Nói về Hải Triều thánh nhơn bị vua Tần cười chê, thì hổ thẹn mặt đỏ phừng phừng, trong bụng nghĩ rằng: "Ta chẳng qua vì Nam Cực mà xuống đây, nay bị thua Nam Cực, cũng vì nước Tần nếu ta về núi, ngặt vì ta xuống từ đó đến nay không làm được chuyện gì, bây giờ trở về há chẳng bị ngươi chê, muốn nói xóc với vua Tần ít điều, ngặt mình không hơn Nam Cực được, biết nói làm sao?" Nghĩ đi nghĩ lại rất khó, túng phải gượng cười nói: "Khí sống Đông Tề đã hết, nay mà lui binh, thì chẳng những uổng phí tiền lương, tổ binh chết tướng, và lại sái mất thời tiết, xin hiền vương tạm dừng đại binh, nếu như giả, tôi tuy không hơn được Nam Cực, song cũng khá ngăn phép ma nó đặng, chẳng biết ý bệ hạ thế nào?"
Thủy Hoàng thấy Hải Triều mặt đỏ thẹn thùa, nghĩ biết mình lớ lời, bèn gượng cười mà nói rằng: "Lão tổ phép lạ vô cùng, nếu không có lão tổ, thì vua tôi nước Tần này đã sớm bị Tôn Tẩn giết chết, đâu có còn đến nay. Lão tổ muốn tạm dừng đại binh, trẫm phải kính vâng theo ý, chẳng luận các động chơn nhơn thiệt giả, đến sáng ngày trẫm quyết lui binh mà thôi". Hải Triều nghe nói cả mừng, cùng Kim Tử Lăng, Vương Tiễng ra dinh, thấy mười ba vị chơn nhơn đều đứng ngoài cửa. Lão tổ kêu lớn hởi rằng: "Các trò! Vì sao hôm nay về được?" Các chơn nhơn thấy Hải Triều đều bước tới ra mắt, đem việc Nam Cực tha về, mà thuật hết lại và lấy mấy pháp bửu bị mất trong trận khi trước, dâng cho Hải Triều. Hải Triều nửa mừng nửa giận, mừng là mừng học trò đã về, bửu bối đã lấy đặng, giận là giận Nam Cực đã thả học trò trở về, còn nhiều lời khi dễ, rồi dẫn học trò vào dinh ra mắt Thủy Hoàng, phân ngồi hai bên. Thủy Hoàng thấy các tiên đi đứng chuyện vãn không phải là hình giả, thì hết lo sợ, truyền bày yến ăn mừng. Đang uống rượu, Thủy Hoàng, dặn học trò giữ dinh, ta đi giây lát sẽ về. Dặn rồi cỡi mây bay qua phía nam, xa xa xem thấy năm vừng mây có năm vị thần thánh; vị ở giữa ba đầu sáu tay, mặt vàng ba con mắt, mặc áo bát quái, vị bên tả mặt đỏ, râu đỏ, bốn cái răng đều lộ; vị phía bên hữu, mặt xanh, tóc đó, đầu đội kim niếp, tay cầm kim tinh; một người râu dài năm chòm, mặt như thoa phấn, một nười đầu beo, mắt tròn, mặt như lọ chảo, tay bước tới cúi đầu hỏi rằng: "Tôn thần xuống phàm gian có việc chi chăng?" Người ba con mắt đáp rằng: "Chúng ta vâng sắc chỉ, đến thành Lâm Tri, Đông Tề". Hải Triều tưởng là Nam Cực thỉnh đến, bèn nói: "Chẳng hay vị đạo hữu nào cầu thỉnh tôn tần xuống đó?" Năm vị tôn thần đều cười nói: "Có đạo hữu nào thỉnh đâu?" Chúng ta là ôn bộ chánh thần vâng sắc chỉ tới Lâm Tri rải an (dịch khí) hạn sáu ngày, bá vạn sanh linh phải chế".
