Liên Mạng VietNam || GiaiTri.com | GiaiTriLove.com | GiaiTriChat.com | LoiNhac.com Đăng Nhập | Gia Nhập
Tìm kiếm: Tựa truyện Tác giả Cả hai

   Tìm theo mẫu tự: # A B C D E F G H I J K L M N O P Q R S T U V W X Y Z Danh sách tác giả    Truyện đã lưu lại (0
Home >> Suy ngẫm, Làm Người >> Lão Thần Chết

  Cùng một tác giả
Không có truyện nào


  Tìm truyện theo thể loại

  Tìm kiếm

Xin điền tựa đề hoặc tác giả cần tìm vào ô này

  Liệt kê truyện theo chủ đề

  Liệt kê truyện theo tác giả
Số lần xem: 221 |  Bình chọn:   |    Lưu lại   ||     Khổ chữ: [ 1, 2, 3

Đăng bởi: Thythoa 13 năm trước
Lão Thần Chết
Đynh Thy Thoa

Lão Thần Chết
Gã Tử Thần



Hỡi Tử Thần!
Chàng là ai!
Mà muôn loài muôn vật
Từ Vua Chúa cao sang
Đến Thần Dân thấp hèn
Đều hãi hùng kinh khiếp!
Khi nhắc đến tên chàng.


Thật vậy, từ muôn thuở những gì là sự sống đều rúng động khi nghe đến tên này.

Để đối phó với hắn, người thì đối diện tìm hiểu, kẻ thì trốn chạy. Đối diện tìm hiểu để rồi một ngày nào đó cũng phải gặp hắn, dù không muốn không ưa, mà lại không biết giờ nào, phút nào hắn đến, đến cách nào, thế nào? Nhiều câu hỏi tại sao? tại sao đặt ra. Thôi thì muôn hình muôn kiểu. Ra đi hạnh phúc với sự hiện diện đông đủ với con cháu, ra đi tức tưởi cô đơn ngoài đường, ngoài chợ, dưới biển, trên rừng… Khi tóc còn xanh, lúc còn ẵm ngửa, đủ mọi lứa tuổi, đủ mọi thành phần. Không ai là không có một vé cầm sẵn trong tay, chỉ có điều là vé mời này không ghi rõ thời gian, địa điểm mời.

Người may mắn thì “lên đường” đúng thời hạn mà mọi người gọi là “thọ” có nghĩa là tròm trèm tám, chín chục, rất hiếm lên đến một “chăm”, ở “ngưỡng” này mọi người đều tung hô bái phục. Còn thì đôi khi chưa kịp chào đời đã đi, tuổi này cho đến già, cỡ nào cũng có. Đẹp cũng có, xấu cũng có, “rùng rợn” cũng có. Kiểu già, kiểu non, kiểu triền miên trên giường bịnh, kiểu bất ưng, kiểu nguyên vẹn, kiểu tan tành tan nát mỗi nơi một miếng, hoặc làm hai, làm ba, có khi không còn dấu vết. Khô, ướt, nước, lửa…. Kiểu nào cũng khó… ưa.

Phần đông có đến chín phần mười là … “trốn chạy” , không dám nhìn, dám nghe, dám nhắc đến hắn. Cố quên hắn, cố quên sự thực … phũ phàng. Tìm đủ mọi phương cách kéo dài thật dài… ngày đến gặp hắn. Nào là bồi dưỡng tẩm bổ sâm, yến… . Nghe đâu đang điều chế loại thuốc “ cải lão hoàn đồng” chống lão hóa có thể sống được đến hai, ba thế kỷ…. Võ Tắc Thiên muốn đổi nửa giang sơn để kéo dài cuộc sống thêm … ít ngày mà không được. Tần Thủy Hoàng luyện linh đan trường sinh bất tử nhưng cuối cùng vẫn phải… tử.

Làm sao xua đuổi được cái gã đáng ghét này đi để được sống mãi muôn đời… Niềm khát khao cháy bỏng của mọi sinh vật.

Đối diện với hắn để tìm hiểu, để trả lời những câu hỏi “tại sao”. Tại sao không ai tránh khỏi hắn, tại sao có người gặp hắn một cách êm ái, đẹp đẽ. Lại có người, trái lại quá sớm, quá bất ưng, quá mạnh bạo… khốc liệt. Rồi … sau đó … còn gì?

Còn trốn chạy không bao giờ nghĩ đến gã quái ấy vì quá sợ hãi, chỉ cần nhìn thấy trước mắt ngày sống hiện tại, chăm chút nâng cao chất lượng từng giờ, từng ngày. Quên béng hắn đi như chưa bao giờ, không bao giờ có hắn, biết hắn. Để khỏi bị ám ảnh giày vò, cái thân xác này sẽ trở thành vô tri vô giác,… và rồi sẽ thành tro, thành bụi nếu mang… thiêu. Chôn … thì sẽ trương phình … giòi bọ lúc nhúc khi phân hủy. Mà những nỗi kinh hoàng này bất cứ lúc nào cũng có thể… đến.

Quên đi tên “chết tiệt” này, ráo riết tìm tòi những nghiên cứu khoa học phát minh những phương thức “sống mãi không già”. không chết… nhưng thỉnh thoảng … ông “Chời” “thở nhẹ” một cái “đi đứt” vài trăm ngàn mạng, như đàn kiến bị một gáo nước dội vào. Đó chỉ là thở nhẹ! Những người “vô tư” cho là hiện tượng thời tiết ngẫu nhiên nhưng kỳ thực đã được cảnh báo từ trước. Đại lụt Hồng Thủy được nghe nhiều trong quá khứ … hữu ý hay không quyền lực thiên nhiên? Một điều đáng ngạc nhiên là các thú vật hoang dã đều biết trước và tìm nơi trú ẩn (thú vật nuôi bị nhốt lại không kể) nên không hề bị thiệt hại. Chả nhẽ Đấng Tối cao “ưu đãi” thú vật hơn loài người? Hay … loài người không thèm… quan tâm lời Ngài …cảnh báo.

Còn đối diện với gã gọi là Tử thần này, đã hiểu, đã biết nên nhiều cơ quan từ thiện, bác ái, tôn giáo đã có để đưa con người đến Chân lý Thiện Mỹ. Đường nào cũng đến La Mã nhưng đường nào dễ nhất, đúng nhất, gần nhất, nhanh nhất… trong khả năng yếu đuối, nhỏ bé, hạn hẹp của con người.

Việc tìm hiểu đường nào ngắn, dài, dễ, khó, không quá phức tạp như ta nghĩ, hay chỉ vì “khó ưa” cái gã này nên không dám quan tâm đến hắn, hoặc trước mắt chẳng “lợi lộc” gì cả, hoặc có cái nhìn phiến diện nghĩ đến hắn “khó làm ăn”, đến nỗi ai nhắc đến hắn trước mặt xem như phạm vào điều “cấm kỵ” “xui xẻo”, có thể bị xua đuổi, chửi mắng và xem họ như người bịnh hoạn, tâm thần. Điều khó nhất là có chịu đưa lên bàn cân để mổ xẻ, so sánh hay không? Để cùng dìu nhau tới đích.

Dĩ nhiên là ai cũng cho là đường mình đúng, gần nhất… Nhưng hãy “mở rộng tầm nhìn” dù sao thì tri thức có thêm cũng không ... dư. So sánh, tìm hiểu một cách “nô dzích”. Tất cả đều được chứng minh như các công thức toán học, như các kết quả nghiên cứu khoa học được đem ra “trình làng”. Sự thực phải hiển nhiên, rõ ràng như 2 cộng 2 là 4 thì mới được công nhận.

