Huyện Tích và Bích Ngọc về dự lễ hỏi của Lan Chi tại Lầu Tỉnh Mộng.
Bích Ngọc thấy chị đạt được ý muốn thì mừng cho chị. Mỹ Kim không được vui mặc dầu nàng đã là một tiểu thư đầy đủ, giàu sang. Có lẽ Mỹ Kim kém vui vì nàng đang khao khát một tình yêu. Hết Bích Ngọc đi lấy chồng đến Lan Chi gặp người tri kỷ, Mỹ Kim tự thấy nàng muộn màng.
Nhìn vào hạnh phúc gia đình êm đẹp của Bích Ngọc, nhìn vào nét mặt đầy hân hoan của Lan Chi khi đưa tay cho Thiện đeo chiếc nhẫn cột đời Lan Chi vào đời Thiện, Mỹ Kim thấy lòng hơi buồn.
Vì thế khi nghe huyện Tích hỏi:
- Chị Mỹ Kim nghĩ ngợi gì thế?
Mỹ Kim cau đôi mày tỏ ý không vui:
- Tôi nghĩ sao đời có lắm chuyện trớ trêu. Lan Chi thật là dại, đi tìm một người chồng để nuôi báo cô mà mặt nó lại hân hoan được dường kia, thế thì ngày trước nó nhận lời thằng Lê Cần chẳng là nó cứu được chúng tôi ra khỏi cảnh nghèo khó những ba năm. Đợi ngày Bích Ngọc đi lấy chồng chúng tôi mới được làm chủ cái gia tài ông tôi để lại.
Bích Ngọc nghe chị nói thế không bằng lòng:
- Sao chị lại đem anh Thiện mà đi ví với Lê Cần? Chị so sánh như thế là chị làm buồn lòng chị Lan Chi nhiều lắm. Nghèo cũng có năm bảy cái nghèo chị ạ. Huống chi lựa người bạn trăm năm, đâu phải lựa người giàu có là hạnh phúc đâu.
Mỹ Kim trề môi:
- Thôi đi cô, ai không biết cô gặp được toàn sự may mắn mà lên mặt dạy đời. Tôi có chuyện buồn của tôi, cô đừng đá động đến tôi làm gì.
Huyện Tích nghe Mỹ Kim xẵng giọng nói với Bích Ngọc, liền tránh đi chỗ khác, mặc cho hai chị em cãi nhau.
Huyện Tích đi rồi, Mỹ Kim liền ôm mặt khóc nức nở:
- Các cô sung sướng rồi các cô mạt sát tôi. Ai không biết cô có chồng sang vàrồi đây cô sắp có con, cô được làm mẹ…
Bích Ngọc thấy chị khóc bỗng thương hại nói:
- Ô kìa, tại sao chị lại khóc? Chị có việc gì buồn lắm sao? Chị Mỹ Kim à, cảnh chị nào có đáng buồn đâu, sở dĩ chị buồn như thế là tánh chị hay cau có khó chịu. Chị vui lên như em thì đời đẹp chán.
Bích Ngọc nói đến đây chợt hiểu nguyên nhân nỗi buồn của Mỹ Kim, nên vội nói tiếp:
- Chị đẹp, chị còn trẻ chán mà lại giàu nữa. Miễn là chị biết trau dồi đức tính của mình thì lo gì chị không gặp được một người xứng đáng.
Mỹ Kim ngồi im nghe em nói, không còn cau có như trước nữa, Bích Ngọc thấy chị đã bình tĩnh liền kéo chị đứng lên:
- Khách khứa đã đến chật nhà, chị đứng lên sửa soạn ra dự tiệc mừng chị Lan Chi chớ! Người ta đang mong ngóng chị đó.
Mỹ Kim nghe lời em đứng lên, sửa lại đầu tóc rồi cùng em đi ra ngoài…
Dự đám hỏi của Lan Chi và Thiện xong, huyện Tích cùng Bích Ngọc trở về Mỹ Trang. Trên đừơng về huyện Tích sung sướng bảo Bích Ngọc:
- Em thấy thằng nhỏ con chị Tham Mai không? Thằng bé trông ngộ nghĩnh quá, nó có đôi mắt to và đen như hai hạt nhãn… Anh muốn em cho anh một đứa con trai như thế. Được thế là đời anh mãn nguyện lắm rồi.
Bích Ngọc nói:
- Bộ anh thích con trai lắm sao? Em thì trai gái gì cũng được, vì nó là đứa con đầu lòng. Có đứa con cũng vui anh nhỉ?
Nói xong Bích Ngọc nhìn huyện Tích nói:
- Anh còn thiếu em một món nợ mà anh chưa trả xong, anh có nhớ món nợ ấy không anh Tích? Từ ngày Ngọc Lan Hương chết đi, mãi đến nay em mới dám nhắc lời hứa của anh. Hôm nay anh có để cho em biết được dĩ vãng của đời anh không? Chúng ta đã yêu nhau, anh không cần phải giấu giếm em làm gì.
Huyện Tích buồn rầu nói:
- Đã nhiều lần anh muốn kể cho em nghe lắm, nhưng rồi nghĩ đi nghĩ lại anh lại do dự, vì cái dĩ vãng của anh xấu xa đầy tội lỗi, nói cho em nghe anh hổ thẹn lắm. Anh cũng hiểu là chúng ta đã yêu nhau, em có thể tha thứ tất cả tội lỗi cho anh. Nếu hiện giờ anh phạm một tội lỗi em còn có thể tha thứ được nữa làlỗi cũ, em nhỉ? Nếu em sẵn lòng tha thứ cho anh thì để nhé.
Bích Ngọc nói:
- Vâng, anh cứ kể. Tình yêu của em đối với anh mạnh hơn cái lỗi của anh, thì có ý gì mà anh phải lo ngại.
Huyện Tích cho xe chạy vào nhà xe rồi mở cửa cho Bích Ngọc bước xuống và nói:
- Chúng ta vào nhà thay đồ rồi ra ngồi chỗ cái băng dưới gốc cây kia, anh sẽ kể cho em nghe.
Một lát sau, Bích Ngọc và huyện Tích đã khoát tay nhau ra ngồi ngoài sân.
Huyện Tích nhìn Bích Ngọc với ánh mắt đầy âu yếm:
- Em có thai, đi xe có mệt không?
Bích Ngọc nói:
- Mới có mấy tháng, chưa thấy có gì khác cả anh ạ. Mà độ rày em mập hơn lúc trước nhiều chớ anh. Em ăn cơm nhiều ghê quá.
Huyện Tích nói:
- Anh cũng thấy em mập lên chút ít. Nhưng có thai cần phải tịnh dưỡng nhiều, nhất là không được có chuyện buồn. Thế thì câu chuyện mà anh sắp kể cho em nghe đây không hiểu có ảnh hưởng gì đến cái thai của em không?
Bích Ngọc nói:
- Không sao đâu anh cứ kể.
Huyện Tích ngồi suy nghĩ một lát như cố nhớ về quãng đời mà mình đã trải qua mười măm về trước, rồi hạ giọng nho nhỏ kể:
- Năm 1930, anh được bổ làm Tri huyện ở huyện Hương Thủy, gần Huế. Lúc bấy giờ anh mới hai mươi tuổi.
Ai cũng bảo là anh làm quan sớm quá. Cha mẹ ép anh phải cưới vợ nhưng anh nhất địng không nghe, vì anh muốn hưởng thụ cảm giác của cuộc sống độc thân thêm vài năm nữa.
Anh hứa với mẹ anh là năm năm nữa anh sẽ cưới vợ và xin vâng lời mẹ, mẹ chọn con gái ai anh cũng bằng lòng.
Thế là mẹ đã để cho anh tự do.
Còn trẻ tuổi mà đã làm Tri huyện cho nên các nhà giàu có ai cũng muốn gả con gái cho anh, nhưng anh đều kiếm lời khước từ tất cả.
Thấy vậy người ta bảo là anh muốn chơi bời phóng túng và lợi dụng địa vị cao sang của mình để dễ bề chọc nghẹo người ta.
Nhưng mà anh không hề giao tiếp với đàn bà con gái. Anh chỉ chơi với con trai. Bạn anh đông lắm. Những ngày nghỉ họ đến đây đông chật cả nhà và tha hồ đùa phá.
Tuổi trẻ là tuổi ham sống, yêu đời, anh tuy tuy là một ông quan nhưng tính tình vẫn là một gã tanhh niên bồng bột, và ngoài những giờ nghiêm nghị Ở chốn công đường, anh lại sống những ngày vui vẻ với bạn bè cùng trang lứa.
Mẹ anh là người bệ vệ quan cách, thấy tánh tành anh như thế nên tỏ ý khuyên lơ anh. Phải bỏ bớt sự chơi bời và tỏ ra là một ông quan đúng tư cách.
Anh giảng giải cho mẹ nghe và biết được mẹ không vui lòng vì tánh giản dị của mình. Anh không dám rước bạn về nhà những hôm mẹ Ở nhà anh.
Gần chỗ anh đang trị vì, có một tòa dinh thự của cụ Thượng Đức Minh, tòa dinh thự này nằm trên một khoảng đất rộng lớn không kém gì Lầu Tỉnh Mộng của em, và quay mặt ra sông Hương Thuỷ với dòng nước lờ đờ mát mẻ.
Tuy ở Hương Thuỷ nhưng chưa bao giờ anh đặt chân đến dinh thự của cụ Thượng cả. Mà dinh thự ấy có vẻ tĩnh mịch lắm, cây cối um tùm và có những cây liễu rũ bóng trên một hồ nước trong vườn càng tạo cho nó một vẻ buồn u ẩn.
Anh ở đó non được ba tháng mà chỉ biết cụ Thượng về hưu được ba năm naỵ Trước kia cụ Thượng nổi tiếng là gìau nhất kinh độ Nhưng nay cụ ít đi đâu lắm và đời sống rất giản dị. Chỉ nhưng hôm chủ nhật người ta mới thấy xe cộ về đó đông đảo.
