Nghi Miên không hề biết chuyện nhỏ Phượng bị nội đánh đòn bởi cái tội dám bênh vực cô.
Cuộc sống mỗi ngày đi qua thật đều đặn. Miên vẫn sáng dậy sớm chở em đến trường, quay về đi làm công ty giày dạ Tuy mới thành lập hơn ba năm, nhưng đã gây được tiếng vang trên thị trường. Họ có rất nhiều đối tác nước ngoài, nên đích thân con trai của ông tổng Giám đốc công ty giày da, trụ sở chính đặt tại Tokyo đã qua Việt Nam chỉ đại công việc. Vì lẽ đó, Nghi Miên được nhận vào làm thông dịch viên riêng của Tonỵ Tony mới ngoài ba mươi tuổi, chưa vợ con, có dáng người của một diển viên điện ảnh hơn là người kinh doanh. Anh ta giữ chức phó tổng giám đốc. Và Tony đi liên tục các nơi từ Sài Gòn, về Huế, Đà Nẵng. Có tiền, anh ta qua Singapur hoặc Pakistan, Nghi Miên cũng phải tháp tùng theo. Những lúc ấy cô phải tìm một chiếc xe ôm quen để đi đưa rước Quốc Minh. Ngoài ra. Cô còn phải học thêm Anh ngữ nữa. Cũng may hồi trung học, môn Anh văn được cô ưa thích nên cô dễ học hơn.
Nghi Miên suy nghĩ dằn vặt mãi hôm gặp Phượng. Cô không mấy tin con nhỏ bạn cô tính bà Tám sẽ giữ lời nên cứ thấy thấp thỏm mãi. Sau mười ngày không có ai đếm tìm, Nghi Miên mới trở lại tâm lý thoải mái. Cô nhất định viết cho bà nội và ba cô một lá thư nói rõ chị em cô vẫn bình yên. Cô xin lỗi bà nội và ba, cho cô một thời gian nữa. lá thư gởi đi, cô nghe nhẹ cà lòng.
Chiều thứ bảy, công ty được nghĩ sớm.Vì công ty tư nhân, nên không có chế độ một tuần làm việc năm ngày, Nghi Miên thả bộ về nhà thì chú bảo vệ cổng gọi :
- Nghi Miên !
Nghi Miên ngạc nhiên :
- Dạ, chú gọi cháu ?
Ông bảo vệ cười :
- Ông Tony mời cô tối nay đi ăn tối ở nhà hàng Xuân Mai, Ổng nói cô chuẩn bị sẳn, bảy gìờ ổng cho xe đến đón.
Nghi Miên cắn môi.
- Cám ơn bác.
Cô thấy ấm ức ghê đi. Ông ta ỷ có quyền có tiền, nên thích gì là ra lệnh cho cộ Cô không phủ nhận Tony rất lịch sự nhưng khi đi công tác xa riêng anh ta tỏ ra rất quan tâm đến cô đúng nức cho phép. Thù lao cũng cao hơn so với các đồng nghiệp. Nhưng đâu phải như vậy là cô biết ơn ông ta, phải đi theo ông ta đâu.
Về đến nhà, thấy vẻ mặt không vui của cô, bà Bân lo lắng :
- Cháu bệnh à ? Mặt mày khó coi quá, dì đi mua thuốc cảm cho cháu nha.
Nghi Miên lắc đầu :
- Cháu hơi mệt thôi, chứ có đau ốm gì mà mua thuốc. Cháu nằm một lúc là khỏe dì ạ. Quốc Minh đâu hả dì ?
Bà Bân cười nhẹ :
- À ! Hồi nãy, cậu Thường đến chơi, hai anh chở nhau đi ăn cơm thì phải.
Nghi Miên nhăn mặt :
- Thằng nhóc này hư quá. Lần sau dì đừng để nó đi như thế. Cháu ngại lắm !
Bà Bân nhìn cô :
- Nó con nít, được cậu Thường dẫn đi chơi, có gì đâu mà cô phải giữ kẻ.
- Tại dì không biết nên nói thế, chứ chị em nhà Thường ở quanh chợ học không ưa cháu đâu. Cháu không muốn họ khinh mình.
