Liên Mạng VietNam || GiaiTri.com | GiaiTriLove.com | GiaiTriChat.com | LoiNhac.com Đăng Nhập | Gia Nhập
Tìm kiếm: Tựa truyện Tác giả Cả hai

   Tìm theo mẫu tự: # A B C D E F G H I J K L M N O P Q R S T U V W X Y Z Danh sách tác giả    Truyện đã lưu lại (0
Home >> Tập Truyện ngắn >> Hai em chị

  Cùng một tác giả
Không có truyện nào


  Tìm truyện theo thể loại

  Tìm kiếm

Xin điền tựa đề hoặc tác giả cần tìm vào ô này

  Liệt kê truyện theo chủ đề

  Liệt kê truyện theo tác giả
Số lần xem: 1619 |  Bình chọn:   |    Lưu lại   ||     Khổ chữ: [ 1, 2, 3

Đăng bởi: Thythoa 13 năm trước
Hai em chị
Đynh Thy Thoa

Hai em chị
HAI CHỊ EM



Đang làm việc, vào khoảng 15g. Tôi nhận được một cuộc điện thoại của Thắng, con trai hỏi “mẹ đó hả” “cứ ở tại đó, con sẽ đến”. Tiếp theo, một cuộc khác, từ quê cách Thành phố 130 cây số, chỗ cha mẹ tôi ở của một cô láng giềng báo tin, một tin mà con trai không dám báo qua điện thoại “mẹ chị đã qua đời, vì tai nạn”, như một cú sét giáng xuống đầu, tôi bật kêu lên, khóc giữa công ty, quỵ xuống, mấy người bạn phải dìu vào phòng trống, an ủi. Không bất ngờ sao được vì bà rất khỏe mạnh, nhanh nhẹn, tuy ngoài 70 nhưng minh mẫn, tháo vát hơn cả những người trẻ tuổi. Tôi mới gặp mẹ cách đó 10 ngày, khi bà về Thành phố dự đám tang của người em gái kế bà tức dì ruột của tôi mất vì bị bịnh viêm gan siêu vi c.

Sự “ra đi “ của dì Thanh nhẹ nhàng, êm ái vì dì được “chuẩn bị” trước nhiều ngày. Trên giường bịnh, những ngày chót dì vẫn vui vẻ, vẫn chuyện trò, đôi khi xen vào những câu nói khôi hài cám ơn sự giúp đỡ chăm sóc của con cháu. Chịu đựng những đau đớn thể xác nội tạng bên trong, lở loét bên ngoài vì nằm một chỗ không xoay sở được. Họ hàng, con cháu qui tụ đông đủ, cầu kinh suốt ngày đêm cùng với các Hội nhóm đạo đức, Hội Bà mẹ Công giáo, Dòng Ba Đa minh, Cát minh, Nhóm Kinh thánh… của Giáo xứ thường xuyên thăm viếng, hỏi han, đọc kinh, cầu xin. Giúp đỡ cho dì trên đường về quê với Cha trên trời được “xuôi buồm thuận gió”.

Những ngày này, dì rất bình thản, tươi tỉnh. Lúc đương thời, dì là người con hiếu thảo với mẹ dưới đất tức bà ngoại, còn cha thì mất sớm.

Dì là út, tôi thường nghe người lớn kể lúc còn nhỏ, dì ở tuổi đã chạy chơi khắp nơi, nhưng vẫn còn “bú tí”, cứ chạy chơi, thỉnh thoảng lại chạy về “bú mẹ”, có lẽ nhờ “sữa mẹ tốt” lại “bú dài hạn” nên dì cao, to, khỏe mạnh hơn người bình thường. Vào những năm 80, lúc dì hơn bốn mươi, đi buôn hàng chuyến trên một chuyến xe lam. Xe bị lật, đè gọn lỏn lên dì , dì khỏe mạnh đến đỗi, nằm dưới gầm xe, hai tay chống xe lên gọi ơi ới. Mọi người nâng xe lên, kéo dì ra. Dì không bị thương tích trầm trọng, chỉ bị máu bầm tụ ở một bên đùi, nhưng chỗ đau này lại là nguyên nhân của căn bịnh viêm gan do dùng quá nhiều thuốc tây chữa trị.