Khởi hành phải có đích đến, đến được hay chưa thì phải có tin tức, kết quả, “nói có sách, mách có chứng”. Còn thì cứ tiếp nối cha ông, ông bà sao mình dzậy! không quan tâm so sánh, tìm hiểu hơn thiệt , con đường nào quanh co, khấp khuỷu, con đường nào ngắn thẳng có thể đưa mình đến chỗ mình cần đến, hay chỉ thực hành theo thói quen kết quả thế nào không cần biết thì thực là … tiếc thay!

Thí dụ rất đơn giản: Một số người từ Sài gòn trên đường về Cần thơ hay có thể nói là số người ngày đã tới ngày, giờ gặp hắn mà người ta gọi là an nghỉ, về cõi vĩnh hằng, hay là an giấc ngàn thu. Sài gòn là dương gian Cần thơ là cõi đời đời hoặc thiên đàng hoặc âm phủ gì gì đó.

Có 2 phương tiện: nhóm thứ Nhất đi đò, nhóm thứ Hai đi xe. Người nhà của nhóm thứ Nhất hoàn toàn không biết tin tức họ hiện đến đâu, ở đâu, vì không có phản hồi, trước đó cũng có nhiều người dùng phương tiện này kết quả cũng như vậy. Người nhà của nhóm thứ Hai được biết kết quả của một số thành viên đến đâu, ở đâu, một đôi khi họ còn cho biết họ cần gì!. Như vậy là có phản hồi.

Nghe có vẻ phi lý khó có thể chấp nhận được nhưng nó lại là sự thực, vì như đã nói ở trên “nói có sách, mách có chứng” . Siêu nhiên và tự nhiên lẫn lộn với nhau không phải là không có. Đến nỗi có nơi chuyện này là chuyện bình thường mang tầm cỡ “quốc gia” cả “nước” đều phải công nhận. Phải chăng “Đấng Tối cao” muốn kêu gọi loài người điều gì đó nên cho những “điềm lạ, dấu lạ”. Những điềm lạ, dấu lạ thì rất nhiều nhưng làm sao để phân biệt những điềm nào do “Ngài” gửi đến.

Đâu là Ánh sáng? đâu là Bóng tối? Chỉ cần có quan tâm là phân biệt được ngay giống như trước những viên kim cương Thiên nhiên và Nhân tạo. Kim cương “thật” chiếu muôn tia sáng rực rỡ đủ màu đỏ, xanh, vàng, lam… lấp lánh… Kim cương tượng trưng cho tình yêu vĩnh cửu, son sắt, thủy chung…như tình nàng Tô Thị kiên trinh bế con chờ chồng, mặc cho mưa nắng phũ phàng chờ đến hóa đá, yêu hoài ngàn năm… như mối tình của Trương Chi, chàng lái đò với Mỵ Nương… mối tình bất diệt… mang xuống tuyền đài chưa tan. Những tia sáng yết ớt, mong manh, giả tạo… của kim cương nhân tạo làm sao có thể bì được khi kề bên “Vua “ các loại đá quí, kiệt tác của thiên nhiên, kết tinh sau cả ngàn năm trong khi “đàng kia” chỉ làm trong một “loáng”, giá trị như hoa sớm nở tối tàn. Chính bản thân kim cương thật đã tự xác định giá trị bản thân thêm vào có gốc gác, tiểu sử, tên tuổi, quá trình sử dụng mà nhiều người đã công nhận và kiểm chứng. Còn “giả” thì… không có tất cả… Người làm ra gán cho tất cả, với những cái tên mỹ miều, sử dụng không kết quả, nhiều khi thay vì “có” lại “mất” “lợi” lại “hại” “lên cao” lại xuống “vực thẳm”

Động tác “chọn” rất đơn giản nhưng giá trị lại rất lớn, không ngôn ngữ có thể diễn đạt được. Dựa vào đâu mà nói những lời này, cũng lại phải có căn cứ, xin cứ theo dõi tiếp. Đừng theo người “nhắm mắt đưa chân” rồi cũng “đưa chân nhắm mắt bắt chước giống người”.

Trốn chạy “che mắt bịt tai” không nghe không nhìn đến gã không mời mà cứ đến không hẹn mà cứ gặp tử thần này tưởng trốn chạy là “thoát” được hắn, trái lại nhiều khi “dễ dàng” gặp hắn hơn, điều dễ hiểu, đi trên một con đường đầy hầm hố, vực thẳm gai chông, nhắm mắt đi thì đương nhiên lủi vào những chỗ không nên vào có thấy đâu mà né!… Bởi thế mới có những tai ương thảm cảnh, có chuyện nhà này có phước, nhà kia vô phước. Không ít những trường hợp sự nghiệp đang lẫy lừng, công danh đang thăng tiến nhưng chỉ một chớp mắt đi đứt tất cả, không mang theo được gì, tài sản, tình yêu, sự nghiệp, cuộc sống này vô phước, cuộc sống sau cũng dzậy, chỉ vì … nhắm mắt làm lơ .

Luôn luôn những nỗi bất an giày xéo tâm tư, trước là sinh, lão, bịnh, tử, tiếp là sao cho biết đủ mọi “mùi” “ngọt ngào” của cuộc sống kẻo mỗi ngày mỗi qua như con thoi, mái tóc từ từ “có màu”, làn da từ từ “có vết”, không dám phí phạm một giây nào “thì giờ là vàng bạc”, tranh thủ thực hiện những “dự án” . Thời hạn để có cái nhà, cái xe, có cái nhà rồi thêm cái nữa, cái nữa… có cái xe rồi thêm cái nữa, cái nữa… có bà vợ rồi, thêm bà nữa, bà nữa … cứ thêm mãi mãi… không bao giờ đủ, khiến ăn không ngon, ngủ không yên, ngày đêm bứt rứt, muốn đủ mọi điều nhưng sức người có hạn, thời gian cũng có hạn như cơn khát khô cổ càng uống càng khát, như rơi vào bãi cát lún, như cá mắc vào lưới càng vùng vẫy càng lún, càng bị siết chặt…

Rất nhiều cánh cửa được mở để mời gọi để giúp đỡ mình đến với bến bờ hạnh phúc nhưng vì quá bận rộn , lo toan cuộc sống hằng ngày , l ngày chỉ có 24 giờ , đời người chỉ có ba vạn sáu ngàn ngày nên không đủ để ôm đồm nhiều việc. Nhỏ thì học hành ăn uống ngủ nghỉ… lớn thì làm việc kiếm sống ngày 8 tiếng có khi 10, l2 tiếng, còn lại thì nghỉ ngơi bồi dưỡng việc cá nhân, việc gia đình… trăm ngàn việc.