Bà Bân dè dặt :
- Sao hôm nọ, tôi thấy chị cậu Thường tới đây ăn bún khen cô lắm mà. Cô ấy nói, sẽ ủng hộ nếu cô ưng cậu Thường.
Nghi Miên cười khổ :
- Dì không biết được cái uẩn khúc trong cái tốt của họ đâu. Thôi, cháu phải nghĩ một chút. Dì ạ, lát có xe của Tony tới, dì nói cháu có công việc về thành phố rồi nha.
Bà Bân gật đầu :
- Cô muốn tránh cái cậu người Nhật nữa á. Công nhận cô có nhiều người thương thật đó. Nếu không muốn trở về, tôi nghĩ...
Nghi Miên trợn mắt :
- Gì nữa đây ? dì định khuyên cháu lấy chồng hả ?
Từ từ rồi dì cũng được ăn cổ mà.
Bà Bân chợt nhớ :
- Thế còn đi sinh nhật cô Hồng Châu, hình như cậu Thường chờ cô đấy.
Chết thật, chuyện này quả thật cô quên ẳng, may mà dì Bân nhắc.
Nghi Miên đến đây ở gần nữa năm cô chẳng có ai ngoài Hồng Châu là bạn, Hồng Châu là con gái bà Thảo, đại lý vé số, học chung với cô lớp vi tính, sinh ngữ, Hồng Châu được người quen ở khu công nghiệp Biên Hòa 2 xin vô công ty điện tử. thi thoảng nhằm ngày chủ nhật. Hồng Châu lại kéo bạn bè, cháu chắt nó đến ủng hộ bún cho cộ Nhà giàu, nhưng Hồng Châu sống giản dị, không điệu đàng như Bình Nhiên, Hương liên.
- Sao hả cô ?
Nghi Miên đáp nhẹ :
- Ai chứ, cháu mà dám không đến mai mốt Hồng Châu nó tùng xẻo cháu sao dì.
Nghi Miên tắm thật nhanh. Dòng nước mát giúp cô xua đi những nỗi buồn bực vây quanh. Nghi Miên thay đồ xong, thì Thường chở Quốc Minh về. Nhìn gương mặt hí hửng của Quốc Minh và túi xốp trên tay nó. Miên biết Thường lại mua đồ chơi cho Quốc Minh.
Nghi Miên lừ mắt :
- Em sao thích làm phiền người khác vậy Minh ?
Quốc Minh sợ hãi cúi đầu. Nó biết chị Hai nó rất ghét kiểu vòi vĩnh quà của người khác. Nhưng nó có bây giờ xin đâu. Là anh Thường tự mua cho nó chứ bộ.
- Chị Hai, em xin lỗi.
Nghi Miên sầm mặt.
- Mỗi lần gây nên lỗi, cứ xin xong là hết, là quên ư ? Chị thật thất vọng về em Minh ạ.
Thường cười xòa :
- Là tôi tự mua cho nó. chứ nó đâu chịu nhận Miên à, em nó còn nhỏ mà.
Nghi Miên lắc đầu :
- Còn nhỏ mới dạy để nó hiểu mọi chuyện anh ạ. lỡ lần này thôi nghe. Lần sau chị Hai sẽ phạt em quì trên gai mít đấy.
Quốc Minh nói nhỏ.
- Cám ơn chị Hai, em hứa không có lần sau đâu. Được quà thích thật, nhưng quì trên gai mít nhọn thì em hết ham.
Dứt câu Quốc Minh ôm bịch xốp đi vô nhà sau.
Thường điềm đạm :
- Miên đi sinh nhật Hồng Châu không ?
Nghi Miên gật đầu :
- Có chứ anh. Ở đây, tôi có ai ngoài nó là bạn. Tôi quên khuấy mất nên chưa mua quà.
Thường dí dỏm.
- Ngày sinh nhật của bạn được giởi thiệp mời. Nghi Miên còn quên. Chả biết ngày Miên lên xe hoa. Miên có quên không nhỉ ?
Nghi Miên cong môi :
- Đời người có một ngày vui duy nhất ai quên được. nhưng Miên thì còn lâu lắm. Không chứng lúc đó cũng quên trước quên sau thật.
Thường bật cười.
- Miên đi luôn chưa ?
Nhìn đồng hồ, Nghi Miên cười.
- Chắc đi luôn thôi. Miên còn ghé chợ mua quà nữa.
