Ông Quyền nhìn sững vợ, rồi nhìn qua Hương Giang. Ông nói bằng giọng ngàn ngạt:
– Con nói sao? Cậu Bình xin cưới con à?
– Hương Giang chớp mắt.
– Được không, thưa bố mẹ?
Ông Quyền chậm rãi:
– Bố nghĩ, không nên đâu con ạ.
Bà Gái cắt ngang:
– Tại sao ông nói thế?
– Chúng ta nghèo, không cùng giai
Chúng ta nghèo, không cùng giai cấp với gia đình người ta. Bà nên nhớ, dòng họ Đoàn nổi tiếng khắp vùng này, không chỉ vì họ giàu có, còn cả tiếng họ hà khắc, khinh khi người nghèo. Chúng ta không xứng ngồi sui gia với bà Cả.
Hương Giang từ tốn:
– Bố ơi! Việc hôn nhân là do chính mẹ anh Bình nói với con. Bà ấy xin cưới con về làm vợ cho con trai của mình, hoàn toàn tự nguyện.
Ông Quyền vẫn nói:
– Bố không an tâm, bố nói thật là không tin rằng định kiến sang hèn đã được bà Cả hóa giải. Nếu con vì bố mẹ, vì các em con, thì bố nói thật lòng ... Chúng ta cứ trả lại cửa hàng cho cậu Bình là xong. Con đã chịu thua bạn về việc xui xẻo của bố. Con còn trẻ lắm, làm dâu ở tuổi này, xót xa lắm con ạ.
Hương Giang cười nhẹ:
– Bố đừng lo nhiều làm gì. Cửa hàng ấy, bà Cả không hề biết do con trai bà cấp vốn cho chúng ta. Vì thế, bố mẹ cứ yên tâm buôn bán, không phải lo cho con. Con biết mình phải làm gì.
Bà Gái thở dài:
– Nhưng con và cậu Bình, có yêu thương nhau không? Lấy nhau do sự thúc ép của gia đình thì không bền được con ạ.
Giang không ngờ mẹ cô lại sầu sắc như vậy. Bản thân Giang còn bị bất ngờ trước lời cầu hôn của Bình. Rốt cuộc cô đã bằng lòng. Lờ đâm lao, thì phải theo lao. Huống hồ gì bà Bính còn đồng ý cho cô tiếp tục đi học nếu cô thi đậu đại học. Niềm đam mê khát vọng của Giang là có tấm bằng kỹ sư, thạc sĩ trong tay.
Cô phải biết lợi dụng cơ hội của mình. Và cô cũng bắt đầu bị hình bóng Bình choáng hết mọi suy nghĩ. Cô không lý giải được đó là sự mang ơn, hay chính là tia chớp vừa lóe lên cho một tình cảm yêu thương mãi mãi.
Bình luôn tạo cho cô sự yên ổn, nhẹ nhàng. Mỗi khi cô cần một chỗ dựa, anh đều xuất hiện kịp thời.
Bà Gái kêu nhỏ:
– Giang à, Giang!
Hương Giang giật mình:
– Mẹ gọi con?
Bà Gái nhẹ nhàng:
– Cậu Bình đến tìm con kìa.
Hương Giang quay ra cửa. Cô thấy Bình đang bước vào phòng khách nhà cô.
Anh không đi một mình. Hai vợ chồng ông Báo (em trai bà Cả Bính), cùng hai người thanh niên xách theo giỏ đồ khá nặng, đi vào nhà.
Hương Giang cúi đầu chào vợ chồng ông Bảo:
– Cháu chào cô chú. Cô chú đến nhà cháu có việc gì không ạ?
Bà Bảo tươi cười:
– Ôi, con bé này! Mẹ thằng Bình không nói cho cháu biết, hôm nay chúng tôi qua thưa chuyện cùng bố mẹ cháu à? Đừng gọi là cô chú nữa nhé. Gọi cậu mợ Út dần cho quen, cháu ạ.
Bình vội bước lên, đỡ lời cậu mợ:
– Con thưa hai bác, mẹ con nhờ cậu mợ Út con qua thưa chuyện với hai bác.
Xin phép bác cho con được đặt lễ dạm ngỏ, xin cưới em Giang ạ.
Ông Quyền gượng cười:
– Xin lỗi anh chị nhé. Bất ngờ quá, nhà chúng tôi không chuẩn bị nước nôi chu đáo tiếp anh chị và các cháu đây. Mời anh chị và các cháu ngồi, dùng tạm ly trà.
Quay sang Giang, ông nói:
– Pha cho phố bình trà nóng, nghe Giang?
Hương Giang xuống bếp. Cô không nghe được câu chuyện của người lớn.
Khi cô bưng khay nước lên bàn, cô thấy trên chiếc bàn nước nhà cô, có rất nhiều thứ được bày lên.
Những chai rượu Tây, hộp trà gói giày hồng điều, những phong bánh đẻo xếp chặt mầm ...
Bà mợ của Bình nói:
– Không giấu gì anh chị, nhà chúng tôi cũng dự tính mấy đám để dọ ý cháu Bình. Nhưng khi nó đẫn con gái anh chl về giới thiệu với mẹ nó, vậy là chị của tôi ưng ý cháu Giang liền. Chị tôi, dù rất nóng lòng muốn tổ chức lễ cưới cho con trai, nhưng Phong tục tập quán ông bà để lại, phãi giữ lấy chữ lễ nghĩa làm đầu. Vì thế, chị tôi muốn xin anh chị cho Hương Giang đính hôn với cháu Bình nhà tôi. Đây là lễ dạm ngỏ. Ba ngày nữa, chị tôi xin anh chị cho nhà trai bưng mâm quả sang làm đám hỏi ạ.
Ông Quyền kêu lên:
– Sao phải tổ chức gấp như vậy? Người lớn chúng ta nên để bọn trẻ nó có thời gian chuẩn bị tâm lý chữ.
Ông Bảo trầm tĩnh:
– Là chị tôi coi bói, thầy dạy:
năm nay cháu Bình cưới vợ là vinh hoa phú quý đầy nhà. Và phải cưới trong tháng này, mới đặng sống bên nhau đến răng long đầu bạc. Bởi vậy, chị tôi mới xin được đón dâu sớm.
Ông Quyền nhìn vợ hỏi:
– Ông bà đây nói thế, theo ý bà thì sao?
Bà Gái từ tốn:
– Chuyện này, phải hỏi ý kiến của cậu Bình và con Giang, xem hai đứa đã thật sự cảm thông được nhau chưa. Đám cưới nhanh thế, có gì bất ổn không?