Có một việc mình quên không tự hỏi: Tại sao lại có mình hiện diện trên đời này, mục đích gì? Do đâu, vì đâu? Tại sao lúc nào ta cũng cảm thấy có một cặp mắt nghiêm nghị chiếu rọi thấu suốt cả ý nghĩ tâm hồn ta dù là chân tơ kẽ tóc? Tại sao khi làm được một việc tốt, việc thiện, ta cảm thấy vui vẻ, bình an? Trái lại, khi làm một điều gì xấu xa, tội lỗi, ta cảm thấy bất an, áy náy, lo lắng, buồn rầu dù việc này không vi phạm pháp luật. Phải chăng đó là tiếng gọi của lương tâm, là tiếng gọi của cha, Đấng đã tạo nên ta. Đêm ngày lúc nào ta cũng nghe tiếng gọi đó. Có khi ta “vờ” không nghe thấy… những tiếng gọi đó vẫn khẩn thiết, van nài… Có khi tiếng gọi này dằn vặt làm ta mất ăn mất ngủ cho đến khi sửa chữa lỗi lầm mới được yên. Phải chăng lúc nào Ngài cũng ở bên cạnh ta, trong ta, săn sóc ta, chỉ dẫn đường đi, nước bước cho ta… nhưng ta không thèm quan tâm nên không biết, không hay sự hiện diện của Ngài.

Tại sao có không khí cho mình thở, nước sông, nước biển, cá, tôm, heo, gà…cho mình ăn, mình uống… tại sao có ánh sáng mặt trời sưởi ấm cho mình? bốn mùa vận chuyển điều hòa… Nếu thiếu một trong những tiện nghi ấy, như nước, không khí, mặt trời… liệu mình có tồn tại không? Một cử chỉ nhỏ nhặt khi tha nhân làm cho mình như trao ly nước, nhường bước đi… mình nói lời cám ơn . Còn những việc lớn như dzậy! mình có khi nào nghĩ đến không? biết ơn không? mình hiện diện trên cõi đời này chỉ để hưởng thụ cuộc sống cho riêng mình thôi sao?

Khi tạo ra con cái mình mong muốn điều gì ở con? mong con trở thành một người tốt? có ích cho xã hội, hiếu thảo với cha mẹ mong con đáp trả lại tình yêu gắn bó với cha mẹ, gia đình hạnh phúc. Nếu con cái không cần biết đến cha mẹ là ai, không biết đến sự hy sinh, lòng thương yêu của mình cho nó cao cả đến mức nào, vẫn từng giờ, từng phút chờ đợi sự trở về của con trong khi nó vẫn thản nhiên vô cảm, hằng ngày thừa hưởng của cải của cha mẹ, không cần tìm hiểu, thăm hỏi, chăm sóc đến cha me, người từ đó mà nó được sinh ra, chỉ lo o bản thân mình thì cha mẹ đau buồn biết mấy! Hơn nữa lại làm những điều bê tha phóng đãng phá phách của cải của cha mẹ.

Dù con cái hư hỏng đến đâu , cha mẹ vẫn hướng về con với lòng khoan dung vô bờ, chờ đợi sự trở về của con. Tài sản mà nó đang lãng phí có khi là rất nhỏ chỉ là “một cái chấm so với đường dài’ mà cha mẹ đang dành sẵn cho nó nếu nó biết sử dụng của cải thử thách trước mặt. Hướng về con với tấm lòng tan nát khi con bước vào con đường tự hủy diệt. Sẵn sàng hy sinh mạng sống vì con. Súc vật là loài hạ đẳng mà tình yêu đối với con cũng vô cùng cao cả. Không hiếm những trường hợp xả thân cứu con trước nanh vuốt của thú dữ đã phải bỏ mạng. Hai mẹ con heo rừng bị sư tử săn đuổi, heo con bị bắt , heo mẹ từ đằng xa quay trở lại với con, chẳng làm được gì cả, chỉ nộp mạng cùng chết với con. Một chú nghé con bị chủ “làm thịt” trước mặt mẹ, mẹ chú đã lăn đùng ra “sùi bọt mép” dẫy dụa, ngất xỉu vì quá đau đớn. Trước khi rắn con được nở ra, rắn mẹ phải lo “biến” đi kẻo thèm qúa “xơi” mất con mình. Con tim của thú vật còn như vậy vì con mình, loài người thì còn nhiều nhiều hơn như thế nữa huống chi “cha chung loài người “trái tim” của Đấng Tối cao. Tất cả con tim của nhân loại họp lại chỉ như một giọt nước trong biển cả như một con ốc trong đại dương.

Tìm hiểu để làm nên điều kỳ diệu, biến cái tên ác ôn đáng ghét kia thành bạn bè thân thiết, biến đại hung thành đại cát, biến cay đắng nặng nề ra ngọt ngào êm ái dịu dàng, vô thức thành ý thức, biến lộn xộn thành ngăn nắp, thứ tự, biến rối rắm thành suông sẻ, bão táp phong ba thành êm đềm phẳng lặng

Tìm hiểu để cuộc sống sau là Thiên đàng là Niết bàn, cuộc sống hiện tại cũng là Thiên đàng là Niết bàn để quẳng đi những lo âu, nhọc nhằn, đau khổ của bịnh hoạn, tai ương, chết chóc bỏ đi cái câu “đời là bể khổ”. Đối diện để “yêu” cái nên yêu, “ghét” cái nên ghét, chứ không ngược lai.

Tìm hiểu để được hạnh phúc vui vẻ, bình an. Đạt được những niềm hạnh phúc lớn lao “Vượt quá sự hiểu biết” mà ai ai cũng được thừa thưởng khi ĐƯỢC sinh ra là một con người. Oi! Nếu hiểu được tài sản mình sẽ được thừa hưởng là gì? Là thế nào? Mình đang có những gì? Thì thật là đại đại trăm trăm ngàn ngàn chữ… đại phúc. Còn nếu không thì … ngược lại

Loài người là sinh vật thượng đẳng Thượng đế trao ban cho bộ não “tuyệt vời” nếu không sử dụng đúng công suất thì quả là lãng phí biết mấy!

oOo



Ai cũng biết Thói quen ảnh hưởng rất lớn đến cuộc đời của một con người. Một thói quen xấu sẽ làm cho người ấy trở nên xấu, tốt trở nên tốt. Thói quen xấu như: hút thuốc, uống rượu. Tốt : ngủ dậy sớm tập thể dục. Câu chuyện Thói Quen tiếp theo sẽ là một ví dụ.






Ngày 18 tháng 11 năm 2010

M. Đinh Thị Thoa
ĐT: 3.935.1130 – 0937.346.004











THÓI QUEN




Có một nhà bác học lừng danh, chuyên nghiên cứu những vì sao trên trời, Mộc tinh, Hỏa tinh...

Ông rất cẩn thận, trong cuộc sống sinh hoạt hằng ngày ăn uống tắm rửa. Có một thói quen rất cẩn thận, sau bữa ăn luôn luôn không bao giờ quên rửa miệng.

Thế nhưng, không hiểu vì sao lại bị nổi lên những vết lang đỏ quanh miệng, cằm, ngưa ngứa, đo đỏ...Những vết lang này càng ngày càng rộng, càng ngứa...càng đỏ. Ông phải bôi thuốc ngoài da, lang ben, nấm... nhưng cũng không khỏi. Ngày lại ngày...

Sau đó, vì không thể để những nghiên cứu khoa học mang tầm cỡ thế giới bị ảnh hưởng, ông phải bớt chút thì giờ vô cùng quý báu của ông để đến một vị bác sĩ tầm cỡ về da. Bác sĩ kết luận, da của ông vô cùng nhạy cảm, không thể dùng những loại xà bông bình thường, mà phải dùng loại đặc biệt riêng cho loại da này, và thêm toa thuốc với những loại thuốc đặc trị quý hiếm.

