Liên Mạng VietNam || GiaiTri.com | GiaiTriLove.com | GiaiTriChat.com | LoiNhac.com Đăng Nhập | Gia Nhập
Tìm kiếm: Tựa truyện Tác giả Cả hai

   Tìm theo mẫu tự: # A B C D E F G H I J K L M N O P Q R S T U V W X Y Z Danh sách tác giả    Truyện đã lưu lại (0
Home >> Truyện Dài >> Hoa Hồng Nhỏ Bé

  Cùng một tác giả


  Tìm truyện theo thể loại

  Tìm kiếm

Xin điền tựa đề hoặc tác giả cần tìm vào ô này

  Liệt kê truyện theo chủ đề

  Liệt kê truyện theo tác giả
Số lần xem: 12263 |  Bình chọn:   |    Lưu lại   ||     Khổ chữ: [ 1, 2, 3

Hoa Hồng Nhỏ Bé
Vân Khanh

Chương 3

Bà Gái lo lắng nhìn k.ỉủôn mặt đỏ gay của Hương Giang. Con bé sất cao quá. Mấy ngày nay, Giang hầu như ăn uống rất ít, con bé hay khóc lặng lẽ một mình ngoài vườn rau, rồi sau đó lại lang thang khắp nơi. Nhìn con, lòng bà Gái đau như bị ngàn tên bắn vào.
Dù nhà nghèo, nhưng Giang cũng chỉ giúp bố mẹ gánh nước tưới rau, hoặc ngày nghỉ, đi nhặt than về bán lấy chút bạc lẻ, để dành mua bút mực. Cô chưa phải làm gì quá sức mình. Bây giờ, khi bố phải ngồi trong trại giam chờ ngày phán xét của tòa án, và nếu bà không lo nổi năm ngàn đồng để bồi thường cho gia đình bà cụ già đã không may bị chồng bà tông nhầm, thì chắc chắn chồng bà phải ngồi tù một thời gian rất dài ... Dù vào tù, có rất nhiều tội danh, nhưng dư luận, họ không bao giờ phanh phui từng chi tiết. Hợ sẽ truyền nhau ông đó đi tù.
Và lý lịch gia đình khó mà rửa nổi vết chàm đen này. Đời là vậy!
Các con của bà, tụi nó như tờ giấy trắng, như mặt nước biển trong xanh. Nó không thể bị dính vết lọ vô tình. Xã hội này lỡ lý lịch bị tì vết, sẽ suốt đời tai tiếng, khó mà vươn lên. Cũng bởi những suy nghĩ đó mà Hương Giang cả tuần nay muốn nổi loạn. Kết quả buổi chiều qua, con bé chắc chắn đã dầm mưa rất lâu, và nó đã suýt chết trong mưa, may là gặp được người cứu.
Bà Gái lau nhanh dòng nước mắt, khi bé Liên gợi to bên ngoài:
– Mẹ ơi, có khách!
Bà Gái bước khỏi phòng con gái, ra phòng khách. Bà bảo Liên:
– Con vào canh chừng chị. Kẻo sốt cao, chị con mê đi thì khốn.
Bà quay sang người thanh niên, chưa kịp hỏi, thì người thanh niên đã lo lắng:
– Bác ơi . Là ai trong nhà bác bệnh thế?
Bà Gái thở dài:
– Con gái lớn của tôi. Hôm qua, nó bị trúng mưa, về nhà tôi đã sợ mà ép nó uống thuốc, rồi cạo gió, vậy mà lúc bốn giờ sáng nó lên cơn sốt nóng. Cậu là ai?
Cậu tìm tôi có việc gì không? Tôi ... hình như tôi chưa từng gặp cậu?
Bình (người thanh niên không ai khác ngoài anh) nhẹ giọng:
– Dạ, thưa bác, cháu tới tìm Hương Giang. Cô ấy sốt, sao bác không đưa vào bệnh viện?
Cậu tìm con gái tôi ư? Cậu quen biết nó hồi nào? Sao tôi không nghe con tôi nói gì hết vậy? Bây giờ con Giang đang bệnh, nó không thể tiếp cậu. Thôi thì cậu cảm phiến về vậy Hôm nào, cậu ghé lại, được không?
Bà Gái có vẻ muốn đuổi khách. Bình cố gắng giải thích:
– Hôm nay cháu đến đây, vì cháu và Hương Giang đã hẹn trước. Bác cho cháu vào xem Giang bệnh ra sao, nghe bác?
Bà Gái nói:
– Thì cảm lạnh, nóng sốt thường thôi. Tôi nấu cháo giải cảm để nó ăn vào là khỏe. Chứ gia đình tôi bây giờ, còn tiền bạc đâu mà đưa con đi bác sĩ.