Giang, con thấy thế nào?
Hương Giang cúi đầu:
– Thưa ... mẹ .... con thì sao cũng được ạ.
Cưới sớm hay trễ cũng là cưới. Nếu gia đình anh Bình đã dự trù rồi, con nghĩ không cần nhiều lời nữa, cứ làm theo ý nhà trai đi. Bởi cưới xong, con còn đi học nữa.
Một người em họ xa của Bình kinh ngạc:
– Có chồng rồi, chị vẫn muốn đi học nữa à? Liệu bác Cả có đồng ý để chị toại nguyện không?
Bình điềm đạm:
– Văn à! Chuyện của anh, anh biết mình phải làm gì mà. Hương Giang còn trẻ, không đi học, sau này ai giúp anh trông coi xí nghiệp chứ.
Ông Bảo cười gật gù:
– Đúng đấy! Đồng vợ đồng chồng, tát biển Đông mới cạn được.
Quay về phía vợ chồng ông Quyền, ông Bảo nói:
– Việc chị tôi nhờ, tôi đã thay mặt chị tôi và dòng tộc họ Đoàn, đem lễ mờ ngõ đường đi nước bước cho cháu Bình. Mong anh chị hãy từ đây, nhận cháu Bình, coi cháu như Hương Giang bây giờ. Chúng tôi xin phép ra về.
Ông Quyền nói:
– Ông bà mấy khi chịu đến chỗ chúng tôi. Nếu không vì con vì cháu, chắc nhà tôi không có được hồng phúc này, ông bà ngồi thêm ít thời gian, uống với tôi chung trà nữa.
Bà Bảo từ tốn:
– Rồi đây, chúng tôi còn nhiễu dịp ghé thăm anh chị. Bây giờ chúng tôi phải về thôi ạ. Kẻo ở nhà, chị tôi mong.
Ông bà Bảo và hai người cháu ra về. Bình chờ cậu mợ đi khuất, anh trở vào, ngồi xuống chiếc ghế trước mặt ông bà Quyền, anh trầm tĩnh:
– Con xin lỗi, đã không báo trước để hai bác biết.
Ông Quyển thở dài:
– Người ta thì mừng khi con gái lấy được chồng giàu, nhưng tôi thì không hề yên tâm chút nào. Cậu nói thật cho tôi biết, thật ra cậu có thương con gái tôi không?
Bình chặm rãi:
– Thưa hai bác, thật ra, lúc đầu con bị mẹ con bắt phải cưới con gái ông giám đốc ngân hàng tỉnh. Con bí quá, phải cầu cứu Giang giúp con, đóng vai người yêu của con. Mẹ con buộc con phải dẫn bạn gái vễ để bà coi mắt. Con cũng lo lắm, lo chuyện mẹ con coi thường gia đình hai bác mà xúc phạm tới mọi người, nhưng rồi mẹ con đã đồng ý ngay khi gặp được Giang. Chính bà lại thúc con phải cưới ngay. Thời gĩan con quen Giang chưa nhiều, nhưng đã đủ để con hiểu Giang là cô gái tốt hay xấu. Bây giờ, con thành thật nói rằng:
con rất quý mến Giang. Hầu như con đã yêu thật rồi. Vì thế, mong hai bác đừng lo. Con nhất định bảo bọc Giang trọn đời trong hạnh phúc gia đình.
Bà Gái nói:
– Bố con Giang à! Cậu ấy đã nói vậy, chúng ta đừng nghi ngờ lòng tốt của cậu ấy nữa nhé. Con gái mười hai bến nước, trong nhờ đục chịu. Số phận không mỉm cười với chúng ta. Bây giờ phúc đức ông bà cho con gái mình gặp được cầu Bình đây, thôi thì chúng ta hãy vui vẽ tác hợp nhân duyên cho con gái chúng ta nhé.
Ông Quyền chép miệng:
– Tôi còn cách chọn lựa à?
Nghe ông Quyền nói vậy, Bình và Giang chợt nhìn nhau cười.
Bà Gái khẽ hỏi:
– Cô Trang chưa về, tiệm tạp hóa tính sao hả Giang?
Hương Giang mỉm cười:
– Mẹ thay con bán cũng được. Cái Miên và Hiền nhanh nhẹn, siêng năng, mẹ cứ đứng thu tiền, tối đem về nhà cất cho cô. Buổi tối, mẹ để hai em Thành, Đạt sang đó ngủ coi nhà.
– Ối! Nhà cửa hàng hóa cả đống tiền, giao cho hai thằng nhóc giỏi ăn no ngủ kỹ, có mà trộm vô rinh luôn tụi nó bỏ ngoài đường, chưa chắc tụi nó đã tinh ngủ.
Quốc Thành kêụ lên:
– Mẹ coi thường tụi con nữa. Con đã mười sáu tuổi, làm việc thua gì chị Giang. Tại bố mẹ không muốn tụi con vất vả, nên lúc nào cũng nghĩ tụi con còn nhỏ. Chị Giang yên tâm lấy chồng. Việc gia đình, từ nay em thay chị gánh vác.
Quốc Đạt phụ bố mẹ coi quầy văn phòng phẩm, em phụ mẹ coi hàng cho cô Trang. Việc cơm nước, giặt giũ, nhà cửa, giao cho Hương Liên. Đồng ý không Liên.
Hương Liên le lưỡi:
– Em chưa nấu cơm bao giờ. Nhưng em sẽ cố gắng. Trước sau gì chả đến phiên em, bây giờ tập làm luôn cho quen.
– Đạt cười:
Bắt quá, mày cho cả nhà ăn cơm nhão, cơm khê mỗi tuần vài bữa là cùng chớ gì.
Hương Liên trề môi:
– Coi thường em quá đấy. Chị Giang dạy em một buổi là ổn thôi.
Hương Giang rưng rưng:
– Chị khiến các em vất vả rồi!
Quốc Thành nghiêm trang:
– Chị đừng nói vậy! Em lại nghĩ, trong cái xui của bố, cả nhà chúng ta nhờ chị mà được hưởng phúc. Chị không nghe dân thị xã đồn rầm lên:
nhà mình trúng số, nên có tiền buôn bán, đổi đời à. Và chẳng phải với thực tế hiện tại, chị lấy anh Bình, thì mẹ anh ấy cũng không thể khinh chị. Bởi nhìn lên, gia đình mình còn kém xa nhà anh ấy rất nhiều, nhưng nhìn xuống, chúng ta đã là người kinh doanh buôn bán, đâu phải làm mướn nữa. Tất cả ơn nghĩa này đều nhờ anh Bình thu xếp vẹn toàn. Bởi thế, chỉ một yêu cầu nhỏ của anh ấy là phước phần của chị, nên chị nhất định phải đám cưới.
