Buổi sáng, bình thường Tường đến cơ quan từ lúc 6 giờ 30. Anh vừa ăn sáng, vừa đọc báo hoặc đọc các báo cáo về án. Công việc của anh ngày càng nặng nề hơn, nhất là từ khi Trưởng phòng Vũ Văn Đắc được giao tạm thời đảm nhiệm thêm công việc của Phòng Cảnh sát Hình sự và thế là Tường cũng được giao thêm là “ Phụ trách phòng! . Thực ra thì Ban giám đốc cũng đã đề nghị lãnh đạo Bộ Công an đề bạt Tường làm Trưởng phòng và Vũ Văn Đắc làm Phó giám đốc kiêm phụ trách Phòng Cảnh sát Hình sự một thời gian ngắn, nhưng chưa thấy cấp trên chuẩn y, mặc dù mọi thủ tục đã hoàn tất.
Sáng hôm nay cũng vậy, Tường vừa ăn bánh bích quy mặn, uống nước chè xanh và đọc lướt lại bản kết luận điều tra vụ án “Lê Minh và đồng bọn” đặt trên bàn bằng ánh mắt hờ hững. Bản kết luận điều tra dày hơn 150 trang mới đưa lên cho anh chiều hôm trước để anh ký. Bản kết luận điều tra này anh đã đọc đi đọc lại đến hàng chục lần và nhiều trang anh có thể đọc thuộc lòng. Bỗng dưng trong lòng anh dấy lên một cảm giác buồn bã mơ hồ pha lẫn sự mệt mỏi và chán nản.
Một vụ án không lớn lắm nếu so với những vụ án như Tân Trường Sanh, Epcô-Minh Phụng; càng không là gì so với vụ Năm Cam, vụ Lã Thị Oanh, vụ Phương Vicaren... Vậy mà phải sau năm tháng và mười ba ngày, kể từ hôm Lê Minh cho tay vào còng, Phòng Cảnh sát Điều tra Công an tỉnh mới hoàn tất bản kết luận điều tra, truy tố Lê Minh và 20 bị cáo khác với bốn loại tội danh: giết người; tàng trữ vũ khí trái phép; buôn lậu; đầu tư chui trốn thuế. Sòng phẳng mà nói, nếu cứ đúng luật pháp mà làm thì với những chứng cứ quá đầy đủ, và bản thân các đối tượng khai báo khá tốt thì chỉ sau hai tháng là có thể xong kết luận điều tra. Lúc đầu thì Tường cũng nghi như vậy nhưng hoá ra mọi sự lại có những rắc rối khác. Đó là sự can thiệp của khá nhiều vị có chức sắc trên tỉnh, thậm chí cả ở một số cơ quan trung ương. Không mấy ngày là Ban giám đốc không nhận được đơn thư của kẻ nào đó gửi lên đủ các cấp, các ngành tố cáo Tường là dùng thủ đoạn nghiệp vụ công an để gài bẫy doanh nghiệp; rồi lại hàng loạt đơn tố cáo Tường hành hạ vợ con, có vợ bé ở đâu đó... Thế là từ các nơi, công văn gửi về như bươm bướm. Nay họ đòi công an phải giải trình, mai lại đòi báo cáo và gần đây, bắt đầu đã có những tờ báo dám ngang nhiên đặt câu hỏi: Ai cho phép công an dùng thủ đoạn nghiệp vụ trong điều tra án kinh tế, thậm chí có tờ báo của tỉnh trước kia cũng hăng hái đứng về phía công an tấn công tội phạm thì nay cũng trở mặt và công khai đưa ra những suy diễn cực kỳ hồ đồ rằng việc cơ quan cảnh sát điều tra bắt Lê Minh về tội chủ mưu giết người là “gắp lửa bỏ tay người”. Cứ mỗi lần đơn kiện bay về, khi thì Ban chỉ huy phòng phải họp, khi thì Ban giám đốc, lúc là là Đảng ủy Công an tỉnh, rồi Thanh tra tỉnh, Thanh tra pháp luật của Công an cũng vào cuộc.
Có lẽ số văn bản phải giải trình, phải báo cáo còn dày hơn bản kết luận điều tra Tường cũng đã nhận được không ít lời khuyến cáo là hãy dừng vụ án lại ở những gì mà công an đã có, đã thấy, còn chớ có mà mở rộng vụ án, nhất là những chuyện liên quan đến nội bộ. Điều này không phải là không có nguyên do của nó.
Qua hỏi cung một số bị can, chúng khai ra rằng để có được giấy phép đầu tư khu vui chơi giải trí Hòn Ngọc, Lê Minh phải chi lót tay cho hơn một chục quan chức trong tỉnh gần hai trăm ngàn USD và hàng tháng hắn cũng chi lương cho khoảng mười quan chức cao cấp trong tỉnh và dăm tay nhà báo.
Nhưng khi Tường báo cáo Ban giám đốc, xin phép tiếp tục đấu tranh làm rõ hành vi đưa hối lộ của Lê Minh và đồng bọn thì Giám đốc Phúc đã thở dài mà rằng:”Cậu cứ chuẩn bị tài liệu cho kỹ rồi đưa sang cho ủy ban Kiểm tra Tỉnh ủy. Họ quyết thế nào, ta theo thế . Nghe cách nói của Giám đốc, Tường cũng nguội hết cả người, bởi lẽ anh biết hơn ai hết, Giám đốc Phúc là người nổi tiếng về đấu tranh không khoan nhượng với các loại tội phạm, nhưng khi Giám đốc phải làm như vậy thì rõ ràng tình hình có những điều không bình thường. “Đã đến lúc phải dừng lại bởi vì người ta đã đào hố trước mặt chúng ta rồi” - Trần Phúc vỗ vai Tường, nháy mắt nói với anh như vậy.
Tường lấy chiếc bút máy Hồng Hà ra, kiểm tra lại mực, ký thử lên một tờ giấy trắng. Anh nhìn nét bút với vẻ hài lòng rồi lật trang cuối của năm bản kết luận điều tra và ký rất nhanh.
Ký xong, Tường gọi Đại úy Lục, Đội trưởng Đội Điều tra trọng án lên và giao cho đi đóng dấu.
Tường dặn:
- Đồng chí gửi ngay lên các đồng chí trong Ban giám đốc, copy thêm chục bộ nữa rồi mời Viện Kiểm sát đến và giao hồ sơ.
- Báo cáo anh, có cho báo chí không ạ.
- Không. Nếu họ cần thì họ sang Viện Kiểm sát mà lấy. Tôi bây giờ cũng sợ báo chí lắm rồi.
- Thực ra thì cũng chỉ có vài ba tờ...
- Thôi, dứt khoát không cho báo nào cả. Họ kiếm được ở đâu thì tùy. Nhưng tôi tin rằng chỉ sau nữa ngày khi kết luận này giao cho Viện Kiểm sát thì hàng chục tờ báo sẽ có nó - Tường nói dứt khoát như vậy.
