Giai đoạn Việt Mường chung là một giai đoạn rất quan trọng trong lịch sử phát triển của tiếng Việt. Theo nghiên cứu hiện nay, vào giai đoạn này tiếng Việt và tiếng Mường đang còn là một ngôn ngữ thống nhất. Chỉ về sau giai đoạn này tiếng Việt mới tách ra thành một ngôn ngữ riêng lẻ thực sự.
4.1. Tính chất và thời gian tương đối
Giai đoạn Việt-Mường chung là giai đoạn tiếng Việt được người Việt sử dụng ở thời kì độc lập sau khi thoát khỏi sự đô hộ của phong kiến phương Bắc.
- Về mặt thời gian: giai đoạn này kéo dài từ thế kỉ 9 (10) đến thế kỉ 14.
Đây là thời kì người Việt bắt đầu xây dựng một quốc gia phong kiến độc lập trên cơ sở lãnh thổ địa lí của nhà nước Hùng Vương trước đây. Trong điều kiện như vậy, người Việt phấn đấu để xây dựng một nhà nước đảm bảo bình đẳng với các quốc gia khác trong khu vực.
- Bối cảnh ngôn ngữ ở giai đoạn này có thể được miêu tả như sau:
+ Trong cộng đồng cư dân, người ta sử dụng tiếng Việt với tư cách là ngôn ngữ mẹ đẻ. Tuy nhiên, trong việc quản lí nhà nước, người ta lại dùng chữ Hán và tiếng Hán như một công cụ hành chính.
+ Ngôn ngữ văn hoá (/văn học/ bác học) không phải là tiếng Việt vì thế tiếng Việt về cơ bản chỉ tồn tại trong đời sống dân gian của người Việt. Và chính điều này đã tác động rất mạnh đến sự phát triển của tiếng Việt.
- Giai đoạn này là giai đoạn hình thành cách đọc Hán Việt, lớp từ ngữ Hán Việt -- một hiện tượng vay mượn đặc biệt trong quá trình phát triển của tiếng Việt.
4.2. Những đặc điểm về ngôn ngữ
4.2.a. Vấn đề thành phần từ vựng trong tiếng Việt-Mường chung
Các từ gốc Hán đã du nhập vào trong vốn từ của khối Việt-Mường chung một cách ồ ạt và tạo ra một lớp từ mà các nhà ngôn ngữ học gọi là từ Hán Việt.
Trước đây, từ gốc Hán chỉ là một bộ phận nhỏ nhưng ở giai đoạn này nó đã trở thành một bộ phận quan trọng, cả về số lượng lẫn chất lượng, trong vốn từ tiếng Việt. Có thể mô hình hoá thành phần vốn từ vựng trong tiếng Việt-Mường chung như sau:
+ Như vậy, ở giai đoạn Việt-Mường chung, tiếng Việt đã hình thành một lớp từ Hán Việt. Lớp từ này phân biệt với những từ gốc Hán vay mượn từ thời Việt-Mường cổ trở về trước mà các nhà nghiên cứu thường gọi là Hán Việt cổ (hoặc cổ Hán Việt/ Hán Việt thượng cổ).
+ Tuy nhiên, sự vay mượn các từ ngữ gốc Hán ở giai đoạn này cũng có sự khác biệt do yếu tố địa lí-xã hội chi phối. Theo đó, ở vùng thành thị và vùng lân cận, việc vay mượn này diễn ra rõ nét, còn những vùng khác, do điều kiện địa lí và xã hội khó khăn, việc vay mượn này mờ nhạt. Từ đó dẫn đến sự phân hoá trong khối Việt-Mường chung. Để sau này, một bộ phận tách thành tiếng Việt và một bộ phận khác chuyển thành tiếng Mường hiện nay.
4.2.b. Về mặt cấu tạo từ
Trong quá trình từ tiếng Việt-Mường cổ chuyển sang tiếng Việt-Mường chung, tiếng Việt đã trải qua một quá trình đơn tiết hoá triệt để hơn. Kết quả của hiện tượng này là trong tiếng Việt-Mường chung chỉ còn các đơn vị đơn tiết và các âm tiết mang tổ hợp phụ âm đầu. Dường như các đơn vị song tiết vốn có mặt ở giai đoạn tiền Việt-Mường hay Việt-Mường cổ không còn được lưu giữ trong tiếng Việt-Mường chung nữa.
Tính chất triệt để hơn của hiện tượng đơn tiết trong tiếng Việt-Mường chung có thể nhận thấy khi chúng ta so sánh số lượng tổ hợp phụ âm đầu của tiếng Mường với tổ hợp phụ âm đầu trong tiếng Cuối hiện nay.
Hiện nay, trong giới nghiên cứu lịch sử tiếng Việt vẫn còn chưa thống nhất khi cho rằng tiếng Việt-Mường chung là một ngôn ngữ đơn tiết thực sự.
