẻ như hôm nay. Tuy mù và khuôn mặt đầy vết sẹo, nhưng thần sắc của ông, cho anh cảm giác, người phụ nữ này chính là sự hồi sinh của bố anh, một sự hồi sinh mạnh mẽ. Chả lẽ đây chính là mẹ anh?
Bà Giang nhìn xoáy vào mắt Cường:
– Cháu đang hỏi ta là ai đúng không? Và cháu đã tìm được câu trả lời?
Cường ngập ngừng:
– Cháu muốn nghe từ miệng của dì hoặc bố cháu nói ra.
Ông Bình nghẹn ngào:
– Bà ấy ... mà mẹ của con.
Dù đoán trước, nhưng Cường vẫn bàng hoàng. Anh nghẹn giọng:
– Là ... mẹ con đây sao?
Ông Bình trầm giọng:
– Nói cho bố nghe, mẹ con thế nào? Bà ấy già như bố không?
Cường lắc đầu:
– Không! Bà ấy còn trẻ và đẹp.
Bà Giang tức tưởi:
– Con không muốn nhận ta sao? Phải rồi, ta là người mẹ không ra gì, người đã bỏ rơi con từ khi con chưa tròn tháng tuổi. Ta đáng bị trừng phạt.
Cường ôm đầu:
– Bây giờ con cần sự yên tĩnh. Con xin lỗi. Bố và bà cứ ăn cơm trước. Đừng chờ con.
Cường quay nhanh ra ngoài. Thoắt chốc, chiếc. Attila đã mất hút sau vườn hồng. Thung lũng đang phủ dần những ráng nắng hoàng hôn cuối cùng. Đầu đó, xa hơn nhà ông Bình, nhiều nhà đã bật lên đèn.
Ông Bình thở dài:
– Em hãy thông cảm cho con. Từ bé, nó đã quen không có mẹ. Mẹ trong tuổi thơ của nó vừa đáng thương vừa yếu đuối vô cùng:
Từ lúc nó bắt đầu vào lớp 11, bà nội cũng luôn nói tốt về em. Khi hắp hối, bà còn bắt nó hứa. Phải tìm và đừng trách mẹ con, vì người có lỗi là bà nội, Bất ngờ gặp lại em, nó không thể tránh khỏi những buồn vui hờn giận.
Bà Giang lau nước mắt:
– Em hiểu mà. Để em dọn cơm cho anh ăn. Em thấy tủ lạnh có thịt heo, tôm và rất nhiều trứng gà. Rau thì sẵn ngoài vườn. Em làm món trứng chiên (trứng rán), thịt ram tồm, cải bẹ xanh nấu tom và có chút gừng bỏ vô.
Ông Bình xúc động:
– Dù sao thì phụ nữ vẫn nhanh tay khéo léo hơn nam giới. Lâu rồi, cha con anh ít khi ân được bữa cơm nào cho đúng nghĩa. Anh bị mù, việc đi chợ phải nhờ hàng xóm mua những món nấu dễ dàng nhất. Lần nào con về, anh cũng bắt nó rán (chiên) cá cho anh ăn. Nấu canh chua khế với cá chỉ vàng. Nó đi anh toàn ăn cơm với thịt kho, trứng luộc, hoặc ăn chà bông, cá hộp. Chứ anh nhìn thấy được đâu mà dám rán cá, hay xào món khác.
Bà Giang thở dài:
– Em nghĩ anh nên tìm cho mình một người bạn. Sống thế này, không ổn đâu.
Ông Bình cười nhẹ:
– Đừng khuyên anh lấy vợ nữa. Hai đời vợ đủ khiến anh hãi hùng lấm rồi.
Em làm đồ ăn ngon thật.
Bà Giang nói:
– Thời gian ở ngoài này, em. Sẽ cố gắng đến thăm anh và nấu cơm cho anh ăn.
Ông Bình cười nhẹ:
– Được thế, anh vui lắm.
Cường chạy xe xuống bến cảng. Những lúc tâm trạng không vui, anh thường đi phà. Qua bên này, ngồi trên gò cát, ngắm biển xung quanh mình. Anh không trắch mẹ. Mẹ của anh qua câu chuyện bố và bà nội anh kể, là một người mẹ bị hàm lan, yếu đuối. Mẹ không hề muốn bỏ anh, nhưng chính bà nội anh đã cướp anh khỏi tay mẹ. Anh được nội anh bảo ban từng chút, nội không cho anh được nuôi lòng thù hận mẹ mình. Biết rằng mẹ không hề có lỗi, sao anh vẫn thấy khó chịu. Hình ảnh hai cô con gái quấn quít bên mẹ, làm anh buồn hiu hắt. Suy cho cùng, anh sống dư dã tiền bạc xài thoải mái thật, nhưng anh có được gì trong thói đời bạc bẽo chứ?
Cường ngồi mãi, nhìn mãi vào những con tàu đậu trên bến cảng. Những con tàu vượt đại dương đến rồi đi mỗi ngày như một quy luật, đơn điệu đều đặn.
Con người không thể giống những con tàu. Chim có tổ, nước có nguồn. Con người sinh ra, dẫu thế nào cũng phải được tạo lên từ cha và mẹ. Đã hiểu được đạo lý đó, tại sao anh còn ngồi đây, còn chưa chịu nhận mẹ mình?
Cường đứng lên. Anh quyết định trở về nhà. Ngôi nhà từ ngày ba anh bị tai nạn, hình như thiếu vắng rất nhiều ... Ước gì ba anh tìm lại được hạnh phúc của mình nhỉ.