Thật ra thì kết luận điều tra không phải là tài liệu mật, và cơ quan điều tra có thể cung cấp ngay cho báo chí. Nhưng đưa cho các báo thì sẽ có không ít người vốn khó chịu ai đó trong cơ quan điều tra sẽ cho là “sính thành tích, chưa làm ra đâu vào đâu đã hoang lên”. Khen thưởng thì chưa thấy đâu, nhưng điều ong tiếng ve thì dễ đến lắm.
Đúng như Tường dự đoán, ngày hôm sau, báo chí đồng loạt đưa tin về Lê Minh và đồng bọn với nhưng hành vi phạm tội theo như kết luận điều tra. Và không ít tay phóng viên láu cá đã chép nguyên xi từng đoạn trong kết luận rồi thêm chút ít vào đoạn mở đầu, đoạn kết luận của bài báo nhưng lại dám đề là “Điều tra”, thậm chí còn cao giọng nói là “Theo điều tra riêng... “.
Lại mất thêm hai tháng nữa thì Viện Kiểm sát mới hoàn tất thủ tục để đưa các bị cáo ra xét xử Tuy nhiên, bản cáo trạng của Viện lại lược đi không ít về hành vi phạm tội của Lê Minh và giọng điệu trong cáo trạng ám chỉ rằng việc truy tố hắn về tội danh chủ mưu giết người là còn “non” về chứng cứ và tòa cần phải xem xét thêm.
Thực lòng Tường cũng rất hy vọng là tại phiên tòa này, các bị cáo khai thêm về những thủ đoạn mua chuộc, hối lộ quan chức của chúng, từ đó cơ quan điều tra có thể tìm cho ra những con sâu mọt trong bộ máy chính quyền. Nhưng anh cũng biết là không có chuyện ấy, nhất là khi biết chủ tọa phiên tòa này là bà Dương Thị Thanh. Đó là một bà thẩm phán nổi tiếng hiền lành và biết tuân thủ mọi ý kiến cấp trên một cách tuyệt đối.
Điều này cũng dễ hiểu bởi vì chồng bà là một quan chức cao cấp làm việc tại một cơ quan Trung ương ở Hà Nội; và cuộc đời cũng như sự nghiệp của bà êm đẹp một cách hoàn hảo. Bà không ngần ngại khi bộc lộ quan điểm của bà trong xừ án là “Người ta có tội đáng phải xử 10 thì hãy xử 7. Còn với cấp trên thì bao giờ họ cũng có lý, có người nói trên đời này, có ba điều được gọi là ngu nếu ta mắc phải, đó là cãi nhau với vợ, cãi tổ chức và cãi nhau với... chó!”. Chính vì vậy mà ở tòa án, bà không hề có người thù ghét, không có người muốn cạnh tranh ghế thẩm phán mặc dù bà đã tuổi sắp sáu mươi.
Để bảo vệ phiên tòa được an toàn tuyệt đối, Công an tỉnh phải đưa hẳn một đại đội Cảnh sát Cơ động với đầy đủ trang bị như dùi cui, roi điện, súng tới bảo vệ. Cảnh sát Bảo vệ của trại tạm giam thì bảo vệ trực tiếp từng bị cáo. Riêng với Lê Minh, vì hắn đã hai lần tìm cách tự sát trong trại giam nên Ban giám đốc yêu cầu Cảnh sát Điều tra và Giám thị trại phải có kế hoạch đặc biệt bảo vệ an toàn cho hắn. Ngoài việc động viên tư tưởng cho hắn yên tâm, anh em còn phải tạo ảo tưởng cho hắn là sẽ không bị xử nặng. Bốn phạm nhân giam cùng phòng với Lê Minh được hứa sẽ giảm tội nếu như canh phòng chu đáo, ngăn chặn được mọi hành động điên rồ của hắn. Bốn gã phạm nhân lập tức chia ca hầu hạ, nâng giấc và theo dõi Lê Minh đến mức ngay cả khi hắn đi vệ sinh cũng không thoát nổi cặp mắt của chúng.
Phiên tòa xét xử Lê Minh và đồng bọn được tiến hành trong phòng xử lớn của Tòa án nhân dân tỉnh. Nếu như phòng xử án cũ do người Pháp xây, bước vào ta sẽ thấy một sự thâm nghiêm pha chút nặng nề với những bộ bàn ghế bằng gỗ lim đen bóng thì hội trường mới xây này nom nhẹ nhõm vô cùng với những cửa khung nhôm kính, những chùm đèn diêm dúa, kệch cớm, những chiếc quạt được gắn cẩu thả trên tường. Bàn ghế trong phòng đều là loại gỗ tạp, thậm chí cả chiếc vành móng ngựa. Chính vì thế mà mới có chuyện một bị cáo do quá bất bình với cách xét xử của tòa đã nổi khùng lên và vác vành móng ngựa xông lên đánh thẩm phán. Sau lần đó, để tránh trường hợp tương tự xảy ra, người ta phải khoan xuống nền nhà và bắt bu-lông cho vành móng ngựa dính chặt với nền.
Ba chiếc loa phóng thanh công suất lớn được kéo ra ngoài công viên nhỏ đối diện trước tòa để cho nhân dân nghe tường thuật.
Các nhà báo được theo dõi phiên tòa qua ti vi đặt ở phòng bên. Và theo quy định mới, vào mỗi ngày khi bắt đầu phiên tòa, các nhà báo được 5 phút chụp ảnh bị cáo.
Ngày xét xử đầu tiên, được đài truyền hình tỉnh truyền đi trực tiếp vì vậy công tác bảo vệ phiên tòa được chuẩn bị cực kỳ chu đáo và lường đến cả những tình huống xấu nhất như bị cáo nói năng hỗn xược, hoặc phản ứng tiêu cực với tòa, với cán bộ dẫn giải.
Các hàng ghế chật cứng người.
Cứ một bị cáo là có một cảnh sát dẫn giải, ngoài ra còn gia đình, người thân các bị cáo, và hàng chục nhân chứng và những người có quyền và lợi ích hợp pháp tại tòa.
Trong số nhân chứng bắt buộc tại phiên tòa này có Phượng “tóc vàng” và Tảo chạy xe ôm...
Các bị cáo ngồi ở hai hàng ghế. Hàng đầu có Lê Minh, Quỳ, Phùng Lân, Vương Văn Lý, Lê Ngọc Hoàn. Hàng sau có Long “xếch”, Huy, Tùng, Giám đốc vũ trường Excellent và ba tên sát thủ Đài Loan.
Lê Minh và Quỳ ngồi cạnh nhau, giữa hai người có một cảnh sát dẫn giải... Thỉnh thoảng, Minh lại quay sang nhìn Quỳ bằng ánh mắt rất tình cảm, thậm chí pha vẻ thương xót. Quỳ cũng nhận thấy điều đó.
Trước phiên tòa, dư luận đoán già đoán non là thế nào cũng có nhiều tình tiết gay cấn, ly kỳ và chắc chắn thể nào chúng cũng khai ra nhiều quan chức, nhưng tất cả đều nhầm. Phiên tòa diễn ra khá tẻ nhạt và không hề xuất hiện tình tiết mới.