Ông bà Quyền sững sờ trước những lời nói chững chạc sâu sắc của Thành.
Con của vợ chồng bà, chúng đã lớn hơn tuôi chúng rất nhiều. Vậy cũng tốt!
Bình chở Giang đến tiệm áo cưới, chỉ có mười ngày cho việc mời thiệp hồng. Bà Bính bảo với Bình:
– Con dẫn Hương Giang đi may mấy bộ áo dài, để hôm cưới, có đồ mặc nhé.
Nhớ là phải chọn loại vải đắt tiền đấy. Bạn gái của con, không thể ăn mặc lèn xèn, mất mặt lắm, con nhớ chưa?
Bình vui lắm! Anh không ngờ mọi việc lại dễ dàng, suôn sẻ hơn cả việc anh lo nghĩ. Nhìn tủ kính trưng những bộ áo dài bằng voan mỏng, đẹp và tinh khiết đến vô cùng.
Hương Giang hỏi Bình:
– Anh Bình! Người ta cho mình đặt thuê không anh?
Bình cười:
– Lần đầu anh đến đây, anh có biết gì đâu. Em hỏi vậy là sao? Tính thuê đồ cho mấy cô bạn phù dâu hả?
Giang từ tốn:
– Không, em định nếu họ cho thuê, thì mình thuê được rồi anh ạ. Đồ cưới, bọn mình lại không như mấy người bên đạo chúa, mặc xong hôm cưới, sẽ xếp lại cất đi. Người có đạo, họ còn mặc vào các buổi lễ ...
Bình bóp nhẹ tay Giang:
– Anh hiểu ý em, muốn tiết kiệm bớt khoản chi cho anh, đúng không? Nhưng đời người chỉ duy nhất một lần lên xe hoa, mẹ anh sẽ không chịu nếu chúng ta thuê đồ cưới. Em cứ đo kích thước, tiền công, tiền vải, anh thanh toán, sau này cất làm kỷ niệm.
– Nhưng ... chúng ta chỉ làm đám cưới giả. .... – Dù giả hay thật, thì trong mắt người đời, em là con dâu họ Đoàn, em không thể mặc đồ của người khác. Hãy hiểu cho anh.
Giang đành im lặng nghe theo Bình, cắt ba bộ áo dài:
một cái màu trắng, một áo màu hồng và một màu xanh da trời. Bình còn đưa cô đến hiệu giày dép, mua vài đôi giày nữa. Toàn là đồ đắt tiền, mà chưa khi nào Giang dám mơ mình được xỏ chân vô.
Nếu đây là hạnh phúc đích thực của đời cô, chắc hẳn Giang sẽ vui ghê lắm.
Nhưng đám cưới chỉ là một bản hợp đồng có thời hạn ...bốn năm. Một thờì hạn rộng rãi đủ để Giang học xong đại học. Ngày cô nhận tấm bằng kỹ sư, cũng là ngày cô được Bình trả lại tự do, bằng tờ ly hôn. Cô phải chấp nhận cái giá bị chồng bỏ. Ở vùng quê của Giang, người ta vẫn khó tha thứ cho một cô gái bị chồng bỏ rơi, dù bất cứ lý do nào.
Hương Giang nhếch môi. Thời gian còn ở trước mắt, hiện tại cô hãy sống theo những gì mình đã đồng ý với Bình.
Đoàn Bình không đọc được những suy nghĩ của Giang. Anh không chút lấn cán khi nghĩ đến đám cưới. Hình như anh không phải đang đóng kịch. Anh muốn được ở bên Giang, được đi cùng cô trên khắp đoạn đường đời này. Anh không muốn xa cô nữa. Mấy lúc gần đây, anh như thấy cuộc sống có ý nghĩa hơn rất nhiều, khi có Giang bên anh. Mong sao, cuộc hôn nhân duyên giả thành thật này không khiến anh phải cầm tay Giang ra tòa ly hôn theo dự định, mà sẽ là duyên tiền định, để anh có Giang mãi mãi trong đời.
Hương Giang! Liệu em có cùng ý nghĩ với anh?
Cầm tấm thiệp hồng, bác Cả, anh trai của mẹ Giang, người bác rất mực quý mến đứa cháu gái duy nhất học giỏi, ngoan hiền.
Bác Cả không có con gái, khi sanh được bốn anh trai, nên Giang được cả nhà bác Cả rất thương yêu.
Bác Cả trừng mắt nạt bà Gái:
– Cô tại sao cô chú lại có thể làm như thế hả? Con bé mới tí tuổi đầu, tại sao các người bắt nó lấy chồng? Thời nay là thời nào rồi, cô chú gom góp cho nó học hành năm trời được, bây giờ thêm vài năm đại học nữa có là gì? Tôi đã nói rồi, nếu thấy không thể lo cho con bé, cô chú cứ nói với tôi. Tôi là bác nó, là tlường tộc họ Nguyễn, tôi sẽ lo cho nó. Ai trọng con trai, chứ tôi tuyệt đối không. Con gái học hành được như con bé Giang nhà mình, đâu phải ai cũng được. Vậy mà cô chú lại âm thầm quyết định cái việc hệ trọng thế này ...
Bà Gái cắn môi:
– Em lin lỗi bác. Thật ra thì ... nhà em cũng đâu muốn ạ.
Ông Cả Mẫn gằn gằn:
– Khồng muốn ư? Cô chú lúc nào cũng nói thương con, lo cho con học hành, vậy mà cái đứa có chí nhất, ham học nhất, bây giờ bị cô chú ép gả. Phải vì cô chú cần tiền nên mới gả bán nó không?
Bà Gái rưng rưng:
– Anh Cả! Anh đừng nói vậy, tội nghiệp vợ chồng em. Em khổ tâm lắm anh ạ. Nhưng đèn nhà ai nấy sáng. Mong hai bác hiểu che em!
Dút lời, bà Gái xô ghế vụt chạy nhanh khỏi nhà anh trai. Lần đầu tiên người phụ nữ bốn mươi tuổi tự ý quyết định một việc mà đúng ra vợ chồng bà, phải đưa ra bàn bạc cho bà con dòng họ biết trước.
Hương Giang muốn bố mẹ nó nhanh chóng thoát cảnh lam lũ đói khổ. Con bé đã nợ Bình một ân tình cứu bố khỏi vòng lao lý. Chẳng lẽ chút tri ân lại cho Đoàn Bình, con gái bà không thể làm? Xét cho cùng, Hương Giang bắt quá chỉ bị tiếng gái đã có chồng", còn cuộc sống rất đủ đầy, và đường học vấn của nó, vẫn được tiếp tục. Thôi thì, sau này anh trai bà sẽ hiểu.