4.2.c. Ở bình diện ngữ âm
Vào giai đoạn Việt-Mường chung, tiếng Việt đã có những biến đổi ngữ âm rất quan trọng. Đó là:
-1- Vào thời kì này, về mặt nguyên tắc, tiếng Việt đã hình thành xong hệ thống thanh điệu dựa trên sự đối lập âm vực (cao - thấp) và sự đối lập về tuyến điệu (bằng phẳng - không bằng phẳng; trong không bằng phẳng lại có sự đối lập gãy - không gãy). Như vậy, vào thời điểm này tiếng Việt phải được coi là một ngôn ngữ có hệ thống 6 thanh điệu. Lí do chính của việc hình thành đầy đủ hệ thống thanh điệu này là do sự biến đổi về hình thái của âm đầu[1] âm tiết. Theo đó, khác với giai đoạn tiền Việt-Mường, ở giai đoạn Việt-Mường chung các âm đầu không còn sự đối lập giữa hữu thanh và vô thanh ở loạt âm tắc.
(X. Sơ đồ của Haudricourt về nguồn gốc các thanh trong tiếng Việt)
-2- Ở giai đoạn Việt-Mường chung, tiếng Việt có một quy luật chuyển đổi ngữ âm, đó là quy luật vô thanh hoá các phụ âm hữu thanh. Theo đó, những âm tắc hữu thanh (*b, *đ, *-j-, *g) vốn có mặt từ thời tiền Việt-Mường và Việt-Mường cổ, vào giai đoạn này, bị mất đi tính thanh và trở thành các phụ âm vô thanh:
Tình trạng này cho đến hiện nay vẫn lưu giữ lại trong tiếng Mường. Do đó, trong hệ thống ngữ âm tiếng Mường, về nguyên tắc, không có sự đối lập giữa phụ âm vô thanh với phụ âm hữu thanh mà chỉ có loạt duy nhất là các phụ âm vô thanh.
Ví dụ:
Như vậy, việc xác định các tương ứng từ vựng giữa tiếng Việt và tiếng Mường có thể dựa trên việc tiếng Mường lưu giữ các âm vô thanh còn tiếng Việt lưu giữ các âm xát hoặc là các âm hút vào.
-3- Nếu như hai đặc điểm trên đây liên quan đến phụ âm đầu của âm tiết thì đặc điểm thứ 3 này lại liên quan đến vấn đề nguyên âm của âm tiết. Ở thời kì này tiếng Việt đã hoàn toàn xoá thế đối lập dài ngắn đều đặn trước kia của hệ thống ngữ âm tiền Việt-Mường và thay thế vào đó bằng thế đối lập ngắn và đôi hoá. Người ta có thể thấy hiện tượng này khi so sánh một ngôn ngữ thuộc nhóm Việt-Mường là tiếng Cuối (ở Nghệ An) với tiếng Việt:
-1-... -2-... -3-: Như vậy, những biến đổi phụ âm, nguyên âm nói trên cho phép chúng ta lập danh sách ngữ âm của tiếng Việt-Mường chung như sau:
Danh sách phụ âm đầu trong tiếng Việt-Mường chung
Nhận xét:
So với danh sách phụ âm đầu ở giai đoạn tiền Việt-Mường , hệ thống phụ âm đầu ở giai đoạn Việt-Mường chung đơn giản hơn nhiều do chỗ không còn sự đối lập giữa dãy âm vô thanh với dãy hữu thanh. Tuy nhiên, nó lại xuất hiện một loạt âm xát mới là hệ quả của hiện tượng đơn tiết hoá.
Danh sách âm cuối trong tiếng Việt-Mường chungNhận xét:
Nếu xét về mặt ngữ âm thì danh sách này tương đối giống ngày nay.
Danh sách nguyên âm trong tiếng Việt-Mường chungNhận xét:
Trên phương diện ngữ âm học, hệ thống nguyên âm không có sự thay đổi cơ bản đáng kể so với ngày nay.
*Kết luận
Những đặc điểm chính của tiếng Việt-Mường chung vừa được nêu trên cho phép chúng ta phân biệt nó với tiếng Việt-Mường cổ. Hiện tượng này chính là sự phân hoá của tiếng tiền Việt-Mường trước đây thành một bên là tiểu nhóm tiền Việt-Mường, một bên là tiểu nhóm Việt-Mường cổ và một bên nữa là tiểu nhóm Việt-Mường chung - là ngôn ngữ tiền thân của tiếng Việt và tiếng Mường hiện nay.
Từ giai đoạn tiếp theo, tiếng Việt sẽ phát triển theo một khuyh hướng riêng, tách biệt với tiếng Mường và từ đây chúng ta có một lịch sử riêng của tiếng Việt mà về nguyên tắc là không chịu sự tác động chung với các ngôn ngữ khác của nhóm Việt-Mường.
...:...
[1] Ở giai đoạn trước, thanh điệu hình thành do sự biến đổi của âm cuối.