Bà chủ tọa phiên tòa hỏi các bị cáo theo cách mà như thể là để cho các bị cáo được dịp ôn lại những họ đã khai tại cơ quan điều tra. Lê Minh trả lời các câu hỏi của tòa bằng thái độ bình tĩnh, rất lễ phép và tỏ ra là người có trí nhớ tuyệt vời. Rất nhiều văn bản của Chính phủ, Bộ Kế hoạch và Đầu tư Bộ Thương mại, của UBND TỉNH hên quan đến việc đầu tư nước ngoài và kinh doanh thương mại được Lê Minh đọc lại chính xác từng chữ. Và hễ có cơ hội thì Lê Minh lại nói về những hoạt động xã hội từ thiện mà y đã làm. Những gì mà thấy không cần thiết lắm thì Lê Minh mau mắn nhận với câu nói hệt như phim dã sử Trung Quốc: “Tôi có tội, xin tòa cứ xử phạt thật nặng”.
Sau phần thẩm vấn của Hội đồng xét xũ, đến lượt đại diện Viện Kiểm sát giữ quyền công tố tại tòa đọc bản luận tội và đề nghị mức án cho từng bị cáo.
Thật là bất ngờ, đại diện của Viện Kiểm sát đã đề nghị một mức án khá “dễ chịu cho các bị cáo chính như Lê Minh, Quỳ... Sau phần luận tội thì các luật sư lên tiếng bảo vệ thân chủ của mình. Các luật sư dường như đã “cảm” thấy đây là một phiên toà “nhẹ nhõm” và được lái theo hướng có lợi cho bị cáo, vì vậy họ chẳng dại gì “chọc tức” Hội đồng xét xử Những bảng bào chữa của họ khá tẻ nhạt, chung chung và nặng về dùng ngôn từ khêu gợi lòng trắc ẩn của mọi người.
Các phóng viên thất vọng vì phiên tòa này nên họ chuồn gần hết.
Sau bảy ngày xét xử, sang ngày thứ tám, bà thẩm phán tuyên bố.
Trước khi tòa nghị án, tòa cho phép các bị cáo được nói lời cuối cùng.
Rồi bà ngồi xuống, khẽ giơ tay chỉ vào Lê Minh:
- Bị cáo Lê Minh, đến trước vành móng ngựa.
Lê Minh đứng dậy, chậm chạp tiến đến vành móng ngựa rồi thong thả đưa hai bàn tay bị khóa số 8 lên vuốt mái tóc muối tiêu được cắt gọn gàng:
- Kính thưa quý tòa, tôi xin nhận tội. Trong đó, tội lớn nhất là tội nuôi nấng, dạy dỗ con nuôi tôi là anh Quỳ đây không chu đáo. Tôi không biết được diễn biến tư tưởng của cháu... Khi biết Thanh “sói” gây sự với tôi, cháu vì muốn cho tôi được thảnh thơi, đã cùng tên Thái làm một việc dại dột. Sau này, tôi có biết nhưng vì thương con nên không dám tố cáo. Vả lại, có cha nào lại đi tố cáo tội con mình đâu, dù đó là cha nuôi... Tôi xin tòa hãy giảm nhẹ hình phạt cho cháu và tôi xin được xử mức án cao nhất để chuộc lỗi với con nuôi tôi và với những người đã đặt lòng tin vào tôi trong nhiều năm qua.
Mọi người: dự phiên tòa xôn xao khi nghe Lê Minh nói. Tại phòng bên, các phóng viên cũng nhốn nháo hẳn lên. Tay phóng viên Hoàng Hưng của báo Pháp lý đang ngồi gác cả hai chân lên ghế trước, ngủ gà ngủ gật vì sự tẻ nhạt của phiên tòa bỗng choàng tỉnh và vội lấy máy ảnh lao sang phòng xử án. Anh ta chỉnh đèn, máy cẩn thận rồi bất ngờ lao vội vào phòng xừ và quỳ xuống cạnh chân anh cảnh sát, bấm liền mấy kiểu ảnh Lê Minh đang rân rấn nước mắt.
Một anh cảnh sát bảo vệ tỏ thái độ hốt hoảng vội lôi phóng viên ra.
Được kiểu ảnh ưng ý, Hoàng Hưng cười khoái chí.
Lê Minh nhắm mắt lại vì ánh đèn của máy ảnh rồi lại tiếp tục:
- Còn về tội buôn lậu, tôi xin tòa minh xét.
Trong cơ chế hiện nay, biết bao cơ quan nhà nước còn tổ chức đi buôn lậu, tổ chức lừa đảo hoàn thuế V.A.T để rút tiền nhà nước chia nhau, huống chi là tôi. Chỉ mong tòa xem cho những khoản tôi đã làm từ thiện như xây trường học, xây nhà mẫu giáo, tài trợ cho hàng chục sinh viên tỉnh nhà đi học đại học, phụng dưỡng hai chục Bà mẹ Việt Nam Anh hùng... Về tài sản, xin tòa nếu tịch thu ngôi nhà của tôi thì cũng để cho vợ con tôi ba trăm mét ở phía sau. Tôi xin cảm ơn quý tòa. Xin cảm ơn luật sư.
Nói xong, Lê Minh lễ phép chào Hội đồng xét xử và quay sang chào luật sư. Bà thẩm phán Dương Thị Thanh hơi mỉm cười về những lời nói cuối cùng của Lê Minh bằng nụ cười khó hiểu.
Chẳng rõ đó là nụ cười hài lòng hay nụ cười mỉa mai. Bà chỉ tay vào Quỳ. Hắn bước nhanh đến vành móng ngựa, hai tay bị khóa số tám bám chắc lấy vành gỗ:
- Thưa quý tòa, xin tòa đừng nghe lời ông Lê Minh, bố nuôi tôi! - Quỳ nói chậm rãi, rõ rành rồi ngừng và quay phắt lại nhìn như xoáy vào Lê Minh. Ánh mắt của Quỳ thoạt đầu lộ vẻ căm thù nhưng rồi nhanh chóng dịu đi.
Không khí trong phiên tòa bỗng như đọng lại, chỉ còn tiếng một chiếc quạt treo tường bị hỏng cuốc năng kêu cạch... cạch. Cả phiên tòa im phăng phắc chờ đợi. Trên gương mặt một số người lộ rõ vẻ căng thẳng. Quỳ cúi đầu và hơi nhắm mắt lại như thể lấy lại can đảm. Gần một phút trôi qua, bỗng hắn ngẩng cao đầu:
- Thưa quý tòa. Bố nuôi tôi... bố nuôi tôi không có tội ông không biết việc Thái và tôi tổ chức bắn Thanh “sói”. Trước đây, tôi cứ tưởng bố tôi định giết tôi để triệt khẩu nên tôi tức ông ấy và tôi đã khai không đúng với công an. Tôi xin tòa cho tôi gánh tất cả hình phạt, tôi xin chịu thay cho bố tôi. Tôi... tôi có lỗi với bố tôi... Con xin lạy bố trăm lạy?
Nói rồi Quỳ quay lại và quỳ xuống, vái Lê Minh. Minh nhao lên định đỡ Quỳ thì anh cảnh sát giữ lại, còn một anh cảnh sát vội nhấc Quỳ dậy.
Ở phòng bên, Đức, Thành và Lưu ngồi xem ti vi. Thấy cảnh đó, Đức bảo Thành:
- Cha con nó đóng kịch hay chưa. Hôm qua mình đã đoán thế nào chúng cũng giở trò này.