Dù trong một thị xã, nhưng bà Cả Bính đã thuê hẵn đoàn xe du lịch sang trọng đến nhà gái đón dâu. Đoàn Bình lấy vợ, hàng chục cô gái hôm nay nằm nhà khóc âm thầm. Những ông bố bà mẹ hằng nuôi hy vọng kết sui gia với bà Bính, ấm ức, giận dữ và hiển nhiên họ càng giận càng muốn đến dự đám cưới, coi con bé đó đẹp cở nào sao bà Bính chịu cưới. Sự rình rang của đám cưới càng khiến họ nhức nhối ruột gan.
Cô dâu mặc áo voan màu hồng, loại áo cưới mới nhất đang thịnh hành trong giới thượng lưu. Bình khoác tay Hương Giang, đón chào khách trước cổng nhà anh. Ngôi nhà lớn và khuôn viên sân vườn đủ kê hàng trăm bàn tiệc.
Ánh đèn néon rực rỡ, kết hoa ngũ sắc, trước cổng đính tấm bảng "Tân Hôn".
Người ta ký tên lên tấm khãn thêu đôi chim loan phượng. Và chiếc hộp đựng bao lì xì kết bằng máy vàng, hình trái tim hồng. Người ta kinh ngạc trước cách bài trí sang trọng lịch lãm, trước một cô dâu đẹp như thiên thần, miệng cười tươi như hoa.
Bà Cả Bính hoàn toàn mãn nguyện. Bà cùng con trai, con dâu đến từng bàn uống rượu cảm tạ mọi người.
Vợ chồng ông Đức Trí và cô con gái Tuyết Ngân ngồi chung bàn với mấy ông bà Chánh phó chủ tịch thị xã. Hình như họ đều có con gái đi chung. Bà Thảo - mẹ Tuyết Ngân - bỏ nhỏ vào tai chồng:
– Con nhỏ coi dễ thương quá hả anh? Hèn gì, bà Bính không chịu con Ngân nhà mình.
Tuyết Ngân xụ mặt:
– Mẹ à! Làm ơn đi. Mẹ không thấy ê mặt hay saọ, còn ngồi đó khen thiên hạ.
Con nhất định không chịu thua.
Bà Thảo nạt nhỏ:
– Ngân! Con biết mình đang nói gì không? Bộ đàn ông thế gian này chết hết rồi hay sao mà con cứ muốn thua đủ với người ta? Chả phải do lỗi tại con à?
Tuyết Ngân hết mặt:
– Tại sao lại do lỗi nơi con.
– Thì ... giá như con chịu lo học hành đàng hoàng, đừng đua đòi se sua, nhảy nhót, để tai tiếng um sùm, thì chắc chắn cậu Bình đầu từ chối con.
Tuyết Ngân mím môi:
– Mẹ! Chnyện này, chả phải mẹ nói do anh Bình có người yêu rồi à? Tại sao bây giơ lại do con? Anh ta chê con hư hỏng? Và bố mẹ chấp nhận để họ chửi con mình à?
Tuyết Ngân dứt câu, vừa lúc bà Bính cùng đôi tân lang bước đến bàn của họ.
Sau câu chúc phúc, họ nâng ly rượu uống cùng chú rể.
Tuyết Ngân kéo tay Bình:
– Anh Bình Phải để vợ anh uống với em ly này. Mời chị!
Miệng nói, tay Ngân cầm ly rượu đưa tới trước mặt Giang. Hương Giang nhẹ giọng:
– Em cảm ơn chị đã đến dự đám cưới của tụi em. Em không biết uống rượu, nhưng có thể nhấp môi, tỏ chút lòng thành. Mong chị nhận!
Tuyết Ngân nhếch môi:
– Lẽ ra vòng tay anh Bình hôm nay là thuộc về tôi. Lẽ ra tôi phải là cô dâu của đám cưới này. Chị dã giành được trái tim của Bình. Bây giờ, nếu chị không uống hết ly rượu này, nghĩa là chị quá coi thườngTuyết Ngân tôi. Tôi không đồng ý.
Bình chậm rãi:
– Tuyết Ngân! Quả thật là Hương Giang không biết uống rượu. Để anh thay Giang cạn ly với em nhé ...
Tuyết Ngân mỉm cười:
– Vậy cũng được!
Cô kề ly rượu của mình vào môi Bình trước hàng mấy trăm khách mời, người ta thích thú theo dõi cái màn kịch độc chiêu nằm ngoài dự tính, chưa từng xảy ra ở bất kỳ đám cưới nào.
Bình thản nhiên uống cạn ly rượu. Anh vừa đặt ly xuống bàn, thì Tuyết Ngân đã cúi xuống, hôn lên môi anh. Cử chỉ táo bạo của cô, một lần nữa khiến mọi người bất ngờ.
Bình xô mạnh Ngân ra, nhưng ánh đèn flash đã lóe lên. Tuyết Ngân cười.
tươi:
Hãy cho em một lần được yêu thương anh. Bờ môi của anh nồng nàn lắm.
Hương Giang! Coi như tôi vẫn đi trước chị. Cám ơn nhé!
Bà Cả Bính tái mặt. Bà không tin nổi Tuyết Ngân dám hành động như thế trước mặt quan khách. Bàn tay Hương Giang qua lần găng tay vẫn run lên, khi bà nắm lấy tay cô.
– Bình tĩnh nhé, con dâu!
Bà nói nhỏ. Hương Giang chợt nói bằng giọng tỉnh tuồng:
– Chị có cách chúc mừng ngưới khác rất hay, chị Tuyết Ngân. Tôi rất vui, nếu ngay tại bữa tiệc này, còn ai như chị, đủ can đảm chia vui với chồng tôi. Tôi hứa không hễ buồn.
Tuyết Ngân cười cười:
– Dám cho mượn chú rể không?
Ông Trí gằn nhỏ:
– Im miệng đi Tuyết Ngân! Thật là mất mặt cha mẹ quá đấy.
Tuyết Ngân kêu lên:
– Bố à! Thời hiện đại, những chuyện tình cảm đều hiện đại. Bố không nên câu nệ quá. Con chỉ muốn đùa chút thôi mà. Sao hả cô dâu? Cho tôi mượn chú rễ nhé!