Bé Liên chợt chạy ra, mếu máo:
– Mẹ, chị Giang nóng như cục than, chị nói mơ nữa. Mẹ! Liệu chị có chết không mẹ?
Bà Gái cuống quít chạy vào trong, quên luôn cá khách. Bình mặc kệ bà Gái nghĩ gì.
Anh nhanh chóng theo chân bà. Trên chiếc giường rộng khoảng một mét hai cũ kỹ, Giang đang nằm. Cô nói mê, tay thì quơ lung tung:
Bố ơi? Bố đừng đi ... Cháu lạy các chú ...tha cho bố cháu. Bố cháu ... bệnh ...
vào ...tù, bố cháu sẽ ... chết ... Tôi đồng ý ... bà phải cho tôi mượn ... trước ... Anh giúp tôi ... điều kiện ...
Bình đặt tay lên trán Giang. Nóng quá! Anh nhìn cô và quyết định:
– Phải đưa cô bé đến bệnh viện ngay, sốt cao quá, sẽ rất nguy đến tính mạng.
Bà Gái cắn chặt môi:
– Nhưng tôi không có tiền.
Bình điềm đạm:
– Bác đừng lo! Phải cứu người trước.
Cháu sẽ giúp bác. Bác gọi cho cháu chiếc xe tắc xi. Cô bé không thể ngồi xe máy.
Bà Gái lưỡng lự:
– Tắc xi đắt tiền lắm cậu ơi. Để tôi gọi xe ... bò, được không cậu?
Đang rối nghe bà Gái nói thế, Bình suýt bật cười. Nhà nghèo đúng tà tội nghiệp. Bây giờ bất quá người ta đi xích lô, có ai ngồi xe bò bao giờ? Anh đã kịp ngăn được tiếng cười. Bác đừng ngại, cháu đã nói, cháu sẽ trả tiền kia mà.
Mau lên bác!
Bà Gái lật đật chạy ra ngoài đầu hẻm.
Bình không chần chừ, anh bế xốc Hương Giang lên tay, chạy theo bà Gái.
Thật may mắn, Hương Giang được cấp cứu kịp, nên đã thoát chết trong đường tơ kẽ tóc. Vừa nghe bác sĩ thông báo, bà Gái đã Bà nói nghẹn ngào:
– Tạ ơn trời phật đã khiến xui cậu đến nhà tôi kịp lúc. Nếu không, chắc chắn con gái tôi đã không thể sống. Ơn này, tôi nhất định trả cho cậu.
Bình từ tốn:
– Xin bác đừng nói vậy. Cháu là bạn của Giang, việc cứu Giang là trách nhiệm của cháu. Bây giờ, bác để cháu giúp bác trông chừng Giang, bác về nhà lo công việc đi. Bác cầm ít tiền để mua đồ àn nhé.
Bà Gái ngần ngừ:
– Như vậy thật phiền cậu quá. Cậu giúp tôi thanh toán tiền viện phí, thuốc men, bao nhiêu đó đã là điều tôi không dám nghĩ đến rồi, tôi không thể nhận thêm tiền của cậu.
Bình mỉm cười:
– Bác yên tâm! Cháu đã hứa giúp Hương Giang, bây giờ cô ấy bệnh, tất nhiên cháu phải chạy chữa cho cô ấy khỏi bệnh. Tụi cháu còn cả một hợp đồng" chưa được thực hiện kia mà. Bác hãy nhận tiền về mua đồ ăn cho gia đình. Khi nào có, bác trả lại cháu sau. Cháu nói thế, bác yên lòng chưa?
Bà Gái đành phải nhận số tiền Bình đưa, bởi trong nhà bà lúc này có lẽ cũng hết cả gạo rồi. Thời gian tới, bà phải làm gì để nuôi các con của bà đây? Chả lẽ bà phải chấp nhận để Hương Giang đi hán ... cà phê ôm ư?
Người mẹ nức nghẹn, bà cố dằn nỗi đau, bà nhất định không để con gái bước chân vào những nơi đó.
Hương Giang mở mắt. Đầu cô nhức kinh khủng, chân tay thì rã rời, cứ như không phải là của cô vậy. Mắt có chạm vào trần nhà. Ngay lập tức, cô bật dậy.
Nhà của cô làm gì có trần? Lo lắng, Giang nhìn quanh. Có nhiều chiếc giường kề sát nhau, và nhiều bệnh nhân đang nằm trên giường. Mình đang ở bệnh viện ư? Tại sao lại phải vào cái nơi quá tốn kém này?
Một bàn tay ấn vai Giang, không cho cô ngồi dậy. Giang trừng mất nhìn lên.
Các người làm cái gì thế? Không biết tôi chỉ là đứa con gái hay sao? Ủa ...