Ngoại gắn bó với dì mật thiết hơn với những người con khác, dễ hiểu cô Út mà. Sau này khi ngoại mất, mấy chục năm sau, nhắc đến ngoại dì vẫn khóc, trong mọi chuyện, dì là người mau nước mắt.

Khi ngoại sắp mãn phần, gia đình bàn bạc và cũng là ý ngoại, ngoại phải về quê ở với bác trai để thuận tình, thuận lý khi ma chay. Những năm tháng này, thỉnh thoảng ngoại “nhớ” cô Út khóc lóc. Thế là cô Út “chạy chọt” xe cộ để đưa ngoại về Thành phố. Trong thời gian này, xe cộ rất khó khăn, mà chỉ dành riêng cho một mình ngoại. Về Thành phố, ít hôm ngoại lại đòi về con trai, cô Út lại “tất tưởi” lo xe cho mẹ về con trai. Về con trai, lại nhớ “cô Út” cứ thế... cứ thế, cho tới khi ngoại mất, trở thành giai thoại trong gia đình.

Ngày giải phóng, mọi người tìm cách di tản, chồng dì làm việc cho nước ngoài nên gia đình được cho đi khẩn cấp, không tiền nong gì cả, mà gia đình dì cũng chẳng có tiền, vì chi tiêu rộng rãi, có tới đâu, hết tới đó nhưng dì không đi, đối với dì, tình cảm là trên hết, bỏ lại anh em ruột thịt là chuyện không thể, trong khi đó nhiều người đánh đổi tất cả, dù đi một mình, dù ngay cả tính mạng….

Có lẽ, niềm thương nhớ ngoại ấp ủ nhiều năm từ khi ngoại mất, nên những ngày cuối đời, dì tươi tỉnh, vui vẻ, bình thản chờ đợi ngày ra đi, vì dì sẽ được gặp lại người mẹ yêu dấu. Thêm nữa nào là anh, là chị, là con cháu đã đi trước, dì cũng không lúc nào quên. Những người mà khi còn sống, dì luôn luôn khi thì gạo, khi thì tiền, quần áo, thuốc men,… Nhất là vào những dịp lễ, tết khi dì về quê. Nhà họ hàng, người làng, nhà nào dì cũng vào bánh trái, tiền nong phân phát…

Còn với “Cha trên trời” dì còn hiếu thảo nhiều nhiều hơn, thường xuyên “đến với Cha”, “thăm viếng”, “chuyện trò”… lắng nghe lời Cha “dạy bảo”… yêu thương, chia xẻ, đùm bọc anh em, tất cả mọi người cùng là con một “Cha trên trời”. Lại nữa dì cũng có “chân” trong Hội đồng mục vụ Giáo xứ, dì gắn bó với Giáo xứ rất mật thiết. Con cháu dì cũng sinh hoạt trong Ca đoàn.

Dì quan tâm yêu thương, giúp đỡ họ hàng, con cháu và mọi người nên khi dì ngã bịnh, rất đông đủ gia đình, họ hàng, bạn bè Giáo Xứ.

Thăm dì về vài ngày sau, vào buổi tối khoảng 21g tôi bị chảy máu cam, một chuyện hiếm có, từ rất lâu, rất lâu, tôi có bị một, vài lần lúc hai, ba tuổi tức là cách đó hơn năm mươi năm. Lúc sau, được tin dì mất. Sao lại có sự trùng hợp như vậy! chỉ biết ghi nhận và nhớ trong lòng.