Hải Triều nghe nói thất kinh nói: "Dám hỏi tôn thần, rải một chỗ Lâm Tri mà thôi, hay là chỗ khách cũng đều có nữa?" Tôn thần nói: "Duy có một chỗ Lâm Tri mà thôi, cách thành ba mươi dặm thì chẳng có, vậy chớ đạo hữu lên thiên môn có việc chi đại sự không?" Hải Triều nói: "Tôi là người ở Đông Hải, động Vân Quang, Hải Triều thánh nhơn, vâng sắc chỉ sai lôi bộ xuống phàm, gồm thâu sáu nước ứng theo kiếp số, học trò tôi đánh tới Lâm Tri, bị Nam Cực cùng Tôn Tẩn dẫn táng tiên ngoài biển ngăn đánh binh Tần, bất đắt dĩ tôi phải xuống núi, bị Nam Cực vây trong trận tụ tiên, may nhờ năm vị đế quân cứu ra khỏi trận, rất giận Nam Cực, trái trời, giúp Tề đánh Tần, vốn bọn nó là Thái ất kim tiên, tôi không trị được, nay tôi lên thiên đình tâu cùng Ngọc đế, rồi đến cung Đâu suất nói với thầy nói, coi ai phải ai quấy". Năm vị tôn thần cười nói: "Té ra Hải Triều lão tổ, nghe tiếng đã lâu, hôm nay được gặp thật ra may lắm, theo ý tôi, lão tổ chẳng cần lên tấu thiên đình làm chi, thành Lâm Tri bị tai trướng mắt, bọn Nam Cục dễ chẵng biết ý trời sao? Chắc va kh6ng hơn ba mươi dậm, một là khỏi nhiễu ôn dịch, haio nữa Nam Cực thấy binh Tần đã lui thì tự nhiên về núi, ngoài sáu ngày chẳng cần động binh, đất Đông Tề giũ tay cũng khá lấy được, thì chẳng hai hơn sao?" Hải Triều nghe nói, rồi nghĩ rằng: "Ta lên tâu thiên đình, là việc bất đắc dĩ, chớ lòng ta không muốn, hôm nay công việc như vậy, chi bằng ta để cái tình, ngày sau còn gặp nhau được". Bèn nói: "Lời của chánh thần phân rất phải, tôi xin trở lại". Liền từ biệt năm vị ôn thần, cỡi mây trở về dinh.
Nói về Nam Cực cùng chúng tiên, và vua tôi nước tề cười nói một hồi. Nam Cực cùng chúng tiên từ biệt Tương Vương, lui vê Vân Ba Điện. Nam Cực nói với Tôn Tẩn rằng: "Sáng ngày ta về núi, vậy ngươi phải lên Ngô kiều mà chôn mẹ, rồi về Thiên Thai, chớ khí số Lâm Tri đã hết, cái đạo làm tôi đã đủ rồi, nếu còn tham luyến, thì trái nghịch lòng trời, chẳng những ngươi mà thôi, ta cũng không khỏi bị trách". Tôn Tẩn sa nước mắt nói: "Đệ tử há chẳng biết vượng khí đất Lâm Tri đã hết sao, cái cừa cha, anh, chú nơi thiên mạng, song nơi hội bình linh, tam thanh có nói: "Ở nước Yên tận hiếu, ở nước Tề tận trung, nay còn một giờ chống lại một giờ, làm cho binh Tần thấy bóng kinh lòng, nghe danh rụng mật, chừng ấy tôi sẽ lên Ngô Kiều chôn mẹ". Đông Phương Sóc cười nói: "Cờ gặp xứng tay mới sướng, nay Ngũ Lão về núi, trong dinh Tần bất quá còn lại Hải Triều mà thôi, làm chi cho sanh dân đồ thán, chi bằng nhơn lúc này về núi thì hơn". Tôn Tẩn nói: "Tôi là người tu hành, lấy việc từ bi làm gốc, đâu có lòng sát sanh mà tranh thắng bại, song mấy người đó thiệt khó thương được, nên muốn làm cho biết lợn hại". Tây Phương Sóc cười nói: "Liễu nhứt chơn nhơn, ngươi đã hiểu được đất Lâm Tri gần mất, thì Hải Triều va dễ chẳng biết xem khí tượng hay sao, thi va cũng làm thế khác, không lẽ chịu thôi, vả lại binh Tần chẳng lui, thì vui Tề đâu cho chưởng giáo cùng chúng ta về núi, ngươi hãy ra xem coi, còn có mấy ngày nữa đâu". Tôn Tẩn nghe nói, chạy ra khỏi điện ngước mặt lên xem, thấy khí đen mù mịt, lúc ấy đã đến canh bạ, bỗng thấy năm vầng mây qua lại trên không vẫn năm vị ôn thần bay đến Lâm Tri, vì trong ấy có bọn Nam Cực, đều có tham huê tụ đính, hồng quang muôn đạo xông thấu trên mây, ôn thần sợ phạm đến mình tiên, nên còn đang qua lại muốn xuống, xảy gặp Tôn Tẩn chạy ra. Tôn Tẩn thấy năm vầng mây qua lại bèn rút cờ hạnh huỳnh chỉ lên, nạt rằng: "Thần xứ nào? Sao chẳng rớt xuống cho ta?" Năm vị ôn thần liền bay xuống.