Chiều tối thứ bảy, đường phố đông người kẹt xe, Nghi Miên ghé vô cửa hàng thời trang mua cho Hồng Châu chiếc áo thun loại mới nhất. Chiếc áo này cô nghe Châu khen hôm đến nhà cô chơi.
Nghi Miên nghe lòng trùng lại, khi dừng xe trước cổng nhà Hồng Châu. Cô nao nao buồn, khi nhớ mình đã quên đi ngày sinh nhật của mình tháng trước. Cuộc sống bon chen đủ ăn đủ mặc ít người thân khiến cô không muốn nhớ gì nữa. Cô từng có những buổi sinh nhật đông vui như thế này với bao nhiêu là quà tặng. Bây giờ cuộc sống vương giả đã lui vào quá khứ. Cô phải quên đi để lo lắng cho Quốc Minh.
Ngoài Hồng Châu và mấy đứa cháu Châu hay dẫn đến chỗ Miên ra, thì Miên không quen được ai cả. Vô tình cô ngồi bên Thường, nhỏ bé và cô đơn.
- Ủa, anh Thường ! Anh cũng quen nhỏ Châu à ?
Cô gái mặc bộ đầm màu trắng, mắt lộ vẻ mừng khi thấy Thường.
Thường hờ hững :
- Chào Kim Chị hôm nay Chi xinh thật.
Ngỡ Thường khen mình thật tình, Kim Chi cười tươi.
- Em mà đẹp nỗi gì. Hồng Châu luôn chế em nhà quê đấy.
- Khiêm tốn nữa rồi. Dạo trước, anh thấy Kim Chi hay đi chung một anh chàng lảng tử lắm mà.
Mắt Kim Chi thoáng buồn :
- Em chia tay rồi. Anh ta là người mua đất nhà em để thành lập công ty nên quen thôi.
Hồng Châu từ phía sau xen vô :
- Mày chê anh Nam ở điểm nào. Dân ngoại kiều thứ thiệt, tiền dư dã lại sắp làm giám đốc. Tao không có anh Quân, chắc dám ghành với mày quá.
Nghi Miên nghe có lồng điện chạy khắp thân. Chả lẽ là anh Giang Nam ? Anh xuống tận đây sao ?
Kim Chi cao giọng :
- Coi vậy chứ không tốt lành gì đâu. tao thấy mình may mắn, khi không bị anh ta rũ quyến. Sắp cưới vợ rồi đấy.
Thường tỉnh tỉnh :
- Sắp chứ đã cưới đâu. chi vẫn còn cơ hội kia mà.
Kim Chi nhún vai :
- Thôi, em không thích mạo hiểm. Định nhờ anh làm mai đấy.
- Mai mối gì anh mà nhờ. Anh có quen ai ngoài mấy bà mua ve chai. Nhếch nhác, hôi hám lắm.
Kim Chi bật cười.
- Thôi mà, em đâu đã nói thích anh đâu, mà anh chối. Con trai ông tổng giám đốc công ty gạch ngói mà nói không quen ai. Bọn nhóc bụi đời còn rành anh hơn em đấy.
Thường rùn vai :
- Thì tại tôi hay lê la thăm hỏi mấy đứa nhỏ, nên tôi thế nào tụi nhỏ rành rồi.
Hồng Châu vỗ tay :
- Thôi nào, mời các bạn nghe Hồng Châu có lời khai mạc nhạ Vào gìờ này của hai chục năm trước, mẹ Châu sang ra trước cửa nhà thờ. Châu bị đẻ rơi nên đặt ten là Hồng Châu, để nhớ. Hai mươi năm đã qua trong cuộc đời Châu có ngày hôm nay là nhờ ba mẹ và gia đình. Xin gởi đến ba mẹ lời chúc sức khỏe. Cám ơn mọi người đã đến với Hồng Châu.
Tiếng vỗ tay vang lên dòn dã. Sau đó là những lời chúc mừng của bè bạn và quà. Những hộp quà to nhỏ chất đầy chiếc bàn nhỏ xinh xinh. Duy nhất chỉ một mình Quân tặng Hồng Châu bó hồng nhung hai mươi bông đỏ thắm. Kèm chiếc vòng bạc trắng thật xinh.