Tiền bạc thì không đáng kể vì ông không thiếu, nhưng còn thời gian... vả lại, cũng rất khó chịu ...Tốn kém công sức nhưng vẫn không kết quả. Bực mình thật.

Mang một khuôn mặt đầy dẫy những vết lang đỏ, ở cằm rồi tới quanh miệng, lan đến hai bên khóe mũi từ từ đang lên tới hai khóe mắt.

Thế này thì làm sao có thể ngoại giao được với những nhân vật quan trọng trong nước, quốc tế. Vết thương nho nhỏ nay thành lơn lớn. Nỗi đau be bé nay thành to to.

Tuy có trở ngại, nhưng niềm đam mê nghiên cứu khoa học của ông không hề giảm sút. Trái lại, nỗi đam mê công việc to lớn này vẫn tăng dần với thời gian.

Song song với công việc, ông vẫn phải chữa trị những danh y căn bịnh trầm kha của ông. Hầu mang lại cho ông một khuôn mặt bình thường như những người bình thường khác. Một niềm khao khát bây giờ không còn là dễ dàng đối với ông.

Những khi cần tiếp xúc với truyền hình, báo chí, nhân vật quan trọng. Ông chọn lọc kỹ lưỡng ngày giờ, không gian, địa điểm. Rồi mới ra quyết định. Sao cho họ không phát hiện những khiếm khuyết ở ông. Gặp càng ít càng tốt . Càng hiếm thì lại càng quý nên cũng không đến nỗi quá bế tắc.

Rồi dến một ngày, một ngày vô cùng quan trọng đối với cuộc đời ông. Ông vỗ đánh đét vào đùi, ôm đầu rên rỉ. “Vậy mà không biết” ông đã tìm được nguyên nhân gây ra căn bệnh chết tiệt quái ác này.

Số là người em út của ông được tặng một chuyến du lịch dài ngày và xa. Chuyến du lịch này, tới một nơi mà ai cũng sẽ tới. Vào cái ngày mà không ai có thể biết được. Món quà này không ai thích cả. Ngay cả chú kiến bé tí tì ti...Nhưng không ai có thể chối từ.

Tản mạn một chút. Mình cẩn thận, làm những chuyến du lịch Phan Rang, Phan Thiết, Vũng Tàu, Long Hải. Xa hơn nữa là Mỹ, Pháp... Mình luôn chuẩn bị hành trang cho chuyến đi, nơi ăn, chốn ở... thời gian, địa điểm. Thậm chí, còn lên lịch chi tiết cho từng giờ, từng phút trong chuyến đi. Thật vậy, còn gì tệ hại hơn, khi không biết ở đâu, ăn cái gì... khi rời xa cái tổ ấm thường ngày, dù chỉ có dăm bữa, nửa tháng. Vậy thì có nên không! Chuẩn bị cho cái chuyến đi thật xa, thật dài bất tận này. Cái tổ ấm mà mỗi người hiện hữu, tồn tại dài lắm là ba, dăm, bẩy chục. Trường hợp hiếm là tám, chín chục năm. Trong khi đấy, cái chỗ ở mà nhân loại gọi là ...Thiên Thu...Vĩnh Hằng...Nghĩa là so với cái ba vạn sáu ngàn ngày kia, một con số vô cực. Nỗi khó khăn không chuẩn bị trước cho chuyến du lịch Phan Rang, Phan Thiết...Khi rời xa tổ ấm chỉ có dăm mười lăm ngày còn khó chịu huống chi sẽ ra sao khi lang thang, vô định mãi mãi...mãi mãi...và mãi mãi.

Cái từ Bác Ái, Từ Thiện, Tu Nhân Tích Đức...mà tổ tiên để lại có phải nghiền ngẫm.

Minh nghĩ “Chếl là Hết”. Vậy mình thử trang bị những vũ khí tối tân, hiện đại nhất. Hoặc thiết kế ở trong một phòng kính dày trong suốt. Công nghệ mới, đặc biệt. Dao đâm không thủng, súng bắn không lủng. Để không có gì có thể xâm hại mình được. Xong, ta được đưa vào một sa mạc mêmh mông...Tăm tối...Xa xa...gần gần...Những người chết đủ kiểu ... nước... lửa... treo...tứ mã... ...bất động...

- “Vớ vẩn” Con kiến bé nhất thấy đồng loại chết cũng phải chạy.

Vậy, quang cảnh vẫn như trên, không có người chết nào cả. Chỉ là sa mạc mênh mông... mênh mông... Bóng tối phủ kín mình trong thế giới ấy! Không một tiếng động dù nhỏ nhất.

- Trong bóng tối mất hết tác dụng của thị giác, bàn cãi làm gì!

Rồi nhé! Bóng tối không còn phủ kín ta nữa. Thay vào đó, ánh sáng vằng vặc của vầng trăng tròn, soi rõ từng hạt cát dưới chân. Chiếu sáng từng đám mây trên trời, bay lượn lờ... lượn lờ vào khoảng không gian, xám ngắt, bao la, vô tận... Không một tiếng động... dù nhỏ nhất.

Một người gan dạ cũng không thể không từng biết những cảm giác... lành lạnh... rờn rởn... rởn tóc gáy... khó tả...

Quay trở lại với căn bệnh của nhà bác học. Sau sự ra đi của người thân. Nỗi thương nhớ day dứt. Những kỷ niệm thời thơ ấu vui buồn. Trong vòng tay ấm áp, mềm mại như nhung của cha mẹ che chở, bao bọc. Ánh mắt, nụ cười, hình dáng của người em luôn phảng phất. Út có để lại những kỷ vật mà Út thường dùng. Trong số kỷ vật này, nhà bác học chọn cái áo mưa màu xanh dương. Nó đã từng ôm ấp, giúp đỡ người em thân thương của ông, tránh được những giọt mưa vô tình ướt át, lạnh lẽo...
Ông nuối tiếc, phải chi lúc Út còn, ông gặp Út nhiều hơn, giao lưu với nhau nhiều hơn. Thật là... Chỉ khi hạnh phúc không còn nữa mới thấm thía được giá trị của nó. Giọt nước mắt chảy ngược vào trong... mằn mặn.

Ngoài những giò rời hành tinh xanh, phóng vào vũ trụ, bay tới sao Hỏa, Mộc, Thổ, Thiên Vương... Lục lọi, tìm hiểu, khám phá, thể rắn, thể khí. Sự sống, sự chết. Tỷ năm, triệu năm...

Ông trở lại trái đất, về căn phòng của ông. Trong cái tủ cũ kỹ, mở ngăn kéo có cái hộp, đựng cái áo mưa xanh xanh. Nâng niu, vuốt ve, trìu mến. Ông tìm hình dáng quen thuộc, yêu quí thằng Út em ông qua nó. Muốn màu xanh của nó được xanh hơn, chất liệu được bóng bẩy hơn, nên ông tự tay giặt, rửa, lau. Những động tác tầm thường mà bác học cao quí không có thì giờ để ý tới. Giặt, rửa, lau... Giặt, rửa, lau...Để vớt vát lại chút dư hương êm đềm ngày nào.

Rồi! Như đã nói ở trên, nhà bác học bật phắt dậy. Động tác GIẶT, RỬA, LAU. Sao mà nó giống giống... Ông tròn mắt, căng mày suy nghĩ...Giống giống động tác với cái miệng của ông. Cùng là động tác RỬA.