Một hôm anh được người bạn cho biết cụ ta chứa bạc lấy xâu và bà vợ có tánh phong lưu thích đánh bạc.
Cái gia tài to lớn của cụ, lần hồi chạy vào tay của mụ vợ và chạy vào tay các con bạc.
Khi cụ còn làm quan,và bà lớn chết đi và bà nhỏ làm mưa làm gió không ít.
Cụ Thượng làm quan to, người ta không hiểu cụ có hưởng gì không, hay là chỉ đem tài, đem sức ra mà lo cho dân, cho nước, chớ còn bà Thượng thì nhờ địa vị của chồng mà lên chân không phải ít.
Bà còn trẻ, bà lớn vì chỉ có một mụn con gái nên mới mua bà về hầu. Bà là con một gia đình nghèo chỉ được cái nanh sắc dễ coi mà thôi.
Khi bà lớn còn sống, bà không dám lên mặt mà chỉ giữ phận làm nàng hầu sớm hôm hầu hạ cụ Thượng.
Nhưng từ khi bà lớn chết đi, bà được cụ Ông cất nhắc lên kế mẫu của cô Phi Yến thì tha hồ cho bà hống hách…
Từ việc lớn đến việc nhỏ, bà đều nắm giữ. Nhiều khi bà còn muốn xen vào việc quan của cụ Thượng là khác. Ai có việc gì muốn nói với ông phải thưa qua với bà. Vì thế bà không làm quan mà ngày nào cũng có của hối lộ.
Bà lại nhiễm những tánh phong lưu đài cát rởm, đánh bạc suốt ngày. Không mấy chốc bà phá cả gia tài cụ Thượng. Đến ngày cụ Thượng về hưu thì chỉ còn một ngôi dinh thự Ở Hương Thủy.
Hết của là một sự đau khổ cho người đàn bà quen xài lớn, đã nhiễm thói cờ bạc.
Muốn chìu lòng vợ, cụ Thượng phải nghe theo lời bà mở những sòng bài tại nhà để lấy xâu và cũng để cho bà tiêu khiển.
Năm ấy bà đã ngoài bốn mươi tuổi nhưng còn trẻ lắm, không thua gì một cô gái tới tuần cặp kệ Có thể nói là bà còn ăn diện hơn cô con gái của cụ Thượng nữa.
Cô Phi Yến thì cả ngày không hề bước chân ra khỏi nhà. Cả Hương Thủy không ai biết mặt cộ Người ta bảo là cô bị cấm cung.
Nghe đâu trước kia cô Phi Yến có học ở trường Đồng Khánh và sau khi thi hỏng bằng thành chung cô về nhà đọc sách và đợi cha mẹ gả chồng chớ không được theo đuổi sự học nữa.
Có những hôm trong dinh cụ Thượng thiếu tay, bà cho lính mời anh vào giúp một chân trong sòng bạc, nhưng anh luôn từ chối.
Anh có một người bạn làm ham tá tại tòa Khâm, hễ mỗi lần đến thăm anh là nói nữa đùa nữa thật rằng:
- Tích ơi! Anh ở đây mà không tìm cách làm quen với bà ấy để bà ấy gả cô con gái chọ Địa vị và giàu có như anh, chỉ nói một tiếng là bà ta gả liền, miễn là anh đưa riêng cho bà ta một số tiền để bà ta đánh bạc.
Anh nghe anh bạn nói mà chỉ cười vì anh không bao giờ muốn làm rể một nhà giàu sang theo cái lối hư hỏng ấy được.
Anh ở Hương Thủy được sáu tháng thì được tin đồn là cụ Thượng Đức Minh sắp gả cô Phi Yến cho một ông Tuần Vũ.
Làm quan mà đến chức Tuần Vũ thì ít ravị quan ấy cũng ngoài năm mươi tuổi, chớ có đời nào có một ông Tuần Vũ ba mươi tuổi bao giờ.
Nghe vậy thì hay vậy chớ anh chẳng để ý làm gì.
Rồi một hôm các bạn anh đổ về Hương Thủy lại xôn xao kể cho anh nghe rằng:
- Huyện Tích ơi! Anh ở đây mà không nghe gì hết sao? Cụ Thượng sắp gả con gái yêu là cô Phi Yến cho cụ Tuần Bình. Anh nghe thế mà ngồi yên được à? Trẻ, đẹp và giàu sang như anh, gì đi nữa cũng là một ông Huyện, thế mà không cưới cô Phi Yến đẹp đẽ, duyên dáng, mỹ miều, để cho cô Phi Yến lọt vào tay cụ Tuần già răng đã long, đầu đã bạc. Nghĩ mà tủi nhục cho bọn tuổi trẻ này. Thanh niên hết người hay sao mà cô Phi Yến lại đi ưng một người sắp xuống lỗ.
Anh Phán Tam lại xen vào:
- Các anh em đừng độc ác, tội nghiệp cô Phi Yến lắm. Để tôi kể đầu đuôi câu chuyện cho các anh nghe.
Cả bọn lao nhao:
- Ê, Tam, anh làm gì mà biết rõ vậy?
Anh Tam nói:
- Tôi bà con với Phi Yến. Cụ Thượng bà thân sinh ra cô Phi Yến là cô ruột của tôi, nên tôi biết rõ lắm.
Anh Tam liền kể:
- Bà Thượng đã phá hết cái gia tài của cụ Thượng và giờ đây chỉ còn cái dinh thự này, bà không có quyền bán, phải chi bà có quyền bán thì cũng đã bán sạch rồi đâu còn đến naỵ Hết tiền bà xoay qua chứa bạc lấy xâu. Nhưng cái nghề chứa bạc thì có bao giờ giàu có đâu. Chứa bạc mà đừng đánh thì còn có lợi chút ít, chớ chứa bạc mà ngồi vào sòng thì chỉ tổ chóng tán gia bại sản mà thôi. Bà liền lợi dụng sắc đẹp của cô con gái chồng. Trong cái sòng bài có những cậu thanh niên, bà liền ép Phi Yến ra chia bài, nhưng Phi Yến nhất định không chịu nghe theo lời bà. Suốt ngày Phi Yến chỉ ở trong phòng đọc sách, chiều tối ra vườn ngồi dưới gốc cây lệ liễu để tưởng nhớ người mẹ thân yêu đức hạnh hoặc nhớ về những ngày sung sướng mà nàng đã sống trên ghế nhà trường. Eùp không được Phi Yến, bà thù oán Phi Yến đã làm cho bà mất một mối lợi lớn. Vì các cậu vương tôn công tử đến nhà bà chỉ với mục đích làm quen với Phi Yến, cố vãi tiền ra mua lòng Phi Yến, mà Phi Yến không chịu tiếp thì họ còn đến làm chi nữa. Không được nước cờ này, bà Thượng bày nước cờ khác, bà có phải hạng người đàn bà thua trí đâu. Trong số những tay cờ bạc thường lui tới nhà bà có ông Tuần Vũ Bình. Oâng Tuần góa vợ, có năm người con, người con trai lớn đã đi làm tham tá, còn người con nhỏ nhất cũng đã đậu bằng thành chung. Oâng Tuần đã ngoài năm mươi tuổi. Tóc đã bạc, răng đã rụng, nhưng ông còn háo sắc. Và sở dĩ ông lui tới nhà ông Thượng không phải vì Phi Yến mà vì bà Thượng. Những hôm bà Thượng đánh thua cả xâu, ông Tuần liền chìa tiền cho bà đánh, làm bộ ngồi chỉ những nước bài cho bà, khi dựa vế khi kề vai bà một cách cố ý. Bà Thượng hiểu cái dụng tâm của ông Tuần và bà làm bộ không biết, đôi khi có những cử chỉ khuyến khích ông Tuần đi sâu vào đường tội lỗi nữa là khác. Nhưng bà Thượng không chiếm được quả tim của ông Tuần để bước tiếp vào đường sa ngã, đi đến cái ao tù trưởng giả, vì ông Tuần một hôm ở sòng bạc đi ra gặp ngay Phi Yến đang đi lang thang dưới gốc lệ liễu. Nanh sắc kiều diễm của Phi Yến, nét buồn như liễu rũ của nàng, khiến ông Tuần thấy hồn vía lên mây. Oâng bỗng nghĩ ngay đến cách bỏ tiền ra lấy lòng bà Thượng và xin cưới cô Phi Yến. Bà Thượng tuy có tiếc rẻ cái tình lẳng lơ của ông Tuần đối với bà, nhưng trước món tiền quá to mà ông hứa cho bà, nếu bà nói xiêu lòng Phi Yến, bà không ngần ngại gì mà hứa sẽ ép ông Thượng nghe theo lời bà. Bà không cần hỏi ý kiến Phi Yến, cứ nói ngay với ông Thượng là Phi Yến đã lớn tuổi rồi, cần phải gả gấp. Ban đầu ông Thượng tỏ ý không bằng lòng về sự chên lệch tuổi tác quá nhiều giữa Phi Yến và ông Tuần, nhưng sau thấy bà Thượng cứ nói ra nói vào mãi, ông Tuần cứ chiều lòng ông mọi cách nên ông phải hứa gả. Khi hay tin cha hứa gả mình cho ông Tuần, Phi Yến lạy lục cha và nhất định không chịu. Nhưng ông Thượng bảo áo làm sao mặc khỏi đầu, con không được cãi lời cha mẹ và cho ông Tuần làm lễ hỏi. Bây giờ thì đến gần ngày cưới rồi.
Tam kể đến đây, mọi người đều sửng sốt. Chính anh cũng thấy một nỗi buồn vô cớ xâm chiếm hồn anh. Ơû đời có những cảnh đau lòng như thế sao?
Các bạn thấy anh buồn liền nói:
- Anh Tích cảm cô Phi Yến rồi. Thôi anh gắng đưa cô ta ra khỏi cảnh đau đớn này đi.
Một anh bạn khác nói khích:
- Huyện Tích làm gì được!
Nhưng anh Tam nói:
- Nội bọn mình đây, chỉ có anh Tích là đủ điều kiện cứu Phi Yến ra khỏi tay Tuần Bình mà thôi. Anh Tích nghĩ sao?