Tôn Tẩn nhìn biết ngũ ôn chánh thần, thì thất kinh, lật đật vòng tay thưa: "Chẳng hay tôn thần đến đây có việc gì?" Năm vị tôn thần vội vàng đáp lễ: "Chúng tôi vâng sắc chỉ xuống tại đất Lâm Tri". Tôn Tẩn hỏi: "Ngự chỉ hạn mấy này?" Tôn thần nói: "Hạ từ bữa nay cho đến sáu ngày". Tôn Tẩn nói: "Vì tôi có quan tài của mẹ, còn ở trong thành, đi chôn chưa kịp, xin Tôn thần hoãn lại ba ngày chẳng biết đặng chăng?" Tôn thần nói: "Chỉ vua sai khiến, đâu dám vị tình, song trước hưỡng sau gấp thì khá lâu đặng ít ngày". Tôn Tẩn hỏi: "Trước hưỡn sau gấp là thế nào?" Ôn thần nói: "Chứng ôn ấy gfấp thì trong nháy mắt bỏ mình, còn hưỡn thì ba ngày phải chết ngay, nay tôi rưới mạng ôn (là ôn hưỡn a ngày mới chết) dặng hưỡn cho ngươi ít ngày". Tôn Tẩn nghe rồi cám ơn, ôn thần đem việc gặp Hải Triều lên thiên môn tâu cáo, mà thuật lại một hồi, Tôn Tẩn thất sắc nói: "Nếu không có tôn thần khuyên cản, thì chưởng giáo cùng tôi ắt bị quở trách, ngày sau rảng việc, tôi sẽ đến lạy tạ ơn". Nói rồi từ biệt ôn thần, về điện Văn Ba, đem việc ấy thuật hết lại. Nam Cực nói: "Như vậy mai sớm ta phải lui binh, cách ngoài ba mươi dặm, mà tránh tai nạn, rồi chúng ta giết cho nó trở tay không kịp, ngươi tính thế nào?" Tôn Tẩn nói: "Lời tổ sư phân nhằm ý tôi lắm". Bèn kêu Tôn Yên, nói: "Ta trao cho ngươi một phong thơ, một đạo linh phù dẫn hai trăm gia tướng, ra cửa đông ba mươi dặm, sẽ giở thơ coi theo đó mà làm, như gặp người Tần chạy tới, thì đốt bùa, đánh nhầu có một trận, song chẳng khá rượt theo, ra đóng đinh ngoài cửa tây, ba mươi dặm chờ đó". Tôn Yên lãnh mệnh đi liền. Tôn Tẩn sai Viên Cang, Độc Cô Giao, dẫn một ngàn binh mã ra cửa đông ba mươi dặm, đào hầm bốn phía, trên đậy cỏ lại, chờ binh Tần tới, đón mà giết nó, rồi có ta đến tiếp. Hai người lãnh mệnh ra đi.