Hương Giang nín khe, cô nhặn ra người ấn vai mình, chính là người đàn ông đã giúp cô khỏi cơn chết cóng vì mưa.
Bình nhẹ giọng:
– Em nàm xuống đi. Vừa dứt cơn ốết, em còn yếu lắm.
Hương Giang gượng gạo:
– Sao anh lại ở đây? Và tại sao tôi phải vào viện thế? Là ai đưa tôi vào?
Bình trầm tĩnh:
– Tôi đến nhà em, gặp lúc em sốt cao quá, những 39 độ lận. Tôi và mẹ em đưa em đi cấp cứu. Bác sĩ nói, nếu chậm khoảng nữa giờ, tính mạng em khó qua nổi. Bây giờ thì ổn rồi.
Hương Giang chớp mắt:
– Mẹ tôi đâu rồi?
– Tôi nói mẹ em về nhà lo cơm nước cho mấy đứa nhỏ.
Thật làm phiền anh quá!
– Đừng khách sáo như vậy. Tôi đã hứa giúp em, thì nhất định tôi không thể sai lời hứa. Bây giờ, em thấy trong người thế nào?
Hương Giang nhỏ nhẹ:
– Đầu đau, tay chân thì như là của người khác vậy.
Cô ngập ngừng:
– Tôi ... đói bụng nữa. Từ sáng hôm qua, tôi chưa ăn gì cả.
Bình kêu lên:
– Từ sáng hôm qua ư? Hèn chi em không đổ bệnh chứ. Em uống sữa hay ăn cháo?
Giang nói:
– Tôi ghét sữa nhất trần gian này. Cả cháo, tôi cũng ghét lắm. Anh cứ cho tôi ổ bánh mì là được.
Bình nhẹ giọng:
– Bệnh nhân không ai ăn bánh mì, nhất là với một người vừa qua cơn sốt như em. Chịu khó ăn chén cháo sẽ tốt cho cơ thể hơn. Chờ tôi một chút!
Bình ra ngoài:
Cũng may căn-tin bệnh viện có bán cháo thịt. Anh mua một tô nhỏ. Anh nhớ lời mẹ của Giang nói, biết cô ăn được hành, anh kêu chị bán hàng bỏ vào tô cháo thật nhiều hành được xắt nhỏ. Thơm thật! Chả biết ngon hay dở, nhưng ngửi mùi thơm từ tô cháo, ngay cả anh cũng muốn ăn.
Hương Giang cười gượng:
– Tôi ... áy náy quá. Tự nhiên kéo anh vào chuyện của gia đình tôi. Bây giờ còn khiến anh nhọc lòng vì tôi nữa. Tôi lại nợ của anh chút tình người nữa rồi.
– Tôi không ngờ một cô gái còn trẻ như em, lại nói ra được những câu đầy cá tính như vậy. Hãy nghe lời tôi, ăn cháo rồi uống thuốc. Khỏe lại, em còn nhiều việc cần làm Hương Giang đỡ tô cháo. Tay cô vẫn còn run. Tô cháo nhẹ hều, vậy mà cứ y như nó nặng vài ký lô ấy. Có lẽ tại cả ngày qua cô chưa ăn gì?
Bình nhăn trán:
– Tay em run quá, cháo nóng, coi chừng đổ. Để tôi giúp em vậy!
Hương Giang đành phải đưa tô cháo cho Bình. Anh múc từng muỗng. Dù ngượng kinh khủng, cô vẫn không thể từ chối. Thôi thì cứ ăn trước, chuyện gì sẽ tính sau.
Bác sĩ vào khám bệnh thêm lần nữa cho Giang. Chích mũi thuốc tăng lực, bác sĩ nói:
– Cô vừa bị cảm phong hàn, vừa bị kiệt sức vì thiếu sự ăn uống điều độ.
Đừng nghĩ rằng con gái mười bảy bẻ gãy sừng trâu nhé.
May là gia đình đưa cô nhập viện kịp, nếu không, điều tệ hại đã xảy la.
Muốn nhanh hồi phục, phải ăn uống tốt. Bây giờ cô nằm tạm thêm vài giờ, chiều tôi khám lại, nếu thấy ổn, tôi sẽ cho cô về.
Hương Giang kêu lên:
– Bác sĩ ơi! Tôi thấy người tôi đã hồi phục. Tôi chỉ bị cảm, chứ tim gan bao tử ... tôi có sao đâu. Tôi còn công việc quan trọng cần giải quyết. Tôi không thể nằm một chỗ. Xin bác sĩ hãy cho tôi về!