Bữa tiệc thật vui khiến Miên quên nỗi buồn của mình. Sang phần khiêu vũ, Kim Chi mè nheo.
- Nhảy với em bản này nha anh Thường.
Thường cười nhẹ :
- Hôm nay tôi làm biếng. Chi tìm bạn khác đi.
Kim Chi tức lắm. Cô thừa biết anh chỉ viện lý do thôi. Nhìn cách anh quan tâm chăm sóc cho con nhỏ đi chung. Kim Chi đoán Thường đang mê cô tạ Mà cô ta thì cứ thản nhiên như không biết gì cả ?
Hình như cô ta ? Ai nhỉ ? Kim Chi vừa nhảy vừa moi óc để nhớ xem đã gặp Miên ở đâu.
- Nhớ rồi, con nhỏ này bán bún riêu đối diện cây xăng.
Cử chỉ của cô khiến anh bạn nhảy cùng tỏ vẻ ngạc nhiên. Cô ta man không ?
Thường nói nhỏ :
- Miên nhảy cho vui ?
Nghi Miên cười gượng :
- Anh nhảy tự nhiên đi, tôi không biết nhảy.
Thường ngạc nhiên trước câu nói của Nghi Miên, cách sống sinh hoạt của cô tỏ ra là con gái nhà có giáo dục, nhà giàu. Con gái Sài Gòn thời điểm này nói không biết nhảy thật khó tin. Song Miên đã không thích, thì không cách nào thay đổi được. Ngồi một lúc, Nghi Miên kín đáo nhìn Hồng Châu ở đâu. May quá, nó đang đứng gần cửa ra vào.
Nghi Miên chậm rãi đi ra. Hồng Châu kêu nhỏ :
- Ê, tao chưa có thời gian nói chuyện với mày, đừng nói lời tạm biệt nha.
Nghi Miên cười hiền :
- Lại làm khó bạn bè. Hôm nay không có ai là của riêng mày cả. Còn nhiều dịp để mày trút tâm sự tao nghe. Bây giờ tao xin phép. Chúc mày vào tuổi hai mươi gặp nhiều may mắn, cuối năm mời tao ăn tiệc cưới. Vậy nghen !
Hồng Châu xị mặt :
- Thật mày không ở lại hả ?
- Khuya rồi, tao phải về. Đừng buồn nha !
- Còn anh Thường ?
Nghi Miên tủm tỉm :
- Mày hỏi gì lạ vậy. tao thích sô lô hơn bị kềm dkẹp. Nhỏ bạn mày có vẻ kết Thường đấy.
Hồng Châu trề môi :
- Kim Chi hả ? Con nhỏ điên ấy tính khí kỳ thấy mồ, thích ai là bất chấp sĩ diện. Anh Thường yêu nó, thì tao không là tao.
Nghi Miên lặng lẽ đi về, không phiến Thường nữa. Ai dè, chiếc xe của cô đã được Thường lấy ra cùng với chiếc mô tô của anh.
Thường thản nhiên :
- Mình về hả Miên ?
Nghi Miên bối rối :
- Miên tưởng anh còn ở lại.
- Vui thế đủ rồi.
Hai chiếc xe lặng lẽ chạy bên nhau một hồi, Thường bảo :
- Miên à, ghé ăn phở đã rồi hẳng về. Từ ăn được Thường nói ra rất nhẹ. Vậy mà bao tử Miên chợt biểu tình ào ào mới khổ.
Nghi Miên ngập ngừng :
- Về nhà luôn đi anh.
Thường thở dài :
- Chả lẽ Miên không dám ăn với tôi ?
Vẻ mặt anh khiến Nghi Miên bấm mãn nao lòng. Cô cũng đang đói nghiến. Vài miếng bánh mì chấm la gu chẳng thấm tháp gì với cái bao tử đã rỗng từ hồi trưa của cô.
Nghi Miên đành cười :
- Coi anh đó, tại tôi nghĩ đến phần cơm tối ở nhà. Ăn hàng về không ăn cơm được nữa đổ đi phí chứ bộ. Ăn thì ăn.
Mặt Thường tươi hẳn lên. Nghi Miên áy náy vô cùng. Mời ăn phải mất tiền, mà anh ta có vẻ mừng đến thế ư ? Đàn ông con trai thật kỳ cục.