Nói về Hải Triều về tới dinh Tần bay xuống. Lúc ấy vua tôi nhà Tần đang ở nơi trướng bàn luận lăng xăng, bỗng thấy lão tổ trên không bay xuống. Vua Tần cùng các tiên xuống thành nghinh tiếp, vào điện mời ngồi. Thủy Hoàng hỏi: "Lão tổ lên thiên môn, xảy gặp ngũ ôn thần khuyên cản nói: "Chảng cần vào tâu ngọc đện, xin bệ hạ lui binh, đóng ngoài ba mươi dặm, chờ quá sáu ngày, đất Đông Tề giũ tay cũng lấy đặng". Thủy Hoàng nghe nói cả mừng, truyền bày tiệc ăn uống, rồi dạy Vương Tiển dẫn mười viên đại tướng đi trước, Tư Mã Hân, Đổng Ế đi sau! Trẫm và lão tổ hưỡn ra đi, đi hơn hai mươi dặm, xa xa xem thấy cụm rừng, e có binh Tề mai phục, bèn đóng dinh nơi ấy.
Nói về đội trước, vâng mệnh Vương Tiễng phi báo, đội giữa nghe báo thất kinh, nói: "Có binh Tề ngăn trở, phải mau đòi đội sau tới tiếp" Hải Triều lật đật nói với Thủy Hoàng rằng: "Xin bệ hạ chớ lo, để tôi tới trước xem coi thế nào?" Rồi dẫn học trò đi tới đội trước, tướng đội trước vào bẩm rằng: "Vương tướng quân dẫn vài mươi quân vào trong cụm rừng ấy, đến bây giờ không thấy ra, nên tôi phải bẩm cùng lão tổ định phân".
Hải Triều hỏi: "Rừng ấy ở đâu?" Chúng tướng lấy tay chỉ nói: "Cụm rừng trước". Xem coi, không thấy rừng bụi chi hết, duy thấy vài mươi cây lớn cắm nơi mé lộ thì nói: "Không xong, Điện tây hầu trúng kế Tôn Tẩn rồi, các học trò không nên tới trước, để ta coi thử". Bèn cỡi hẩu tới trước lùm cây, thấy cắm bày thứ lớp, bố theo bát quát, thì biết là phép ngũ độn, bèn niệm chú lấy gươm chỉ tới, cây đều ngã hết, binh Tần ngó thấy đường lộ chẳng có cây cồi chi thì thất kinh, phi báo vua. Lúc ấy Hải Triều phá phép mộc độn rồi cỡi hẫu rượt tới chưa nửa dặm đường, xa xa ngó thấy Vương Tiển cùng mươi quân đi vòng vòng một chỗ như đứa mất hồn, thì kêu lớn rằng: "Hiều đồ chạy ra, có ta đây". Bỗng thấy một cây lớn, gió thổi phất phơ lại có lá cờ dán trên cán cờ, trong bụng nghĩ rằng: "Vật này là phép của Nam Cực và Tôn Tẩn đó, vậy ta gỡ lá bùa này trước, thì phá phép dễ hơn". Rồi chẳng cứu Vương Tiển, giục ngựa chạy bay tới cờ, thình lình bị sụp một cái như trời nghiêng đất lở, lúc Hải Triều sụp rớt dưới hầm thì quân Tề núp trong cỏ cầm câu móc áp lại giựt bắt Hải Triều. Hải Triều la: "Không xong". Liền hươi gươm đánh dỡ. Vốn Hải Triều phép lực tuy giỏi, gặp việc bất cập, trong lòng rối loạn, cứ đỡ đánh với quân câu móc, mồ hôi ướt dầm. Vốn con hẩu của Hải Triều là thú linh đặc đạo, thấy chủ nó bị nguy cấp, rống lên một tiếng bay bổng lên. Hải Triều múa gươm cù long đánh đỡ câu lóc, lên đặng khỏi hầm thấy tiên y rách ít chổ thì giận lắm liệng gươm cù long chém vào tên quân rớt xuống hầm Viên Cang, Độc Cô Giao áp tới vây đánh Hải Triều. Các chơn nhơn ngó thấy cũng hươu binh khí tới đánh. Hải Triều nói: "Các trò chớ cho hai viên tướng Tề chạy thoát, để ta đi cứu Vương Tiển". Nói rồi giục hẩu chạy đi. Viên Cang, Độc Cô Giao không dám đánh nữa, giục ngựa phá vây bỏ chạy. Các tiên chẳng rượt, bèn theo Hải Triều.