Hương Giang từ tốn:
– Xin lỗi chị, nếu chồng tôi đồng ý, ngay sau buổi lễ thành hôn, tôi sẽ để chị đưa anh ấy đi. Còn bây giờ, chúng tôi phải hoàn thành vai trò của mình với tất cả khách mời. Mong chị cảm phiền.
Dứt lời, Hương Giang chủ động khoác tay Bình và bà Cả Bính qua bàn khách khác. Tuyết Ngân bặm môi. Không ngờ con nhãi ranh này dám chơi nổi hơn Ngân. Mày sẽ phải trả giá đắt ...mộtkhi đã khiến Tuyết Ngân này mất mặt trước mọi người.
Hơn mười giờ đêm, tiệc cưới mới kết thúc. Hạ Thanh, Tử Du ôm vai Hương Giang:
– Đến lúc tụi, tao phải về rồi. Chúc mày hạnh phúc trong sự chọn lựa của mình.
Tử Du hạ giọng:
– Mày phải lưu ý đến con Tuyết Ngân. Nó là con sói đã thành tinh, tụi mình chẳng khác con gà con ngơ ngác, không cẩn trọng sẽ bị sói xé nát đấy. Cặp mắt của nó, khiến tao lo cho mày.
Hương Giang bùi ngùi:
– Tao biết. Giờ này, tự nhiên tao nghe buồn ghê lấm. Hình như tao đang tự bước vào con đường nguy hiểm nhất, nhưng tao lại không hề thối lui. Tao rất muốn được ngồi bên tụi mày thêm nữa. Nhưng cuộc vui, nỗi buồn nào cũng đến lúc phải tàn. Hai đứa mày, thỉnh thoáng ghé tao chơi.
Hạ Thanh cười nhẹ:
– Còn chưa đầy một tháng là tựu trường. Tao nghĩ lúc đó tụi mình tha hồ gặp nhau. Nếu được học trên Hà Nội, tao nhất định tìm nhà trọ ở cùng mày.
Tử Du thở dài:
– Hương Giang đậu đại học chắc rồi, vấn đề là bọn mình đậu hay không thôi.
Được học với nhau thêm vài năm nữa, thì quá tốt!
Hương Giang cười gượng:
– Tao.nghĩ hai đứa mày sẽ đậu thôi mà.
Bình bước đến, anh vui vẻ nói.
– Cám ơn hai em đã giúp Giang có hạnh phúc hôm nay.
Hạ Thanh cao giọng:
– Giữa tụi em, không tồn tại danh từ cám ơn nữa. Anh chỉ cần đối xử tốt với Hương Giang là đủ. Bây giờ, em giao Hương Giang cho anh, tụi em về đây.
Bình mỉm cưới:
– Anh nhất định đem lại hạnh phúc cho Hương Giang. Em hãy tin anh nhé!
Câu nói của Bình, khiến Giang phải suy nghĩ. Rõ ràng cả Hạ Thanh cũng biết đây là đám cưới giả, vậy tại sao Bình nói cứ như Giang thật sự là vợ anh vậy? Bà Cả Bính nhẹ nhàng nói, khi thấy Giang loay hoay dọn bàn thế, ly tách:
– Bình à! Con đưa vợ con lên phòng nghỉ ngơi sớm đi nhé. Cả ngày hôm nay, hai đứa đều mệt đừ rồi. Mẹ cho làm sẵn chén xúp vi cá, ăn xong, hẳng ngủ nhé.
Hương Giang xúc động:
– Con cám ơn bác!
Bà Bính kêu nhỏ:
– Ồ! Mẹ chứ con dâu. Mẹ không bắt lỗi vì biết con chưa quen. Mọi thứ phải học dần dần, con ạ.
Bà khép nhẹ cửa phòng. Trên môi bà điểm nụ cười vui mừng. Cuối cùng, thằng con trai cứng đầu của bà cũng chịu lấy vợ. Bằng giờ năm tới, nhất định bà được lên chức bà nội. Hứa là một việc, nhưng con dâu xinh đẹp dịu dàng thế kia, để lên Hà Nội học mấy năm, biết đâu nó lại chả thay đổi. Làm một người đủ ăn đủ mặc, được sống nơi thủ đô, chẳng sướng hơn nhà giàu mà quanh năm suốt tháng sống nơi tỉnh lẻ ư? Bà đâu dễ dàng chấp nhận cái chuyện biết đâu chừng sẽ xảy ra ấy. Vì thế, đêm nay bà bắt đầu thực hiện kế hoạch của mình.
Hương Giang vô tình nào biết được mọi tính toán của mẹ chồng. Thấy bà quan tâm lo lắng cho cô, Giang vừa áy náy vừa tiên tiếc giá như cô thật sự là vợ Bình. Còn gì tuyệt vời hơn khi có bà mẹ chồng hết mực yêu thương dâu con!
Tắm xong, Giang ra bàn ngồi chải đầu, đã thấy Bình chờ sẵn. Trước mặt anh là hai chén xúp đang bốc hơi nóng và cả mùi thơm của hành ngò.
Bình ân cần:
– Em ăn cho nóng. Chắc chắn là em rất đói và mệt mỏi phải không?
Giang cười:
– Không ngờ làm cô dâu có một ngày mà mệt đến thế. Giang đói bụng muốn xỉu. Nhìn người ta ăn uống, bụng cứ sôi ùng ục.
Cô ăn chậm lãi từng muỗng xúp. Lần đầu tiên cô được nếm mùi vị món ngon cao cấp này, cần ăn chậm để thưởng thức.
Bình hỏi:
– Khẩu vị vừa miệng em không?
Giang đẩy chiếc chén đã được ấn sạch qua một bên, cô thật thà:
– Nhà giàu sướng thật! Ăn toàn món ngon vật lạ. Nghe hoài món xúp này trên tivi, nhưng hôm nay, em mới được ăn. Quá ngon!
– Nếu thích thì mỗi ngày, anh sẽ nói bà bếp nấu cho em ăn.
– Không cần đâu. Món này đắt lắm. Dù sao em cũng không muốn anh tốn kém vì em. Bây giờ, em muốn ngủ.
Bình cười:
– Em lên giường ngủ trước nhé, Chốc nữa, anh nằm dưới đất. Tạm thời vậy đi.
Cứ tưởng rằng nằm xuống, đắp tấm chăn mỏng lên người, Giang sẽ ngủ được một giấc. Nhưng không rõ vì lý do gì, người cô mỗi lúc mỗi nóng lên, tay chân bứt rứt thật khó chịu. Bình cũng không khác gì cô. Đèn phòng vừa tắt, toàn thân anh cứ nóng rực. Cả anh và cô đều tự cởi bỏ đồ của mình, ném xuống đất một cách vô thức. Cuối cùng thì ... họ đã thật sự hòa làm một, trong đêm tân hôn màu hồng hạnh phúc.