Kỷ vật thân yêu này, sau khi giặt, rửa. Ông không thể treo hờ hững đâu đó để phơi khô. Nó quá quý nên vô giá. Ong phải cất ngay vào hộp. Để trong ngăn kéo của một cái tủ. Thật cẩn thận.
Giặt, rửa xong thì phải ướt át, ông lau khô...lau khô...

Cái miệng của ông, với động tác rửa sau khi ăn. Không cần lau. Bởi nó tự khô. Hằng ngày, sau bữa ăn, đã có sẵn một thau nước, gồm khăn lau của rô bốt phục dịch để sẵn sàng. Tất cả phải sẵn sàng. Ông không thể chờ đợi. Dù là một giây…

Ăn xong, ông vớt nước rửa miệng. Không quên xoa vài vòng quanh miệng, râu ria. Rồi nhanh chóng ào vào công việc phi thường của mình. Chính xác từng dem. Không hề có động tác thừa.
Đôi làn môi của ông, khi dùng bữa xong. Còn lưu lại dầu, mỡ, mắm, muối... Hòa cùng với nước, nhanh chóng đi thăm viếng những bạn hữu xung quanh. Râu, ria, các tế bào da. Rồi đăng ký thường trú ở lại.

Ngày lại ngày, tháng lại tháng. Càng ngày càng đông... Quen thuộc mà không vui. Bởi lãnh địa nào, hổ đấy. Râu thì phải ở chỗ của râu. Ria cũng vậy…

Mắm muối, dầu mỡ chỉ được quyền. Thân thiện với các tế bào tôm cá, trâu bò, heo gà. Trở thành một hỗn hợp mà động vật cao cấp nhất ưu ái. Rồi đi qua miệng, thực quản xuống dạ dày. Qua ruột non, già. Ra ngoài…

Gì cũng vậy, trái với quy trình ắt có loạn. Động vật cao cấp là con người. Cùng gia đình, ruột thịt. Chung đụng còn đôi khi rắm rối phức tạp điên cái đầu huống chi!

Các tế bào da quanh miệng. Không thể đội trời chung với các chủng loại này. Chúng chiến đấu mãnh liệt sống còn. Để xua đuổi vị khách tới sai địa chỉ này.

Nhưng không kết quả. Những vị khách này đã thế lại càng đông thêm. Làm bài toán, ba ngày một lần nhân lên. Tối hậu thư khẩn liên tục truyền về bộ chỉ huy trung ương. Nhà bác học khẩn trương rốt ráo giải quyết như đã biết.

Phát hiện được nguyên nhân trên do những cảm xúc đặc biệt từ kỷ vật. Nhà bác học như trút được gánh nặng ngàn cân. Xiềng xích giam hãm tự do cộng lẫn tổn thất sức khỏe lẫn ngoại hình đã được tháo bỏ. Ông bồi hồi hạnh phúc...

Cuộc sống tiếp diễn, những tưởng khó khăn đã được giải tỏa. Ngờ đâu do đã được lập trình sẵn. Nên những động tác của ông cứ lập lại do thói quen không dừng lại được. Tình trạng vẫn tồi tệ như cũ. Thậm chí còn tệ hơn. Vết thương như vết dầu loang không thể ngăn chặn được.

Vợ ông nói:

- Hay là em cài cho anh một cái khăn ở ngực. Gần miệng để khi rửa miệng xong thì anh lau. Ngay trước mặt, anh không thể quên.

- Sao lại thế? Em bé mẫu giáo mới phải như vậy. Còn gì là thể diện.

Nhà bác học cương quyết chối từ, mặc cho vợ khẩn khoản.

Thế là, một mặt cứ vớt nước rửa miệng như cũ. Mặt khác, bôi thuốc, uống thuốc để chữa. Vợ ông công việc cũng không kém ông, nên không thể túc trực nhắc nhở. Có lúc ông quá nhanh tay. Không chộp lại kịp. Hoặc vì quá nhiều việc nên quên để ý.

Sau nhiều ngày suy nghĩ biện pháp giải quyết. Vợ ông mừng rỡ nói với ông:

- Hay là anh vất phăng cái động tác rửa tai hại ấy đi. Cứ để bình thường như trong môi trường thiên nhiên hệ sinh thái tự cân bằng. Ăn xong, anh không cần rửa miệng, tự động dầu mỡ, mắm muối ấy sẽ trôi vào miệng theo những cái liếm môi, mím miệng của anh.

Thế nhưng, bộ não của ông đã được chất chứa đầy dẫy. Ngoài công việc nghiên cứu vũ trụ. Rồi thì Lịch sử, Địa lý, Chính trị, Kinh tế các nước Tây Tầu. Thời khóa biểu của ông kín hết không còn một giây trống. Cái động tác nhỏ nhặt tai hại kia đã trở nên phản xạ, vô thức. Sự suy nghĩ của ông hướng về Bắc cực, Nam cực cùng miệng thì nhai, nhai xong thì nuốt. No rồi rửa miệng. Ông cũng không nhớ được đã rửa lúc nào. Với ông, thì chỉ có thể thêm chứ không có thể bớt dù là động tác tay chân.

Bầu không khí ảm đạm, u uất bao trùm. Tình thế vô cùng tuyệt vọng. Mọi thứ đều ngưng trệ.
Từ một người năng động khỏe mạnh, tràn đầy sinh lực. Ông trở nên lờ đờ, yếu ớt, teo tóp. Mọi cử động đều trở nên hết sức khó khăn, thậm chí phải nằm một chỗ, không còn tí nhựa sống.

Bỗng nhiên, không gian sáng lên.
Mọi việc trở nên tích cực.

Từ khi những vết thương của ông nặng nề dần. Ông đã không ăn được. Phải uống sữa bằng ống hút. Thì cái động tác rửa phá hại kia đã không cần dùng đến nữa. Vì không có cái động tác chết tiệt này. Nên các tế bào quanh vùng miệng mặt không bị thương tổn, bảo nhau tự hồi sinh, không cần một chút gì trợ lực của y họa hiện đại.

Bộ não của ông từ khi nằm liệt giường, không ăn, nên không Hoạt động được. Lịch thời gian trống rỗng. Sự cố lập trình sẵn đã tự động xóa. Không cần một tí tẹo nào chất xám.

Sữa đầy đủ chất dinh dưỡng, rồi cháo thịt bò, heo... thập cẩm. Yến xào, sâm ...Cao cấp nhất được xay nhuyễn. Chuyền vào bao tử qua ống hút. Ông đã chỉ cần mút...mút. Nên ông nhanh chóng hồi phục.

Ông đã đi lại được, khuôn mặt đã trở lại bình thường. Một bộ não hoàn hảo, thời gian biểu trắng tinh. Ông trở nên một con người hoàn toàn mới.



----------oOo---------






Tạo hóa ban cho loài người những con vật đáng yêu, như chó mèo, mà ai cũng biết. Sau đây xin giới thiệu đến bạn đọc CON THẰN LẰN.