Một anh khác nói:
- Anh hãy trổ tài hiệp khách một phen thử anh Tích? Bọn tôi xin phục anh sát đất nếu anh làm được việc kinh thiên động địa này.
Anh nói:
- Các anh đừng nói điên. Người ta đã ăn lễ hỏi rồi và chỉ còn chẳng bao lâu nữa là làm lễ cưới, dù tôi có vãi tiền ra cũng chậm rồi. Huống chi biết đâu cô Phi Yến không bằng lòng. Các anh là người ngoài cuộc cứ đoán càn rồi cho là cô Phi Yến buồn rầu.
Tham Mai liền nói:
- Anh Tích thật không hiểu tâm lý của các cô gái rồi! Có cô nào đang độ xuân xanh mà chịu làm vợ một ông già gần xuống mồ?
- Ông già ấy là một ông Tuần giàu có, sang trọng chớ có phải là một ông già thường dân đâu?
Tuy miệng anh trả lời thế nhưng lòng anh cũng thấy bùi ngùi thương tiếc cho cô Phi Yến.
Các bạn, người khuyến khích, người khuyên nhủ, thấy anh không tỏ thái độ gì muốn cứu vớt Phi Yến cả, liền bỏ về.
Nhưng suốt đêm đó, anh không sao quên được câu chuyện thương tâm về Phi Yến.
Ngày hôm sau, anh cho gọi Lánh, người giúp việc mà anh tin cậy nhất vào hỏi:
- Em có quen với ai bên nhà cụ Thượng Đức Minh không?
Lánh suy nghĩ một chặp rồi nói:
- Con có quen với chú ba, người làm vườn cho cụ Thượng.
- À, thế thì tốt lắm. Em dò thử bao giờ đám cưới co gái cụ Thượng rồi cho ta biết nhé.
Lánh đi một lúc, đến khi về mặt mày ui vẻ báo tin cho anh biết là chỉ còn một tuần lễ nữa là đến ngày cưới của cô Phi Yến.
Lánh lại thêm vào:
- Nhưng mà con nghe chú Ba nói thì cô Phi Yến nhất định không chịu, cô đóng cửa phòng, khóc mãi và bỏ ăn nữa. Cụ Thượng thì tỏ vẻ lo ngại, bà Thượng thì cho ba bốn đứa đầy tớ ngày đêm canh giữ không cho cô ta tự tử.
Thấy anh ngồi lưỡng lự không nói gì, Lánh lại nói tiếp:
- Cô Phi Yến đẹp quá mà gặp cảnh này thì thật tội nghiệp, đúng là “Hồng nanh bạc mệnh, một đời tài hoa”.
Anh nghe Lánh nói thế cũng buồn cho cô Phi Yến, nhưng anh chưa biết làm sao để cứu cô ra khỏi cảnh đau đớn ấy được.
Anh cho Lánh ra ngoài rồi ngồi suy nghĩ.
Chỉ còn có một tuần lễ. Anh làm sao đến xin cưới cô Phi Yến được? Anh cũng đâu có số tiền mặt để trả lại số tiền mà ông Tuần đã bỏ ra cho bà Thượng? Muốn trả lại số tiền ấy, ít ra anh phải bán đôi ba sở ruộng. Bán ruộng nào phải việc dễ, cần phải tìm cho ra người mua và công việc xong xuôi ít nhất cũng phải mất cả tháng.
Vả lại, anh mà đi dành cô Phi Yến với ông Tuần Bình thì thế nào anh cũng phải mất chức. Anh là một quan nhỏ dưới quyền của ông Tuần cơ mà, anh tranh sao nổi với ông ta?
Anh suy nghĩ mãi... Rồi chiều tối, không hiểu sao, anh đi sang dinh cụ Thượng, làm bộ dự vào cuộc đỏ đen, nhưng sự thực là để dò la tin tức về cái đám cưới oan nghiệt và để xem mặt Phi Yến nếu có thể được...
Anh ngồi đánh bạc mà bụng cứ để đâu đâu và mong đợi Phi Yến, nhưng đợi mãi đến mười hai giờ khuya vẫn không thấy.
Bà Thượng thấy đã khuya mà các con bạc còn mãi mê sát phạt nhau liền mời các quan khách nghĩ ngơi và dùng cháo gỏi gà.
Anh xin phép ra về nhưng bà Thượng lại không cho, mà anh đã nướng mất một số tiền khá lớn.
Đến hai giờ sáng, tiền đã hết, anh đứng lên cáo từ ra về. Bà Thượng thấy anh hết tiền liền để anh đi và mời mọc hôm sau đến cho vui.
Anh nhận lời để mua lòng bà.
Anh đi ngang qua vườn, lúc bấy giờ trăng sáng vằng vặc, anh nhìn thấy một bóng người đang lẩn quẩn dưới các gốc liễu.
Khi đến gần, anh nghe có tiếng thổn thức. Anh dừng lại thì nhìn thấy đó là một cô gái, có vóc hình tha thướt.
Nghe tiếng động, cô ấy dừng lại, nhìn anh một cách kinh ngạc, rồi ngồi phệch xuống đất ôm mặt khóc nức nở.
Anh không đành đi, và vì đã nghe được câu chuyện tình duyên trái ngang của cô Phi Yến, nên anh tin chắc người thiếu nữ nữa đêm nỉ non khóc lóc không ai khác hơn là cô Phi Yến.
Lòng thương xót không cho phép anh đi, anh ngừng lại đến chỗ cô Phi Yến ngồi và hỏi nho nhỏ:
- Cô là ai mà đêm khuya ra đây ngồi khóc?
Phi Yến ngẩng mặt lên nhìn anh rồi hỏi:
- Ông là ai mà đến đây giữa đêm khuya thế này?
Anh nói:
- Tôi vừa ở sòng bạc ra, đi ngang qua đây nghe cô khóc nên đứng lại.
Nghe anh nói thế, cô Phi Yến trả lời một cách lạnh lùng:
- Thế thì ông cứ ra về, mặc tôi, không can gì mà ông phải bận lòng.
Câu nói xẵng của Phi Yến đáng lẽ làm cho anh giận, nhưng trái lại anh đã hiễu là Phi Yến ghét bọn con bạc đến nhà cha nàng đến bậc nào. Vì thế nghe anh bảo vừa ở sòng bạc ra, Phi Yến tỏ vẻ khinh bỉ ngay.
Nhưng anh liền nói để phá sự nghi ngờ của Phi Yến:
- Tôi mới đến sòng bạc này hôm nay là lần đầu tiên và nguyên nhân đưa tôi đến đây, xin lỗi cô nhé, là vì cô đó.
Phi Yến nghe nói thế vội lau nước mắt và nhìn anh.
Em đừng ghen tức nhá. Sự thật anh bị cái nhìn ấy thôi miên ngaỵ Dưới bóng trăng, Phi Yến có một sắc đẹp kiều diễm quá. Thật người xưa nói đúng, mỹ nhân dưới bóng trăng là một bức tranh tuyệt bút. Anh thấy lòng anh nổi lên sự thương xót khó tả. Con người đẹp thế ấy mà sắp phải làm vợ một ông già đầu bạc răng long. Thế thì ở đời này không có gì là công lý, là lẽ phải cả hay sao? Thế chẳng ra đồng tiền là chúa tể con người hay sao?
Anh thấy máu nóng chạy khắp người và ý muốn làm một nghĩa cử anh hùng đưa người đẹp ra khỏi cảnh buồn thảm đã thúc giục anh.
Anh đang say sưa với ý nghĩ làm việc phải, và bị thôi miên vì sắc đẹp khả ái của Phi Yến thì Phi Yến đã cất tiếng oanh thỏ thẻ.
- Thế ông là ai? Và tại sao ông bảo là đến đây là tại tôi?
Anh liền nói:
- Tôi là huyện Tích ở bên Hương Thủy. Tôi nghe các bạn kể về cô, tôi thấy buồn buồn làm sao ấy. Vì thế mà hôm nay giả làm một tên bợm bạc để dò thử công việc ra sao và cũng để gặp cộ Nhưng từ đầu hôm đến giờ, đợi mãi không thấy cô đâu. Tôi thua hết tiền phải ra về, không ngờ ra đây lại gặp cô.
Phi Yến e thẹn nói:
- Tưởng ông là ai, té ra là ông huyện Tích bên Hương Thủy. Được ông chiếu cố đến, tôi chỉ biết cảm ơn mà thôi, cảnh tôi không còn hy vọng gì nữa. Dì tôi đã xài của người ta nhiều tiền quá rồi. Mấy hôm nay bà ấy lại sợ tôi tự tử nên cứ sai đầy tớ giữ một bên tôi, không chịu rời tôi ra một bước. Đêm nay nhờ đông tay bạc, bọn chúng phải lo nấu đồ ăn khuya và thấy tôi nằm im chúng ngỡ là tôi đã ngủ, mới để tôi một mình trong phòng. Tôi lén ra đây và có ý định tự tử.
Nói đến đây, Phi Yến ngừng một lát rồi nói tiếp:
- Nhưng không hiểu tại sao tôi không đủ can đảm chết, ông ạ.
Anh liền nói:
- Tôi nghe nói chỉ còn một tuần lễ nữa là cử hành lễ cưới phải không cô?
Phi Yến gật đầu khóc thút thít.
Anh liền nói:
- Tôi nghe nói chỉ còn một tuần lễ nữa là cử hành lễ cưới phải không cô?
Phi Yến gật đầu khóc thút thít.
Anh liền nói:
- Nếu tôi có kịp thì giờ!
Phi Yến nhìn anh với đôi mắt dò hỏi. Anh liền cho Phi Yến hay là nếu có nhiều ngày giờ thì có thể bán ruộng, hoàn lại số tiền cho cụ Tuần, và xin với cụ Thượng cưới Phi Yến.