Có một cái gì đó thật đau như phá vỡ thân thể trinh nguyên của Hương Giang. Cô thiếp đi trong nụ cười của người hạnh phúc.
Gần sáng, Giang giật mình mở mắt. Thói quen thức khuya dậy học bài có cả chục năm nay ăn sâu trong tiềm thức Giang. Cô phát hiện ra mình và Bình nằm bên nhau trong tình trạng không lấy gì làm đẹp cho lắm.
Giang ôm vội tấm chăn mỏng, quần quanh người. Cô dùng chân đạp lên người Bình, mắt cô nhắm chặt:
– Dậy mau đi! Trời ơi ...
Bình bật dậy:
– Chuyện gì thế? Ái ...
Anh cuống cuồng tìm áo quần của mình. Giang nghẹn ngào ấm ức.
– Anh lừa tôi! Hu hu ... Anh chơi xấu và ăn gian. Tôi ghét anh!
Đoàn Bình bối lối:
– Giang à! Chuyện này, anh ... không có.
– Anh không nhớ gì cả, anh đau đầu lắm.
Hương Giang rưng rưng:
– Đàn ông các người đều là con sói thật mà. Tôi tin anh, tin tuyệt đối vào cuộc hôn nhân này, cầu mong sau thời gian chung sống nếu có thể yêu thương được nhau, âu đó cũng là phước đức của tôi. Vậy mà, chưa gì anh đã gạt tôi.
Đoàn Bình kéo vai Giang:
– Anh thề, anh có ý lợi dụng em, ra đường anh bị xe cán chết thành trăm mảnh. Chuyện này ắt do mẹ anh làm. Bà sợ tụi mình đêm tân hôn không mặn mà nên đã nhúng tay vô.
– Nhưng từ đâu chứ?
Hương Giang nhớ đến chén xúp. Ăn chén xúp xong, cô đã thấy cảm giác là lạ, khó chịu vô cùng, nên cô đi ngủ ngay. Nhưng chính tay cô tự cởi bỏ đồ của mình? Trời ơi? Đúng là mẹ chồng cô dựng lên vở kịch thê thảm này cho cô rồi.
Giọng Bình đầm ấm, nồng nàn:
– Chuyện không muốn cũng xảy ra rồi. Em bình tĩnh nghe anh nói. Sau này, anh nhất định có trách nhiệm với hành động của anh. Bởi thật ra trong lòng anh ... anh không coi đây là tình cảm giả tạo. Anh yêu em. Chỉ có điều, anh không hề nghĩ mình lợi dụng đám cưới để tỏ tình cùng em. Anh rất muốn cả hai đều có thời gian. Yêu là phái chờ đợi, nhớ nhung phải tin tưởng nhau. Anh xin lỗi đã không giữ được sự trong sạch cho em đến khi chúng ta thật sự rung động, coi nhau là một.
Lời nói của Bình tạm xua đi trong Giang nỗi buồn tủi. Thôi thì, âu đây cũng là số mệnh. Cái số phận ngọt ngào chính cô tự nguyện bước vào. Mẹ anh đùng thủ đoạn vì bà có lý do của người mẹ. Dẫu sao bà chẳng phải đã tặng Giang một đứa con trai hết sức toàn vẹn và một đám cưới rất linh đình hay sao?
Hương Giang thở dài:
– Thiệt thòi thuộc về em rồi. Anh nhất định phải bảo vệ em đấy.
Anh hứa! Hãy tin anh!
Nâng khuôn mặt cô lên, anh nhìn thật lâu vào ánh mắt trong như ngọc của cô. Giang không chịu nổi ánh mắt quá nồng nàn ấy, cô nhắm mắt. Bờ môi mỏng khẽ mím lại ấm ức, cô không biết rằng nhìn cô lúc này, đến tượng đá cũng mềm ra, huống hồ Bình chỉ là con người phàm trần. Anh cúi xuống, đặt nụ hôn lên môi Giang. Hướng Giang sững sờ, cuống quít bởi cô chưa hôn ai bao giờ, cô muốn buông tay ôm cổ anh, lại sợ chiếc khăn mỏng bung ra, bởi cô đâu đã kịp thay đồ. Nụ hôn của Bình dịu dàng chậm rãi, như con sóng vỗ từ từ êm ả vào bờ cát, bờ cát gặp nước, rơi từng mảng nhỏ, bị sóng cuốn trôi, nhận chìm ...
Và lần này, Hương Giang thật sự bị Bình đưa vào vùng cấm địa ngọt ngào, đến tận cùng chân tơ kẽ tóc của mật ngọt hạnh phúc.
Hương Giang vào phòng tắm. Ngâm mình trong bồn nước, cô vẫn thấy cơ thể mình nóng ran. Bờ môi hình như vẵn còn khô, bởi nước uống chưa đủ thấm ...
Bình hạnh phúc nhìn tâm đrap trắng, loang mờ vết hồng trinh nguyên. Tạ ơn trời đất, đã mang đến Hương Giang, tặng anh trong cuộc đời này.
Bà Bính mỉm cười khi Hương Giang bước đến trước mặt bà, lễ phép:
– Con ... chào mẹ! Đêm qua, mẹ ngủ ngon không ạ?
Bà Bính cười nhẹ:
– Đã dậy rồi hả con? Hôm nay, lẽ ra con nên ngủ thêm chút nữa. Cám ơn con. Ta nói với hai con rằng, chưa bao giờ, từ khí bố Đoàn Bình mất đi, đêm qua, ta mới được ngủ một giấc ngon nhất. Con tin không?
Hương Giang cúi đầu:
– Dạ, thưa mẹ, con hiểu ạ.
Bà Bính nhẹ nhàng:
– Con ngồi xuống đi?
– Dạ, con xin phép, để con xuống bếp làm điểm tâm cho mẹ.
– Nhà mình có người giúp việc, con chỉ cần học cách làm mẹ, làm vợ sao cho hoàn hảo là được rồi. Những việc cơm nước, nhà cửa ...con không cần lo làm gì.
Thấy vẻ bối rối của Giang, bà cười:
– Đựợc rồi, con muốn thì ta cũng muốn coi thử tài nấu ăn của con đây. Con làm cho ta món gì để điểm tâm nhé.
Hương Giang dạ nhỏ. Cô thở phào nhẹ nhõm. Cô chưa quen cách xưng hô với bà Bính, càng chưa có nhiều thời gian tiếp xúc với bà.