Bố tôi, tức anh rể của dì, ngủ lại nhà dì sau đám tang của dì. Ông kể, đêm ông nhận thấy có bàn tay vỗ vào vai, ông nói tiếp “đúng là dì, vì khi sống, dì hay có cử chỉ ấy. Con gái dì, định cư bên Mỹ, cũng nghe tiếng dì bên tai lúc dì mới mất. Có người xem tới đây cảm thấy hơi rờn rợn, hoặc sợ hãi. Nhóm người “trốn chạy” có cảm giác đó. Còn nhóm người “đối diện tìm hiểu” sau khi hiểu thì không có một điều gì có thể làm họ sợ hãi.

Trong cuộc sống, không ai không có lầm lỗi, thiếu sót, nên những ngày mới mất dì được “Cha” cho về để nhắc nhở, và xin lời cầu nguyện từ những người thân, để dì mau hưởng phúc được “gặp” cha cùng những người thân thương của dì.

Trở lại chuyện của tôi, lúc nghe tin mẹ mất, ruột gan như bị muối xát, những tưởng mẹ sống lâu trăm tuổi để mình được trả hiếu, vì chưa làm được điều gì cho mẹ vui.

Tôi rất hạnh phúc, mẹ mạnh khỏe nhiều so với những người cùng tuổi, luôn mong mỏi, kinh tế tốt hơn để có thể đỡ đần mẹ khỏi vất vả bôn ba, với tuổi mẹ mà vẫn phải ngồi chợ, dãi dầu mưa nắng.

Mẹ lớn hơn dì khoảng vài ba tuổi, mẹ không sôi nổi, sắc sảo như dì, có phần có hơi hướng của người miền quê, thiệt thà như đếm, thẳng như mực tàu. Mẹ rất nhiệt tình sinh hoạt Giáo xứ, hai chị em có lẽ không thua kém nhau về mặt này. Bà tham gia các Hội Nhóm cầu nguyện đạo đức, thăm viếng người bịnh, neo đơn, kẻ liệt. Ít thấy bà rảnh rỗi.

Sáng sớm 4, 5g dậy đi lễ, sau đó ra chợ, bà ky cóp thu nhặt những đồng tiền buôn bán được, phần lớn làm việc bác ái và dâng vào nhà “cha” để xây dựng, sửa chữa.

Cuộc sống của bà thanh đạm, siêng năng, không nề hà vất vả, cực khổ khi phụng sự cha cộng thêm những đau khổ thường ngày do sự “trái tính, trái nết” của cha chị.

Ở mẹ, có một điểm sáng ngời, mẹ yêu bố luôn luôn như nhất, cuộc hôn nhân của mẹ do người lớn quyết định, không phải ông bà tự tìm đến với nhau. Ông bà mới tổ chức kỷ niệm đám cưới ngọc. Suốt cuộc đời sống chung, hương vị ngọt ngào, cay đắng. Mẹ yêu những tính tốt của ông, đồng thời hứng chịu những “trái khoáy” của ông mà nhiều người cho rằng “không chịu nổi”. Những năm ông bắt đầu đứng tuổi , “già đổi tính” càng ngày càng tăng cường độ. Mẹ vẫn cam lòng… cam lòng chịu đựng, không than van, oán trách… cho đến khi mẹ mất.

Chu toàn bổn phận làm vợ, làm mẹ, dù chồng, dù con có làm bà khốn khổ, vẫn giữ tròn lời dạy của Cha.

Các con chỉ biết nuốt nước mắt, ngậm ngùi nhìn những sự đau khổ của mẹ mà không thể chia xẻ, tất cả đã có gia đình riêng chỉ còn hai ông bà sống với nhau. Thí dụ ông đòi vốn nuôi cá, cá giống bỏ xuống ao, cá lớn ăn cá bé, rắn rết ăn hết sạch, nhưng ông vẫn kiên trì không chịu thua. Các con cũng có lúc làm mẹ buồn.