Thường kêu hai tôi bún bò tái, thêm mộc. Kêu xong anh mới ngẩn ngơ :
- Chết thật, tôi sơ ý quá. Bún Miên ăn mỗi ngày, để tôi kêu phở cho em.
Nghi Miên xua tay :
Miên kỵ phở nhất. Anh đừng bận tâm. Miên dể tính lắm.
Chẳng biết vì đói hay nước lèo quá ngon. Nghi Miên ăn gần hết cả nước bún. Cô buông đũa, xuýt xoa :
- Thật tuyệt. Miên còn thua xa hẳn chục bậc mới mong cớ tôi bún hấp dẫn thế này.
Thường từ tốn :
- Ấy ! Chẳng cần khiêm tốn quá đâu. Bún riêu nấu được như em đã là số một đấy. Mấy bà chị dâu của tôi khánh ăn số một, ăn gì cũng chệ Chịu ghé quán em thường xuyên, đủ biết em nấu thế nào rồi.
Nghi Miên chỉ cười. Thường vẫn đưa cô về tận nhà, mới quay xe. Miên vui vẻ đi vào nhà, mà không hay Thường bị mẹ anh chận ngay cổng nhà anh, Thường ngở ngàng :
- Mẹ ! Khuya rồi mẹ đi đâu đây, dì Thu, dì lên khi nào ?
Bà Thúy khoát tay :
- Mẹ đợi con hơi lâu rồi đó. Mỡ cửa vào nhà nói chuyện.
Thường nhẹ mở khóa và kéo hai cánh cửa. Căn phòng anh vừa ở, vừa dùng làm nơi tiếp bạn hàng, khá nhỏ nhưng khá sạch sẽ.
Bà thu nhăn mặt :
- Cháu định ở mãi cái ổ chuột này đến khi nào ? Trong lúc nhà cửa đề huề không chịu ở ?
Thường có vẻ khó chịu :
- Dì kêu đây là ổ chuột ư ? Ổ chuột làm gì được xây cất thế này. Mẹ và dì tìm con không phải để nói lời chê bai chứ ?
Bà Thúy gằn lời :
- Mẹ muốn biết tại sao con từ chối Bình Nhiên. Con bé kia con cái nhà ai ? Thì ra mẹ đã nhìn thấy anh và Miên đi cùng.
Thường thản nhiên :
- Con nhớ đã trả lời mẹ rất nhiều. Con không muốn ba mẹ tốn công nhọc lòng về chuyện con nữa. Ba mẹ cứ coi như không có con bảy năm nay đi. Vì ba mẹ đâu phải chỉ có mỗi mình con. Níu kéo làm gì, con không bây giờ cưới cô ta đâu.
Bà Thúy sầm mặt :
- Nó có gì không tốt ? Lấy nó con được thêm một số tài sản kếch xù. Thêm tiếng cưới được con ông lớn.
- Lớn bé gì con cũng không quan tâm đâu. Mẹ cứ chia tài sản cho hai anh con và cô Ngà. Con hứa không bây giờ oán trách ghanh tị gì đâu.
Bà Thu kể lể :
- Này cháu, chẳng ai từ chối đống vàng bây giờ. Con bé kia, còn lâu mới xách dép nỗi cho Bình Nhiên.
Thường nhếch môi :
- Vậy dì cố gắng khuyên cô ta làm dâu dì đi. Thằng Công cũng đã ngoài hai mươi tuổi rồi. Dì đừng nhìn bề ngoài mà đánh giá con người. Không chừng cô ta còn giàu hơn Bình Nhiên đấy. Và cháu mới thật khó mà xách dép cho cổ.
Bà Thúy ngẩn người :
- Nói vậy con bé kia cũng con cháu cha à ? Sao nó ở một mình. Lại làm nghề bán bún nữa.
- Con không biết mẹ ạ. Con hoàn toàn không đến với ai bằng tiền bạc. Và gia tài ba mẹ cho con thế nào, bảy năm nay con còn không làm phiền ba mẹ. Một ngày nào đó, ba mẹ sẽ biết con có hiếu hay không.
Bà Thúy chắc lưỡi :
- Mày bảo mẹ nói thế nào với ba mày thế nào đây. Khi con Nhiên cừ èo eo mỗi ngày mỗi sang nhà khóc lóc. Ba mày đâu thể nuốt lời hả con ?