Tiếng tăm về người đàn bà mười mấy năm thay chồng gìn giữ sản nghiệp, đưa cơ sở Gạch ngói Đoàn Vân từ một tổ hợp chỉ vài lô gạch, đến bây giờ trỡ thành xí nghiệp lớn, tầm cỡ quốc gia, Gạch ngói ĐoànVân cô mặt hầu hết ở các tỉnh thành trên miền Bắc ... vẫn cứ như một huyền thoại đầy bí hiểm trong suy nghĩ mọi người. Hương Giang không nằm ngoài số người kỳ vọng bà Bính, lẫn lo sợ khi đối điện bà.
Được Bình, nói cho biết tất cá các món ăn bà Bính thích, Hương Giang nấu món miến gà Thịt gà được mua về từ rất sớm, miến thì chất đầy bệ tủ bếp. Bà Kim giúp việc hỏi Giang:
– Cô chủ cần tôi phụ không ạ?
Hương Giang hiền lành:
– Bác cứ gọi cháu bằng tên, đừng kêu cô chủ, cháu không quen. Cháu tự nấu được.
Bà Kim cười nhỏ:
– Tôi không dám đâu, Bả chủ tuy thương kẻ ăn người làm trong nhà thật, nhưng bà nghiêm lắm. Một quy định gia giáo, dứt khoát, không được coi nhẹ.
Hương Giang từ tốn:
– Vậy thì tùy bác vậy!
Cô chăm chú làm điểm tâm, rồi tự tay bưng lên mời bà Bính. Bất chợt, câu chuyện vọng ra từ phòng khách, khiến bước chân cô khựng lại.
Giọng bà Bính chậm rãi:
– Mẹ làm gì sai chứ? Mẹ chỉ muốn tốt cho tụi con thôi.
Bình nói:
– Mẹ chẳng phải đồng ý để Giang học hết đại học hay sao? Vậy thì lý do gì khiến mẹ cho con và Giang ăn thức ăn có tính chất kích thích?
Bà Bính thở dài:
– Mẹ vẫn tôn trọng các con, đồng ý để vợ con đi học. Nếu con bé sau đêm tân hôn có thai thì cũng hết một năm học, nó mới sanh.
Ba tháng hè, sanh xong, có để đứa nhỏ cho mẹ nuôi, và Hương Giang vẫn học tiếp. Mẹ tính vậy, có gì không đúng? Mẹ chỉ muốn khi vợ chồng con vắng nhà, mẹ có chút cháu để ẵm bồng. Con không nhận thấy ngôi nhà chúng ta rất buồn tẻ hay sao?
– Nhưng con ...
Bà Bính ngắt lời:
– Khi nào con bằng tuổi mẹ, con sẽ hiểu mẹ và những gì đêm qua mẹ đã làm.
Hương Giang chắc chắn không hời hợt như con đâu.
Hương Giang không thể đứng nghe lén nữa. Cô bước vào phòng khách, miệng cười thật tươi:
– Con làm điểm tâm xong rồi đây.
Bà Bính hít bà:
Chưa ăn, nhưng mùi thơm cũng rất quyến rũ bao tử của mẹ. Con nấu gì thế?
– Dạ, con nấu món miến lrà mẹ ạ.
Bà Bính cười nhẹ:
– Món này hợp sở thích của mẹ. Mới sáng sớm, con đã nấu, chắc chắn không dễ dàng phải không con dâu?
– Dạ, cũng hơi lâu một chút mẹ ạ. Con không biết có vừa khẩu vị mẹ không?
Bà Bính cầm muỗng, khẽ múc một muỗng nước xúp cho vào miệng, bà gật gù:
– Ngon lắm! Cám ơn con.
Hương Giang cười nhẹ:
– Nãy giờ, con sợ mình vụng về. Bây giờ con yên tâm rồi.
Bà Kim bước lên mời Bình và Giang xuống dùng điểm tâm. Bà Bính nói:
– Từ mai, bữa sáng của cả gia đình chúng ta sẽ bắt đầu lúc sáu giờ, nhé!
Vậy là cuộc sống của Giang bất đầu thay đổi Cô nhận giấy báo của trường Đại học Kinh tế Sau đám cưới một tháng, cô nhập học, bà Bính đích thân dẫn cô lên Hà Nội, thuê nhà cho cô ở. Và tất nhiên là cô sống một mình cuối tuần, vào ngày thứ bảy, Bình lại lên với cô. Tình cảm giữa hai người mỗi lúc một thấm thiết. Cho đến một hôm, Giang thấy người mệt mỏi, ăn uống không ngon miệng và hay bị ói.
Hạ Thanh nhìn sắc mặt bạn, cô chặt lưỡi:
– Mày sao thế? Đau ở đâu không?
– Không có.
– Nhưng nhìn mày bèo nhèo lắm. Để tao đưa mày đi bác sĩ khám nha.
– Ngày mai, tao tự đi được rồi. Từ trường mày qua chỗ tao, xa quá.
Hạ Thanh so vai:
– Hơi đâu mày lo chứ. Hà Nội ba mươi sáu phố phường, tàu điện chạy suốt ngày đêm, chả phải rất thuận tiện để tao đến chỗ mày không?
– Nhưng tốn tiền lắm.
Hạ Thanh bật cười:
– Mày đúng là ngố kinh khủng. Kiểu này, hôm nào tao phải dẫn mày dạo Hà thành một ngày. Vé tàu điện đi từ đây về ký túc xá nơi tao ở, chỉ bằng tiển ổ bánh mì thịt thôi.
– Nhưng chủ nhật nào, anh Bình cũng lên đây và tao không được nghỉ.
Hạ Thanh cau mày:
– Ông Bình đúng là đáng ghét. Lẽ ra lên đây phải dẫn mày đi chơi chứ, sao cứ ru rú trong nhà vậy. Đám cưới giả kiểu gì thế?
Đưa cho Giang đĩa bánh cuốn, món này Giang rất thích và Thanh cũng ghiền theo Giang. Bánh nóng, ăn rất đã miệng. Nhưng thật lạ, Giang chưa đưa bánh vào miệng, cô đã bụm tay che miệng, chạy vào nhà vệ sinh. Thật lâu, Giang thở ra, mặt mũi nhỏe nhoẹt nước mắt.
Thanh hoảng hốt:
– Đến bác sĩ mau đi. Nhất định mây cô vấn đề rồi:
Giang đành phải nghe lời Thanh.
Người bác sĩ sau khi khám kỹ càng và bắt mạch đến ba lần cổ tay Giang, bác sĩ cười:
– Cô không sao cả. Là do cô bị thai hành thôi Phụ nữ thường bị thế này trong ba tháng đầu,mới cần thai.