Bác sĩ nheo mất:
– Một cố bé con, chưa hết tuổi quàng khăn đỏ, có chuyện gì để làm ngoài việc đi học. Bây giờ, các trường đã nghỉ hè rồi. Đừng nói sối để về nhà đi chơi nữa. Cảm nắng, cảm mưa coi vậy chớ khi nặng rồi, cũng khó qua nổi đấy.
Hương Giang lắc đầu:
– Tôi không còn nhỏ như bác sĩ nghĩ đâu, và tôi càng không có thời gian để đi chơi hay quậy phá người khác. Tôi phải làm việc để phụ gia đình tôi. Hiện tại, gia đình tôi đang rất khó khăn. Tôi không thể nằm đây. Bác sĩ không cho, tôi đành phải trốn viện.
Lời của Hương Giang khiến bác sĩ Văn ngẩn người. ông nhìn cô gái chăm chãm như cố tìm ra vài nét người lớn ở cô bé còn khóc nhè, khi mẹ đi chợ về không mua quà cho cô ta này.
Hương Giang cong môi:
– Làm gì bác sĩ nhìn tôi ghê vậy. Bộ tôi nói có gì sai à?
Bác sĩ Ván nhún vai:
– Được rồi, cô nói vậy, tôi cũng không giừ cô nữa. Cậu đi theo tôi lấy toa thuốc! - Bác sĩ nói với Bình.
Hương Giang định nói không cần mua", nhưng cô đã không nói nữa. Bác sĩ muốn kê toa thế nào là quyền của ổng, mua hay không mua thuốc là quyền ở Giang. Cô chẳng có đồng bạc nào trong túi, thì cãi lời bác sĩ làm gì. Cứ nhận toa thuốc và ... xé cho nó bay đi. Đơn giản vậy thôi!
Bình quay trở lại với một túi nhỏ đựng đầy thuốc. Trời đất? Sao anh ta không hỏi mình, chưa gì đã mua thuốc chớ? Thật là Có nhăn nhó:
– Anh không hỏi tôi đã mang tiền đi mua thuốc. Vậy thì tôi mặc kệ anh. Tôi không uống thuốc đâu. Ở nhà, mỗi khi tụi tôi bị cảm, mẹ tôi đều lấy lá trầu giã với rượu, ngâm với củ rễ niền (một loại củ giống củ riềng), sau đó bỏ vào miếng vải, chà đều lên người bệnh, tới khi nào xác thuốc lá khô thì vứt bỏ. Sau đó thêm nồi lá xông nữa, bệnh sẽ tự khỏi thôi.
Bình nheo mắt:
– Cô bé sợ uống thuốc, đúng không? Vậy mà tôi cứ nghĩ Giang can đảm lắm chứ.
Hương Giang cãi ngay:
– Thuốc chẳng có gì đáng sợ. Là tôi thấy tiếc tiền thôi. Bởi tôi đâu đau ốm gì.
Tiền đó là mua phở ăn còn nhanh hơn uống thuốc nữa.
Bình ngớ người. Anh nhìn Giang chòng chọc đến mức cô phải gắt lên:
– Anh nhìn cái gì? Bộ tôi nói sai à?
Bình giả lả:
– Không sai! Nhưng là một suy nghĩ lạ lùng nhất mà tôi chưa từng mục kích.
Thuốc đã lỡ mua, không thể trả. Cứ uống hết theo toa, tôi không đòi tiền em đâu.
Giang lẩm bẩm:
– Có đồng cắc nào đâu mà đòi.
Bình nhướng mắt:
– Em bảo gì thế?
Giang rùn vai:
– Không có gì. Bây giờ tôi thì tôi về nhà được chưa?
– Tất nhiên là được.
Hương Giang theo chân Bình ra ngoài. Trời nắng đẹp, sau trận mưa lớn chiều qua. Ánh nắng khiến Hương Giang chói mắt. Cô hơi dừng lại, bàn tay nhỏ đưa lên đầu. Cử chỉ của cô khiến Đoàn Bình nghĩ rằng cô còn bị choáng. Đó là điều đương nhiên. Bởi bác sĩ đã cảnh báo trước với Bình:
Cô bé rất yếu bản thân anh cũng hiểu điểu đó, qua hai lần anh bồng cô trên tay, cô nhẹ tênh như một đứa bé lên mười tuổi được uống sữa mỗi ngày. Vậy mà lạ làm sao. Cơn mưa lớn, gió lớn chiều hôm qua vẫn không cuốn được cô theo. Phải vì trong con người bé như chiếc kẹo kia tiềm ổn một nghị lực sống kiên cường? Không chỉ cho bản thân cô, còn cho cả gia đình.
Bình lo lắng:
– Em chóng mặt phải không? Để tôi dìu em nhé.