Nghe Đức nói vậy, phóng viên Hoàng Hưng vội bảo:
- Căn cứ vào đâu mà anh đoán được cảnh như thế này?
- Đó là cách tốt nhất để chúng có thể giảm nhẹ tội. Mà này, đừng có đưa dự đoán của tôi lên báo đấy nhé.
Anh phóng viên phớt lờ, hỏi tiếp:
- Hỏi cho biết thôi, viết thế nào được. Vậy theo anh, phiên tòa này đã thành công chưa?
Tôi chưa thấy ở tỉnh ta có phiên tòa nào, có hội nghị nào mà không thành công tốt đẹp cả.
Phiên tòa này cũng vậy, cái thành công nhất là tòa đã ngăn cản hợp lý những bị cáo nào muốn mở mồm ra khai về các vụ chúng hối lộ quan chức và chúng làm tha hóa cán bộ như thế nào.
Phóng viên Hoàng Hưng tròn mắt nhìn Đức khi nghe anh nói vậy. Anh ta nói:
- Em cũng biết là phía sau phiên tòa này có nhiều chuyện uẩn khúc. Thôi hôm nào anh em mình đi uống bia, em muốn ông anh giải thích cho em rõ mấy việc. Em cũng đang thắc mắc đây.
- Nếu ông cần giải thích một cách chính xác, xin gặp lãnh đạo. Tôi không có chức năng ấy.
Đức nháy mắt với anh ta.
Lần lượt các bị cáo ra nói lời cuối cùng.
Phùng Lân, nguyên Trưởng phòng Điều tra chống buôn lậu:
- Thưa quý tòa. Tôi mong tòa xem xét giảm nhẹ hình phạt. Gia đình tôi, bố tôi đã hy sinh trong chống Pháp ở Điện Biên Phủ, mẹ tôi đã nuôi ba anh em tôi, và hai người hy sinh trong chống Mỹ, bà đã được Nhà nước phong tặng danh hiệu Bà mẹ Việt Nam Anh hùng... Còn tôi, nhiều năm liền đã là chiến sĩ thi đua.
Những người dự phiên tòa cười khinh bỉ, còn bà thẩm phán thì lắc đầu trước một lời nói cuối cùng của kẻ không còn nhân cách.
Vương Văn Lý đến trước vành móng ngựa và nói bất cần:
- Những tội của tôi mà quý tòa đã kết, tôi xin chấp nhận. Chỉ mong tòa giảm nhẹ hình phạt cho ông Lê Minh... ông ấy là một nhà kinh doanh có tài và là người có tâm, có đức.
Nghe Lý nói vậy, mọi người cười òa lên. Bà Thanh giơ tay ra hiệu cho mọi người giữ trật tự rồi gọi tiếp:
- Bị cáo Long.
Nghe Vậy. mọi người lại đổ dồn sự chú ý vào Long “xếch”. Long vuốt lại chiếc áo tù màu xanh thẫm ke sọc xám lồi chậm chạp bước tới vành mong ngựa. Long nói điềm tĩnh:
- Thưa quý tòa, tôi không còn gì để nói về phần tôi. Tội của tôi đã quá rõ và tôi đã khai nhận không thiếu điều gì với cơ quan điều tra. Tòa xử tôi mức án thế nào tôi cũng xin chịu. Hôm nay đây, tôi xin cảm ơn các anh công an đã chửa được mắt cho mẹ tôi và dạy cho tôi bài học làm người. Cũng hôm nay đây xin tòa cho phép tôi được nói về ông Lê Minh và thằng con nuôi của ông ta. Thưa tòa, loại như Lê Minh và thằng con ông ấy, sống chỉ thêm chật đất.
Nói rồi Long quay lại nhìn cha con Lê Minh từ đầu đến chân bằng cấp mắt nảy lửa. Anh cảnh sát bảo vệ chột dạ khi thấy ánh mắt đó và sợ Long làm liều anh vội đứng lên giữ lấy Long.
Sau khi các bị cáo nói xong lời cuối cùng, bà Chủ tọa phiên tòa đứng lên:
- Ngày kia, thứ Tư, tám giờ ba mươi sáng, tòa sẽ tuyên án.
Cảnh sát dẫn giải các bị cáo ra xe. Quỳ đi sau Lê Minh. Khi ra đến gần xe, bỗng hắn giằng tay cảnh sát lao vệ ra, lao đến trước Minh Và quỳ xuống vái lia lịa, rồi cũng nhanh nh cắt, hắn lao đầu vào gốc cây...
Lập tức cả sân tòa nhôn nhao hẳn lên. Quỳ không chết nhưng toạc da trán, máu chảy đầm đìa. Thật là một cơ hội hiếm có cho các nhà báo đang không biết bơi móc thêm tí gì ở phiên tòa này. Họ vội vã lao vào, đèn chụp ảnh chớp loe lóe... Cảnh sát bảo vệ cũng bị phóng Viên gạt phăng ra. Một cảnh sát nổi nóng giơ dùi cui chĩa thẳng vào mặt Vũ Văn Quốc Trưởng ban thời sự của báo tỉnh. Quốc vội gào lên:
- A, cảnh sát đánh nhà báo hả?
Thế là ngay lập tức, đám đông gào lên:
- Cảnh sát đánh nhà báo?
- Nhà báo bị cảnh sát bảo vệ tấn công.
Tình thế trở nên hỗn loạn. Đã có vài viên gạch ném vào cảnh sát. Các cảnh sát vội quây thành vòng Vừa bảo vệ nhau, vừa bảo vệ phạm nhân. Đúng lúc đó, bỗng có một giọng trầm đục nhưng đầy uy lực cất lên:
- Anh Quốc, các anh định giơ trò gì ra ở đây?
Mọi người quay về người vừa nói hoá ra đó chính là ông Nguyễn Văn Lễ, Tổng biên tập đồng thời là ủy viên Ban chấp hành Hội Nhà báo Việt Nam, Chủ tịch hội nhà báo tỉnh. Quốc vội vàng định cất tiếng thanh minh thì ông Lễ đã xua tay:
- Tôi chứng kiến từ đầu và thấy rằng, phần sai là thuộc về cậu và các nhà báo. Anh em cảnh sát bảo vệ đã làm đúng phận sự của mình. Cậu chưa bị ăn đòn là may đấy.
Quốc tím mặt nhưng không dám cãi nửa câu.
Các phóng viên khác thấy vậy vội vàng chuồn ngay vì họ biết rất rõ tính cương quyết của ông Tổng biên tập này đối với các phóng viên, nếu như họ quá lạm dụng nghề nghiệp của mình.
Lê Minh sững người trước việc xảy ra nhưng rồi lại gào lên thảm thiết:
- Ối con ơi là con ơi? Sao con khổ thế này. Xin tòa... xin tòa cho tôi chịu tội thay.
Theo lệnh triệu tập của lãnh đạo Tổng cục Cảnh sát nhân dân, Giám đốc Trần Phúc và Vũ Mạnh Tường có mặt trong phòng làm việc của Thiếu tướng Bùi Hành ngay đầu giờ làm việc buổi sáng. Thiếu tướng đưa cho Giám đốc Phúc tờ báo Công an nhân dân. Trần Phúc đọc chăm chú.