Nghe thế, Phi Yến nhìn anh với đầy sự biết ơn, và sau vài phút suy nghĩ nàng nói:
- Không nên, ông ạ… Thế lực lão Tuần Bình ghê lắm. Không khéo ông bị vạ lây mà cha em cũng bị nữa.
Tiếng “em” của Phi Yến ăn sâu vào lòng anh và anh cảm thấy thương hại Phi Yến không sao nói được.
Anh đứng yên cả giờ ngắm vẻ đẹp của Phi Yến và Phi Yến ngồi nhìn lại anh với sự thất vọng não nề. Có lẽ trong đôi quả tim của hai người đã nảy sinh ra một sự thông cảm của tình yêu.
Anh thất vọng gọi lên như kẻ điên:
- Em Phi Yến, anh phải cướp em ra khỏi tay của lão Tuần Bình dù anh có bị cách chức cũng mặc.
Phi Yến sung sướng đứng lên, hai tay chắp lại xá anh một cái thật sâu:
- Anh Tích ơi! Thật không anh? Thật anh dám cứu em không anh?
Tiếng kêu thương của Phi Yến giữa đêm khuya thật là não ruột, nó đủ sức làm cho kẻ trượng phu mềm cả ruột gan.
Anh không sao dằn lòng được và anh siết chặt bàn tay của Phi Yến, hứa hẹn đêm sau sẽ gặp nhau tại chỗ này.
Thế rồi anh ra về. Và liên tiếp trong mấy đêm sau đó, đêm nào anh cũng đến chỗ hẹn hò để cùng Phi Yến bàn mưu tính kế và cũng để tỏ tình thương yêu càng ngày càng khắng khít.
Phi Yến tỏ ra yêu anh lắm và mỗi đêm trước khi chia tay, lần nào Phi Yến cũng khóc lóc dặn thế nào cũng phải cứu nàng. Anh mỗi ngày mỗi thêm bối rối, khó xử. Vì cụ Tuần đã ấn định ngày cưới rồi. Anh có xúi Phi Yến hãy khóc lóc năn nỉ với ông Thượng hãy hoãn ngày cưới lại một tháng, nhưng nghe đâu ông Tuần nhất định không chịu, ông ta sợ mất miếng mồi ngon.
Người ta có gặp cảnh biến mới thấy mình đâm ra liều lĩnh.
Anh liền nghĩ ra một kế là bắt cóc cô dâu trong ngày cưới để cho lão Tuần biết tay và đừng ỷ thế lực kim tiền, để cho bà Thượng một bài học, rồi tới đâu thì tới.
Ngày mai làm lễ cưới thì hôm nay anh bỏ tiền ra mua lòng bọn lính hầu cụ Tuần có bổn phận canh gác trước dinh cụ Thượng.
Thế rồi khi họ nhà trai đến, nhà gái bày tiệc tùng, khách khứa ra vào nườm nượp, anh thuê một chiếc xe hơi để sẵn ngoài ngõ, đợi nhà trai rước dâu ra cổng.
Oâng Tuần muốn khoe với thiên hạ sự đắc thắng của ông, nên ông định rước dâu đi bộ, để cho dân chúng thấy cô dâu, người vợ trẻ của ông.
Tiệc xong, nhà trai liền rước dâu ra cửa. Phi Yến lộng lẫy trong chiếc áo thụng và chiếc khăn vành. Ra đến cổng, Phi Yến tiến lên trước, không một chút e lệ rụt rè và bất ngờ chạy bổ về chỗ chiếc xe đậu.
Anh đã mở sẵn cửa xe, Phi Yến leo vội lên chiếc xe, tức thì tài xế cho chạy, giữa sự kinh ngạc của mọi người.
Oâng Tuần không kể gì đến thể thống của mình nữa, chạy theo chiếc xe và la lớn:
- Bắt nó lại cho tôi.
Nhưng chiếc xe cứ mở hết tốc lực, để lại trước mặt cụ tuần một đám bụi mịt mù mà thôi.
Mọi người đều kinh ngạc và không hiểu Phi Yến đã đi với ai.
Họ hàng nhà trai trở vào dinh cụ Thượng, kẻ nói thế này người nói thế nọ, bắt vạ cụ Thượng, làm cụ không hiểu ra sao mà trả lời cho người ta.
Sau cùng cụ phải xuống nước nhỏ, hứa bán cái dinh thự của cụ để đền bù số tiền mà bà Thượng đã mượn của ông rể hụt.
Nhưng ông Tuần nhất định không chịu, đòi kiện và hăm doa. bắt giam bà Thượng nếu bá không tìm ra được cô Phi Yến.
Cái tin cô Phi Yến, một cô dâu mới, đã phản đối cuộc hôn nhân áp bức một cách mới mẻ lan đi khắp kinh đô và người ta không hiểu ai đã tổ chức cho cô Phi Yến trốn với mưu mô tài tình ấy.
Nhưng chỉ qua một ngày là người ta biết rõ người bắt cóc Phi Yến không ai khác hơn là huyện Tích.
Thôi thì các bạn anh nhiệt liệt ca tụng anh và họ đồn rùm lên rằng anh đem Phi Yến đi Sài Gòn và họ cười nhạo cụ Tuần đủ cách.
Cụ Tuần đưa đơn kiện anh và quan trên ra lệnh cách chức anh.
Huyện Tích kể đến đây, nhìn Bích Ngọc và nói:
- Nghe anh kể chuyện si mê của anh em có buồn không? Em đừng ghen với cái khoảng thời dĩ vãng của anh, em nhé! Nhưng mà đoạn cuối nó đâu có được êm đềm như thế. Câu chuyện tình này kết thúc bằng những dòng đẫm lệ còn bi đát hơn câu chuyện của Ngọc Lan Hương nữa, em ạ. Vì thế suốt đời anh, anh đã hối hận và đau khổ vô cùng.
Bích Ngọc nói:
- Anh cứ kể nốt đi. Em không trách gì anh cả. Ai lại đi ghen với dĩ vãng, và cái dĩ vãng đó đã chết bao giờ.
Huyện Tích nói:
- Nếu thế anh xin kể nốt. Anh cho xe chạy ra khỏi Hương Thủy liền bảo chạy luôn ra Đồng Hới. Ở Đồng Hới anh có một sở đồn điền, từ trước đồn điền ấy giao cho một người anh họ trông nom. Thỉnh thoảng cha mẹ mới ra thăm viếng và tính tiền hoa màu hằng năm. Trong đồn điền có sẵn một ngôi nhà rộng rãi đủ tiện nghị Anh đem Phi Yến ra đấy. Người anh họ của anh thấy Phi Yến ăn mặc theo lối cô dâu thì tưởng anh vừa mới cưới vợ và dẫn đi hưởng tuần trăng mật.
Anh và Phi Yến ở đấy một tuần lễ. Anh có đem theo chút ít áo quần, còn Phi Yến đã gởi trước chiếc vali cho anh trong đêm bàn tính mưu mô chạy trốn. Nhờ thế mà anh và Phi Yến đủ đồ cần dùng.
Nhưng cụ Tuần Bình ra lệnh tập nã, và câu chuyện của anh đã đến tai mẹ anh. Mẹ anh cuống cuồng lo sợ, rồi đích thân ra Đồng Hới tìm anh. Mẹ anh thông minh lắm, đoán biết thế nào anh cũng đi Đồng Hới. Cho nên khi người đến Đồng Hới là gặp ngay anh và Phi Yến.
Phi Yến thấy mẹ anh thì không còn hồn vía nào nữa cả, nàng run lên và sụp quì khóc lóc xin mẹ anh rộng lượng dung thứ cho nàng.
Mẹ anh ban đầu làm hờn làm giận, nhưng sau thấy Phi Yến khóc lóc năn nỉ, lại có nhan sắc mỹ miều khả ái, người đem lòng thương xót và bảo anh cùng người và Phi Yến trở về thú tội với cụ Thượng để làm lễ cưới hẳn hòi.
Phi Yến mừng quá, sụp xuống lạy mẹ anh rồi cùng anh theo mẹ về Hương Thủy.
Trước sự đã rồi, cụ Thượng phải bằng lòng gả Phi Yến cho anh và mẹ anh trả lại số tiền cho cụ Tuần.
Sở dĩ cụ Tuần chịu nhận số tiền là vì thiên hạ cười chê cụ lợi dụng tiền của, địa vị để đi ép cưới một cô gái đào tơ, đến nỗi mang tai mang tiếng.
Cụ lại cũng bị quan trên quở trách nên mới chịu bỏ qua cho Huyện Tích, không nói đến nữa.
Giờ thì Phi Yến đã nghiễm nhiên làm vợ của anh. Anh lại xin phép mẹ dắt Phi Yến trở ra Đồng Hới để cùng sống những ngày hạnh phúc đầy tình yêu.
Phi Yến đẹp, Phi Yến xinh, ai không bảo là anh sẽ yêu Phi Yến mãi mãi. Nhưng qua một tháng ái ân, anh đâm ra chán Phi Yến ngay.
Người đàn bà không phải có sắc đẹp là được đàn ông yêu say sưa đâu. Sắc đẹp chỉ làm cho người đàn ông để ý một thời thôi. Sắc đẹp không phải là lợi khí của người đàn bà để cột người đàn ông trong gia đình và buộc họ phải phụng thờ người đàn bà suốt đời. Sắc đẹp chỉ là một trong các điều kiện khác. Huống chi sắc đẹp sẽ không ở mãi với người đàn bà. Thời gian là kẻ thù của ái tình và cả của sắc đẹp. Thời gian phá hoại sắc đẹp, thời gian làm phai lợt ái tình.
Vì thế ngoài sắc đẹp ra còn phải có những đức tánh tốt để có thể làm tròn nhiệm vụ của một người vợ.
Phi Yến chỉ là một người đẹp, chỉ có sắc đẹp, ngoài ra Phi Yến không biết gì về cách giữ người chồng trong gia đình cả.
Cái lỗi ấy một phần do Phi Yến không được hấp thụ một nền giáo dục đầy đủ hoàn thiện. Khi còn mẹ, Phi Yến là một đứa con cưng muốn gì được nấy, khi mẹ chết thì phải sống giữa sự lạnh nhạt của người mẹ ghẻ chỉ biết có tiền bạc mà thôi.