Những năm tháng còn nhỏ, tối nào bà cũng “xua” chồng con lại “đọc kinh gia đình”. Luôn luôn nhắc nhở con, sau này thêm cháu… giờ lễ, giờ kinh, giáo lý. Có lúc bà phải “khóc” vì sự “nguội lạnh” của một , vài thành viên trong gia đình

Ngồi chợ tới trưa, về cơm nước xong vội vàng đi nhà thờ cầu kinh, hoặc cùng các ông bà trong Hội Nhóm đạo đức thăm viếng các gia đình người đau ốm… như đã nói ở trên. Me đông con hơn dì nên cuộc sống bôn ba hơn, vất vả hơn. Bà hiền lành, đạo đức, tôi không nghĩ mẹ mất sớm mà lại bất ưng như thế. Ở mẹ dù vui, dù buồn lúc nào cũng toát ra bình an của sự trông cậy, sự phó thác vào Cha.

Mẹ giống bà ngoại cũng là người mẹ rất đạo đức, lại rất “thọ”.

Lúc sắp mất, ngoại ngày càng nhỏ lại, chỉ còn xương với da, ngoại không bịnh gì hết chỉ mất vì già. Sinh thời, ngoại ăn uống rất kỹ lưỡng, không ăn thịt bò, gà, đồ biển… chỉ ăn chút nạc heo, cá đồng… có lẽ vì vậy mà ngoại sống lâu tròm trèm một thế kỷ, trước lúc đi ít ngày, vẫn khỏe mạnh, minh mẫn, con cháu ngoại nhớ tên từng đứa . Đông đủ con cháu xa gần trong giờ phút cuối cùng.

Mẹ … thì lại khác… không ngờ… thật đúng không ngờ. Bà không phiền hà con cháu một ngày, giờ nào phải chăm sóc, thuốc thang. Gia đình và họ hàng không lo lắng nhiều về mặt “thiêng liêng” của bà vì đi đột ngột như vậy, không lãnh được các bí tích cuối cùng trước giờ lâm chung, không “rước” được” “thần lương” trên đường về quê. Ngày nào bà cũng “thăm” Cha hai lần sáng, chiều, viếng cha nhiều giờ. Chắc hẳn Cha đã cất bà theo kế hoạch của cha. Cha thực hiện những gì tốt nhất cho con cái của Ngài, nhất lại là những đứa con hiếu thảo. Trí óc của con người sao hiều hết được những bí nhiệm của Ngài.

Vào ngày giỗ đầu của bà, người thân ở Thành phố về dự lễ cầu nguyện cho bà, lễ cử hành lúc 5g sáng nên phải về trước một hôm nghỉ lại.

Trước giờ lễ, người chị dâu của tôi và hai, ba người họ hàng, trong giấc ngủ chập chờn, thấp thoáng được bà gọi dậy đi lễ. Họ cùng nhìn thấy bóng dáng của bà, với trang phục áo dài trắng, trong bóng đêm mờ mờ. Về phần ngoại, sau khi ngoại mất một thời gian, người con rể, chồng của dì, dì Út kể trên, cũng được nhìn thấy ngoại, trong một giấc ngủ với áo dài trắng, ông nói “bà đẹp lắm” . Màu trắng cho biết tội lỗi đã được thanh tẩy, đồng thời thông báo một tin vui hạnh phúc vĩnh cửu.

Bà ngoại, mẹ, dì… đều được “Cha” cho “về” bằng cách này cách khác, hoặc báo tin vui, hoặc nhắc nhở người thân, con cháu nhớ đến để thường xuyên cần nguyện, xin lễ, ăn chay, hãm mình… giúp đỡ cho họ nhanh được hưởng phúc đời đời







Ngày 30 tháng 11 năm 2010
M.Đinh Thị Thoa


Dành cho quảng cáo

©2007-2008 Bản quyền thuộc về Liên Mạng Việt Nam - http://lmvn.com ®
Ghi rõ nguồn "lmvn.com" khi bạn phát hành lại thông tin từ website này - Useronline: 205

Return to top