Hương Giang khẽ cưởi. Bình chợt ngẩn ngơ, bỡi nụ cười của cô rất đẹp. Nụ cười được tô điểm thêm nhờ chiếc răng khểnh bên hàm răng phải. Và hai chấm đồng tiền xinh xắn nắm lún sâu trên gồ má mịn màng. Thật là hoàn hảo!
Giang không biết những suy nghĩ của Bình. Cô cười vô tư:
– Tôi không sao. Tại nắng làm tôi chói mắt một chút. Bây giờ thì hết rồi.
Bìnll thở phào:
– Không sao thì tốt. Để tôi kêu xe ôm. Xe của tôi gởi lại ngoài con hẻm nhà em rồi.
Giang tròn mắt:
– Anh nói sao? Anh vì đưa tôi đến bệnh viện mà để đại xe Honđa của anh ngoài hẻm à? Ôi trời, vậy thì mất tiêu rồi.
Bình cười:
– Không mất đâu, tôi gởi bà bán nước mía.
Giang hiểu ra, cô chữa sự quê độ của mình bằng câu:
– Nói năng chẳng đến đầu đến đuôi, làm người ta cứ tưởng ...
Cô bỏ ngang cáu nói của mình. Bình im lặng cười. Anh gọi chiếc Honda ôm, nhưng Hương Giang chợt hỏi:
– Chuyện tôi nhờ anh giúp, thế nào?
Bình nhẹ giọng:
– Tôi đem tiền đến nhà, mới biết em bệnh đó chứ.
Giang suy nghĩ rồi nói:
– Tôi không muốn mẹ tôi bận tâm về tiền bạc, chúng ta tìm chỗ nào nói chuyện nhé.
Bình đồng ý. Anh bèn kêu xe ôm chạy về phía bãi biển.
– Buổi trưa nóng nắng, nơi mát mẻ nhất chính là ngoài bãi biển, dưới bóng mát của rừng phi lao. Bình mua thêm chai nước suối, bịch bánh quy kem, vài trái cam Bố Hạ, loại cam sành ngọt nổi tiếng vùng Đông bắc quê anh.
Xe ôm đừng trước rừng phi lao. Gió thổi mát rượi, làm bay từng lọn tóc mểm mại trên vai Giang. Nhìn cô lúc này vừa mong manh vừa dịu dàng, thanh thoát. Bình ân cần dặn dò người chạy xe ôm.
– Tôi gởi bác thêm tiền, phiền bác chạy đến số nhà ... hẻm ... nói với người nhà cô Giang, không cần đến bệnh viện nữa. Cô ấy đã khỏe, chiều sẽ về nhà.
Hương Giang ngỡ ngàng:
– Anh nhắn tin cho mẹ tôi à? Mất công quá!
– Phải như thế, nếu không mẹ em sẽ nấu đồ ăn đem vào bệnh viện cho em, như vậy còn mất công hơn. Thôi nào, bây giờ em cứ ngồi đây, tịnh dưỡng thần sắc của mình nhé.
Giang im lặng. Bạn bè của cô thương quý cô cũng khá nhiều, nhưng chu đáo và ân cần như Bình thì ... hình như chưa có. Chắc vì Bình là người lớn. Người lớn thì mọi suy nghĩ của họ luôn sâu sắc hơn tụi choai choai cỡ như Giang và tụi bạn học chung. Sự quan tâm này cũng không gióng kiểu của bố mẹ thường lo lắng cho con.
Bình khiến đầu óc vốn bình yên, vô tư của Hương Giang bị xáo trộn mất rồi.
Trong một thoáng, Giang quên mất Bình đang bên cạnh. Cô nằm trên cát trắng. Dưới bãi biển nắng như ngàn vạn đóa hoa cúc nhảy múa. Còn ở dưới bóng hàng phi lao, dương liễu cát rất mịn và mát. Cát gây cho Giang cầm giác cô đang nằm trên tấm nệm nước.
Vòng tay dưới đầu, làm gối. Giang ngước mắt nhìn lên bầu trời rất xanh phía trên cao. Bình yên đến nao lòng?
Đoàn Bình ngồi cạnh Giang, lặng lẽ ngắm cô Nhìn họ lúc này, ắt không ai nghĩ, họ vốn là người xa lạ với nhau, cách đây hai mươi giờ đồng hồ. Cũng không ai tin rằng cô gái nằm dưới cát kia, đang mang trong lòng một nổi đau nhức nhói. Nỗi đau đẩy lo âu phiền muộn. Giữa thiên nhiên, con người vừa bé nhỏ vừa đơn độc.
– Hương Giang!
Giọng Bình thật nhẹ. Giang vẫn giật mình, Cô chống tay ngồi dậy. Bình đã cản cô:
– Đừng! Tôi muốn nhìn em, thế này. Như thế, em mang dáng dấp thiên thần hơn.
Hương Giang tròn mắt:
– Anh! Anh ... tán tôi đấy ả?