Phi Yến không hề biết dọn dẹp trong nhà. Đến phòng của nàng, nàng cũng bỏ bừa bãi cả sách báo. Còn tàn thuốc thì nàng vứt khắp nơi, ngay trên giường, chỗ nàng nằm.
Phòng của một người vợ mới cưới mà không có chút gì gọi là mỹ thuật, để có thể lôi kéo người chồng đặt chân vào.
Đã thế, bọn người nhà có lên dọn dẹp thì Phi Yến bảo:
- Các người cứ để mặc ta.
Mà cứ để mặc nàng thì nàng không dọn dẹp.
Cái tánh nằm lên nằm xuống, đẻ ra cái tính lười biếng và cẩu thả.
Sắc đẹp dù kiều diễm đến đâu mà không sửa soạn vén khéo thì cũng đến lúc làm nản lòng người ái mộ. Không gì bực dọc cho bằng nhìn người đẹp tóc rối bù và gương mặt xanh xao lợt lạt vì không hoạt động.
Một bức vẽ không có người là một bức vẽ chết. Một sắc đẹp không linh hoạt cũng là một sắc đẹp “chết”.
Người ta có vợ để có người chăm sóc. Thế mà áo anh đứt một hột nút hay sổ một đường chỉ, Phi Yến cũng không hề biết tới. Đôi vớ rách, cái khăn tay lạc mất, Phi Yến cũng không cần biết.
Những bữa cơm, người bếp muốn nấu sao thì nấu, Phi Yến ngồi vào ăn không cần biết ngon dở. Khách khứa đến thăm anh, Phi Yến không buồn tiếp, và nếu anh có nài ép thì Phi Yến mang cả bộ đồ ngủ nhàu nát và mái tóc rối lòa xòa ra ngồi một đống không biết nói một lời.
Em thử nghĩ từ trước đến giờ anh quen cuộc sống sôi động với bạn bè, với công việc ở công đường, bây giờ vì cưới Phi Yến mà anh phải mất chức, rồi lại về ở một đồn điền hẻo lánh, sự thay đổi lối sống ấy làm sao anh không bực bội. Phải chi Phi Yến là một người vợ biết đem đến cho anh niềm vui mới mẻ thì còn có thể khuây lắng, đằng này Phi Yến chỉ đem đến cho anh sự thất vọng ngấm ngầm thì bảo làm sao anh không mau chán Phi Yến được?
Sau một tháng sống chung, anh rủ Phi Yến trở về Huế, thì Phi Yến tỏ ý muốn sống ở Đồng Hới để được yên ổn hơn.
Thế rồi anh buộc lòng về Huế để lo xếp đặt công việc nhà, để Phi Yến ở lại Đồng Hới một mình thỉnh thoảng anh về thăm và mang cho Phi Yến thuốc lá và sách báo mới.
Có nhiều hôm anh phát khổ vì sự vụng về của Phi Yến. Phi Yến gọt trái cây cho anh ăn, hễ gọt vừa được nửa trái là đánh rơi xuống đất, lại phải lượm lên để rửa, đôi khi gọt cả mười phút chưa xong một trái xoài hay một trái lệ Anh lại phải gọt và mời Phi Yến. Đến cái ăn Phi Yến cũng làm biếng.
Một khi nàng đọc sách thì cơm dọn lên miệng nàng vẫn không chịu rời quyển sách ra.
Rồi thương nhau và chìu chuộng nhau thì dễ, nhưng đến khi trong lòng đã chán thì sống chung là một hình phạt nặng nề cho cả hai.
Anh cố tìm đủ cách để tha thứ cho Phi Yến nhưng không sao tha thứ được, và ngày một, ngày hai, sự thất vọng như một cái lỗ mọt của chiếc tàu, nó làm đắm tàu thình lình đột ngột.
Chán quá, sẵn lúc bấy giờ có vài người bạn rủ anh đi du học, anh bèn xin phép cha mẹ và đi không nói trước cho Phi Yến hay.
Đến khi giấy tờ yên xong đâu vào đó và sắp lên đường, anh mới cho Phi Yến biết.
Anh còn nhớ câu Phi Yến nói với anh ngày hôm ấy:
- Sao anh lại bỏ em mà đi như thế? Rồi đây em sống với ai? Và đi lần này bao giờ anh về? Ở nhà em sống bằng cách gì?
Anh nói:
- Anh đi vài năm sẽ về. Ở nhà, tùy em muốn ở đây thì ở, hay là em về Huế ở với mẹ anh cũng được. Còn như em sợ cảnh làm dâu thì em cứ về ngay nhà em, mỗi tháng em đến quản gia của anh lấy tiền tiêu. Em liệu lấy đủ xài, đừng để thiếu thốn.
Phi Yến có vẻ buồn rầu:
- Anh định đi mà không hề bàn qua với em, nay giờ khởi hành đã đến, em còn biết nói gì hơn nữa. Em chỉ cầu chúc anh đi mạnh giỏi và nhớ gửi thư về cho em.
Anh hỏi:
- Em định ở luôn đây hả?
Phi Yến gật đầu:
- Em ở đây cho đến khi nào thấy chán thì về ở với mẹ.
Anh nghe thế không khỏi ái ngại. Anh sợ Phi Yến mà về ở với mẹ thì không được mấy hôm mẹ anh sẽ tống cổ Phi Yến đi ngaỵ Mẹ anh khó tính lắm, và người là một người đàn bà giỏi giắn và đảm đang.
Anh đi được hai tháng thì nhận được thơ của Phi Yến cho anh hay là độ ấy trời mưa lụt lội nên nàng không ở Đồng Hới mà về ở chung với mẹ anh.
Hai hôm sau anh liền được thư của mẹ than phiền về Phi Yến, và người tả tánh tình Phi Yến giống như những điều mà anh đã nhận xét.
Thỉnh thoảng Phi Yến viết thư cho anh, thư nào cũng dài hai ba trang giấy, trong ấy Phi Yến kể lể nỗi nọ dường kia, nào mẹ anh khó tánh, nào người quản gia phát tiền cho Phi Yến không đủ mua thuốc lá và sách báo.
Nhận được năm bảy cái thơ của Phi Yến, anh mới trả lời lại một cái.
Trong một bức thơ kể đó, Phi Yến bảo là đã dọn về ở với cụ Thượng, rồi Phi Yến kể những nỗi khổ tâm của nàng khi phải sống bên người mẹ kế độc ác.
Anh vẫn làm lơ, có điều anh phải viết thư bảo người quản gia phải đưa tiền cho Phi Yến đủ tiêu dùng.
Một năm trôi qua, trong hộc tủ bàn giấy của anh đầy cả thư của Phi Yến. Anh xin thú thật với em có nhiều bức thư của Phi Yến anh không đọc hết. Chỉ đọc trang đầu rồi thấy Phi Yến cứ kể những chuyện nhà, chuyện buồn, anh sinh chán, vứt nó vào một xó mà không buồn đọc nốt.
Trước sự hờ hững của anh, Phi Yến không hề trách anh và vẫn viết thư cho anh mỗi tuần như trong một năm qua.
Một năm trôi qua, Phi Yến bị cái tang lớn là cụ Thượng lâm bịnh rồi chết. Trước khi chết, bà Thượng òn ỷ thế nào mà cụ ký để cả gia tài sự nghiệp còn lại cho bà. Phi Yến chỉ hưởng được một sở vườn trồng dâu, hoa lợi không đáng kể.
Cụ Thượng chết rồi, bà Thượng không cho Phi Yến ở Hương Thủy nữa.
Phi Yến dọn về ở chung với mẹ anh thì mẹ anh không bằng lòng, bảo Phi Yến hãy thuê nhà riêng mà ở, còn không nữa thì về Đồng Hới, cai quản đồn điền cho anh.
Buộc lòng Phi Yến phải về Đồng Hới, nhưng Phi Yến về là để ở đó cho qua ngày chớ nàng có biết gì mà cai quản. Bọn tôi tớ trong đồn điền sau này có kể lại cho anh nghe là Phi Yến đóng cửa suốt ngày, chỉ ra ngoài trong hai bữa cơm chánh, có đêm nàng thức suốt đêm chả hiểu làm gì trong phòng.
Việc này Phi Yến có viết thư kể tất cả cho anh nghe nhưng vì như lời anh đã nói với em khi nãy, có nhiều bức thư anh không đọc hết nên chỉ được biết cụ Thượng, bố vợ anh chết và Phi Yến dọn về Đồng Hới, lúc sau này khi Phi Yến chết, anh lục lại chồng thư cũ mới hay…
Nói đến đây huyện Tích ngồi im lặng như để hồi tưởng lại quãng đời cũ và nét mặt huyện Tích đượm buồn không sao tả được.
Bích Ngọc thấy chồng có vẻ ăn năn, hết sức thương hại. Phần Bích Ngọc cũng thương hại cho Phi Yến đã sống trong cảnh lẻ loi, cô độc.
Rồi Bích Ngọc nghĩ đến một năm qua, sự hờ hững của huyện Tích đối với nàng.
Bích Ngọc thấy nàng may mắn là đã làm tròn phận sự của một người vợ. Về sắc đẹp, Bích Ngọc có lẽ không bì kịp Phi Yến, nhưng về tư cách một người vợ biết lo cho chồng, tạo nên một hạnh phúc gia đình thì Bích Ngọc hơn Phi Yến nhiều.
Nhờ thế mà Bích Ngọc cảm hóa được huyện Tích.
Nếu Bích Ngọc là một người đàn bà khác có thể bị sa ngã vì trước sự hờ hững của huyện Tích, Bích Ngọc bị Ấm Mạnh quyến rũ, mà Ấm Mạnh là người đã làm cho trái tim Bích Ngọc khi chưa có chủ đã bao phen rung động.
Thêm vào đó là câu chuyện bí mật của Ngọc Lan Hương… Ngọc Lan Hương đã gieo vào đầu óc Bích Ngọc những sự ghen tuông ngấm ngầm, những giờ phút đau khổ âm thầm.