Hương Giang cuống quít:
– Bác sĩ nói ... tôi có thai à?
– Ừ. Hơn một tháng rồi. Chả lẽ cô không mừng hay sao?
Hương Giang bối rối:
– Tôi ... tôi ...
Bác sĩ hiểu sự bối rối của Giang theo cách của mình. Bà nhẹ giọng:
– Cô chưa có chồng, nhưng đã nhẹ dạ phải không? Tôi nhìn cô như một sinh viên. Cô muốn, tôi có thể giúp cô phá bỏ thai nhi.
Hương Giang sợ hãi:
– Không ... tôi không thể.
– Cô đừng sợ! Thai nhi mới hơn tháng tuổi, việc xử lý khá dễ dàng, cũng không để lại di chứng, vì đây là bệnh viện, không phải phông khám tư, cô sẽ thấy thoải mái.
Hương Giang cố gắng cắt lời bà bác sĩ:
– Ý cháu không phải vậy. Cháu đã có chồng, và cháu đang học đại học.
Chuyện này bất ngờ quá, cháu không dám tự quyết định:
Hiểu ra, bà bác sĩ chép môi:
– Cô còn trẻ lắm, nhìn thoáng qua, tôi nghỉ cô đang học năm đầu trung học phổ thông. Sao còn đi học, đã lấy chồng làm gì? Ngưới tỉnh lẻ lúc nào cũng muốn con cái lấy chồng lấy vợ sớm cả. Vậy, để tôi kê toa thuốc cho cô uống nhé.
Hương Giang dè dặt:
– Bác sĩ ơi! Có cách nào khắc phục tình trạng ói mửa không ạ?
Bà bác sĩ cười nhẹ:
– Làm phụ nữ phải chịu thiệt thòi hơn đàn ông vậy đó. Y học chưa tìm ra loại thuốc gì để trị loại ốm nghén này. Bởi đây là một hiện tượng tự nhiên do tạo hóa ban phát cho những người phụ nữ được làm mẹ. Hầu hết ai cũng phải trải qua thời kỳ này. Có người còn ăn cả đất nữa đó, nhưng mọi việc sẽ qua thôi, dù hơi mệt một chút.
Nghe bác sĩ nói, Giang lạnh cả người. Ốm nghén gì mà ăn cả đất? Nghe kinh dị quá! Cô cầm toa thuốc ra ngoài.
Hà Thanh kêu lên:
– Bác sĩ nói sao?
Hương Giang ngập ngừng, cô không biết nói thế nào với Thanh nữa. Chẳng phải cô vẫn luôn miệng nói cô và Bình không có gì à? Bây giờ không có gì mà khi không cô có thai, nghe lọt lỗ tai được ư?
Hạ Thanh lắc vai Giang:
– Là sao hả Giang? Mày đừng khiến tao sợ nhé.
Hương Giang xìu giọng:
– Tao ... bác sĩ nói tao ... có thai.
Hạ Thanh trợn mắt hét to:
– Cái gì? Mày có thai. Có lầm không hả?
Hương Giang khổ sở:
– Mày làm ơn nói nhỏ chút đi. Bác sĩ khám mà lầm thế nào được.
Hạ Thanh nhãn nhó:
– Bác sĩ không lầm, thì tao đã lầm.
– Mày lầm cái gì?
– Tao vẫn tin mày và ông Bình trong sáng. Mày đâu yêu ông Bình, và đám cưới, rõ ràng cả hai người đều nói với tao, tụi mày chỉ đóng kịch. Bây giờ mày có thai, vậy mày bảo tao phải nghĩ thế nào?
– Tao xin lỗi. Chuyện này ngay đêm tân hôn, tao đã bị mẹ anh Bình “gài” Bà ấy muốn trắc nghiệm tình yêu của hai người à? Đúng là cáo già thật!
– Không phải như mày nghĩ đâu. Mẹ anh Bình muốn có cháu nội để vui cửa vui nhà. Bà sợ tao thay lòng đổi dạ, nên hôm tân hôn, bà đã lén bỏ thuốc vào thức ăn khuya của tao với anh Bình. Vô tình ăn nhằm thuốc kích thích, nên tao và Bình đã không thể bảo vệ được bản thân.
Hạ Thanh thở dài:
– Liệu ông Bình đón nhận việc này thế nào?
– Tao không biết.
Hạ Thanh giận dữ:
– Không biết? Mày nói cái giọng buông xuôi với bản thân mày vậy sao? Bây giờ tao biết lý do gì, cuối tuần nào ông Bình lên Hà Nội là ở luôn trong nhà mày trọ. Rõ ràng ở cách xa bà mẹ chồng, nhưng tụi mày đâu có đường ai nấy sống.
Một trai một gái sống chung nhà, họa là thánh sống mới không gợi lòng tình.
Tao đúng là ngốc thật.
Hương Giang cúi đầu:
– Mày giận tao hả Thanh?
Hạ Thanh lắc đầu:
– Không, nhưng tao rất lo cho mày. Sống cuộc sống vợ chồng không hề có tình yêu, liệu mai này, mày hạnh phúc không đây Giang? Thực tế, mày và anh Bình có giấy đăng ký kết hôn, dẫu mày có bầu, thì cũng không ai chê cưới được, chỉ ngại hình thức mày lúc ấy khó coi một chút.
Hương Giang chân thật:
– Anh Bình nói, anh ấy yêu tao.
Hạ Thanh kêu lên:
– Yêu mày ư? Sao lại thay đổi một trăm tám chục độ như thế nhỉ? Còn mày?
– Tao hả? Tao ... cũng có chút ấn tượng.
– Lần đầu tiên tao nghe được câu chuyện kỳ cục này. Khó tin thật!
Hương Giang nói:
– Nãy giờ, mày nói hơi bị nhiều. Hình như mày vẫn không hề nhắc đến việc tao phải xữ lý thế nào với cái thai.
– Chuyện hệ trọng này, cho vàng, tao cũng không dám ý kiến ý cò. Mẹ chồng mày đã muốn có cháu nội, thì việc mày phá thai là không thể rồi. Với lại, phụ nữ như bọn mình được ăn học tử tế, ai làm chuyện thất đức bao giờ. Thôi thì, cứ mua thuốc uống, chờ ông Bình lên tính tiếp.
Hương Giang gật đầu, cô đang hoang mang ghê lắm. Tụi bạn học chung khoa, nếu biết cô có thai, sẽ đối xử với cô thế nào nhỉ? Thật là khó nói!