Bình mỉm cười:
– Em nghĩ sao, tùy em. Bởi tôi chưa hề biết tán gái thế nào. Em cười và không tin à?
Giang ngồi dậy:
– Vâng! Anh có bề ngoài của ngưới đàn ông lãng tử, phong lưu, tuy khuôn mặt anh khá lạnh lùng, cao ngạo, nếu khồng nói là khó ưa.
Bình buột kêu:
– Em không phải muốn bài xích tôi đấy chứ. Bạn bè và thậm chí cả mẹ tồi đều nói tới rất đẹp trai.
Giang che miệng cười:
– Tôi đâu dám chê anh xấu. Tôi chỉ nói là anh có vẻ mặt khó ưa thôi. Biết mình đẹp trai, công tử nhà giàu, anh bảo anh chưa yêu ai thì quả là điều khó tin thật.
Bình chậm rãi:
– Tôi không nói dối em đâụ.Vì chuyện này mà tôi đang khốn khổ trước áp lực của mẹ tôi đấy.
Hương Giang so vai:
– Đừng nói với tôi rằng, mẹ anh bắt anh lấy vợ theo ý bà nhé.
Bình chộp bờ vai Giang bóp mạnh:
– Sao em biết hay vậy?
Giang nhăn mặt:
– Gãy xương vai tôi mất. Anh làm ơn bỏ tay ra đi, đau quá à!
Bình bối rối:
– Xin lỗi, tại tôi không ngở em lại đoán biết được điều này.
Giang cười toe:
– Thật ra, tôi chỉ nói đại thôi. Trong mấy bộ phim chiếu trên tivi, chả phải toàn mấy vụ các bà mẹ, bà nội giàu có áp đặt con cái lấy vợ lấy chồng the ý họ đấy sao?
Giang hỉnh mũi:
– Cô gái mẹ anh chọn cho anh, chắc phải đẹp lắm.
– Ừ đẹp!
– Cô ấy côn giàu nữa?
– Ừ! Con gái một ông Tổng giám đốc ngán hàng.
Giang so vai:
– Vậy thì anh chẳng nên từ chối. Người ở tầng lớp giàu sang như anh, hết đời cha sang đời con đời cháu, sẽ không bao giờ bị nghèo như tụi tôi, bởi họ có một cái nền móng vững chắc bằng đá tảng.
– Tôi không muốn lấy cô ta.
– Vì anh có cô gái khác à?
– Không! Vì cô ta quá nổi tiếng, sự nổi tiếng khiến tôi rùng mình.
Giang nhăn mặt:
– Chồng làm giám đốc, vợ đẹp, là con gái một ông tổng giám đốc ngân hàng, nổi tiếng là điều không thể tránh. Tôi được như anh, tôi sẽ vui chứ không sợ hãi.
– Tại Giang chưa nghe hết câu nói của tôi. Cô ta nổi tiếng bởi sự quậy phá, nổi loạn ở các vũ trưởng. Tôi không thích hạng con gái ném tiền bừa bãi cho các cuộc vui chơi bất tử.
Hương Giang chép miệng:
– Thì ra vậy! Mẹ anh biết không?
Tôi đã nói cho mẹ tôi nghe. Nhưng bà vẫn muốn tôi cưới vợ trong năm nay.
Mà tôi thì chưa hề nghĩ đến chuyện yêu ai đó. Làm sao lấy vợ được.
Hương Giang tỏ vẻ thú vị trong câu chuyện của Bình. Cô tò mò:
– Tôi đoán, mẹ anh chịu nhượng bộ anh, vì anh là con trai duy nhất của bà.
Bà không thể nhìn anh buồn.
Bình so vai:
– Mẹ tôi là người cố chấp, độc đoán lắm. Đã vậy, bà còn tin lời thầy bói.
Hương Giang kêu lên:
– Thầy bói nào chả bói ra ... ma, khi biết rõ túi tiền của mẹ anh rất nặng. Anh phải đấu tranh.
Bình nói:
– Tôi không thể khiến mẹ tôi thất vọng. Bởi bà cho tôi điều kiện. Trong vòng ba mươi ngày, tôi dẫn được bạn gái về chào mẹ tôi, bà sẽ không tìm vợ cho tôi nữa. Và tôi phải đồng ý.
Giang chớp mắt:
– Anh đúng là người con có hiếu. Nhưng ba mươi ngày đến nhanh lắm. Anh không muốn cưới nhầm một người vợ đành hanh, se sua, chưng diện thì anh phải cố gắng tìm bạn gái thôi.