Nhưng rồi chỉ vì Bích Ngọc biết suy xét, biết yêu kính chồng, biết giữ vững bổn phận của một người vợ mà gia đình Bích Ngọc không bị đổ vỡ, Bích Ngọc đã lại làm chủ được tình yêu của huyện Tích ngày hôm nay.
Huyện Tích ngồi thừ người một lúc bỗng thở ra rồi nói:
- Để anh kể nốt cho em nghe và chút nữa anh vào nhà lấy đưa em xem vài bức thư thống thiết của Phi Yến, những bức thư mà anh cố giữ lại làm kỷ niệm và để ăn năn sám hối tội lỗi của mình.
Một hôm anh đang cùng các bạn cười đùa trong một đám tiệc thì người bồi phòng của anh mang đến một bức điện tín từ bên nhà gởi qua báo tin Phi Yến đau nặng và hiện đang nằm tại bệnh viện Huế.
Anh không hiểu sao lúc bấy giờ cầm bức điện tín trên tay, anh không hề có một tí cảm động. Anh xếp nó bỏ túi và tiếp tục buổi tiệc đầy náo nhiệt với tiếng cười reo hò hét.
Tiệc tan về đến nhà, vì say rượu anh quên bẵng bức điện tín…
Một tháng sau, cái tin Phi Yến chết đưa đến anh như một tiếng sét…
Anh đang ăn năn thì mẹ anh gởi qua cho anh một tập nhật ký của Phi Yến đã để lại cho anh.
Anh thức một đêm để đọc những trang nhật ký, những lời cuối cùng của người đã yêu anh, đã bị anh phụ phàng.
Rồi bao nhiêu thư từ của Phi Yến trước đây anh vứt bỏ vào hộc tủ không buồn đọc đến. Anh soạn ra đọc tất cả.
Anh thấy mình nhẫn tâm quá, anh đã giết chết Phi Yến bằng sự hờ hững, bằng sự im lặng không cần biết đến cuộc sống đau khổ của nàng.
Aên năn thì sự đã rồi… Anh nghĩ dầu có về nhỏ vài giọt nước mắt hối hận trên ngôi mộ Phi Yến thì Phi Yến cũng không còn nữa.
Đến giờ phút cuối cùng, Phi Yến yêu cầu bà Thượng cho chôn nàng ở bên mấy khóm liễu trong ngôi vườn ở Thanh Thủy, bà Thượng cũng không bằng lòng. Thành ra người nhà anh đã chôn Phi Yến gần núi Ngự Bình.
Sau này để chuộc lại một chút tội lỗi của anh với Phi Yến, anh cố mua cho được ngôi vườn của bà Thượng ở Hương Thủy và hốt cốt Phi Yến đem về chôn ở đó.
Nói đến đây, huyện Tích đứng lên đi vào phòng lấy một tập giấy và mấy bức thư đem ra cho Bích Ngọc và bảo:
- Em cứ đọc hết để hiểu tất cả.
Huyện Tích bỏ đi ra vườn trong lúc Bích Ngọc ngồi giở từ bức thư ra đọc. Có bức thư Phi Yến viết cho huyện Tích sau khi cụ Thượng Đức Minh chết đã làm cho Bích Ngọc cảm động vô cùng.
Anh Tích thân yêu,
Em không biết bức thư này là bức thư thứ mấy mà em đã gởi cho anh. Nhưng sao anh không trả lời cho em, anh Tích? Anh có điều gì phiền em chăng? Những lời than van, những câu năn nỉ của em có làm trở ngại việc học hành của anh không?
Em cố hết sức, cố đừng đem chuyện nhà ra nói với anh, cố để cho lòng anh yên tĩnh mà theo đuổi việc học hành, nhưng mà anh ơi, làm sao không than thở được khi lòng em đau khổ tột bực?
Lòng em đã đau khổ tột bực thì em cần phải bộc lộ ra để vơi bớt đôi phần đau khổ. Nhưng ngoài anh ra, vì anh là người thân yêu nhất đời em, em còn biết nói với ai, than với ai?
Vì thế mà quanh đi quẩn lại, em chỉ làm phiền anh, người mà em yêu kính, mặc dầu em không muốn tí nào.
Hôm anh đi, em ở lại Đồng Hới, cũng tưởng có thể ở đó mãi mãi cho đến ngày anh về. Nhưng mùa mưa lụt đã không cho phép em ở lại đấy. Ban ngày mưa rơi lộp độp trên mái nhà, em buồn quá, nhớ anh quá. Nhưng ban ngày giọt mưa rơi tuy có buồn nhưng nào đã buồn bằng ban đêm. Nằm nghe gió rít qua các khe cửa, gió làm lay động các tàu lá chuối sau hè, chim kêu vượn hú giữa rừng, em cảm thấy cuộc sống quạnh quẽ giữa đồng không hiu quạnh, em mới viết thơ xin mẹ cho em về ở chung.
Được phép mẹ gọi về, em liền thu xếp dọn đồ về Huế.
Nhưng tánh mẹ kỹ lưỡng, đảm đang, mà tánh em lại lười biếng, cẩu thả, em không thể ở với mẹ được. Chỉ hai ngày sau là mẹ tỏ thái độ khó chịu và rầy la đứa ở trong nhà, cốt ý là để rầy chửi khéo em mà thôi.
Trong chuyện này thật em không hề dám oán trách gì mẹ cả mà chỉ tự Oán trách em mà thôi.
Biết bao nhiêu thiếu phụ tài giỏi mà còn không vừa lòng bà mẹ chồng, nữa là em, một đứa hư hỏng.
Em không thể ở được với mẹ, nhưng trở về Đồng Hới thì nhất định em không muốn về nữa. Về đấy để cho bao nhiêu cảnh vật chung quanh nhắc nhở em nhớ đến anh, em không sao chịu được.
Tiếng mưa, tiếng gió, tiếng chim kêu vượn hú như hòa thành một bản nhạc, kêu khóc cái đời đau khổ của em.
Em không hiểu em đã sanh dưới một ngôi sao gì mà vô phước quá.
Các bạn em đã đi từ tình yêu này đến tình yêu khác và cuộc đời họ bình thản như dòng nước sông Hương, thì em sống giữa một bãi sa mạc, không một chút tình thân yêu.
Các bạn em khi còn con gái họ được cha mẹ thương yêu, họ sống trong tình mẫu tử, tình phụ tử tràn ngập. Khi có đôi bạn, họ lại sống trong một tình yêu tha thiết êm đềm. Rồi họ có con, con họ yêu họ, đời họ thật là hạnh phúc.
Còn em, có mẹ, mẹ chết, có cha, cha không ngó ngàng đến, có chồng, chồng bỏ đi xa.
Giờ đây dù mẹ ghẻ không bằng lòng, em cũng phải trở về ở tạm tại Thanh Thủy với cha em và mẹ kế của em.
Khi về đây, em đã hứng chịu không biết bao nhiêu là lời đay nghiến của bà mẹ quý hóa ấy.
Nhưng dù bị đay nghiến thế nào đi nữa, em cũng ráng chịu.
Bà ta thấy chửi mắng em vẫn làm thinh, bà ấy mới tìm cách lợi dụng em. Bà dỗ em ra ngồi chia bài, tiếp các tay bạc sang trọng, làm mồi để cho bà ta kiếm xâu.
Em đời nào lại làm chịu cái việc đê hèn ấy, em nhất định không vâng lời thì bà ta lại tìm cách thao túng, mượn tất cả các món nữ trang của anh đã sắm cho em rồi không trả lại.
Anh Tích ơi! Hiện em sống giữa kinh đô Huế mà em thấy mình như đang sống giữa sa mạc đấy, anh ạ. Toàn là cát nóng, toàn là khí nóng giết người.
Chiều nào em cũng ra ngồi dưới khóm liễu để nhớ lại cái đêm gặp anh lần đầu tiên, cái đêm định đoạt đời em.
Nhớ đến cái đêm ấy là em cảm ơn anh đã cứu em ra khỏi tay lão Bình già và đưa em vào cuộc đời đầy tình ái mê ly.
Ai đã hưởng một đêm say sưa bên cạnh người yêu là đã sống. Thì em cũng có thể nói là đã sống.
Như thế em còn than thở gì nữa. Rồi đây cuộc đời em có ra sao đi nữa, em cũng vui lòng nhắm mắt.
Anh Tích ơi! Thương em hãy viết thư về cho em ít hàng anh nhé. Thấy chữ anh tức là em thấy anh, thấy đôi mắt xinh đẹp của anh, thấy vầng trán cao và sáng của anh, thấy nụ cười mỉa mai mà đáng yêu của anh.
Em viết đã dài rồi. Đến đây em xin tạm biệt anh và hẹn anh hôm khác.
Trước khi ngừng bút, em xin nhắc anh ráng viết thư về cho người quản gia, bảo ông ấy mỗi tháng cho em lãnh số tiền của anh hứa cho để em mua thuốc hút anh ạ, có nhiều hôm thiếu cả thuốc hút, em buồn quá.
Bức thư này em viết xong định đi gởi cho anh thì thầy em đau nặng. Số là người vì già yếu lại thêm chạy vay tiền cho bà mẹ kế em xài nên sức người không kham và người ngả bệnh nặng.
Thầy em chỉ đau có hai hôm rồi chết… Em không cần nói nhiều, chắc anh cũng hiểu là em buồn đến thế nào rồi. Nhà đã đổ sụp chỉ còn một cây cột chống giữ, thì giờ đây cây cột ấy đã sụp đổ nốt, em biết dựa vào đâu?
Trọn hai hôm thầy em bịnh, em chăm nom thầy em, thầy em tỏ vẻ hối hận là đã để em khổ sở, nhưng trong giờ hấp hối, bà mẹ ghẻ của em làm thế nào mà thầy em lại ký tờ chúc ngôn cho bà ấy tất cả, mà phần em chỉ được một mảnh vườn trồng dâu, hoa lợi không được bao nhiêu cả, anh ạ.