Bài báo có tít lớn: “Bất ngờ lớn tại phiên tòa xừ Lê Minh và đồng bọn”. Bên dưới là các hàng tít phụ: “Lê Minh 15 năm tù; Nguyễn Văn Quỳ 20 năm tù; Long “xếch” 12 năm tù...”; “Một bản án không được lòng dân...”.
Giám đốc Phúc đưa tờ báo cho Tường:
- Cậu đọc đi Một kết quả không tồi đấy chứ?
- Phiên tòa đã thể hiện rất rõ quan điểm “ổn định nội bộ để phát triển”.
Câu “ổn định nội bộ” Tường nói với giọng mỉa mai. Thiếu tướng Bùi Hành nhận ra điều không vui của Tường, ông an ủi:
- Lãnh đạo Bộ, trong phiên họp đánh giá một số vụ án lớn trong thời gian qua đã đánh giá rất cao chuyên án của các đồng chí. Tôi hiểu tấm lòng và sự mong muốn của đồng chí Tường. Tuy nhiên, cũng cần phải nhìn vào một thực tế là hiện nay, việc quy trách nhiệm cá nhân đang có nhiều vấn đề phải bàn. Thôi, việc liên quan đến một số quan chức nhận tiền nong của Lê Minh rồi cản trở công tác điều tra, Ban Kiểm Tra Trung ương sẽ xem xét và chắc chắn là nhiều người trong số họ không thể giữ cương vị hiện có. Hôm nay, tôi mời các đồng chí đến là có hai việc:
- Việc thứ nhất là các đồng chí khẩn trương làm một bản chuyên luận với chủ đề thế này:
“Những bài học kinh nghiệm trong công tác đề bạt, sử dụng, điều động và quản lý cán bộ qua vụ án Lê Minh, Trần Văn Tiên và đồng bọn”. Đặc biệt các đồng chí phải tìm cho ra phương thức, thủ đoạn làm quen, mua chuộc, hối lộ làm tha hóa cán bộ của bọn tội phạm có tổ chức. Rồi phải định nghĩa cho được thuật ngữ “xã hội đen” của chúng là thế nào? Tại sao lại nảy ra thuật ngữ này? Đối tượng nào được coi là “tổ chức xã hội đen”, hành động kiểu gì thì được coi là kiểu “xã hội đen”. Sở dĩ tôi nói vấn đề này là vì vừa rồi, có mấy ông cán bộ nhà nước chức vụ cũng khá, có người học cào, bằng cấp đầy mình, vậy mà cũng thuê lưu manh đánh thuê chém mướn, cũng thuê người tạt xít... Đó là dấu hiệu rất lo ngại về sự băng hoại đạo đức trong một số ít người đang có vị trí trong xã hội. Việc làm của họ đã gây tác hại vô cùng lớn trong nhân dân, bởi vì nó làm giảm lòng tin của mọi người vào một số cán bộ, quan chức, Đảng viên vốn được đào tạo, giáo dục tử tế.
Ngừng một lát, Thiếu tướng đến bên Tường:
- Việc thứ hai, lãnh đạo Tổng cục chuẩn bị giao cho Công an tỉnh một việc lớn đây, nhưng không biết Trưởng phòng Cảnh sát Điều tra - ông vỗ vai Tường - có sẵn sàng không.
Tường lộ vẻ ngơ ngác. Anh thật thà hói:
- Báo cáo thủ trưởng, anh Đắc, Trưởng phòng...
- Không, tôi nói cậu. Thôi, xin chúc mừng đồng chí. Sáng nay, đồng chí Thứ trưởng đã ký quyết định đề bạt đồng chí làm Trưởng phòng Cảnh sát Điều tra Công an tỉnh. Đồng chí Đắc đã làm thủ tục đề bạt Phó giám đốc và trước mắt kiêm Trưởng phòng Cảnh sát Hình sự. Trở về tỉnh, Ban giám đốc nên tổ chức cho hai đồng chí tiến hành bàn giao. Càng nhanh càng tốt vì Phòng Cảnh sát Hình sự đang cần sự ổn định.
Còn trường hợp cậu Cường, ngày mai Ban Bảo vệ nội bộ sẽ xem xét. Tuy nhiên cũng phải nói rằng, đề xuất kỷ luật của Công an tỉnh là có phần xuê xoa, dĩ hòa vi quý. Riêng tôi, quan điểm về việc này là... nếu cán bộ công an vi phạm kỷ luật, phải xử nặng hơn so với ngành ngoài. Công an là lực lượng vũ trang của Đảng, vì thế kỷ luật nghiêm minh chính là sức mạnh.
Giám đốc Trần Phúc rụt rè:
- Báo cáo anh, trong sự việc của đồng chí Cường, chúng tôi cũng có lỗi...
- Tất nhiên là có lỗi. Tuy nhiên, có điều chúng ta phải tìm cho ra nguyên nhân tại sao cán bộ của chúng ta hư hỏng, mà lại những người như Cường - Một người từng là biểu tượng một thời của cảnh sát hình sự. Bác sĩ muốn chữa bệnh thì phải tìm ra nguyên nhân gây bệnh và chữa trị tận gốc, các đồng chí có thấy đúng như vậy không?
Có tiếng gõ của. Thiếu tướng Bùi Hành nói:
- Xin mời vào.
Cửa mở, một sĩ quan còn khá trẻ nhưng đã đeo cấp hàm thượng tá đi vào:
- Báo cáo đồng chí Phó tổng cục trưởng, tôi có mặt.
- Vào đây. Xin chào sĩ quan phòng chống ma túy. Xin giới thiệu, đây là Phúc, Giám đốc Công an tỉnh...
Người sĩ quan mới vào cười tươi rói:
- Ôi anh Phúc... Tường nửa kìa. Tôi nghe ông đi làm doanh nghiệp mà cứ ngạc nhiên.
Tường đứng dậy:
- Hoan đấy à. Lâu quá mình không gặp nhau.
- Chà chà, phó cục trưởng trẻ quá.
Giám đốc Phúc:
- Xin chào đồng chí Cục phó. Này, xem ra so với hồi đi học ở Nga, bây giờ cậu béo ra nhiều đấy.
- Chả giấu gì anh, vợ em mới mở quán cơm bình dân, lại gần cơ quan, nên ăn uống cũng có phần... thoải mái quá. Vả lại, từ ngày có quán cơm, cũng kiếm được đồng ra đồng vào, không phải lo tiền nên... nên ăn ngon, ngủ kỹ.
- Sao bảo cô ấy là kỹ sư chế tạo máy cơ khí...?
- Thế mới thất nghiệp. Nhà em nghỉ theo chế độ “hưu một cục” từ hai năm rồi. Vừa rồi, cực chẳng đã, phải thuê nhà bán cơm bình dân. Ông anh ạ, từ ngày vợ bán cơm, em thấy... yên tâm hẳn.