Hạ giọng, Giang cười cười:
– Trong đám bạn gái học cùng anh nè, em gái bạn anh nè, thậm chí là các cô ở xí nghiệp anh nữa ... Thiếu gì người đủ tư cách tôt . Anh đừng quá lo lắng, căng thẳng làm gì. Đôi khi, tình yêu đến rất nhanh ... Là tôi nghe sách vở nói vậy thôi.
Bình nhìn sững vào Hương Giang. Trong đầu anh vừa lóe lên một ý nghĩ.
Hương Giang bắt gặp ánh mất lạ lùng của Bình. Cô chột dạ, gắt khẽ:
– Này! Tự nhiên sao anh nhìn tôi kỹ thế? Không phải đang so sánh tôi với cô gái do mẹ anh chọn đấy chứ?
Bình chợt trầm tĩnh:
– Chuyện của tôi, chẳng nói nữa. Tôi mặc kệ số mệnh đẩy đứa, tôi muốn hỏi em một câu đầy.
Giang hơi quê, nhưng cũng nói:
– Anh hỏi đi?
– Số tiền mà người ta đòi gia đình em, sẽ được đưa ở đâu? Có người làm chứng chứ?
Giang cắn môi:
– Vâng! Tôi nghĩ, họ không đến nỗi nuốt lời đâu. Vì tôi có nói rõ. Trước khi tôi giao tiền, họ phải đem giấy bãi nại đến công an để bãi nại việc tống giam bố tôi. Bố tôi được về nhà, tôi mới giao đủ tiền.
Bình gật đầu:
– Em nói vậy, tôi hoàn toàn yên tâm. Cuộc đời này, con người đang hiền lương cũng trở thành quỷ sứ, một khi lòng họ nổi sự tham lam độc ác.
Rút từ bóp ra một cọc tiền, anh đưa cho Giang:
– Số tiền năm ngàn đồng em cần đây. Em cầm lấy đem về lo cho bố em nhé.
Hương Giang rưng rưng:
– Anh ... tôi biết lấy gì để trả ơn anh?
Số tiền này, đừng nói là tôi, ngay bố mẹ tôi, chắc cũng chưa từng cầm trên tay.
Giang nhìn Bình thật lâu:
– Còn công việc tôi để nghị, anh đã tìm được cho tôi chưa?
Bình từ tốn:
– Tôi chưa nghĩ đến. Thêm việc em vừa bị sốt, tôi muốn em nghỉ ngơi ít ngày, từ từ chờ tôi coi công việc nào phù hợp với sức khỏe của em. Được không?
Hương Giang cắn môi, cúi đầu:
– Tôi hiểu anh rất tốt, anh lo lắng cho sức khỏe của tôi, điều này khiến tôi rất cảm kích. Nhưng hoàn cảnh hiện tại của gia đình không cho phép tôi nghỉ ngơi.
Nói thì dễ nhưng chờ được họ tha bố tôi về, cũng phải mất vài ngày. Về nhà, bố tôi đâu còn được làm nghề cũ, phải tìm việc khác. Anh không bao giờ rơi vào hoàn cảnh ăn bữa sáng lo bữa tối, nên anh nhìn cuộc sống rất đơn giản. Tôi tuy chưa làm được gì ra tiền giúp bố mẹ, nhưng tôi ở trong hoàn cảnh nghèo, tôi hiểu mình phải làm gì, anh ạ.
Đoàn Bình chợt cầm tay Giang. Hơi giật mình song Giang không rút tay về.
Cô tin Bình không hại cô.
Bình trầm giọng:
– Tôi đề nghị một việc, là tôi vừa nghĩ ra. Em hứa không nổi giận, không mắng tôi nhé!
Giang từ tốn:
– Bây giờ, ngoài trừ việc tôi bị xúc phạm nhân cách, tôi nhất định không ngốc nghếch đi mắng chữi ân nhân của mình. Anh nói xem, là chuyện gì?
– Em hãy làm người yêu của tôi nhé!
Hương Giang rút tay khỏi tay Bình, giọng cô đầy kinh ngạc:
– Anh nói sao? Tôi làm người yêu của anh à? Ôi trời! Không được đâu. Tính tôi còn con nít lắm. Tôi lại không biết phép tắc xã giao trước giới thượng lưu, nếu đóng vài ngày, tôi khác gì một con bé hoang dã, quê mùa được bước chân vào hoàng cung. Tôi phải học rất nhiều thứ. Mà tôi thì ...
Bình trầm tĩnh:
– Em đừng căng thẳng quá! Đừng đem hoàn cảnh gia đình vào việc này. Tôi không có nhiều thời gian cho việc đến quán cà phê, hay chờ đợi trước cổng trường để tìm người yêu. Tôi chĩ có một tháng. Và em nhất định phải giúp tôi.
Dù sao, như thế với tôi cũng không phải tìm kiếm. Với em, nếu em chấp nhận, tôi hóa sẽ biếu không em số tiền này, coi như là tôi trả công cho em. Gật đầu đi Giang!