Quận3, ngày 25 tháng 7 năm 2009
M. Đinh Thị Thoa


CON THẰN LẰN



Trong cái phòng khoảng 20m2 là chốn bình yên của chàng. Tọa lạc trên lầu một, ban công hướng ra một khoảng sân rộng. Bình minh đến ngập tràn những tia nắng vàng óng ánh, mượt mà ập vào ấm áp thơm nồng, chiều lại, làn gió mát thổi hiu hiu, những cành lá xanh mơn mởn của cây mận bên cạnh nhà, ru xào xạc ngan ngát hương hoa mận, mà thỉnh thoảng cho ra những quả mận hồng hồng, nho nhỏ, xinh xinh, thật ngọt, có vị chan chát nhè nhẹ đặc trưng, khó có thể kiếm được ở những chợ, những quầy hàng...
Một cái bàn màu xanh nhạt, đặt cạnh cửa sổ bên hông. Trên bàn là một tủ kiếng nhỏ, vật liệu là kính trong suốt. Bộ ấm trà, chàng đã sắm cách đây một thập niên rưỡi, được giữ gìn cẩn thận mà mỗi sáng, đều chứa đựng những tách trà hương thơm nồng nàn, quyến rũ. Có những ngày vì bận rộn công việc không được thăm hỏi đến, nó nằm một chỗ mờ mịt hắt hiu.. Cái TV nhỏ cũng cùng độ tuổi, kê trên đầu tủ sát cửa sổ nhìn ra ban công. Bên cạnh là chiếc đi văng, đã có từ lâu từ khi chàng chưa ra đời, tuổi của nó đáng là cha mẹ của hai món đồ kia. Nếu được đổi những phương tiện hiện đại thay thế cho những thứ cũ kỹ này, chàng sẽ từ chối , bởi nó mang nhiều kỷ niệm của những thời gian gần gũi.
Tuy đã ba chục lẻ sáu cái xuân, nhưng vẫn chưa yên nơi yên chỗ, cha mẹ cứ hối thúc và mai mối do những bạn bè của ông bà đưa lại, chàng đủng đỉnh cứ y như là cái xuân nó không có chân. Cũng không phải là chàng vô duyên xấu xí, nhưng mà cứ vì nhửng lý do không đâu rồi lại không đến được với nhau. Thôi thì không có duyên có nợ, chàng tự nhủ và cũng để có cớ trả lời cha mẹ.
Những giờ làm việc ra ngoài lẫn vào cơn lốc xoáy của nhịp sống hối hả. Tiếp xúc với những bộn bề công việc, căng thẳng mệt mỏi. Chàng trở về căn phòng ấm cúng của mình, nghỉ ngơi, thư giãn.
Sáng những ngày nghỉ, chàng dậy sớm. Nhắm mắt, vỗ nhè nhẹ làn nước mát mẻ quanh cổ, trán, mặt. Ngước mặt, hít sâu đón nhận bầu không khí trong lành của buổi sớm mơn man, cùng vài động tác thể dục, hít thở, thong thả ngắm nhìn quang cảnh trời mây, cây lá xung quanh.

Khi thì tản bộ vài trăm mét, đến một quán phở trong một con hẻm nhưng lúc nào cũng đông vui, thưởng thức một tô nóng sốt nghi ngút, cay xè, với những cọng húng, hành...béo bổ. Lúc thì vào một tiệm bánh mì nóng dòn, những mảnh dòn rào rạo...quên thôi. Lại còn những đòn bánh tét gói lá chuối, những củ khoai lang luộc từ quê mang lên, của nhười phụ nữ được một nhà giàu cho bán nép trước hiên nhà, vẫn còn đọng lại những giọt mồ hôi lấm tấm trong bịch xốp trắng..

Ngày nào cũng thế, lúc nào cũng vậy, không bao giờ trước khi ăn chàng quên...



Tủ kiếng trong trên bàn, được kê lệch vào độ dăm phân với cửa sổ. Hé một khe nhỏ tỏa nhẹ những niềm vui thoảng man mác. Tủ này có hai ngăn. Chân là hai thanh kiếng trong dày cao khoảng hơn một phân. Khi tiếp xúc với mặt bàn tạo một khoảng trống có thể lùa chiếc đũa vào. Mặt bàn vẫn được nhìn xuyên suốt.
Đó là chỗ trú ngụ của cặp vợ chồng thằn lằn, theo chàng nghĩ vì có một mảnh mai trắng trẻo hơn. Không như những cô chú khác sậm màu loang lổ, cặp này thanh tao nho nhã, chung sống với nhau rất vui vẻ hòa bình, không bao giờ thấy mâu thuẫn, tranh chấp. Thoạt đầu, chàng chỉ thấy thoắt một cái là biến mất, sau khe cửa hoặc núp dưới bình trà, tách ... dưới khoảng trống của mặt bàn và tủ kiếng.
Không như những anh kiến chị dán, cô chuột... phiền hà, mất vệ sinh. Cố gắng lục lọi, tìm tòi. phá phách thức ăn, quần áo. Các vị thằn lằn này vô hại. Chỉ ăn những thức ăn rơi vãi hoặc ruồi muỗi. Không có nó mình vẫn phải “chó treo mèo đậy” mà! Chúng chỉ ở những nơi cao ráo sạch sẽ.
Trước kia, thường thường lúc nào chàng cũng có một, hai thú cưng bên cạnh. Có bản tính cực đáng yêu mà tạo hóa đã trao tặng cho loài người như chú chó Lucky, Lulu, hoặc thể hình mềm mại, ẻo lả, uyển chuyển như nàng Miu đỏng đảnh Nhà không nhiều không gian mà anh chàng Lucky lại “cẩn tắc vô...” luôn đi thăm chừng lãnh địa khắp nơi, ngõ ngách, mỗi nơi đánh dấu một tí. Còn nàng Miu che dấu rất kỹ lưỡng, nhưng dân gian ví “chua như... mèo”.. Vả lại, đến mùa yêu đương thì chúng san bằng mọi rào cản đi theo tiếng gọi của con tim. Rồi thì vẫn thiếu cái vẫy đuôi mừng rỡ, cọ xát nũng nịu, thiếu bước chân luôn theo sát, tia mắt không ngừng dõi theo buồn vui của chủ cả khi lim dim vào giấc ngủ.
Số là, chàng nhìn thật kỹ trong khe cửa, khoảng trống nhỏ, thấy cặp mắt nhỏ xíu hau háu theo dõi những tác động ngoại cảnh. Không có chó mèo thì thằn lằn vậy. Chàng liền bấu mẩu bánh mì, một vài hột cơm búng vào khe cửa. Lâu dần thành thói quen không bao giờ quên. Thằn lằn luôn giữ một khoảng cách an toàn, khó nhìn được đầy đủ ngoại hình trong tầm tay. Chỉ những giờ nghỉ ngơi, không làm việc như buổi tối sáng sớm đùa giỡn trên trần nhà, vách tường trên cao.
Có lần, chàng thử dùng cái dĩa dành riêng cho chúng trong để chút thức ăn. Sau đó ngồi đi văng xem TV theo dõi diễn biến. Lúc đầu hắn từ từ bò ra, nửa phần thân trước ngóc lên cạnh đĩa nghe ngóng, hai tiếng đồng hồ qua đi nó chỉ làm vài động tác, quay đầu nhìn, quay lưng bò vào, ngửi thức ăn.
- Sao không đớp đại miếng mồi, chạy vào chỗ trú ẩn nhai nuốt, chừng mấy lần là no bụng, khỏi tốn công sức thì giờ.
Chàng lẩm bẩm.