Nghe Thượng tá Hoan nói vậy, mọi người cùng cười thoải mái. Thiếu tướng nhìn Tường và Hoan trìu mến:
- Cậu Hoan này, hoàn cảnh gia đình éo le lắm. Chồng là công an, vợ thất nghiệp nhưng phải nuôi hai đứa con, lại còn lo chăm sóc ông bà nội, ngoại và chu cấp thêm cho gia đình người anh trai...Thôi bây giờ, ta vào việc nhé.
Bữa cơm tối ở nhà Hạnh kết thúc khá muộn bởi vì Hạnh cứ nhất định chờ Tường đi họp ở Hà Nội Về. Mặc dù rất đói nhưng khi Hạnh nói là sẽ chờ bố thì bé Thủy cũng quyết tâm “nhịn” chờ bố về Mãi gần tám giờ tối, Tường mới về và bữa cơm rất vui. Cơm xong, Thủy đi sang phòng học, để bố mẹ nói chuyện. Hạnh xúc ấm pha trà. Cô làm rất cẩn thận, thậm chí có vẻ cầu kỳ là dùng nước sôi tráng ấm chén một cách chậm rãi, như muốn chăm chút kỹ lưỡng cho chén trà. Rót ra chén, cô mở tủ lấy gói mứt sen. Tường đưa chén trà lên hít một hơi dài vẻ mãn nguyện:
- Trà sen thơm quá. Lâu lắm rồi mới lại được uống ly trà sen nguyên chất thế này.
Hôm qua em đi Hà Nội, chợt nhớ ra là anh thích uống trà sen liền đến một bà chuyên làm trà sen mua. Mà cũng chỉ dám mua một lạng.
- Bây giờ chắc đắt lắm.
- Vâng, gần trăm năm chục ngàn. Hà Nội bây giờ chỉ còn vài ba người biết làm và buôn chè sen.
Có lẽ là vì người hiểu trà sen, biết uống trà sen không còn nhiều. Vả lại những người biết thưởng thức thì chưa chắc đã có tiền. Bọn trẻ bây giờ thì càng không thể thưởng thức nổi trà sen. Chúng quen dùng các loại trà tàu nhanh “Líp-tông”, “Đi- mát”...
Tường gật gù:
- Uống trà sen, quan trọng nhất là phải uống lúc thảnh thơi về công việc, trong lòng thanh thản.
- Thế thì chắc hôm nay anh thanh thản.
- Cũng phải biết tự dành cho mình phút thanh thản chứ - Tường nói với vẻ mãn nguyện ra mặt.
Hạnh rụt rè hỏi Tường:
- Thế bây giờ Công ty Tường An, anh định tính sao? Gần năm chục người đang sống với công ty, trong đó có nhiều người hoàn cảnh khó khăn.
- Anh không thể rời bỏ lực lượng Công an. Tất cả nhưng việc vừa rồi chỉ là nhưng biện pháp nghiệp vụ nhằm phá cho được vụ án. Bây giờ xong rồi, có lẽ phải giải tán công ty thôi. Nhưng đúng là khó vì số người đang làm sẽ đi đâu, làm gì?
- Vậy nếu em mua lại toàn bộ quyền sở hữu công ty thì anh tính sao?
- Nếu vậy thì tốt quá, nhưng em định từ bỏ Công ty Phát Lộc ư?
- Không sớm thì muộn cũng phải bỏ. Thú thực là em không muốn có ngày phải vào tù cùng ông Cheng.
- Em nói gì lạ vậy. Chả phải hiện nay Cheng đang rất an toàn đấy ư? Lê Minh thì không khai bất cứ điều gì có hại cho Cheng.
- Các anh không hiểu Cheng bằng em. Hiện nay, Cheng cũng đã có kế hoạch rút lui. Ông ta sẽ bán toàn bộ cổ phần cho một người khác, cũng là người Hoa, nhưng lại là ở Malaixia. Nếu không có gì thay đổi, chỉ ba tháng nửa, Công ty Phát Lộc sẽ có chủ mới. Vì vậy em phải ra đi. Nói thật với anh, Cheng còn có nhưng vụ làm ăn rất lạ với nhiều người khác. Đặc biệt gần đây Cheng lại chuyển sang nhập khẩu hoa quả từ Việt Nam. Đó là lĩnh vực mà Công ty Phát Lộc chưa bao giờ làm.
- Anh vẫn chưa hiểu nếu vậy thì có gì phải nghi ngại? Các công ty ai chả muốn đa dạng hóa sản phẩm, đa dạng hóa mặt hàng kinh doanh.
Hạnh nhìn Tường bằng ánh mắt hết sức ân hận:
- Cheng là người rất không bình thường, hoàn toàn không phải là một nhà doanh nghiệp đơn thuần.
- Ý em muốn nói, ngoài hoạt động kinh tế, ông ta có thể tham gia các hoạt động phạm tội như tẩy rửa tiền chẳng hạn.
- Điều đó thì chắc chắn. Nếu không phải là tẩy rửa tiền, liệu ông ta có dám róc vốn cho Lê Minh làm khu Hòn Ngọc với những điều kiện ưu đãi như vậy không. Nhưng anh chớ có nghi chuyện đụng đến ông ta.
- Vì sao?
- Vì không có chứng cứ và vì ông ta vẫn đang được nhiều người ở tỉnh này trông chờ. Không ít quan chức của tỉnh này, miệng thì khen anh, nhưng trong lòng thì căm ghét và sợ anh. Điều này dễ lý giải thôi, bởi lẽ anh làm họ mất đi một khoản thu nhập từ Lê Minh và những kẻ khác. Hôm qua có một vị đã gọi điện thoại cho em và nhờ em nhắn với ông Cheng là tỉnh vẫn chờ đón ông ta.
- Em quyết định không sống với Cheng nữa ư? - Tường hỏi một câu không ăn nhập gì với câu chuyện Hạnh đang nói.
- Đàn bà, có sâu sắc đến mấy cũng chỉ như “cơi đựng trầu mà thôi. Anh đừng nhắc đến nữa mà em thấy xấu hổ. Tuy nhiên, em không muốn anh thương hại em. Trong chuyện này, lỗi là ở em. Em sẵn sàng gánh chịu tất cả. Thời gian chúng ta xa cách nhau có thể sẽ làm cho mình xa vĩnh viễn, hoặc ngược lại... Cho đến giờ, em thấy là không thể đoán trước được tương lai của chúng mình. Chỉ có điều em muốn rằng cả hai chúng mình hãy cố gắng đừng để tổn thương con bé.
- Anh cũng mong như thế.
Tường đứng dậy, mở cặp lấy ra một xấp tiền hai chục ngàn:
- Anh được thưởng vì có thành tích trong chuyên án vừa rồi. Em cầm mua cái gì cho con...
- Anh cứ giữ lấy vì anh cần chi tiêu nhiều hơn em. Mà thôi, em lấy một nửa. Em đi mua cho con chiếc xe đạp. Tuần sau là sinh nhật nó rồi. Nhưng mà này, em chỉ đi mua xe thôi, còn anh phải trao xe cho nó đấy - thấy Tường xách cặp đứng dậy, Hạnh hỏi, vẻ thảng thốt:
- Anh lại đi ư?
- Tối nay anh phải trực. Sáng mai, ba giờ sáng phải đi thi hành án tử hình một tên buôn ma túy. Thằng Tám, buôn hêrôin từ Lào về, chắc em đã nghe chuyện.