Ôi trời đất ơi! Ánh mắt của anh nhìn cô thật tha thiết, có cả sự năn nỉ và ngưỡng mộ. Giang phải làm sao đây?
Giọng Bình nồng ấm:
– Hãy giúp tôi nghe Giang! Thời gian một tháng, em cứ ở nhà tập cách nói năng, tập nấu vài món ăn mà mẹ tôi thích, Bao nhiêu đó thôi. Tôi sẽ phụ thêm tiền sinh hoạt phí cho em và gia đình.
Hương Giang chậm rãi:
– Tôi sợ rằng, trót nhúng tay vào chàm, e rút lại rất khó.
– Em so sánh kiểu gì nặng nề vậy?
– Tôi nói thật suy nghĩ của tôi đấy. Lỡ mẹ anh chấp nhận tôi thì sao? Bà sẽ bắt chúng ta làm đám cưới.
Bình sôi nổi:
– Càng tốt chứ sao!
Giang mím môi:
– Chưa gì anh đã nói rằng tốt ư? Tôi không yêu anh và cả anh cũng không yêu tôi. Vậy mà nếu mẹ anh chịu tôi, chúng ta phải cưới thật, khi ấy hậu quả sẽ ra sao?
Đang là bạn tốt, bỗng trở thành thù hận nhau ư? Trời ạ! Như thế còn khủng khiếp hơn cả việc anh phải lấy cô gái do mẹ anh chọn. Tôi không đồng ý.
Bình thở dài:
– Chỉ tạm đóng giả thôi, khó khăn nặng nề đâu bằng việc phơi nắng trộn đất sét, đóng khuôn gạch. Sao em không cố gắng giùm tôi một chút?
Hương Giang chớp mắt:
– Tôi tự xét thấy việc này là không thể. Nếu anh giận tôi, tôi đành phải trả lại anh số tiền này. Tôi thà tìm cách khác.
Dứt lời, Giang cầm xấp tiền đặt trả vào tay Bình. Cô chậm rãi đứng dậy, đi trở xuống bãi cát. Trời lúc này đang vào buổi trưa, nắng như đổ lửa xuống cát.
Bình hốt hoảng chạy theo Giang:
– Này! Tôi đâu ép buộc em. Không giúp thì thôi, tại sao em trả tiền lại tôi.
Chẳng lẽ em coi cái tự ái của em cao hơn việc cứu bố em à?
Giang ấm ức:
– Tôi tự ái đó, thì sao? Bất quá đi bán cà phê, dù tủi cực, cũng do sức mình làm ra.
Bình nắm tay Giang kéo mạnh. Câu nói của cô khiến anh đau lòng. Giang vẵn chưa ý thức được bản chất từng công việc.
Giang bị kéo, té vào người Đoàn Bình. Mùi thuốc lá thơm nồng lan nhẹ đâu đó thật gần bên Giang. Cô đã hàng trăm lần trèo lên lưng bọn con trai, bắt bọn họ làm ngựa, nhưng đó là lúc cô mới vào cấp II. Cô mê say tất cả các trò chơi đánh bi, đánh đáo ... Cô thắng, bọn bạn phải cõng ba vòng quanh sân trường. Trò chơi nào con trai chơi được thì cô và Hạ Thanh cũng chấp tuốt tuột. Vô tư đến thánh thiện, và không một lần cô có cảm giác như bây giờ.
Bình gằn gằn:
– Em có biết trời rất nắng và em chưa khỏi hẳn bệnh không? Đừng cố chấp như vậy, lên bờ đi.
Giang cự nự:
– Tôi muốn dầm mình trong nước. Chứ ngồi nghe anh nói, tôi phát điên mất.
Bình trầm tĩnh:
– Tôi nói rồi, nếu em đồng ý giúp tôi, thì tốt. Tôi không có ý lợi dụng em.
Nhưng em đừng đem chuyện trở thành bạn gái của tôi và việc đi bán cà phê ra so sánh. Nó hoàn toàn khác nhau rất nhiều đấy. Bây giờ, tôi đưa em về, nếu em không muốn tiếp tục nói chuyện với tôi nữa.
Bình dứt khoát dìu Giang quay lên rừng phi lao. Nắng vẫn gay gắt và mây trời vẫn xanh ngăn ngắt. Xanh hơn cả nước biển ngoài khơi.

<< Chương 2 | Chương 4 >>


Dành cho quảng cáo

©2007-2008 Bản quyền thuộc về Liên Mạng Việt Nam - http://lmvn.com ®
Ghi rõ nguồn "lmvn.com" khi bạn phát hành lại thông tin từ website này - Useronline: 990

Return to top