Điểm đặc biệt, là giống này rất cẩn thận về sinh hoạt ăn uống ngủ nghỉ, đi lại. Có khi chàng cho chúng vài mẩu thức ăn, rồi ra ngoài hơn tiếng đồng hồ về vẫn thấy ở tư thế cũ thăm dò an toàn vệ sinh thực phẩm. Ngay cả việc sinh đẻ hình như cũng có kế hoạch. Chàng chưa thấy hiện diện trong một căn phòng số lượng quá nửa đầu ngón tay .
Thế mà thỉnh thoảng thấy xác khô của một hai chú ở kẹt cửa, góc nhà có lẽ hay trụ ở khe cửa kín đáo vô tình gió ập tới hoặc ai đó đóng mở cửa nên rủi ro xảy ra. Một lần chàng nghe tiếng “bẹp” nhỏ dưới chân, nhìn xuống một con bị chàng đạp phải, chỉ biết chép miệng kêu khổ cấp cứu ra chỗ an toàn. Đúng là không thể quản hết mọi việc cố cẩn thận tối đa, còn rủi ro thì chỉ biết trông cậy vào... trời.
Qua khe hở nhỏ đó, giờ điểm tâm, giờ cơm...
Quảng cách an toàn thu ngắn lại, không còn núp sâu trong khe cửa, mà lộ hẳn toàn thân đối diện chàng. Không biết có phải chúng thông tin cho nhau hay không, mà mấy con ở phòng dưới nhà cũng thân thiện với chàng như vậy.
Tính tình của chúng thật đáng trân trọng. Không vồ vập khi ăn uống, không nạp bừa bãi thức ăn vào cơ thể. Bởi thế không có con nào bị béo phì, thì chắc tim mạch tốt, tiểu đường cũng không, ít bịnh hoạn. Chúng chậm rãi quan sát chung quanh nên xác suất an toàn lao động cao.
Đôi bên giao lưu với nhau, ngày lại ngày, trở nên quen thuộc. Tới giờ họ lại gặp nhau ở khe hở nhỏ đó.
Hôm nay chàng phải đi công tác xa nhà hơn tuần lễ.
Quay quắt với công việc, chàng trở lại căn phòng của mình. Chợt nghe một tiếng tách. Trước mặt chàng cách vài gang tay, ngay khung cửa sổ, con thằn lắn nhảy ra miệng tặc lưỡi liên tục, đuôi ngoe nguẩy.
Nó mừng chàng đã về.

Ngày 23 tháng 8 năm 2009
Đinh Thị Thoa













HAI CHỊ EM



Đang làm việc, vào khoảng 15g. Tôi nhận được một cuộc điện thoại của Thắng, con trai hỏi “mẹ đó hả” “cứ ở tại đó, con sẽ đến”. Tiếp theo, một cuộc khác, từ quê cách Thành phố 130 cây số, chỗ cha mẹ tôi ở của một cô láng giềng báo tin, một tin mà con trai không dám báo qua điện thoại “mẹ chị đã qua đời, vì tai nạn”, như một cú sét giáng xuống đầu, tôi bật kêu lên, khóc giữa công ty, quỵ xuống, mấy người bạn phải dìu vào phòng trống, an ủi. Không bất ngờ sao được vì bà rất khỏe mạnh, nhanh nhẹn, tuy ngoài 70 nhưng minh mẫn, tháo vát hơn cả những người trẻ tuổi. Tôi mới gặp mẹ cách đó 10 ngày, khi bà về Thành phố dự đám tang của người em gái kế bà tức dì ruột của tôi mất vì bị bịnh viêm gan siêu vi c.

Sự “ra đi “ của dì Thanh nhẹ nhàng, êm ái vì dì được “chuẩn bị” trước nhiều ngày. Trên giường bịnh, những ngày chót dì vẫn vui vẻ, vẫn chuyện trò, đôi khi xen vào những câu nói khôi hài cám ơn sự giúp đỡ chăm sóc của con cháu. Chịu đựng những đau đớn thể xác nội tạng bên trong, lở loét bên ngoài vì nằm một chỗ không xoay sở được. Họ hàng, con cháu qui tụ đông đủ, cầu kinh suốt ngày đêm cùng với các Hội nhóm đạo đức, Hội Bà mẹ Công giáo, Dòng Ba Đa minh, Cát minh, Nhóm Kinh thánh… của Giáo xứ thường xuyên thăm viếng, hỏi han, đọc kinh, cầu xin. Giúp đỡ cho dì trên đường về quê với Cha trên trời được “xuôi buồm thuận gió”.

Những ngày này, dì rất bình thản, tươi tỉnh. Lúc đương thời, dì là người con hiếu thảo với mẹ dưới đất tức bà ngoại, còn cha thì mất sớm.

Dì là út, tôi thường nghe người lớn kể lúc còn nhỏ, dì ở tuổi đã chạy chơi khắp nơi, nhưng vẫn còn “bú tí”, cứ chạy chơi, thỉnh thoảng lại chạy về “bú mẹ”, có lẽ nhờ “sữa mẹ tốt” lại “bú dài hạn” nên dì cao, to, khỏe mạnh hơn người bình thường. Vào những năm 80, lúc dì hơn bốn mươi, đi buôn hàng chuyến trên một chuyến xe lam. Xe bị lật, đè gọn lỏn lên dì , dì khỏe mạnh đến đỗi, nằm dưới gầm xe, hai tay chống xe lên gọi ơi ới. Mọi người nâng xe lên, kéo dì ra. Dì không bị thương tích trầm trọng, chỉ bị máu bầm tụ ở một bên đùi, nhưng chỗ đau này lại là nguyên nhân của căn bịnh viêm gan do dùng quá nhiều thuốc tây chữa trị.

Ngoại gắn bó với dì mật thiết hơn với những người con khác, dễ hiểu cô Út mà. Sau này khi ngoại mất, mấy chục năm sau, nhắc đến ngoại dì vẫn khóc, trong mọi chuyện, dì là người mau nước mắt.

Khi ngoại sắp mãn phần, gia đình bàn bạc và cũng là ý ngoại, ngoại phải về quê ở với bác trai để thuận tình, thuận lý khi ma chay. Những năm tháng này, thỉnh thoảng ngoại “nhớ” cô Út khóc lóc. Thế là cô Út “chạy chọt” xe cộ để đưa ngoại về Thành phố. Trong thời gian này, xe cộ rất khó khăn, mà chỉ dành riêng cho một mình ngoại. Về Thành phố, ít hôm ngoại lại đòi về con trai, cô Út lại “tất tưởi” lo xe cho mẹ về con trai. Về con trai, lại nhớ “cô Út” cứ thế... cứ thế, cho tới khi ngoại mất, trở thành giai thoại trong gia đình.

Ngày giải phóng, mọi người tìm cách di tản, chồng dì làm việc cho nước ngoài nên gia đình được cho đi khẩn cấp, không tiền nong gì cả, mà gia đình dì cũng chẳng có tiền, vì chi tiêu rộng rãi, có tới đâu, hết tới đó nhưng dì không đi, đối với dì, tình cảm là trên hết, bỏ lại anh em ruột thịt là chuyện không thể, trong khi đó nhiều người đánh đổi tất cả, dù đi một mình, dù ngay cả tính mạng….