- Lạ gì vụ đó. Nhưng sao anh phải tham gia?
- Thì bao giờ thi hành án tử hình, Chỉ Huy Phòng Cảnh sát Điều tra chả phải có mặt để chứng kiến. Trước đây anh vẫn phải đi, nhưng giấu không cho em biết đấy thôi.
Tường đến cơ quan. Anh đang dọn lại bàn để có chỗ ngủ thì Đức và Thành đến. Đức vui vẻ:
- Xin chào Trưởng phòng.
- A, chào hai bạn. Tối nay trực à?
- Vâng, chúng em trực. Sáng mai anh phải đi thi hành án cho thằng Tám à?
- Tớ chán cái cảnh đi thi hành án tử hình lắm rồi, nhưng biết làm thế nào? Chả lẽ lại cáo ốm.
- Năm ngoái, bắn một lúc năm đứa buôn ma túy, mình cứ tưởng từ đấy là hết buôn hêrôin, ai ngờ, chúng vẫn lao vào. Trên công an Lai Châu mới phá vụ buôn ma túy, bắt ba chục tên. Nếu xử nghiêm thì phải bắn quá nửa.
- Kể ra nếu có hình thức khác như tiêm thuốc độc thì hay hơn. Nghe nói Trung Quốc cũng mới áp dụng hình thức tử hình bằng thuốc độc, nhưng nhiều ý kiến không đồng tình. Họ cho rằng tử hình như vậy, không mang được tính răn đe và với kẻ gây tội ác, chết như vậy thì nhẹ nhàng quá.
Nghe Thành nói vậy. Tường lắc đầu:
- Cho đến giờ, tớ có thể khẳng định là việc thi hành án tứ hình mới chỉ có một tác dụng, đó là loại kẻ tội phạm ra khỏi cộng đồng. Còn tác dụng giáo dục hoặc răn đe kẻ khác thì xem ra không có là bao.
- Em cũng thấy như vậy. Số lượng án tử hình ngày một tăng, điều đó chứng tỏ tình hình trật tự an toàn xã hội đang có vấn đề.
Tường mở tủ, lấy ra chai rượu nhỏ:
- Nào, uống đi các cậu, rồi ta đi ngủ sớm.
Bỗng Thành đưa mắt ra hiệu cho Đức. Anh ngần ngừ một lát rồi nói:
- Anh ạ, việc nhà anh, lẽ ra chúng em không được tham gia, nhưng xin anh cho chúng em có ý kiến thế này: Anh hãy tha thứ cho chị Hạnh. Vợ chồng sống với nhau, nhiều khi nó là cả một sự chịu đựng.
- Hay nhỉ, cậu chưa có vợ mà nói như một gã đã lấy đến... ba vợ.
- Vâng, đấy là lời tổng kết của bố em. Ông ba vợ thật, anh lạ gì lý lịch nhà em. Bố em bảo: không có gan chịu đựng thì chả có cặp vợ chồng nào sống được với nhau quá mười năm. Bởi vì nếu người này chỉ thấy mặt xấu của người khác thì làm sao mà ở với nhau được. Chị Hạnh cũng có lỗi, mà anh không phải là không có tội mà tội lớn nhất là anh ít quan tâm đến vợ.
- Nhưng hôm nay sao các cậu lại nói với tội điều này?
- Là vì... vì... em thấy anh vẫn yêu chị ấy. Lại nữa, chúng em không muốn anh sống kiểu tạm bợ thế này. Mình làm công an, không có hậu phương tốt thì gay lắm.
Tường lặng người đi:
- Cám ơn hai bạn. Thôi được rồi, tớ hứa sẽ suy nghĩ nghiêm túc điều hai cậu đã góp ý. Còn ngày mai, hai cậu cùng Tâm, Lưu đi nghỉ mát ở trại an dưỡng của tỉnh ba ngày, sau đó chuẩn bị tinh thần vào một chuyên án mới.
Thành và Đức ngơ ngác nhìn nhau:
- Lại chuyên án mới. Vụ gì hả anh?
- Các cậu có nhớ vụ thằng Quỳ lấy trộm tiền của lão Lê Minh không? Số tiền đó không nằm trong sổ sách kế toán của Tổng công ty và cũng không ai biết nó từ đâu mà có ngoài Lê Minh và thằng cha Hoàn cùng tay Lập, Giám đốc Công ty Ngọc Thảo I. Tôi và anh Đắc hỏi cung chúng hàng chục buổi nhưng không moi được chút gì. Các cậu thử nghĩ xem, tại sao Lê Minh lại giấu số tiền đó.
- Nếu vậy thì chỉ có là tiền buôn cơm đen, hàng trắng - Đức quả quyết.
- Đúng vậy. Nhiệm vụ mới của chúng ta là bắt đầu từ chuyện số tiền này.
Trại giam công an tỉnh H. Trong phòng trực ban. Kim đồng hồ chỉ 3 giờ 30 phút sáng.
Một tốp cảnh sát bảo vệ năm người xuống phòng giam phạ nhân chờ thi hành án tử hình.
Sĩ quan trực khu giam đặc biệt và một cán bộ quản giáo mở cửa phòng giam 102.
Buồng giam có hai khóa và mỗi quản giáo cầm một chìa khóa.
Tử tù Nguyễn Văn Tám đang ngủ, thấy tiếng mở cửa lạch cạch, hắn choàng dậy, ánh mắt lộ vẻ thất thần, ngơ ngác. Một quản giáo mở khoá chân cho hắn:
- Thôi, đến lúc phải đi rồi.
Tám thẫn thờ mất gần một phút rồi hắn bình tĩnh:
- Thưa cán bộ, cho em đánh răng rửa mặt.
- Tất nhiên rồi.
Tám đánh răng, rửa mặt rất cẩn thận rồi mặc chiếc áo tù còn mới do quản giáo đưa cho. Hắn còn lấy đôi bít tất ở dưới gối đi vào và nhếch mép bảo các quan giáo:
- Đi bít tất thế này, sau gia đình có cất mả thì đỡ bị sót xương.
Hắn bảo quản giáo:
- Cán bộ có thuốc cho em xin một điếu.
- Anh quản giáo còng tay hắn lại xong rồi lấy ra bao thuốc Vinataba, châm cho hắn một điếu.
Nguyễn Văn Tám được đưa lên hội trường.
Tại đó có cán bộ Tòa án, Viện Kiểm sát, Cảnh sát Điều tra. Vũ Mạnh Tường - Trưởng phòng Cảnh Sát Điều tra được ủy quyền của Ban giám đốc đi giám sát thi hành án.
Ông đại điện của Tòa án đọc lệnh bác đơn xin ân xá của Chủ tịch nước đối với Nguyễn Văn Tám.
Tiếp đó, ông đọc quyết định thi hành án của Hội đồng thi hành án tử hình:
- Trong thời gian từ năm 1997 đến năm 2000, Nguyễn Văn Tám đã trực tiếp vận chuyển tờ Lào về mười hai bánh hê-rô- in. Khi bị Phòng Cảnh sát Phòng chống tội phạm về ma túy bắt quả tang, Nguyễn Văn Tám vẫn ngoan cố không chịu khai báo thành khẩn...