Em không buồn về sự thầy em đã yêu người mẹ ghẻ của em, mà em chỉ buồn là sau khi chôn cất thầy em xong, người mẹ ghẻ ấy đã tỏ ý không muốn cho em ở trong ngôi nhà đó nữa.
Những người bà con của em xúi em kiện vì họ bảo ra trước công lý thế nào em cũng được phần hơn, nhưng mà kiện cáo làm gì, phải không anh Tích? Việc nhà mình xử không xong đã là nhục cho mình lắm, sao đem cho người khác xử mà người ấy chắc gì đã hơn mình, thì lại càng nhục nhiều.
Em nghĩ thế nên em bỏ qua và định dọn về Đồng Hới.
Có lẽ nay mai em sẽ dọn về Đồng Hới để sống những ngày buồn bã mà đợi anh quay về.
Thôi em viết đã dài quá. Anh nhớ trả lời cho em nhé.
Em của anh,
PHI YẾN
Đọc xong bức thư, Bích Ngọc ngùi ngùi thương xót.
Bích Ngọc lại giở qua tập nhật ký ngồi đọc từng trang. Mấy trang đầu, Phi Yến không nói gì hơn là kể lể nỗi nhớ nhung và sự đau khổ của nàng. Trang nào, ngày nào Phi Yến cũng viết câu:
Sao anh không viết thư cho em?
Nhưng đến những trang sau thì lời văn thật là lâm ly thống thiết.
Anh Tích thân yêu!
Hôm nay trời mưa tầm tã… Ngoài trời đen nghịt, vòm trời như thấp hẳn xuống. Ngồi trong phòng nhìn qua cửa sổ, em chỉ thấy một màn mưa che lấp cả chân trời.
Em buồn làm sao ấy… Và em thấy tương lai của đời em như cũng bị che khuất sau một màn u ám… em không còn hy vọng nhận được thư anh nữa. Có lẽ anh Tích của em đã quên em rồi, quên em vì bên cạnh anh đã có biết bao nhiêu người đẹp khác duyên dáng và xinh đẹp hơn em.
Đôi khi em tự an ủi rằng: Thôi, anh đã cứu em ra khỏi cái cảnh làm vợ một ông Tuần vũ già như thế là đủ rồi. Em chỉ nên biết ơn anh mà không nên oán giận anh.
Có lẽ trước kia anh vì thương hại cảnh em mà cưới em chớ trong lòng anh không có một chút tình yêu nào cả.
Em về Đồng Hới được nửa tháng nay rồi, ngày nào em cũng cố đọc sách để quên tất cả, nhưng mà sách cũ đọc đi đọc lại mãi đã thuộc cả, mà sách mới thì không có. Phải chi anh mua gởi về cho em một ít sách mới thì em sung sướng biết dường nào.
Ngày 21 tháng 5…
Em bịnh đã mười hôm nay rồi. Em nghe ngực tức và thỉnh thoảng lại ho khúc khắc. Tự nhiên em thấy không thích ăn uống gì nữa cả. Người em sút hẳn đi.
Ở giữa đồn điền nầy, thuốc thang đâu có. Mấy người trong ấp khuyên em nên về Huế, sợ nếu bịnh nặng thì đi đường xa bất tiện. Nhưng em nhất định nằm lỳ ở đây; may mà em bớt được thì thôi, còn như em có bề nào thì nơi nầy sẽ là nơi em yên nghỉ suốt đời càng tốt.
Nhiều đêm nằm mơ thấy anh về, em mừng quá, nhưng khi bừng giấc thì chỉ thấy em với căn phòng lạnh lẽo và ngọn đèn dầu leo lét…
Ngoài trời gió vẫn thét, mưa vẫn gào…
Xa xa tiếng chim cú kêu nghe lạnh mình…
Ngày 25 tháng 5…
Em vẫn còn đau. Hôm qua có người quản gia của anh ở Huế ra xem chừng đồn điền, người ấy có đem cho em một số tiền và bảo vừa nhận được thư anh.
Thế còn em, sao anh không viết cho em?
Bịnh em càng ngày càng nặng. Em thấy sức khỏe của em mỗi ngày thêm yếu dần, như ngọn đèn sắp tắt.
Hôm qua em nghe ngực tức và trong khi ho em thấy có đàm lẫn máu… Có lẽ em bị bệnh lao rồi… Không biết em có sống được đến ngày anh về không. Làm sao em thấy lại được nét mặt nghiêm nghị của anh, cái vầng trán cao và sáng của anh, đôi mắt sâu sắc của anh, anh Tích nhỉ?
Em chỉ còn biết để bức ảnh của anh trước mặt và nằm ngắm qua màn lệ tràn ở đôi mắt em mà thôi.
Người quản gia thấy em bệnh nặng, tỏ ý sẽ thưa lại với mẹ để mong mẹ chú ý về em đôi chút.
Còn riêng em, em có viết thư cho bà mẹ kế xin người mở lòng nhân đức cho em được về ở lại Hương Thủy, nơi chôn nhau cắt rún của em, nơi em đã sống với bao kỷ niệm êm đềm, để rủi như em có bạc phận thì người cho chôn dưới hàng liễu, nơi mà em đã gặp anh lần đầu tiên trong cái đêm trăng ấy…
Ngày 4 tháng 6…
Em nhận được thư mẹ, mẹ bảo là mẹ sắp ra dẫn em về Huế. Mẹ có tỏ ý trách anh sao lại không cho mẹ biết là em bệnh.
Em cảm kích quá, anh ạ. Tuy em hư hỏng mà mẹ vẫn lo nghĩ cho em. Em cảm động về cử chỉ khoan hồng của mẹ, nhưng em lo ngại đã làm phiền lòng mẹ. Mẹ già yếu mà phải lặn lội vì em.
Trái lại, em cũng nhận được bức thư của mẹ kế của em. Người tỏ ý không thể nhận em trở về Hương Thủy được, vì lẽ người định bán ngôi nhà ấy.
Mấy hôm nay em ho nhiều. Mỗi lần ho đều có máu. Thôi thế là đời em đã thành ra vô dụng rồi. Em có sống cũng chỉ làm hại những người xung quanh, làm khổ những bà con thân thích mà thôi. sống như thế thì thà chết còn hơn, phải không anh?
Tuy biết thế nhưng em vẫn cố bám vào sự sống, chỉ với một ý nguyện là được trông thấy mặt anh lần cuối…
Ngày 16 tháng 6…
Hôm nay thì em kiệt sức lắm rồi… Em thấy em gần cái chết rồi… Chắc là em không thể trông mong được thấy mặt anh nữa.
Anh có biết em bịnh không? Và những bức thư sau này của em đã tới tay anh chưa? Hay là tháng bãi trường, anh lại đi nghỉ mát ở một miền núi hay miền biển nào mà thư em gởi đến địa chỉ cũ, anh chưa nhận được?
Ngày 17 tháng 6…
Mẹ vừa ra đến. Em mừng quá phát khóc lên. Mẹ trông thấy em, không sao dấu được sự ngạc nhiên và thốt ra câu:
- Mẹ không ngờ con đau nặng đến thế nầy. Sao con không cho mẹ hay sớm, để đưa con về Huế mà lo thuốc thang cho con chớ?
Em tủi lòng quá khóc nức nở, khóc đến ngất đi.
Mẹ cho người thuê xe riêng chở em về bệnh viện. Có lẽ sắp rời Đồng Hới đấy, anh ạ. Lạy trời về bệnh viện, có thầy có thuốc, em sẽ thuyên giảm và sống được đến ngày anh về.
Bệnh viện ngày 12 tháng 7…
Em về nằm ở bệnh viện được hai mươi hôm rồi. Cả mấy mươi ngày ấy, bác sĩ cấm không cho em viết, nẹn em không viết cho anh được chữ nào cả. Hôm nay bác sĩ bảo em đã bớt nên cho phép em ra vào chút ít và viết thư cho anh.
Thì ra em mắc bệnh lao đến thời ký thứ nhì rồi, bác sĩ bảo em may mắn lắm mới khỏi được.
Nhưng ba điều kiện mà bác sĩ đưa ra đó, em thấy em không có được điều kiện nào cả.
Đừng buồn rầu! Cảnh em là cảnh của kẻ chết đuối chỉ mong có cái phao cứu tinh ấy là anh, thì anh lại không đoái hoài nghĩ đến em.
Phải tĩnh dưỡng! Tĩnh dưỡng thế nào được khi trong lòng không yên, khi trong lòng có sự đau buồn?
Còn cần phải có tiền bạc nhiều thì biết đào đâu ra tiền mà lo cho đủ thuốc men cần thiết?
Bao nhiêu món nữ trang quý giá anh sắm cho em thì bà mẹ kế đã gạt em mà lấy hết cả rồi. Còn số tiền mỗi tháng của anh cho thì chỉ đủ cho em xài vặt. Về tiền phòng thì mẹ trả nhưng còn xin thêm mẹ, em không dám. Em không làm gì được để giúp cho mẹ, giờ còn phá rầy mẹ, em ái ngại quá.
Vì thế mà đôi khi em lo nghĩ không biết kiến đâu ra một số tiền lớn để chạy thuốc.
Bệnh viện ngày 20 tháng 7…
Bệnh em mấy hôm trước có mòi khá thì nay lại trầm trọng lại.
Các người thân thuộc không ai còn dám đến thăm viếng em nữa cả. Thỉnh thoảng mẹ sai người mang đồ ăn cho em và mẹ có nhắn em đừng buồn rầu để mẹ viết thư tin cho anh biết.
Bác sĩ mỗi khi khám bệnh cho em, cứ khuyên em nên tịnh dưỡng. Em có hỏi về bệnh tình thì bác sĩ luôn luôn tỏ vẻ lạc quan, nhưng nhìn vào nét nhăn trên trán của bác sĩ, em cũng hiểu rằng bệnh em nan giải rồi.
Những người giúp việc trong bệnh viện đều tỏ ý thương hại em lắm. Họ thương hại vì bịnh tình của em nguy ngập lắm rồi. Em không còn hy vọng gì nữa.