Có lẽ, niềm thương nhớ ngoại ấp ủ nhiều năm từ khi ngoại mất, nên những ngày cuối đời, dì tươi tỉnh, vui vẻ, bình thản chờ đợi ngày ra đi, vì dì sẽ được gặp lại người mẹ yêu dấu. Thêm nữa nào là anh, là chị, là con cháu đã đi trước, dì cũng không lúc nào quên. Những người mà khi còn sống, dì luôn luôn khi thì gạo, khi thì tiền, quần áo, thuốc men,… Nhất là vào những dịp lễ, tết khi dì về quê. Nhà họ hàng, người làng, nhà nào dì cũng vào bánh trái, tiền nong phân phát…

Còn với “Cha trên trời” dì còn hiếu thảo nhiều nhiều hơn, thường xuyên “đến với Cha”, “thăm viếng”, “chuyện trò”… lắng nghe lời Cha “dạy bảo”… yêu thương, chia xẻ, đùm bọc anh em, tất cả mọi người cùng là con một “Cha trên trời”. Lại nữa dì cũng có “chân” trong Hội đồng mục vụ Giáo xứ, dì gắn bó với Giáo xứ rất mật thiết. Con cháu dì cũng sinh hoạt trong Ca đoàn.

Dì quan tâm yêu thương, giúp đỡ họ hàng, con cháu và mọi người nên khi dì ngã bịnh, rất đông đủ gia đình, họ hàng, bạn bè Giáo Xứ.

Thăm dì về vài ngày sau, vào buổi tối khoảng 21g tôi bị chảy máu cam, một chuyện hiếm có, từ rất lâu, rất lâu, tôi có bị một, vài lần lúc hai, ba tuổi tức là cách đó hơn năm mươi năm. Lúc sau, được tin dì mất. Sao lại có sự trùng hợp như vậy! chỉ biết ghi nhận và nhớ trong lòng.

Bố tôi, tức anh rể của dì, ngủ lại nhà dì sau đám tang của dì. Ông kể, đêm ông nhận thấy có bàn tay vỗ vào vai, ông nói tiếp “đúng là dì, vì khi sống, dì hay có cử chỉ ấy. Con gái dì, định cư bên Mỹ, cũng nghe tiếng dì bên tai lúc dì mới mất. Có người xem tới đây cảm thấy hơi rờn rợn, hoặc sợ hãi. Nhóm người “trốn chạy” có cảm giác đó. Còn nhóm người “đối diện tìm hiểu” sau khi hiểu thì không có một điều gì có thể làm họ sợ hãi.

Trong cuộc sống, không ai không có lầm lỗi, thiếu sót, nên những ngày mới mất dì được “Cha” cho về để nhắc nhở, và xin lời cầu nguyện từ những người thân, để dì mau hưởng phúc được “gặp” cha cùng những người thân thương của dì.

Trở lại chuyện của tôi, lúc nghe tin mẹ mất, ruột gan như bị muối xát, những tưởng mẹ sống lâu trăm tuổi để mình được trả hiếu, vì chưa làm được điều gì cho mẹ vui.

Tôi rất hạnh phúc, mẹ mạnh khỏe nhiều so với những người cùng tuổi, luôn mong mỏi, kinh tế tốt hơn để có thể đỡ đần mẹ khỏi vất vả bôn ba, với tuổi mẹ mà vẫn phải ngồi chợ, dãi dầu mưa nắng.

Mẹ lớn hơn dì khoảng vài ba tuổi, mẹ không sôi nổi, sắc sảo như dì, có phần có hơi hướng của người miền quê, thiệt thà như đếm, thẳng như mực tàu. Mẹ rất nhiệt tình sinh hoạt Giáo xứ, hai chị em có lẽ không thua kém nhau về mặt này. Bà tham gia các Hội Nhóm cầu nguyện đạo đức, thăm viếng người bịnh, neo đơn, kẻ liệt. Ít thấy bà rảnh rỗi.

Sáng sớm 4, 5g dậy đi lễ, sau đó ra chợ, bà ky cóp thu nhặt những đồng tiền buôn bán được, phần lớn làm việc bác ái và dâng vào nhà “cha” để xây dựng, sửa chữa.

Cuộc sống của bà thanh đạm, siêng năng, không nề hà vất vả, cực khổ khi phụng sự cha cộng thêm những đau khổ thường ngày do sự “trái tính, trái nết” của cha chị.

Ở mẹ, có một điểm sáng ngời, mẹ yêu bố luôn luôn như nhất, cuộc hôn nhân của mẹ do người lớn quyết định, không phải ông bà tự tìm đến với nhau. Ông bà mới tổ chức kỷ niệm đám cưới ngọc. Suốt cuộc đời sống chung, hương vị ngọt ngào, cay đắng. Mẹ yêu những tính tốt của ông, đồng thời hứng chịu những “trái khoáy” của ông mà nhiều người cho rằng “không chịu nổi”. Những năm ông bắt đầu đứng tuổi , “già đổi tính” càng ngày càng tăng cường độ. Mẹ vẫn cam lòng… cam lòng chịu đựng, không than van, oán trách… cho đến khi mẹ mất.

Chu toàn bổn phận làm vợ, làm mẹ, dù chồng, dù con có làm bà khốn khổ, vẫn giữ tròn lời dạy của Cha.

Các con chỉ biết nuốt nước mắt, ngậm ngùi nhìn những sự đau khổ của mẹ mà không thể chia xẻ, tất cả đã có gia đình riêng chỉ còn hai ông bà sống với nhau. Thí dụ ông đòi vốn nuôi cá, cá giống bỏ xuống ao, cá lớn ăn cá bé, rắn rết ăn hết sạch, nhưng ông vẫn kiên trì không chịu thua. Các con cũng có lúc làm mẹ buồn.

Những năm tháng còn nhỏ, tối nào bà cũng “xua” chồng con lại “đọc kinh gia đình”. Luôn luôn nhắc nhở con, sau này thêm cháu… giờ lễ, giờ kinh, giáo lý. Có lúc bà phải “khóc” vì sự “nguội lạnh” của một , vài thành viên trong gia đình

Ngồi chợ tới trưa, về cơm nước xong vội vàng đi nhà thờ cầu kinh, hoặc cùng các ông bà trong Hội Nhóm đạo đức thăm viếng các gia đình người đau ốm… như đã nói ở trên. Me đông con hơn dì nên cuộc sống bôn ba hơn, vất vả hơn. Bà hiền lành, đạo đức, tôi không nghĩ mẹ mất sớm mà lại bất ưng như thế. Ở mẹ dù vui, dù buồn lúc nào cũng toát ra bình an của sự trông cậy, sự phó thác vào Cha.

Mẹ giống bà ngoại cũng là người mẹ rất đạo đức, lại rất “thọ”.

Lúc sắp mất, ngoại ngày càng nhỏ lại, chỉ còn xương với da, ngoại không bịnh gì hết chỉ mất vì già. Sinh thời, ngoại ăn uống rất kỹ lưỡng, không ăn thịt bò, gà, đồ biển… chỉ ăn chút nạc heo, cá đồng… có lẽ vì vậy mà ngoại sống lâu tròm trèm một thế kỷ, trước lúc đi ít ngày, vẫn khỏe mạnh, minh mẫn, con cháu ngoại nhớ tên từng đứa . Đông đủ con cháu xa gần trong giờ phút cuối cùng.

Mẹ … thì lại khác… không ngờ… thật đúng không ngờ. Bà không phiền hà con cháu một ngày, giờ nào phải chăm sóc, thuốc thang. Gia đình và họ hàng không lo lắng nhiều về mặt “thiêng liêng” của bà vì đi đột ngột như vậy, không lãnh được các bí tích cuối cùng trước giờ lâm


Dành cho quảng cáo

©2007-2008 Bản quyền thuộc về Liên Mạng Việt Nam - http://lmvn.com ®
Ghi rõ nguồn "lmvn.com" khi bạn phát hành lại thông tin từ website này - Useronline: 256

Return to top