Nói về Hải Triều đương đi thấy có đống đất giăng ngang trước mặt thì biết là phép ngũ độn lật đật liệng chưởng tâm lôi nổ lên, đất đều tan hết. Bọn Vương Tiển nghe sấm nổ như say mới tỉnh, xim coi bốn phía không núi đết chi cả, lại thấy Hải Triều cùng các tiên. Vương Tiển hỏi rằng: "Đất núi giăng đây khi nãy đâu mất hết rồi". Hải Triều nói: "Phép ngũ độn ta phá rồi, mau theo ta kẻo bị kết Tôn Tẩn đánh phá trong dinh". Nói rồi đều bay về đột giữa. Lúc ấy vua Thủy Hoàng nghe cùng các tiên đi hết, lật đật thúc đội quân sau kéo tới. Đang đi bỗng nghe quân sĩ la ó lên rằng: "Có binh Tề đánh tới". Chương Hàng lật đật theo phò vua Tần. Nguyên Tôn Yên lãnh thơ Tôn Tẩn dẫn hai trăm gia tướng, một cự với trăm, binh Tần tuy nhiều, bị Tôn Yên đánh giết kêu khóc vang trời. Đội sau Tư Mã Hân, Đổng Ế, chạy tới vây Tôn Yên ở giữa. Binh Tần người đông thế mạnh, bỗng thấy binh Tần lại không rối loạn té nhào xuống ngựa, rồi xông tới một đạo binh Tề, Viên Cang, Độc Cô Giao đi trước, cùng Tôn Yên hiệp binh một chỗ. Vẫn trong thơ Tôn Tẩn dạy Tôn Yên rằng: "Chừng gặp Viên Cang, Độc Cô Giao thì ba người ở trên ngựa đốt bùa, binh Tần chạy chẳng nên rượt theo, rồi Viên Cang, Độc Cô Giao về thành, còn Tôn Yên dẫn gia tướng qua cửa tây ngoài hai mươi dặm đóng dinh chờ đó". Lúc ấy Tôn Yên, Viên Cang cùng Độc Cô Giao, liền đốt bùa, tức thì cuồng phong cả dấy, cát đá liệng giải binh Tần. Binh Tần bị bụi cát vào mắt, mở ra không đặng, phần thì cây đá liệng quăng, lỗ đầu phung máu, người ngựa thảy đều hãi kinh, cứ phò Thủy Hoàng thua chạy, cát đá theo sau đánh tới, mạnh ai nấy lo chạy nhầu tới trước, Hải Triều ngăn cản không lại, quày hẩu tránh ra, để cho quân binh qua khỏi, rồi thấy ở sau dông gió, đá cát rượt tới, bèn lấy gươm cù long vẽ bùa nạt lớn rằng: "Cát đá sao không trở lại?" Tức thì gió đá thối lui xa hơn bảy mươi dặm. Lúc ấy binh Tần chẳng thấy cát đá rượt theo, trong lòng bớt sợ. Còn Hải Triều thấy vua Tần thở chưa hết mệt. Vua Tần thấy Hải Triều áo tiên bị rách, thì nói: "Giỏi lui binh chưa thiếtu chút nữa ta đã bị đá đánh chết còn gì, ông là người phép lực, sao còn thua vậy?" Hải Triều nói: "Vì tôi tham cứu Vương Tiển, thiếu chút nữa phảt bị tay Tôn Tản". Bèn đem việc rớt xuống hầm mà thuật lại. Thủy Hoàng hỏi: "Gió, đá vì sao mất vậy?" Hải Triều nói: "Ấy là phép thuật của Tôn Tẩn. Bị tôi phá rồi, xin bệ hạ chớ lo, hãy gom binh mã mà đóng dinh lại". Thủy Hoàng hỏi: "Chỗ này cách thành Lâm Tri bao xa?" Các quan tâu rằng: "Chỗ này cách thành Lâm Tri hơn tám chục dặm". Thủy Hoàng truyền chỉ đóng binh tạm nghỉ.