Thường điềm tĩnh :
- Con xin lỗi ba mẹ. Ba mẹ bình tâm suy xét thử, con gái mà hạ mình thấp quá, đâu phải là con gái tốt. Hơn nữa đàn ông con trai mà thuộc vào kinh tế bên vợ, chỉ tổ bị họ khinh thường mẹ ạ.
Bà Thu vẫn nói :
- Nhưng gia đình ông Trình thì khác. Chỗ hàng xóm với nhau từ nhỏ, lại có lời giao ước. Tất nhiên sẽ không bây giờ người ta dám coi thường gia đình tạ Sẵn tiến bạc, có thêm nữa không hơn sao cháu. Người ta bảo thà lấy người yêu mình, chớ dại lấy người không yêu mình. Dì nghĩ Bình Nhiên sẽ là đứa con dâu tốt, nếu chúng ta uốn nắn nó ngay từ buổi đầu.
Thường lạnh băng :
- Chuyện của cháu dì không có quyền tham gia đâu. Bởi hai đứa con của dì, dì dạy chưa được, thì nói sao người khác nghe. Mẹ à, khuya rồi mẹ về nghĩ đi. 7 năm nay con không nhờ vào tiền tài trợ của gia đình con vẫn sống tốt. Con tự biết mình phải làm gì mẹ ạ.
Bà Thúy vớt vát :
- Mẹ về thì được rồi. Khổ thì khổ với ổng kìa. Hay hôm nào, con dẫn con bé đó về chơi một lần hả Thường ?
Thường chắc chắn :
- Dạo này cô ấy đi làm suốt, còn phải theo giám đốc ra nước ngoài nữa. Khi nào cô ấy rãnh, nhất định con sẽ dẫn về. Đã về, thì con chỉ cưới người đó thôi.
- Bà Thúy chắc lưỡi :
- Nghe anh Hai con nói, con cũng đã kha khá vốn. Sẵn đất cát rộng rãi, con nên cất căn nhà cho đàng hoàng Thường ạ. Thiếu mẹ phụ thêm.
Thường nhẹ nhàng :
- Một mình con ở thế này rộng rãi rồi mẹ ạ, nơi mua bán ve chai phế liệu, nhà có đẹp cũng khó coi. Con còn nhiều việc phải làm.
Bà Thu đứng dậy bĩu môi :
- Thời đại này mà còn ra tay hào hiệp quá, bao nhiêu cho đủ. tụi trẻ bụi đời hàng vạn đứa, trái tim cháu đủ sức bảo bọc chúng không ?
Thường điềm tĩnh :
- Ngày xưa ngoại còn sống, bà thường dạy cháu, sống trên đời phải có lòng nhân. Ăn chén cơm trắng nên sau cho đồng loại. Chả thế đều khắp cũng phần nào chia bớt nỗi đau cho người khó khăn. Cứu giúp người nghèo tật nguyền con hơn đem tiền đi xây chùa chiền. Cháu muốn giúp một phần cho các trường SOS được thêm trang sách, cháu không ham giàu đâu dì.
Dứt câu anh đứng lên :
- Để con chở mẹ và dì về. Bây giờ không có xe đâu.
Bà Thúy biết chẳng thể khuất phục được Thường. Hơn nữa, thật tâm là đàn bà, bà không mấy thiện cảm với Bình Nhiên. Con gái nhà giàu hiếm có mấy đứa siêng năng, hiền dịu cả. Thôi thì cứ để Thường tự lo cho nó. Bà tin rằng, thằng con này sẽ hơn hai anh nó về mọi mặt. Già rồi, bà đâu mong gì hơn là con đưọc hạnh phúc, Không buồn phiền khổ sở vì những sung khắc trong cuộc sống.
Vô tình cả hai người đàn ông theo đuổi Nghi Miên, đều bị gia đình bắt lấy vợ. Lấy cô gái mà họ nghĩ hoàn thiện nhất. Tiếc thay cả hai người đều quyết liệt từ chối. Sự phản kháng này ắt gây bất lợi cho cô gái họ yêu. Nghi Miên đâu hay, giông tố sắp trút lên cuộc sống bình yên của cọ thêm một lần nữa.