Bệnh viện ngày 1 tháng 8…
Hôm nay người ta để em nằm riêng ở gian phòng cuối cùng.
Có lẽ em không qua khỏi.
Thôi thì chỉ còn chết là yên. Nhưng ước sao em được chôn ở tại Hương Thủy, dưới khóm lệ liễu anh nhỉ?
Bệnh viện ngày 8 tháng 8…
Thôi vĩnh biệt anh… Em chết đây… Mẹ không đến anh ạ…
Và nhật ký đến đây là hết.
Bích Ngọc đọc xong, lau vội hai giọt lệ trên mí mắt.
Huyện Tích đi bách bộ trong vườn thấy Bích Ngọc đã đọc xong, ngừng lại và hỏi.
- Thế nào, em đã đọc xong rồi à?
Bích Ngọc nói với giọng run run:
- Tội nghiệp cho chị Phi Yến quá anh nhỉ? Nhưng mà anh tha lỗi cho em, em đã vô ý động đến vết thương lòng cũ của anh làm anh đau khổ. Thôi, chúng ta hãy nói sang chuyện khác.
Huyện Tích nói:
- Em xem đó, anh đã nhẫn tâm để cho Phi Yến chết, vì thế mà anh ân hận suốt đời. Anh đã nguyện là sẽ không bao giờ cưới vợ khác. Nhưng ở đời mình định đâu có được, khi anh gặp em, anh cảm thấy đời anh đi vào một con đường mới. Anh cần phải có một người như em để an ủi anh, để làm cho lòng anh nhẹ bớt sự ăn năn nặng trĩu.
Vì thế mà anh xin cưới em, và không ngần ngại ghép cuộc đời đen tối của anh.
Nay em hiểu được lòng anh, và trong việc Ngọc Lan Hương em không tỏ ý ghen tuông, nghi ngờ anh, em cũng đã hiểu anh để có đủ can đảm bỏ ngoài tai tất cả những lời dèm pha của người bạn quý hóa của anh là Ấm Mạnh.
Bích Ngọc sung sướng nghe huyện Tích khen, nhưng Bích Ngọc cũng nói:
- Em chỉ thấy khi em nhận lời làm vợ của anh là em có bổn phận phải kính nể anh và không được có những ý nghĩ không tốt về anh.
Huyện Tích nói:
- Anh thành thật cảm ơn lòng tri kỷ của em. Còn việc Ngọc Lan Hương, anh cũng cần giải thích nốt về giữa anh và em không còn có đám mây mù hoài nghi nào. Người anh họ của anh tên là Hữu Thanh, một bút hiệu mà anh ấy dùng trong lúc viết văn. Vì thế khi Ấm Mạnh hỏi, Ngọc Lan Hương viết hai chữ H.T. mà Ấm Mạnh tin rằng đó là huyện Tích, tên của anh. Trên danh nghĩa Ngọc Lan Hương là chị dâu anh, nhưng từ ngày anh đem Ngọc Lan Hương về Mỹ Trang, anh săn sóc Ngọc Lan Hương như một đứa em gái. Trong lòng anh sẵn một sự đau đớn, anh ăn năn về cái chết của Phi Yến nên thấy Ngọc Lan Hương cũng đang sống dở chết thừa trong cảnh tình phụ, anh thương hại lắm. Anh xin thề trên danh dự rằng mặc dầu Ngọc Lan Hương đẹp, mặc dầu Ngọc Lan Hương cần có sự vỗ về, anh có thể lợi dụng lòng tốt của anh, nhưng không, lòng anh đã chết trong lúc ấy. Vả lại, anh đã phụ bạc một người thì không thể nào gây tình với một người đang bị phụ bạc. Mà hạng người như Ngọc Lan Hương cũng không để gì trong chốc lát quên được mối tình đầu, mặc dầu người tình thứ nhất ấy đã gieo vào đời nàng một sự đau khổ không sao nói hết được. Vì anh săn sóc Ngọc Lan Hương như một người em nên Ngọc Lan Hương đã thành thật xem anh như một người anh. Ngọc Lan Hương cứ quan niệm gọi anh bằng anh, mà rồi anh cũng gọi Ngọc Lan Hương bằng em. Trước khi anh đem em về Mỹ Trang, Ngọc Lan Hương thường vào ra trong ngôi nhà lớn của anh, cho nên một hôm em đã về đó mà Ngọc Lan Hương vẫn tự do vào phòng em làm em lo sợ. Đó, câu chuyện của Ngọc Lan Hương sự thật chỉ có thế. Còn anh Hữu Thanh sau nầy muốn cưới vợ khác mới âm mưu xé bỏ trang sổ bộ có ghi ngày làm hôn thơ hôn thú của ảnh với Ngọc Lan Hương. Anh Hữu Thanh phụ Ngọc Lan Hương nhưng nghe đâu cuộc tình duyên với người vợ sau này, anh ấy đã phải chịu đau đớn ê chề chứ không hề được hưởng một chút hạnh phúc gia đình.
Bích Ngọc âu yếm nhìn huyện Tích:
- Tấm lòng quý hóa của anh với một người đàn bà bị phụ bạc như Ngọc Lan Hương thật có thể cảm động đến đất trời, nên cái tội anh đã làm đau khổ Phi Yến cũng nhờ đó mà giảm đi nhiều, anh ạ.
Giờ đây anh có thể cho em hỏi điều này, điều mà em thắc mắc nhiều hơn câu chuyện bí mật của Ngọc Lan Hương.
- Việc gì, em cứ hỏi.
- Tại sao sau ngày cưới của em, anh lại hờ hững với em? Thái độ lạ lùng của anh đã làm cho em đau khổ không sao kể xiết.
- Em cứ hỏi chị Mỹ Kim tức khắc em sẽ hiểu. Em khổ bằng anh hay sao? Lạnh lùng với em, anh cũng đã từng chết từng đoạn ruột. Thôi, để anh nói nốt cho em nghe. Số là em còn nhớ cái hôm mưa gió anh đến Lầu Tỉnh Mộng để đợi câu trả lời định đoạt đời anh, em có bảo với anh là trước khi gặp anh, em yêu tha thiết và thầm kín một người. Em chưa tỏ tình yêu với người ấy, người ấy cũng chưa có dịp xin cưới em và đã bỏ em mà đi… Trong lúc yêu em, anh không biết con người mà em đã có bụng yêu trước kia là ai. Trước sự thành thật của em, anh đã quên tất cả để chỉ biết yêu em, làm em sung sướng. Nhưng đến hôm cưới em, vô tình chị Mỹ Kim đã làm anh nghi oan em. Chị Mỹ Kim bảo với anh khi chúc chị nhiều may mắn trong tình trường. “Tôi chớ có phải Bích Ngọc đâu. Tôi mà chịu kết hôn là khi nào tôi yêu cầu thật sự.” Câu nói ấy đã làm anh nghi em, nghi vì hai lẽ: lẽ thứ nhất em chịu kết hôn cùng anh để cứu gia đình em ra khỏi cảnh nghèo túng, vì em thấy anh giàu, anh sẵn sàng giúp đỡ mẹ, chị em của em. Đồng thời cũng biết được tờ di chúc của ông nội để lại. Lẽ thứ hai là anh bỗng nhớ đến mối tình lãng mạn của em trước kia khi em chưa gặp anh. Anh lục xét trong trí nhớ của anh, thử ai là người mà em đã yêu. Anh nhớ đến Ấm Mạnh. Ấm Mạnh là người quen của anh Tùng, trước kia Ấm Mạnh thường lui tới nhà em. Rồi cái đêm mà anh đang ký giấy mua đất trong nhà với mẹ em và chị Mỹ Kim, thì Ấm Mạnh bỏ ra vườn. Lúc về vẻ mặt Ấm Mạnh bơ phờ như người mất hồn, giọng nói lại cảm động như một gã si tình. Đích là Ấm Mạnh đã gặp em trong vườn, đã cảm động vì em. Rồi bỗng sau ngày ấy Ấm Mạnh bỏ đi Pháp, như thế có phải cái người mà em đã yêu là Ấm Mạnh không? Anh nghi như thế nên anh buồn, anh hờ hững với em. Và chỉ một tí nữa, một tí nữa thôi là anh lại tái phạm vào cái tội cũ, tôi bỏ rơi một người yêu anh như Phi Yến trước kia. May mà em là người đức hạnh, trước sự hờ hững của anh, em vẫn một lòng yêu anh, hiểu anh, săn sóc anh chu đáo. Em vẫn không vì sự hờ hững của anh mà bỏ bê phận sự làm vợ. Trong lúc anh lạnh lùng với em đó, Ấm Mạnh lại trở về cố lấy cái tình xưa dèm pha anh, cố làm cho em bỏ anh để theo nó, thế mà em vẫn một lòng thủy chung như nhứt. Trong lúc người ta nghi anh cưới em là vì tời di chúc bí mật, em vẩn đưa hết của hồi môn của em cho anh, đưa không cần nghĩ đến anh có thề lừa gạt em. Bao đức tánh cao thượng quý hóa của em đã làm cho anh tỉnh ngộ. Vả lại tuy anh nghi em và buồn, nhưng mà không sao không yêu em được. Cái tình anh yêu em nó chiếm người anh trước kia không thể trong chốc lát xóa bỏ đi được. Thành ra anh yêu một cách thất vọng đó thôi. Nhưng bây giờ thì không còn đám mây mù bao phủ tình yêu đôi ta nữa… Bây giờ em là của anh hoàn toàn, em là hạnh phúc của đời anh, em có thể nào bảo anh thế nào anh cũng vâng theo một cách mù quáng. Em là bà hoàng của anh đó, Bích Ngọc ạ!
Bích Ngọc sung sướng nói:
- Gớm, chỉ có thế mà làm cho người ta khổ một năm trời. Cái mặt thế mà ác.
Huyện Tích cười:
- Người ta đã biết lỗi rồi mà lại.
Hai vợ chồng cùng cười.