Nói về bọn Viên Cang thâu binh về thành, qua ngày thứ, Tương Vương lên điện. Quân tam kỳ tâu rằng: "Đêm hôm qua, tướng giử cửa đông là Vương Đạt đến báo nói: "Lúc canh năm binh Tần nhổ binh, chẳng biết đi đâu, xin bệ hạ định đoạt". Tương Vương nghe nói, vội gát xe đến điện Văn Ba. Nam Cực cùng các tiên đứng dậy rước vào. Tương Vương nói: "Lúc canh năm hôm qua, binh Tần nhổ dinh, chẳng biết đi đâu, xin lão tổ đoán coi nó lui đi chỗ nào, và có làm kế chi chăng?" Tôn Tẩn nói: "Bệ hạ chớ lo, hôm nay phá trận Sum la, binh Tần thảy đều vỡ mật, tôi đoán chắt nó lén lui về nước, nên khi hôm, tôi sai Viên Cang dẫn binh chận mà đánh nó, đã đặng toàn thắng. Binh Tần chẳng dám dừng lại, thua chạy về nước hết rồi". Tương Vương nghe nói rất mừng, nói: "Cũng nhờ sức lão tổ cùng á phụ, xã tắc mới còn đặng, thiệt rất may lắm". Nam Cực nói: "Binh Tần đã lui rồi, liệu không dám trở lại nữa, bần đạo hôm nay xin cáo từ về núi". Tương Vương hoảng kinh nói: "Binh Tần tuy lui, song không biết giả thiệt, muôn cần lão tổ tạm ở ít ngày, mà trừ hết cái điều lo cho tiểu vương, chừng ấy lão tổ sẽ về, cũng chẳng muộn chi". Nam Cực nói: "Vâng cảm ý tốt của hiền vương, chỗ này không phải là chỗ tôi ở lâu được, xin từ biệt, ngày sau cũng còn gặp nữa" Bèn nói với các tiên rằng: "Các đạo hữu còn ở, ta xin về trước". Nói rồi đứng dậy muốn đi. Tương Vương cản lại nói: "Lão tổ! Xin hãy chậm chậm, lão tổ đã quyết lòng về núi, thì tiểu vương chẳng dám ngăn gượng cầm, nên có bày một tiệc, cho thỏa tấm lòng, xin lão tổ dùng rồi sẽ đi!" Nam Cực nói: "Bần đạo bấy lâu chẳng hưởng đồ khỏi lửa, xin dụng lòng thì đủ". Bèn nói với Tôn Tẩn rằng: "Công việc của ngươi xong rồi, phải về núi cho sớm, nếu còn gậy họa nữa, ngươi làm ngươi chịu, chớ ta chẳng dám trái trời, không cứu ngươi được". Tôn Tẩn sa nước mắt, nói: "Ơn tổ sư như núi, vì quan cứu mẹ tôi chưa chôn vào đất, để sáng ngày lên Ngô Kiều mai táng mẹ tôi, công việc xong rồi, đâu dám vọng động, mà mắc tội trời". Nam Cực nói: "Ngươi là người đắc đạo, chẳng cần dặn bảo hết lời". Rồi nói với anh em Đông Phương Sóc rằng: "Mang ơn đạo hữu, trượng nghĩa đến đây phò giúp, làm cho đạo tôi càng thêm tỏ rạng, ngày sau có kỳ gặp nhau nữa" Nói rồi xách gậy long đầu đứng dậy. Bạch Hạc đồng tử lăn xuống đất hiện nguyên hình, kêu lên một tiếng, bay tuốt lên mây. Nam Cực cỡi nai bổng trên không, đi tuốt. Các tiên đưa ra khỏi điện, coi chừng Nam Cực bay khuất mây rồi trở vào điện. Anh em Đông Phương Sóc đứng dậy nói: "Nay Chưởng giáo về núi, binh Tần đã lui, tôi xin trở về Độ Sóc, vì Tôn đại thánh tiến cử cho tôi đến đây, thật cũng tức cười, nay về Độ Sóc, còn để lại một cái tròng ở đất Lâm Tri, ấy