Trong lúc ông cán bộ tòa án đọc tóm tắt án văn thì Tám vẫn ngơ ngác và luôn đảo mắt nhìn quanh quất như thể muốn tìm ai đó.
Sau đó, Tám được một sĩ quan của Phòng Khoa học Hình sự lấy dấu vân tay. Anh ta cẩn thận so sánh dấu vân tay vừa lấy với dấu vân tay trong danh chỉ bản và báo cáo với Hội đồng thi hành án:
- Thưa Hội đồng Thi hành án, dấu vân tay của Nguyễn Văn Tám, đối tượng phải thi hành án tử hình trùng với dấu vân tay của Nguyễn Văn Tám trong danh chỉ bản.
Nguyễn Văn Tám được đưa đến để ký vào bản quyết định thi hành án rồi được đưa sang phòng bên. Tại đó, trên một chiếc bàn nhựa, đã có một đĩa xôi trắng khá đầy và một chiếc đùi gà luộc, một ly cà phê, một bao thuốc lá ba số 5, một tờ giấy trắng và cây bút bi.
Tám nhìn tờ giấy trắng rồi gạt sang một bên và thong thả ăn xôi gà. Hắn dùng hai bàn tay bị khóa xé thịt gà ăn rất chậm rãi như muốn để thưởng thức lần cuối hương vị của bữa ăn cuối cùng trong đời. Thấy hắn ăn chậm chạp, mấy chiến sĩ cảnh sát bảo vệ có vẻ sốt ruột. Một anh cầm chiếc băng bịt mắt giơ lên ngắm nghía... Tám ăn không hết đĩa xôi. Hắn gạt sang một bên và lại từ tốn nhấp từng ngụm nhỏ cà phê, rít từng hơi thuốc lá bằng vẻ mặt bình tĩnh đến lạ lùng.
Tường đứng lẫn trong số anh em cảnh sát đi thi hành án. Bỗng anh thốt lên:
- Thằng này khá thật. Rất bình tĩnh?
- Tháng trước bắn hai đứa, cũng tội buôn hêrôin, nhưng không đứa nào nuốt nổi một thìa phở. Bình tĩnh như tên này là hiếm đấy - Một cảnh sát đeo cấp hàm trung úy nói.
Một anh khác nói thêm:
- Chưa biết chừng chỉ mới bịt mắt là nhũn người ra. Mà không hiểu lúc nó ôm cả ba bánh hêrôin từ Lào về, nó có nghĩ đến cảnh này không?
- Nếu chúng biết sợ thì đã chả dám đi buôn ma tuý.
Một vài vị trong Hội Đồng Thi hành án sốt ruột xem đồng hồ. Kim đồng hồ đã chỉ 4 giờ 15 phút. Cũng lúc này thì Tám đã ngửa cổ dốc nốt giọt càphê cuối cùng vào miệng. Như chỉ chờ có thế, ba cảnh sát tiến đến bên hắn. Một người mở khóa số 8 và một người bẻ quặt tay hắn ra đằng sau, một người dùng tấm băng vải màu xanh đen bịt mắt hắn. Ba cảnh sát thao tác rất nhanh nhẹn và chứng tỏ đây không phải là lần đầu họ đi thi hành án từ hình. Đến phút này, Tám như bừng tỉnh. Hắn ú ớ kêu:
- Bắn... Bắn thật à?
- Thế anh tưởng đang đóng phim sao - Anh cảnh sát đang bịt mắt Tám nói.
Tám kêu ú ớ:
- Đừng... Đừng bắn tôi? Cho tôi gặp ông chỉ huy. Cho tôi gặp ông chỉ huy. Tôi có điều cơ mật muốn khai. Tôi có điều cơ mật muốn khai. Tôi muốn khai... - Hắn nói to và vùng vằng làm ba anh cảnh sát phải vất vả mới giữ được hắn.
Nhưng lúc này, không còn ai muốn nghe hắn nói nữa. Anh cảnh sát quấn băng vải quanh mắt hắn nhanh thoăn thoắt. Tường đang ngồi và nhìn gã tử tù bằng cặp mắt lạnh lùng bởi anh đã quá quen với những lần đi thi hành án như thế này rồi.
Bỗng dưng trong đầu anh những hình ảnh về một buổi họp khi bàn về vụ án buôn bán vận chuyển ma tuý do tên Tám cầm đầu.
“ Trưởng phòng Vũ Văn Đắc: Cho đến giờ này, tên Nguyễn Văn Tám vẫn dứt khoát không khai ra đường dây. Chúng ta vẫn chỉ bắt được mấy đứa bán tép nhỏ, còn ai là người lấy hàng trực tiếp của hắn, mạng lưới này ra sao thì không cạy răng hắn được...”.
“Một cán bộ của phòng cảnh sát chống buôn bán ma túy đứng lên phát biểu: Thực ra, theo những tin trinh sát mà chúng tôi có được thì đây là một đường dây khá lớn và có nhiều biểu hiện chúng chuyển hàng đi một nước thứ ba. Chính vì vậy mà lãnh đạo Cục Cảnh sát Phòng chống tội phạm về ma túy đã phê phán chúng tôi là bắt non. Lẽ ra phải thu thập thêm tài liệu và chờ thời cơ hốt trọn cả ổ”.
“Lẽ ra... Lẽ ra bây giờ thì muộn mất rồi - Tường nói - Tuy nhiên trong vụ án này, tôi có hai điều đang muốn tìm hiểu rằng tại sao lại chỉ bắt được một mình tên Tám. Mà tại sao lại bắt vội vã như vậy, trong khi chúng ta có đầy đủ điều kiện để đón bắt hắn ngay tại nơi giao hàng, đằng này lại bắt ngay trên đường vận chuyển”.
“Tôi cũng thấy trong vụ án này có chuyện gì đó Anh cảnh sát của Phòng Cảnh sát Phòng chống tội phạm về ma túy cũng nói vậy - Các anh hỏi cung tên này nhiều, chắc các anh thấy rõ thái độ của hắn. Hắn nhận tội rất dễ dàng và trước sau chỉ khai một bài như nhau. Theo báo cáo của trại giam thì hắn tâm sự với bạn tù là dù hắn có buôn ba bánh hêrôin, chứ ba mươi bánh thì cũng sẽ có người cứu hắn ra. Hắn còn nói đó là một người rất có thế lực... Làm sao tìm ra kẻ đó. Thời hạn điều tra hết rồi. Thôi, cứ kết luận điều tra, chuyển sang Viện. Hy vọng từ nay đến lúc ra pháp trường, hắn có tỉnh ngộ hơn không” - Vũ Văn Đắc nói...”.
Nghĩ đến vậy, Tường như bừng tỉnh. Anh dứt khoát đứng dậy và tiến nhanh đến bên hắn rồi ngăn nhẹ bàn tay anh cảnh sát. Đồng chí mở băng cho hắn.
- Nào, anh định khai gì?
-Thưa ông, còn có những người khác buôn bán ma túy cùng. Tôi chỉ là người đưa hàng thuê, còn họ mới là những ông chủ.