cũng tại kiếp số của bần đạo, rất đỗi Phật từ bi là may mắn lắm, anh em tôi về núi Ngũ Hành trước, còn các tiên trở về Tây Hải". Tương Vương thấy Đông Phương Sóc muốn về, trong lòng rất khó nổi buông đi, nói: "Chưởng giáo không phải như các tiên, nên tiểu vương chẳng dám cầm lại, còn hại vị tổ sư dạo chơi chỗ nào không được, xin tạm ở ít ngày, cho tiểu vương hết lòng gặp gỡ". Đông Phương Sóc cười nói: "Tôi dạo khắp hồng trần, ngao du nhiều chỗ, nay đã đủ rồi, nếu còn tham luyến, xin hiền vương chớ cầm chi lắm". Tương Vương biết cầm không được, bèn dâng cho anh em Đông Phương Sóc mỗi người một ly rượi. Anh em Đông Phương Sóc tạ ơn, uống rồi cỡi thú bay lên núi Ngũ Hành ra mắt Tề Thiên đại thánh, rồi trở về núi Độ Sóc. Kế đó Liên Huê, Hạo Phát, Văn Xương, Trường Tiếu, Giánh Long, Phục Hổ, Trường My và Đại Đầu các tiên cũng đều từ biệt, kẻ thì cỡi rồng, người cỡi cọp ai về động nấy. Trong Văn Ba điện, các tiên về hơn phân nửa, còn lại Bạch Viên, Mao Toại anh em Vương Thuyền và Tôn Tẩn là năm người mà thôi. Vương Thuyền nói với Tương Vương rằng: "Không phải anh em tôi bắt chước theo mấy người kia mà về núi, anh em tôi ở đây cũng không việc gì, xin cáo từ về núi". Tương Vương nghe nói hoảng kinh, nói: "Hai vị tổ sư vì muốn bỏ quả nhân mà về núi cho đành, nếu binh Tần trở lại thì quả nhân biết đâu mà thỉnh được, vậy xin lựa một chỗ đất tốt ngoài thành Lâm Tri, tạo lập vài chỗ đơn phòng, mời nhị vị tổ sư ở đó, được sớm tối cho gần với trẫm, chẳng là hay hơn". Vương Thuyền cười nói: "Hiền vương chớ nên cầm anh em tôi nữa, nay hiền vương muốn lựa một chỗ đất tốt, xây cất đơn phòng mà cầm anh em tôi ở lại, thì cũng đủ rõ hiền vương có lòng tốt, song chốn này chẳng có chổ nào được hết, nếu như có được thì anh em tôi chẳng cần về núi". Tương Vương cả mừng nói: "Tổ sư lựa chọn chỗ nào, thì tiểu vương xin lập nơi phụng dưỡng".
Vương Thuyền thấy Tương Vương hỏi, tự ý muốn chỗ nào cũng được, thì tức cười, nói: "Cách thành Lâm Tri bốn tram dặm, có hòn núi Vân Tịch, chỗ ấy ở được, lời xưa nói: "Hễ có tụ thì phải có tan, hiền vương chớ ép cầm". Rồi nói với Tôn Tẩn rằng: "Ngươi có đại sự nơi mình, song mỗi việc phải do nơi số trời, quyết chẳng nên tham luyến hồng trần, nếucòn gây sự thì ta e cho chức tiên núi Thiên Thai không giữ được". Tôn Tẩn nói: "Xin vâng lời thầy dạy, đệ tử lên Ngô Kiều chôn mẹ xong rồi liền về Thiên Thai chẳng dám trái lời thầy dạy hôm nay". Tương Vương truyền bày tiệc chay, cùng hai vị tổ sư ăn uống. Anh em Vương Thuyền nói: "Bệ hạ chớ nhọc lòng, tôi xin uống sơ ít chén cho rõ tấm lòng". Tương Vương nghe nói rót ba chung rượi dâng trước cho Vương Thuyền, rồi rót đưa cho Vương Ngao.